Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Kí Ức Của Một Người Lính Trinh Sát Sư 307 (Võ Văn Hà)

Kí Ức Của 1 Người Lính Trinh Sát Sư 307 ra đời chẳng vì cái gì cả, nó chỉ là một cuốn hồi ức sống động của một người lính thầm lặng của một chiến trường khốc liệt. Cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam đã lùi dần vào dĩ vãng hơn ba mươi năm, nhưng hãy còn đó những CCB, những anh hùng ngày xưa mà lịch sử đã một thời lãng quên họ, những người anh hùng vô danh ấy, đã sống đã chiến đấu dũng cảm cho đất mẹ yêu thương, những trong số họ đã nằm xuống cho đất nước Chùa Tháp hồi sinh, những người trở về thì lặng yên cố hòa mình vào cuộc sống, nhưng trong họ vẫn âm ỉ cháy một ngọn lửa hồi ức không bao giờ tắt về những ngày tháng chiến đấu bên đồng đội, cùng trèo đèo lội suối chia sẻ nhau chút lương khô trên đường truy kích địch, hay còn nguyên cảm giác không nói nên lời khi tự tay khiêng xác thằng bạn mới hôm qua còn tếu táo với nhau... Tuổi trẻ các anh đã hiến dâng cho tổ quốc nào có ai đòi hỏi gì, đó là những năm tháng không thể nào quên, có những phút nghỉ ngơi sau những tất bật cơm áo gạo tiền, nghĩ lại những giây phút ngày xưa các anh bỗng chợt trào nước mắt vì thương những thằng bạn ra quân sau, mà cứ ngỡ tới tận bây giờ nó vẫn còn nằm chốt bên ấy (lời Trungsy1), để rồi các anh có thêm nghị lực, mà sống cả cho những đồng đội không được sống.

Truyện nói lên những dòng hồi ức của một người lính thực thụ, người đã cầm súng chiến đấu cho đất mẹ và cho sự sống của chính mình, qua ngòi bút của chính tác giả, một nhà giáo đã vẽ nên một bức tranh sống động về chiến tranh và cuộc sống người lính trong chiến tranh. Chiến tranh nào phải những con số khô khan lạnh lùng, chiến tranh nào phải trò chơi mà chỉ có thắng với thắng, người lính nào phải chỉ biết đánh nhau… Trăm điều thú vị, nghìn chuyện ngậm ngùi… Tôi đã cùng cười cùng khóc với những dòng hồi ức này, cảm ơn chú Võ Văn Hà nhiều lắm. Giờ thì mời mọi người cùng đọc truyện tuổi teen để hiểu hơn về câu chuyện và Võ Văn Hà gửi gắm.***

Chắc chắn rằng trận đánh đã mang tính chất bất ngờ hoàn toàn với địch. Do địa hình không thuận tiên nên hai khẩu 12.7 và khẩu DKZ phải đặt trước BB và bắn tà âm trực tiếp vào địch. Ngay từ những loạt đạn đầu tiên của DKZ thì căn cứ địch đã bị thiệt hại nặng. Khẩu DKZ của địch nòng vẫn còn quay về hướng bãi mìn đã bị hư nặng nên chúng không phát huy được. Khi dứt đợt hỏa lực đầu tiên, anh em C9 do ở gần nên cơ động nhanh chiếm được một phần trận địa của chúng, và chính vì hai C9 và C10 không đồng bộ trong chiếm lĩnh trận địa nên anh em C9 sau khi chúng định thần lại bị chúng tấn công tới tấp bằng hỏa lực. Cả hai lần C9 bị khựng lại vì anh em không tiến lên được và bị thương khá nhiều. Lúc này hỏa lực của ta đi cùng không phát huy được, nên anh Khánh phải dùng tới cối 120. Không biết thực hư ra sao, nhưng phải công nhận cối rơi vào các điểm trọng yếu của địch và toàn bộ Pốt chết trên tuyến hào này đều do cối.

Dù bị địch phản công mạnh, nhưng khi dứt đợt cối thứ hai thì C9 đã có bộ phận vào đến hầm của địch (hai LS cùng một chỗ), địch đã bị dồn tới nước cùng. Có hai hướng chúng định tháo chạy là tây và đông nam. Hướng tây của anh em D10 thì lực lượng mỏng, nhưng kẹt con suối ta đã chiếm sâu vào cứ của chúng. Anh Thìn đang cùng với một B của D10 đang án ngữ hướng này, hơn nữa địa hình hơi khó nên cũng không dễ gì thoát được (một nhóm địch chạy tháo ra bị anh em D10 đánh trả diệt hai tên).

Trên các hướng hầm hố đã bị chiếm, và một ít bị cối phá sập nên không còn điểm tựa. Chỉ còn con đường của bãi mìn là con đường lí tưởng của chúng. Tìm mua: Kí Ức Của Một Người Lính Trinh Sát Sư 307 TiKi Lazada Shopee

Cả một lực lượng chúng bị co cụm trên một khu vực hẹp (có lẽ chúng biết bãi mìn của chúng có nơi dày thưa khác nhau) và chính diện vẫn là hướng C9. Tranh thủ thời cơ này, C10 tấn công mạnh yểm trợ cho anh em C9, và anh Thìn nhanh chóng thúc D10 vào chiếm lĩnh khu mạn tây của hào địch (tôi quẳng hai quả MK3 vào hầm địch) và buộc chúng phải rút chạy bất chấp là bãi mìn.

Theo nhận định, thì nếu chúng cố chống trả chừng mười - mười lăm phút (không bị mất trung tâm) thì chắc chắn ta và địch phải đánh giáp lá cà vì đạn của ta đã hầu như không còn bao nhiêu. Có một anh C9 trong nòng chỉ còn bảy viên AK, khi tiếp giáp với anh em D10 phải xin hai băng AK… một lúc sau cũng gặp anh này, đang nấp vào phía sau cái thùng phuy của địch đang đưa đạn lẻ thu của địch vào băng.

Trên hướng D3 ta hi sinh tám và bị thương hơn mười người. D10 bị thương tám do miểng cối của địch.

Trận đánh khép lại với những thắng lợi phải nói là giòn giã. Tâm lí anh em đã được giải tỏa rất nhiều trước những tổn thất trong thời gian qua.

Cũng không ai có thể ngờ rằng… chính tại cứ điểm này những năm sau ta phải vất vả, tốn quá nhiều xương máu của anh em F307, F2, F315 và những lực lượng trợ chiến của QK5.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kí Ức Của Một Người Lính Trinh Sát Sư 307 PDF của tác giả Võ Văn Hà nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh (Phạm Việt Châu)
Học giả Phạm Việt Châu thông thạo các ngôn ngữ Anh, Pháp, Nhật, Trung-Hoa, và từng là Giáo Sư Anh Ngữ tại trường Sinh Ngữ Quân Đội (Cây Mai). Ông cũng từng là nhân viên nồng cốt trong ban Liên Hợp Quân Sự 4 bên, là trưởng phái đoàn đầu tiên của VNCH ra Hà Nội năm 1972 để thi hành hiệp định Paris. Sau khi ngày miền Nam VN lọt vào tay cộng sản, học giả Phạm Việt Châu đã tuẫn tiết ít hôm sau đó.Tập biên khảo Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh đã được ấn hành nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa (Sài Gòn) trong khoảng thời gian 1969-1974. Trong lời bạt cho lần xuất bản tập biên khảo này tại Hoa Kỳ (1997), nhà văn Nguyễn Mộng Giác nhận xét về sự xuất hiện của loạt bài Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh như sau:… Sau hiệp định ngưng chiến ký kết ở Paris, Hoa Kỳ giao lại cho chính quyền miền Nam vai trò chính yếu trong cuộc chiến tranh tự vệ, chuẩn bị rút lui “trong danh dự” khỏi một cuộc phiêu lưu làm phân hóa trầm trọng xã hội Hoa kỳ. Những người Việt Nam lạc quan thời bấy giờ thấy le lói một niềm hy vọng mới, hy vọng bằng chính sức mình duy trì và bảo vệ được một chính thể tự do, dân chủ thực sự, trong quan hệ mật thiết với các nước lân bang, và nhất là thoát ra ngoài ảnh hưởng của các cuộc tranh chấp quyền lực giữa các đại cường. Đó là cụm từ như “thân phận da vàng”, “nỗi buồn nhược tiểu”, “chiến tranh uỷ nhiệm” trở thành thời thượng trong các bài bình luận chính trị, trong các lời ca phản chiến. Bây giờ, chúng ta mới thấy niềm hy vọng ấy chỉ là ảo tưởng, khi miền Bắc không hề bỏ ý định thôn tính miền Nam dù Hoa kỳ có rút lui, dù phải đốt cháy cả Trường Sơn. Nhưng xin bạn đọc trở lui lại thời kỳ sôi động đầy hoang mang ấy, thời kỳ khắc khoải đi tìm đường của cả một thế hệ, bạn đọc mới thấy những lời viết của Phạm Việt Châu tác động mạnh mẽ như thế nào. Ông cho chúng tôi một căn cước mới, một niềm hãnh diện mới, một gia đình mới, và dĩ nhiên, một hướng đi mới.Hơn 40 năm sau khi loạt bài được đăng tải lần đầu (1969-1974), cùng với các tranh chấp biên giới và lãnh hải giữa Việt Nam và người láng giềng khổng lồ phương Bắc (và với cả các lân bang Trăm Việt), những điều chứa đựng trong Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh ngày càng minh bạch và đầy ý nghĩa.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh PDF của tác giả Phạm Việt Châu nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tôn Tử Truyện (Tào Nghiêu Đức)
Tôn Tử, tự Trường Khanh, là nhà quân sự và nhà lý luận quân sự nổi tiếng của Trung Quốc ở cuối thời Xuân Thu, được người đời gọi bằng cái tên tôn kính là “Vũ thánh nhân”. Trước tác “Tôn Tử binh pháp” của ông, là cuốn binh thư quý báu đầu tiên trên thế giới, được các bậc danh tướng đời sau tôn sùng và truyền tụng, tiếng thơm lưu truyền, được coi là một viên ngọc quý của Trung Quốc và thế giới. Tác dụng và giá trị tác phẩm của Tôn Tử đã không gói gọn trong lĩnh vực quân sự, mà còn ở các mặt chính trị, ngoại giao, văn hoá, kinh tế. Ở Trung Quốc và một số nơi trên thế giới, từng có thời nổi lên những “cơn sốt Tôn Tử”. Bằng ngôn ngữ văn học giản dị, dễ hiểu, cuốn sách này đã miêu tả rất tỉ mỉ thời đại Tôn Tử đã sống, quá trình ra đời của mười ba bài binh pháp Tôn Tử, cũng như những chiến tích mà Tôn Vũ từng bách chiến bách thắng khi áp dụng thực tiễn cuốn sách này. Người viết truyện đã tái hiện một cách nghệ thuật những kinh nghiệm lịch sử mà Tôn Vũ đã cùng Ngô vương Hạp Lư, danh tướng Ngũ Tử Tư, v.v… lấy nước Ngô nhỏ yếu đánh thắng nước Sở hùng mạnh, để cho người đời sau còn phải suy ngẫm mãi. Tuy là chuyện lịch sử, nhưng cuốn sách này đã xây dựng những nhân vật sống động, mang đậm những dấu ấn lịch sử, nên cuốn sách dễ thu hút người đọc. Tôn Tử truyện là một tác phẩm đầu tiên về thể loại truyện ký viết về Tôn Tử có nội dung trong sáng, lành mạnh, mang tính giáo dục cao.***Tôn Vũ (545 TCN - 470 TCN) (giản thể: 孙武; phồn thể: 孫武; bính âm: Sūn Wǔ) tên chữ là Trưởng Khanh, là một danh tướng vĩ đại của nước Ngô ở cuối thời Xuân Thu, nhờ cuốn binh thư của mình mà được tôn là Tôn Tử, lại bởi hoạt động chủ yếu ở nước Ngô, nên được gọi là Ngô Tôn Tử để phân biệt với Tôn Tẫn (Tề Tôn Tử là người nước Tề ở thời Chiến Quốc) Tìm mua: Tôn Tử Truyện TiKi Lazada Shopee Một nghiên cứu gần đây cho rằng, tổ tiên Tôn Vũ là Vĩ Ngao (tự Tôn Thúc), người làng Bạch Thổ[1], bên hồ Hải Tử thuộc Dĩnh Đô. Đời Sở Trang Vương, được phong làm lệnh doãn (令尹). Sau khi ông mất, theo lời khuyên của lệnh doãn Ưu Mạnh, vua Sở Trang vương phong 400 hộ của đất Tẩm Khâu, cho người con của Ngao để thờ phụng ông. Vài năm sau đó, trong nước xảy ra nội loạn, các hoàng thân tranh giành quyền lực, cộng thêm sự lên mạnh của các nước chư hầu phía Đông như Ngô, Việt đã mang quân tấn công vào lãnh thổ Sở, chiếm được nhiều đất đai của Sở. Gia tộc họ Vĩ vì không muốn sống trong loạn binh đao, nên đã tị nạn đến đất Lạc An nước Tề (nay là Huệ Dân, tỉnh Sơn Đông), đổi sang họ Tôn để ghi nhớ quê hương gốc tổ ở Tôn Gia sơn.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tôn Tử Truyện PDF của tác giả Tào Nghiêu Đức nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tiết Đinh San Chinh Tây (Khuyết Danh)
Tiết Cường nhận chức Lưỡng Liêu vương, đến Sơn Hậu trấn thủ. Cửu Hoàn công chúa sinh được tám trai hai gái, văn võ đều song toàn. Một hôm chợt có Lý Tịnh giáng trần nói với Tiết Cường: - Trung tông lên ngôi gần năm năm, khí số đã hết, vì thế trung thu này sẽ băng hà. Lý Đán là chân thiên tử nhưng hiện giờ còn ở Hán Dương, ngươi phải dùng ám kế đưa về mới được. Tiết Cường nghe theo, bàn với vợ rồi sửa soạn đâu đó sẵn sàng. Nguyên Lý Đán là con của chánh cung vì thế Võ hậu rất úy kỵ, bày mưu đày ra Hán Dương, thế cô lực yếu nên chẳng dám xuất quân chống đối. Khi Trung tông bị phế ra Phòng Châu, Lý Đán lại toan tính việc xuất quân nhưng không biết không đủ sức nên đành chịu im tiếng. Đến khi Trung tông tức vị, Lý Đán rất mừng nhưng thấy Võ hậu còn sống thì vẫn ngấm ngầm chiêu binh mãi mã, quyết báo thù bằng được. Một hôm Từ Hiếu Đức vào yết kiến Lý Đán, cho biết: - Đêm qua tôi xem thiên văn thấy đế tinh lu mờ, còn tướng tinh của chúa công rực sáng hẳn lên, vì thế chắc chẳng bao lâu nữa sẽ lên ngôi thiên tử. Tìm mua: Tiết Đinh San Chinh Tây TiKi Lazada Shopee Từ Hiếu Đức vừa nói xong thì quân sĩ chạy vào báo tin Tiết Cường dẫn theo mười đại tướng và năm trăm tinh binh đến xin được giúp sức. Khi nghe Tiết Cường thuật lại việc Lý Tịnh mách bảo thì Lý Đán hết sức vui mừng, truyền dọn tiệc đãi đằng. Ngày hôm sau, Lý Đán cấp cho Tiết Cường năm trăm quân tinh nhuệ nữa, chia làm mười toán, mỗi toán có một đại tướng cầm đầu lẻn vào Trường An mai phục. Võ Tam Tư được Tiết Cương tha chết thì liền tư thông với Vi hậu tìm cách hãm hại Tiết Cương báo thù. Phàn Lê Huê đã đoán trước việc này vì thế hạ sơn báo cho Tiết Cương biết, đưa hết các gia tướng vào thành hợp sức với Tiết Cường mà trừ gian thần. Trong khi ấy Võ Tam Tư còn tàn độc hơn, lẻn vào cung bàn với Vi hậu: - Đêm nay quân tướng canh gác đều là người tâm phúc, vì thế ngươi bỏ độc dược vào trong rượu mời Trung tông uống, phao tin là trúng gió mà chết. Khi nào ta chiếm được ngai vàng thì ngươi chẳng mất chức hoàng hậu đâu. Vi hậu bằng lòng, đêm hôm ấy vào cung mời Trung tông lên lầu thưởng trăng uống rượu. Trung tông nhận lời, cùng Võ Tam Tư lên nguyệt lâu ngồi vào bàn ăn uống. Thế tử thấy hành vi của Vi hậu thì rất nghi ngờ, dẫn ba ngàn quân mai phục phía sau đề phòng bất trắc. Đến khi thế tử nghe thấy tiếng Trung tông hét lên một tiếng thì liền dẫn quân xông vào, cùng quân tướng của Võ Tam Tư giao chiến. Tiết Cường và các toán quân tướng chờ sẵn, nghe tiếng náo loạn trong cung thì liền ra hiệu cho tất cả tiến vào. Võ Tam Tư thấy vậy hết sức kinh hoảng, vội chạy xuống lầu tìm đường trốn thoát, bất ngờ khi ấy thế tử vừa chạy lên liền chém luôn một nhát kết liễu đời thế tử. Tuy nhiên tên gian thần chẳng sống được bao lâu, chạy đến vườn hoa gặp Tiết Cương, đành chịu bắt sống. Tiết Cường rầm rộ kéo quân tướng vào Ngọ môn khiến Vi hậu bay hồn mất vía, luống cuống vấp ngã mà chết. Tiết Cường liền đi thẳng vào cung bắt Vi hậu. Đến khi trời sáng mọi việc đều xong xuôi, các tướng liền phò Lý Đán vào cung. Tiết Cương giao nộp Võ Tam Tư còn Tiết Cường giao nộp Vi hậu. Lý Đán liền hạch tội hai người bỏ độc dược giết vua, truyền phân thây, đem thủ cấp bêu trước thành làm gương cho thiên hạ. Sau đó Lý Đán được Từ Hiếu Đức và bá quan tôn lên ngai vàng, lấy hiệu là Đường Duệ tông. Nhà vua vẫn không sao nguôi được hận, truyền đem xác Võ hậu ra chặt đầu, báo thù cho mẹ. bao nhiêu vây cánh, họ hàng của Võ hậu và Võ Tam Tư đều bị tru di, chẳng để sót người nào. Khi lên ngôi rồi Đường Duệ Tông phong cho Phụng Kiều làm chánh cung, Thân quý phi làm thứ hậu; Từ Hiếu Đức làm Hộ quốc quân sư, tức Võ Ninh vương; Tiết Cương làm thái bảo; Tiết Cường làm thượng tướng quân; Mã Châu làm đại nguyên soái; Viên Thành và Lý Trì làm Trung Hưng bá; Cửu Hoàn công chúa làm thái quốc phu nhân; hai con là Tiết Kim Hoa, Tiết Ngân Hoa làm trung hưng nữ tướng; còn các con cháu nhà họ Tiết đều được phong hầu. Phàn Lê Huê thấy con cháu đều vinh hiển thì mới yên tâm lên núi tu hành.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Khuyết Danh":Thần Thánh Trung HoaNói Nhiều Không Bằng Nói ĐúngBao Thanh Thiên - Thất Hiệp Ngũ NghĩaBuổi Tàn ThuCác Sự Tích Của Người Nhật BảnGiáo Trình C++Hôn Nhân Không Lựa ChọnHuyền Thoại Mạn Đà LaNguyễn Du (1766-1820)Sự Tích Cây Huyết Dụ TrướcSự Tích Con Sư TửSự Tích Phật A Di Đà Và Bảy Vị Bồ TátSự Tích Phật A-Di-Đà Bảy Vị Bồ TátThánh Tông Di ThảoTiết Đinh San Chinh TâyTrạng QuỳnhTruyện Kể Danh Nhân Lịch Sử Trung QuốcVạn Huê Lầu Diễn NghĩaYên-Tử Cư-Sĩ -Trần Đại-SỹĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tiết Đinh San Chinh Tây PDF của tác giả Khuyết Danh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thế Thứ Các Triều Vua Việt Nam (Nguyễn Khắc Thuần)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thế Thứ Các Triều Vua Việt Nam PDF của tác giả Nguyễn Khắc Thuần nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.