Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Một Nghiên Cứu Về Các Nguyên Tắc Nhận Thức Của Con Người (George Berkeley)

Lời người dịch

George Berkeley (1685-1753) là triết gia duy nghiệm kiệt xuất người Ireland, một trong những gương mặt quan trọng nhất của nền triết học Tây phương hiện đại thời kì đầu. Lập trường triết học của Berkeley là duy tâm thường nghiệm (empirical idealism), được thể hiện trong câu cách ngôn nổi tiếng “esse est percipi” (tồn tại là được tri giác). Đối với ông, không có gì hiện hữu ngoại trừ các ý niệm và các tinh thần; các ý niệm là cái được tri giác, còn tinh thần (mind hay spirit)1 là cái tri giác những cái được tri giác.

Các công trình của Berkeley trải rộng trên các lĩnh vực khoa học, triết học và thần học; riêng trong lĩnh vực triết học thì Một nghiên cứu về các nguyên tắc nhận thức của con người (1710) và Ba cuộc đối thoại giữa Hylas và Philonous (1713) là hai công trình được biết đến nhiều nhất.

Vài nét tiểu sử và sự nghiệp của Berkeley Berkeley chào đời vào ngày 12 tháng Ba năm 1685 ở Hạt Kilkenny, Ireland. Năm 11 tuổi, ông vào học trường Kilkenny ở Dublin. Năm 15 tuổi, ông bước chân vào Học viện Ba ngôi (Trinity College), cũng ở Dubin.

Berkeley lấy bằng cử nhân tại đây vào năm 1704, đến năm 1707 lấy bằng Thạc sĩ và được tuyển làm giảng viên (Junior Fellow) của học viện này. Tìm mua: Một Nghiên Cứu Về Các Nguyên Tắc Nhận Thức Của Con Người TiKi Lazada Shopee

Năm 1709, Berkeley được thụ phong chức chấp sự (deacon) trong giáo phái Anh và xuất bản công trình chính đầu tiên của mình Thử hướng đến một lí thuyết mới về cái nhìn. Trong công trình này, Berkeley bàn về những giới hạn của cái nhìn của con người và đưa ra quan niệm rằng đối tượng thực sự của thị giác không phải là các đối tượng vật chất mà là ánh sáng và màu sắc. Những luận điểm được nêu ra trong công trình này báo hiệu sự ra đời của các công trình triết học quan trọng nhất của ông.

Vào năm 1710, khi chỉ mới 25 tuổi, Berkeley xuất bản công trình triết học Một nghiên cứu về các nguyên tắc nhận thức của con người - Phần I, từ đây chúng tôi sẽ nói gọn là Các nguyên tắc. Công trình này là những nỗ lực của Berkeley gắng tìm cách bác bỏ những yêu sách của John Locke, một triết gia duy nghiệm thuộc thế hệ trước ông, về bản chất của tri giác con người. Nhưng vì công trình này thuộc dạng kén độc giả, chỉ dành riêng cho giới trí thức ở thủ đô London, nên ông bắt tay viết những bài dễ đọc hơn, trong hình thức đối thoại, và cho xuất bản ở London vào năm 1713 dưới nhan đề Ba cuộc đối thoại giữa Hylas và Philonous.

Trong thời gian ở London, để xúc tiến việc xuất bản các công trình triết học của mình, ông kết giao bằng hữu với một số nhà trí thức nổi danh thời bấy giờ như nhà thơ Jonathan Swift (1667-1745), nhà thơ, nhà tiểu luận Joseph Addison (1672-1719), nhà soạn kịch Richard Steele (1709-1729), và nhà thơ Alexander Pope (1688-1744). Ông tham gia viết bài cho tờ Guardian của Steele để chống lại tư tưởng tự do của thuyết bất khả tri lúc bấy giờ, nhưng do ông không kí tên vào các bài báo này nên cho đến nay các ý kiến về việc ông có phải là tác giả của chúng hay không vẫn còn bất đồng.

Năm 1721, ông xuất bản cuốn Bàn về sự vận động, một luận văn ngắn bàn về những nền tảng triết học của cơ học. Ngoài ra, ông còn có một tập các bản ghi chép những nhận xét triết học trong suốt quá trình phát triển học thuyết duy tâm và thuyết phi vật chất của mình; và tập ghi chép này, thường được gọi là Những nhận xét triết học, ông chỉ viết cho riêng mình nên không có ý định công bố.

Năm 1724, Berkeley được bổ nhiệm làm Trưởng Tu viện Derry. Lúc này, ông bắt tay khai triển dự án xây dựng một trường học ở Bermuda với ý nghĩ châu Âu đã trở nên già cỗi sau cuộc khủng hoảng “Bong bóng Biển Nam’’ (South Sea Bubble) và Thế giới Mới sẽ là niềm hi vọng cho tương lai con người. Được Nghị viện Anh hứa tài trợ kinh phí, ông dong buồm sang châu Mỹ vào năm 1728. Sau ba năm hoài công ngồi chờ kinh phí được hứa hẹn, ông trở về Anh. Trong thời gian ở châu Mỹ, ông đã soạn thảo Alciphron, cũng là một công trình triết học và là một suối nguồn quan trọng cho các quan niệm của ông về ngôn ngữ. Sau khi về Anh, Berkeley tập trung viết và cho xuất bản một loạt các công trình: Bài giảng trước Hội Truyền giáo Phúc âm ở nước ngoài (1732), Lí thuyết về cái nhìn (chứng minh và giải thích) (1733), Nhà giải tích hay bài luận gửi cho một nhà toán học vô tín ngưỡng (1734), Bảo vệ tự do tư tưởng trong toán học (1735), Các lí do không đáp lại câu trả lời đầy đủ của ngài Walton (1735), cũng như xem xét lại để tái bản Các nguyên tắc và Ba cuộc đối thoại (1734).

Năm 1734, Berkeley được phong Giám mục xứ Cloyne, vì thế ông trở lại Ireland và sống tại đó, tập trung chăm lo cho giáo phận của mình. Năm 1752, ông rời xứ cloyne đi Oxford để giám sát việc học hành của con trai, và không lâu sau đó, ông tạ thế vào ngày 14 tháng Giêng, được chôn cất trong Thánh đường Giáo hội Kitô thuộc địa phận Oxford

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Một Nghiên Cứu Về Các Nguyên Tắc Nhận Thức Của Con Người PDF của tác giả George Berkeley nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Kỹ Năng Buông Bỏ (Leo Babauta)
Mục lục Tác Giả Lời Nói Đầu Chương 1: Vì Sao Nên Buông Bỏ? Chương 2: Đối Mặt Với Sự Chần Chừ Tìm mua: Kỹ Năng Buông Bỏ TiKi Lazada Shopee Chương 3: Đối Mặt Với Nỗi Sợ Chương 4: Đối Mặt Với Những Người Kì Cục Chương 5: Đối Mặt Với Sự Xao Nhãng Chương 6: Đối Mặt Với Thói Quen Chương 7: Đối Mặt Với Khát Khao Sở Hữu Chương 8: Đối Mặt Với Sự Phản Đối Từ Người Khác Chương 9: Đối Mặt Với Sự Thay Đổi Chương 10: Đối Mặt Với Sự Mất Mát Chương 11: Phát Triển Kĩ Năng Buông Bỏ Chương 12: Kỹ Năng Thứ Nhất - Nhận Biết Dấu Hiệu Chương 13: Kĩ Năng Thứ Hai - Nhận Biết Viễn Cảnh Lý Tưởng Chương 14: Kĩ Năng Thứ Ba - Nhận Biết Tác Hại Chương 15: Kĩ Năng Thứ Tư - Buông Bỏ Bằng Tình Yêu Chương 16: Kĩ Năng Thứ Năm - Nhận Thức Thực Tại Chương 17: Luyện Tập Các Kĩ Năng Chương 18: Sau Khi Buông Bỏ Chương 19: Những Nhầm Lẫn Về Buông Bỏ Chương 20: Những Ví Dụ Về Buông Bỏ Chương 21: Con Đường Phía TrướcĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kỹ Năng Buông Bỏ PDF của tác giả Leo Babauta nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Không Theo Lối Mòn (Joachim De Posada)
MỤC LỤC MỘT BÍ QUYẾT QUAN TRỌNG LỜI GIỚI THIỆU KHÔNG TỰ THUA CUỘC ĐỪNG NÓNG VỘI Tìm mua: Không Theo Lối Mòn TiKi Lazada Shopee RÈN LUYỆN BẢN LĨNH VÀ NIỀM TIN SẴN SÀNG ĐỂ THÀNH CÔNG QUY TẮC 30 GIÂY BƯỚC ĐẦU TIÊN MỤC ĐÍCH + ĐAM MÊ + HÀNH ĐỘNG PHẦN THƯỞNG TUYỆT VỜI PHẦN KẾT THÚC Một bí quyết quan trọng Jonathan, một người có bộ óc thông minh, nhanh nhạy trong những phân tích về tình hình kinh tế, ông sống và làm việc hết sức chăm chỉ. Hiện Jonathan đang là một tỷ phú. Và Authur cũng là một người có trí thông minh không kém, chỉ cần ba mươi phút để giải ô chữ của tờ New York Times, phân tích tình hình kinh tế Mỹ Latinh trong vòng nửa giờ và tính nhẩm nhanh hơn hầu hết mọi người dù họ có dùng máy tính. Nhưng hiện giờ, Arthur đang là tài xế của Jonathan. Điều gì giúp Johnathan đường hoàng ngồi ở băng ghế sau của xe limousine còn Authur thì ở phía trước cầm lái? Điều gì phân chia mức độ thành đạt của họ? Điều gì giải thích sự khác biệt giữa thành công và thất bại? Câu trả lời nằm trong khuôn khổ một cuộc nghiên cứu của trường đại học Standford. Những nhà nghiên cứu tập hợp thật đông những trẻ em từ 4 đến 6 tuổi, sau đó đưa chúng vào một căn phòng và mỗi em được phát một viên kẹo. Chúng được giao ước: có thể ăn viên kẹo ngay lập tức hoặc chờ thêm mười lăm phút nữa sẽ được thưởng thêm một viên kẹo cho sự chờ đợi. Một vài em ăn kẹo ngay lúc đó. Những em khác thì cố chờ đợi để có phần kẹo nhiều hơn. Nhưng ý nghĩa thực sự của cuộc nghiên cứu chỉ đến mười năm sau đó, qua điều tra và theo dõi sự trưởng thành của các em. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những đứa trẻ kiên trì chờ đợi phần thưởng đã trưởng thành và thành đạt hơn so với những trẻ vội ăn ngay viên kẹo. Điều đó được giải thích ra sao? Điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công và thất bại không chỉ đơn thuần là làm việc chăm chỉ hay sở hữu bộ óc của thiên tài mà đó chính là khả năng trì hoãn những mong muốn tức thời. Những người kiềm chế được sự cám dỗ của “những viên kẹo ngọt” trên đường đời thường vươn tới đỉnh cao thành công. Ngược lại, những ai vội ăn hết phần kẹo mình đang có thì sớm hay muộn cũng sẽ rơi vào cảnh thiếu thốn, cùng kiệt. Mỗi viên kẹo ẩn đằng sau nó là những cơ hội đưa chúng ta tiến xa hơn vào tương lai. Cũng có thể nói cuộc đời như một viên kẹo thơm ngọt, nhưng khi nào thưởng thức và thưởng thức nó như thế nào thì đó là điều chúng ta phải tìm hiểuĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Không Theo Lối Mòn PDF của tác giả Joachim De Posada nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Không Theo Lối Mòn (Joachim De Posada)
MỤC LỤC MỘT BÍ QUYẾT QUAN TRỌNG LỜI GIỚI THIỆU KHÔNG TỰ THUA CUỘC ĐỪNG NÓNG VỘI Tìm mua: Không Theo Lối Mòn TiKi Lazada Shopee RÈN LUYỆN BẢN LĨNH VÀ NIỀM TIN SẴN SÀNG ĐỂ THÀNH CÔNG QUY TẮC 30 GIÂY BƯỚC ĐẦU TIÊN MỤC ĐÍCH + ĐAM MÊ + HÀNH ĐỘNG PHẦN THƯỞNG TUYỆT VỜI PHẦN KẾT THÚC Một bí quyết quan trọng Jonathan, một người có bộ óc thông minh, nhanh nhạy trong những phân tích về tình hình kinh tế, ông sống và làm việc hết sức chăm chỉ. Hiện Jonathan đang là một tỷ phú. Và Authur cũng là một người có trí thông minh không kém, chỉ cần ba mươi phút để giải ô chữ của tờ New York Times, phân tích tình hình kinh tế Mỹ Latinh trong vòng nửa giờ và tính nhẩm nhanh hơn hầu hết mọi người dù họ có dùng máy tính. Nhưng hiện giờ, Arthur đang là tài xế của Jonathan. Điều gì giúp Johnathan đường hoàng ngồi ở băng ghế sau của xe limousine còn Authur thì ở phía trước cầm lái? Điều gì phân chia mức độ thành đạt của họ? Điều gì giải thích sự khác biệt giữa thành công và thất bại? Câu trả lời nằm trong khuôn khổ một cuộc nghiên cứu của trường đại học Standford. Những nhà nghiên cứu tập hợp thật đông những trẻ em từ 4 đến 6 tuổi, sau đó đưa chúng vào một căn phòng và mỗi em được phát một viên kẹo. Chúng được giao ước: có thể ăn viên kẹo ngay lập tức hoặc chờ thêm mười lăm phút nữa sẽ được thưởng thêm một viên kẹo cho sự chờ đợi. Một vài em ăn kẹo ngay lúc đó. Những em khác thì cố chờ đợi để có phần kẹo nhiều hơn. Nhưng ý nghĩa thực sự của cuộc nghiên cứu chỉ đến mười năm sau đó, qua điều tra và theo dõi sự trưởng thành của các em. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những đứa trẻ kiên trì chờ đợi phần thưởng đã trưởng thành và thành đạt hơn so với những trẻ vội ăn ngay viên kẹo. Điều đó được giải thích ra sao? Điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công và thất bại không chỉ đơn thuần là làm việc chăm chỉ hay sở hữu bộ óc của thiên tài mà đó chính là khả năng trì hoãn những mong muốn tức thời. Những người kiềm chế được sự cám dỗ của “những viên kẹo ngọt” trên đường đời thường vươn tới đỉnh cao thành công. Ngược lại, những ai vội ăn hết phần kẹo mình đang có thì sớm hay muộn cũng sẽ rơi vào cảnh thiếu thốn, cùng kiệt. Mỗi viên kẹo ẩn đằng sau nó là những cơ hội đưa chúng ta tiến xa hơn vào tương lai. Cũng có thể nói cuộc đời như một viên kẹo thơm ngọt, nhưng khi nào thưởng thức và thưởng thức nó như thế nào thì đó là điều chúng ta phải tìm hiểuĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Không Theo Lối Mòn PDF của tác giả Joachim De Posada nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Không Giới Hạn (Đặng Quốc Bảo)
SỰ THAY ĐỔI Ý kiến chuyên gia: “Nếu như có cơ hội để thay đổi số mệnh, bạn sẽ làm điều đó chứ?”. - Công chúa Merida 1. Công chúa Merida: nhân vật chính trong bộ phim Công chúa tóc xù - phim hoạt hình máy tính thể loại tưởng tượng của Mỹ phát hành năm 2012 do Pixar Animation Studios sản xuất và Walt Disney Pictures phát hành. Một bước tiến Tìm mua: Không Giới Hạn TiKi Lazada Shopee “In the year 2525, If man is still alive, If woman can survive, They may nd…” Buổi sáng Chủ nhật 20/07/1969, rong khi hầu hết thanh niên Mỹ vẫn đang nằm trên giường, chìm đắm trong giai điệu bài hát “In the year 2525” đứng đầu bảng xếp hạng Billboard, một sự kiện xảy ra cách đó hơn 300.000 km đã làm thay đổi sâu sắc lịch sử phát triển của loài người. Tương lai của chúng ta, rất có thể, đã được định đoạt từ ngày hôm ấy... “Đây là bước đi nhỏ bé của một người, nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại.” Câu nói nổi tiếng của Neil Armstrong được nhà nghiên cứu Roger Launius của Viện Smithsonian, Hoa Kỳ đánh giá là một trong hai sự kiện lịch sử đáng nhớ nhất của thế kỷ XX mà các thế hệ sau sẽ còn nhắc đến mãi. (Sự kiện còn lại là quả bom nguyên tử đã thả xuống Nhật Bản trong Thế chiến II). 2. Neil Armstrong: (1930 - 2012): phi hành gia người Mỹ, người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng ngày 20 tháng 7 năm 1969, trong chuyến du hành trên tàu Apollo 11 cùng Buzz Aldrin và Michael Collins. Ông nói thêm: “Armstrong sẽ gắn liền với sự kiện ấy mãi mãi”. Bạn có thể nói rằng: “Ồ, cuộc sống của tôi còn nhiều mối bận tâm khác. Đổ bộ lên mặt trăng? Thú vị đấy, nhưng... có liên quan gì đến tôi?” Đừng quá nóng vội. Chỉ là nó chưa liên quan đến bạn, ít nhất trong lúc này... Hãy hình dung về một viễn cảnh trong tương lai. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như trong một hoặc hai thế kỷ nữa, Trái đất không còn là nơi phù hợp để sinh sống? Và để tồn tại, con người không còn lựa chọn nào ngoài việc tìm kiếm một hành tinh khác? Khi ấy, sự kiện đổ bộ lên mặt trăng sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự tồn vong của cả nhân loại. Chúng ta không thể đợi đến tận ngày Trái đất bị diệt vong mới ra đi tìm kiếm vùng đất mới. Chúng ta cần sự chuẩn bị. Và mặt trăng chỉ là bước đi đầu tiên. Lịch sử loài người là lịch sử của những cuộc chinh phục. Và lẽ dĩ nhiên, đây không phải là lần đầu chúng ta tìm kiếm sự thay đổi. Cuối thế kỷ XV, dưới sự hỗ trợ của Hoàng gia Tây Ban Nha, nhà hàng hải Christopher Columbus đã thực hiện chuyến hành trình vượt Đại Tây Dương để tìm ra vùng đất mới. 3. Christopher Columbus (khoảng 1451 - 1506): là nhà hàng hải người Ý, đô đốc của Hoàng đế Castilla. Những chuyến vượt Đại Tây Dương của ông đã mở ra những cuộc thám hiểm châu Mỹ cũng như quá trình thực dân hóa của châu Âu. Dù mục đích ban đầu là mở một con đường hàng hải trực tiếp từ châu Âu đến châu Á, thế nhưng trên thực tế, ông đã thiết lập ra tuyến đường biển nối liền châu Âu và châu Mỹ. Việc đặt những bước chân đầu tiên lên vùng đất mới đã giúp Tây Ban Nha có nhiều lợi thế trong việc khai phá nguồn tài nguyên màu mỡ. Điều này đã giúp Tây Ban Nha trở thành một đế chế hùng mạnh lúc bấy giờ. Trong khi đó, dù sở hữu số lượng tàu thuyền lớn nhất thế giới nhưng nước Anh lại chậm trễ trong việc tiến đến châu Mỹ. Kết quả? Sự trì hoãn đã khiến đế quốc Anh gặp nhiều bất lợi. Họ chỉ có thể chiếm đóng những vùng đất ít tài nguyên, khoáng sản hơn. Lịch sử luôn là bài học đắt giá. Lịch sử đã chứng minh sự trì hoãn trong thay đổi có thể dẫn đến sự suy thoái hoặc diệt vong của một dân tộc, một giống loài. Để tồn tại và phát triển, loài người cần tìm kiếm sự thay đổi. Sự thay đổi không chỉ diễn ra trong những sự kiện lớn mang tính chất xã hội như các ví dụ trên. Ngay cả với cấp độ cá nhân, cơ thể chúng ta cũng có những thay đổi liên tục. Tóc mọc dài hơn. Cân nặng lên xuống. Các lớp biểu bì thay thế. Cảm xúc, suy nghĩ biến đổi tùy tình huống… Bên cạnh đó, chúng ta còn phải đối mặt với những thay đổi lớn hơn như: thay đổi công việc, thay đổi chỗ ở; thay đổi nhận thức, niềm tin; thay đổi người yêu, thay đổi trạng thái cơ thể (khi mang thai, khi về già)… Chúng ta phải thay đổi không ngừng để phù hợp với những điều kiện tác động của môi trường, hoàn cảnh tự nhiên hay xã hội. Thay đổi là yếu tố giúp con người tồn tại và phát triển.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Không Giới Hạn PDF của tác giả Đặng Quốc Bảo nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.