Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đế Quốc Nhật Giãy Chết (William Craig)

Vào tháng chín 1931, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Henry Stimson ghi vào Nhật Ký: «Tình trạng rối loạn lại tái phát ở Mãn Châu. Nhật Bản, nói đúng hơn những quân phiệt Nhật đột nhiên gây bạo động». Lời ghi của Stimson có tính cách tiên tri. Vụ bạo động tại Mãn Châu năm đó đã khai mở một giai đoạn lịch sử kéo dài gần mười lăm năm. Đó là giai đoạn quân phiệt Nhật kiỂm soát chính sách đối ngoại, và để cho tinh thần quân phiệt mà đặc tính là tham vọng vô biên, hung hãn vô cùng, ý chí mãnh liệt, lan tràn khắp đế quốc Nhật như một căn bệnh truyền nhiễm.

Vụ bạo động Mãn Châu năm 1931 là do các sĩ quan lục quân chủ xuớng. Họ nuôi tham vọng: lôi kéo Nhật Bản vào một cuộc chiến tranh xâm lược, và muốn chứng tỏ họ có nhiều uy quyền hơn nội các Nhật. Vào cuối năm 1931 quân đội Nhật thôn tính Mãn Châu, bất chấp sự phản đối của các giới chức Đông Kinh bị đặt trước sự đã rồi.

Từ đó trở đi, quân đội Hoàng gia Nhật ngày một thêm tiến nhanh trên con đường nắm giữ quyền sinh sát ở Nhật. Năm 1937 quân đội Nhật xâm lăng Trung Hoa và gây nên vụ tàn sát thường dân Nam Kinh, trên một qui mô khiến toàn thế giới phải kinh hoàng. Nhật Bản gia nhập khối Trục tháng chín 1940, và đến năm 1941 quân đội Nhật chiếm cứ Đông Dương thuộc Pháp, sau khi Pháp bị mất nước về tay Đức Quốc Xã nên không còn đủ sức bảo vệ quyền lợi của mình ở Á Châu. Tình trạng đó thúc đẩy Nhật bắt buộc phải chạm trán với thế giới Tây Phương.

Một trong những kiến trúc sư chính yếu đã xếp đặt sách lược của Nhật là một con người cao gần thước bảy, đầu xói, hàng ria mép lưa thưa, mấy đầu ngón tay vàng khè khói thuốc, đeo đôi mẳt kính tròn xoe. Con người đó là Đại Tướng Hideki Tojo, hỗn danh là «Dao cạo». Là người hùng trong quân đội, Tojo tận lực làm việc đế leo trên bực thang danh vọng và quyền lực.

Ông nổi tiếng là một nhà hành chánh lỗi lạc, một tay tổ chức tài ba, và là một người chấp hành nghiêm chỉnh những mệnh lệnh của Nhật Hoàng. Tojo có tham vọng lớn, có sức làm việc phi thường. Năm 1937 Tojo giữ chức tham mưu trưởng quân đoàn Quảng Đông ở Mãn Châu. Tìm mua: Đế Quốc Nhật Giãy Chết TiKi Lazada Shopee

Là phát ngôn viên của phe quân phiệt, Tojo tuyên bố: Cuộc chiến tranh mà Nhật gây nên ở Trung Hoa là một hành động tự vệ nhằm đề phòng một lân bang thù nghịch. Năm 1938 Tojo rời Mãn Châu về Đông Kinh để giữ chức Thứ trưởng bộ chiến tranh. Hai năm sau nghĩa là ngay sau khi Nhật liên minh với Đức Quốc Xã và Ý Phát Xít, Tojo giữ ghế Bộ trưởng bộ chiến tranh. Trong năm sau, quân lực Hoàng gia Nhật xúc tiến cuộc Nam tiến ở Á Châu và cuối cùng xuất hiện tại vùng quyền lợi của Hoa Kỳ, Anh và Hòa Lan. Vào mùa hè 1941 khi Đồng Minh quyết định phong tỏa kinh tế Nhật, không bán dầu cho Nhật, Đại Tướng Tojo và giới quân phiệt thấy họ đã có đủ bằng chứng là Đồng Minh chủ ý bao vây để bóp chết Nhật Bản.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Cordell Hull đòi hỏi Nhật phải rút hết quân lực ra khỏi Trung Hoa và Đông Dương. Để đối phó với đòi hỏi đó, ngày 6 tháng chín, giới lãnh đạo tối cao Nhật quyết định Nhật sẽ lâm chiến nếu cuộc thương thuyết với Hoa Kỳ bị thất bại. Tháng Mười 1941 đại tướng Tojo được yêu cầu thành lập Chính Phủ nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng bang giao với Hoa Kỳ, ngày một thêm trầm trọng. Tojo bây giờ là thủ tướng Chính phủ Nhật Bản. Nhiều người Hoa Kỳ nghĩ Tojo là một nhà độc tài tương tự như Hitler hay Mussoloni. Nói cho đúng hơn, thì Tojo có tính cách một nhà độc tài thư lại, một quân phiệt cầm đầu phe quân phiệt nắm quyền ở Nhật.

Trong khi giới lãnh đạo chính trị và quân sự ngần ngại trước viễn ảnh một cuộc chiến tranh toàn diện với Tây phương, thì chính Thủ Tướng Tojo đã thúc đẩy họ mạnh dạn bước theo chiều hướng chiến tranh. Những tiếng nói lạc điệu, đều phải câm nín trước đe dọa trừng trị bằng bạo lực. Tổng Tư Lệnh Hải Quân Hoàng gia Nhật là đô đốc Yamamoto đã bị cảnh cáo nghiêm khắc khi ông nói với các nhà chỉ huy hải quân là Nhật Bản không tài nào thắng được Hoa Kỳ trong một cuộc chiến tranh lâu dài.

Lo lắng cho Tổ quốc bị đại bại, Yamamoto hoạch định một chiến lược nhằm vô hiệu hóa hạm đội Hoa Kỳ trong một năm. Trong thời gian đó Nhật sẽ thâu hoạch được đủ thắng lợi để mở cuộc thương thuyết với Hoa Kỳ trên thế mạnh. Chiến lược đó là trận đánh Trân Châu Cảng. Nên có thế nói trận Trân Châu Cảng là giải pháp của Yamamoto cho cái thế kẹt do những quân nhân không sáng suốt bằng ông đã gây nên.

Lục quân và hải quân Nhật quả nhiên đạt được nhiều thắng lợi như Yamamoto đã tiên đoán. Chỉ trong sáu tháng đầu trận chiến tranh, Nhật Bản đã làm chủ khắp Thái Bình Dương. Nhưng rồi Hoa Kỳ cũng lật ngược thế cờ tại vùng biển Midway. Dựa vào những tin tình báo do các chuyên viên mật mã cung cấp, hạm dội Hoa Kỳ đã đánh bại lực lượng của đô đốc Yamamoto đang trên đường tiêu diệt những tàn lực của đô đốc Nimitz.

Bị thua trận đô đốc Yamamoto ở lì trong ca-bin của soái hạm Yamato, và cho đến khi tàu cập bến Nhật Bản ông mới bước ra khỏi phòng. Sau khi Yamamoto lên bờ, người ta chờ đêm tối mới bí mật đem những thương binh vào khu cô lập trong bệnh viện. Những thủy thủ còn sống sót sau khi tàu bị đánh chìm được khuyến cáo phải giữ kín trận thảm bại Midway. Cho đến khi trận chiến tranh kết liễu, ở Nhật ngoài Yamamoto chỉ có một sổ rất ít quân nhân cao cấp được biết với trận Midway tháng sáu 1942, Hải quân Nhật và đế quốc Nhật đã bị một đòn chí tử.

Sau trận Midway vài đô đốc Nhật bắt đầu nghĩ đến việc mở cuộc thương thuyết hòa bình với địch. Đó là điều dường như không thấy có trong giới lục quân. Vào mùa hè 1943, đô đốc Takagi bị gọi về Đông Kinh và được bộ hải quân trao cho trách nhiệm mở cuộc điều tra về hiện tình cuộc chiến. Sau một thời gian làm việc Takagi kết luận: nếu Hoa Kỳ chiếm được quần đảo Solomons thì Nhật Bản bắt buộc phải yêu cầu thương thuyết hòa bình. Vào cuối năm 1943, quần đảo Solomons thất thủ, vậy mà Takagi vẫn chưa dám công bố kết luận của Ông bằng mực đen giấy trắng vì ông sợ bị lên án là phản bội. Ông bèn thi hành chiến thuật rỉ tai, hy vọng những người sau khi nghe Ông nói sẽ nhận định được rõ ràng về tình trạng tuyệt vọng của Nhật.

Dù vậy vẫn không có ai dám làm một cử chỉ cụ thể nào để cứu vãn tình thế.Phải chờ cho đến khi quân đội Hoa Kỳ đổ bộ lên Saipan vào trong tháng sáu 1944, tư tưởng thương thuyết hòa bình mới có dịp xuất hiện trong giới cầm quyền.

Kể từ trận Midway, qua không biết bao nhiêu trận giao phong ở Guadalcanal, Tân Guinée, Tarawa, Kwajalein, quân lực Nhật bị thiệt hại rất nặng nề về sinh mạng. Lợi dụng việc địch quân đổ bộ lên Saipan và việc quân lực Nhật ngày một thu hẹp vòng đai kiểm soát, phe đối lập có dịp công khai đương đầu với Tojo.

Hội đồng cố vấn Hoàng cung quyết định Tojo phải từ chức. Gồm toàn cựu Thủ Tướng, Hội đồng này tuy chính thức không có quyền hành gì nhưng trong thực tế lại có ảnh hưởng lớn lao đến chính sách của Chính Phủ. Vào tháng bảy nhân lúc quyền uy của Tojo lâm vào giai đoạn suy giảm, nhân lúc Tojo đang tìm cách cải tổ nội các, Hội Đồng Cố vấn Hoàng Cung đòi hỏi một số điều kiện nhằm lật đổ Tojo.

Họ đòi Tojo phải từ bỏ chức vụ Tham Mưu Trưởng lục quân, cách chức Bộ Trưởng hải quân Shimado thuộc cánh Tojo, và đòi Tojo phải đưa vào nội các nhiều nhân vật do Hội đồng đề cử. Chính điều kiện sau này đã lật đổ được Tojo, bởi vì ông không thể thuyết phục được những nhân vật thuộc phe cánh Ông phải từ chức. Ông cũng không thể thuyết phục được những nhân vật do Hội Đồng Cố vấn đề cử, tham gia nội các của Ông. Trong tình trạng đó Tojo không có sự lựa chọn nào khác hơn là từ chức.

Vào lúc đó, phạm vi kiểm soát của Nhật ở Thái Binh Dương thu hẹp trông thấy. Mặt trận càng tiến gần chính quốc Nhật Bản, quân lực Hoàng Gia càng chiến đấu dữ dội. Tojo về làm vườn vói vợ và để cho những người kế vị ông phải chủ tọa sự sụp đổ của Đế Quốc Nhật.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đế Quốc Nhật Giãy Chết PDF của tác giả William Craig nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Sapiens Lược Sử Loài Người
Sapiens Lược Sử Loài Người là một câu chuyện lịch sử lớn về nền văn minh nhân loại – cách chúng ta phát triển từ xã hội săn bắt hái lượm thuở sơ khai đến cách chúng ta tổ chức xã hội và nền kinh tế ngày nay. Cuốn sách như một giấc chiêm bao thuật lại hành trình tiến hóa không ngừng nghỉ về căn nhà tạm bợ mang tên vũ trụ, nơi mà nhân loại bé nhỏ đang cư trú như hạt cát trên sa mạc rộng lớn. Nội dung cuốn sách 13,5 tỷ năm trước vật chất và năng lượng xuất hiện đánh dấu khởi đầu của vật lí, các nguyên tử và phân tử xuất hiện đánh dấu sự khởi đầu của hóa học. Sau đó, vượt qua 9 tỷ năm tiếp theo thì Trái Đất hình thành. Mọi thứ giống như được định sẵn, các loài sinh vật hiện diện, loài Homo sapiens phát triển ở Đông Phi sau đó cách mạng nhận thức đem đến cho con người ngôn ngữ tưởng tưởng phục vụ nhu cầu giao tiếp, trao đổi thông tin, rồi cách mạng nông nghiệp, cách mạng khoa học nhanh chóng thúc đẩy con người vượt ra khỏi Trái Đất. Trong tương lai, liệu thiết kế thông minh có trở thành nguyên tắc của sự sống, Homo sapiens sẽ bị thay thế bằng siêu nhân chăng? Đây chính là vấn đề lớn mà nhân loại đang phải đối mặt được Yuval Noah Haraki lột trần thẳn thắng sau lớp áo mang tên văn minh, tiến hóa. Bởi mỗi một quá trình đều là “cực thịnh tất suy” rồi từ đống tro lụi tàn ấy mà trở nên hồi sinh. Bắt đầu một quá trình mới với tư cách là homo sapiens duy nhất còn lại, ta buộc phải chuẩn bị sẵn sàng cho cái chết tự nhiên xứng đáng thay vì “cái chết nhân tạo” được dự đoán bới các nhà khoa học. Đó là cái chết bởi sự tàn phá môi trường sống, chết bởi bom nguyên tử hạt nhân sau “cuộc hôn nhân giữa khoa học và đế quốc”. Hãy thức tỉnh khỏi giấc mộng tiến hóa vĩnh viễn và nghiêm túc cùng Yuval Noah Harari xem lại nào các homo sapiens cô độc: có phải chúng ta đang dần giết chết chính mình khi tự nhiên không còn đủ sức khỏe mà chăm bẳm Sapiens nữa hay không? Yuval Noah Harari từng trăn trở “Chúng ta đã tiến lên từ những chiếc xuồng đi sông, đến thuyền có mái chèo, đến tàu bơi nước, đến tàu con thoi- nhưng không ai biết chúng ta sẽ đi tới đâu. Chúng ta mạnh mẽ hơn bao giờ hết, nhưng gần như vô trách nhiệm hơn bao giờ hết. Chúng ta chỉ làm bạn với những vị thần tự tạo ra các định luật vật lí, mà chẳng đếm xỉa đến điều gì khác. Hậu quả là chúng ta đang gây nên sự hủy hoại thảm khốc cho các loài động vật anh em và hệ sinh thái xung quanh, khi tìm kiếm thêm chút thoải mái và sung sướng hơn cho riêng mình, nhưng chẳng bao giờ tìm thấy sự hài lòng. Liệu có điều gì nguy hiểm hơn những vị thần bất mãn và vô trách nhiệm, họ không biết mình thực sự muốn gì?”. Ông dường như luôn biết rằng, con người đang làm bạn với nguy cơ tuyệt chủng của chính chủng loại mình. Tất cả sẽ trở về vạch xuất phát. Nền văn minh của homo sapiens sẽ sụp đổ dưới các nhà máy điện hạt nhân mọc tràn lan như nấm trên khắp hành tinh. Từ đầu đến cuối trang sách đã hơn một lần Haraki cảnh báo về sự tiến hóa quá nhanh của con người so với quy luật, cơ chế đặc thù của tự nhiên. Con người từ vị trí áp chót trong danh sách chuỗi thức ăn đã thực hiện những bước nhảy vọt ngoạn mục. Từ hình ảnh sử dụng công cụ bằng đá đập xương hút tủy biểu hiện cho việc sau khi một con thú hung mãnh săn mồi, khi tất cả các loài động vật khác như chó rừng, linh cẩu nhặt nhạnh ăn thừa đến con người thứ sót lại chỉ là chút xương xẩu còn có thể ăn được. Thời kì Đồ đá là số không. Thế nhưng, nếu xét ở một khía cạnh khác, đây chính là thời kì không có ô nhiễm khí hậu, không có thủng tầng ozon, không có thiên tai, hạn hán, lũ lụt, không có mực nước biển dâng cao do con người phá hủy môi trường bằng sản phẩm từ sức mạnh vượt trội của bộ não. Ngay khi một thảm họa toàn cầu xảy ra, như Harari nói chuột và gián sẽ chui ra từng đống đổ nát, phát huy khả năng truyền bá gen. Sau chục triệu năm nữa, loài chuột thông minh sẽ nhìn lại và biết ơn sâu sắc sự chết chóc tự loài người gây nên giống như chúng ta đã từng biết ơn thiên thạch đã làm các loài khủng long tuyệt chủng. Trong khi các Sapiens đang ngày càng phát triển theo chiều hướng không tuân thủ quy luật tạo hóa, họ tuân thủ hơn các tôn chỉ của ngành công nghiệp hiện đại và chính phủ. Các đế quốc đã chọn sự thoái vị sớm trong hòa bình. Thế nhưng, với hai chính thể gần nhau, sẽ có một kịch bản hợp lí đẩy họ đến chiến tranh trong vòng một năm là một quy luật chủ chốt của chính trị quốc tế. Các Sapiens như tác giả suy nghiệm rằng họ đang di chuyển một cách lo lắng giữa cửa vào của thiên đường và phòng chờ của địa ngục. Một sự kiện ngẫu nhiên nào đó có thể đẩy ra lăn về một trong hai hướng trên mà ta không thể lường trước được. Review sách Sapiens Lược Sử Loài Người Điểm độc đáo ở Harari là ông tập trung vào sức mạnh của câu chuyện và huyền thoại để đưa mọi người lại gần Tôi muốn giới thiệu cuốn sách này cho bất cứ ai hứng thú quan tâm tới một cách nhìn đầy hấp dẫn và thú vị về lịch sử ban đầu của con ngườ Harari kể về lịch sử loài người theo một cách dễ tiếp cận khiến bạn thật khó có thể đặt nó xuống”. (Bill Gates) “Sapiens tìm câu trả lời cho vấn đề lớn nhất của lịch sử cũng như của thế giới hiện đại, và nó được viết bằng một thứ ngôn ngữ tuyệt vời khiến người ta không thể quên được”. (Jared Diamond, tác giả Súng, vi trùng và thép) “Sapiens thuộc loại sách có thể giúp dọn sạch tâm trí bạn. Tác giả của nó, Yuval Noah Harari, là một học giả người Israel trẻ tuổi và là một người làm xiếc tri thức điêu luyện với những bước nhảy logic khiến bạn phải thót tim ngưỡng mộ Ngòi bút của Harari tỏa ra sức mạnh và sự sáng rõ, làm cho thế giới trở nên kỳ lạ và mới mẻ”. (Tiki)
Giáo Trình Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Giới thiệu Giáo Trình Tư Tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của thời đại, trường tồn, là tài sản vô giá của dân tộc ta. Sở dĩ như vậy là vì tư tưởng của Người không chỉ tiếp thu, kế thừa những giá trị tinh hoa văn hóa, tư tưởng “vĩnh cửu” của loài người, trong đó chủ yếu là chủ nghĩa Mác – Lênin, mà còn đáp ứng nhiều vấn đề của thời đại của sự nghiệp cách mạng Việt Nam và thế giới. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh vận dụng phương thức tiếp cận hệ thống các quan điểm về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam; bao gồm tư tưởng về vấn đề dân tộc; về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; về Đảng Cộng sản Việt Nam; về dân chủ,đại đoàn kết dân tộc, v.v.. Giáo trình gồm 8 chương: Chương mở đầu: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh Chương I: Cơ sở, quá tình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh Chương II: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc Chương III: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Chương IV: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam Chương V: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế Chương VI: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân Chương VII: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới.
Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Trọn Bộ 8 Tập
Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh là nỗ lực đáng trân trọng của tác giả nhằm phản ánh đất nước và con người Việt Nam theo đúng tiến trình lịch sử với không gian, văn hóa, y phục, tính cách phù hợp với từng thời kỳ, triều đại cụ thể. Bộ sách gồm nhiều tập, mỗi tập viết về thời kỳ hay một nhân vật, một vấn đề tiêu biểu của thời kỳ đó. Hẳn ai trong chúng ta cũng đều tự hào về những trang lịch sử hào hùng của dân tộc. Nhưng lịch sử thì quá khô khan và khó nhớ. May mắn thay, tác giả và nhà xuất bản đã tái bản lại bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh này, giúp đỡ chúng ta trong vấn đề tìm hiểu và ghi nhớ lịch sử nước nhà một cách thú vị và trực quan. Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh (Tập 1) – Thời Hùng Vương giới thiệu về lịch sử nước ta thời Cổ đại xuyên suốt từ người Việt cổ đến thời Hùng Vương dựng nước. Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh (Tập 2) – Chống Quân Xâm Lược Phương Bắc giới thiệu về lịch sử nước ta với những cuộc khởi nghĩa chống xâm lược phương Bắc, mở đầu là khở nghĩa Hai Bà Trưng và kết thúc là cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ. Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh (Tập 3) – Thời Nhà Ngô – Đinh – Tiền Lê Tập 3 giới thiệu về lịch sử nước ta qua các triều đại Ngô – Đinh – Tiền Lê cùng những biến động và dấu ấn chính trị nổi bật. Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh (Tập 4) – Thời Nhà Lý giới thiệu về lịch sử nước ta qua ở triều đại nhà Lý cùng những biến động và dấu ấn chính trị nổi bật. Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh (Tập 5) – Nhà Trần Thắng Giặc Nguyên Mông giới thiệu về cuộc kháng chiến 3 lần chống quân Nguyên – Mông của nhà Trần – những trang sử vẻ vang và hào hùng của dân tộc. Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh (Tập 6) – Thời Nhà Hồ giới thiệu về lịch sử nước ta thời nhà Hồ với những biến động nơi sân khấu chính trị. Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh (Tập 7) – Khởi Nghĩa Lam Sơn giới thiệu về những diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh (Tập 8) – Thời Lê Sơ giới thiệu về những diễn biến lịch sử và dấu ấn thời đại triều Lê sơ.
Bàn Cờ Lớn (Zbigniew Brzezinski)
Chiến lược toàn cầu của Mỹ để duy trì vị thế đặc biệt của mình trên thế giới là gì? Bàn cờ lớn chính là câu trả lời. Khi thế kỷ 20 sắp kết thúc, Mỹ đã nổi lên như một siêu cường duy nhất của thế giới: Không có quốc gia nào khác sở hữu sức mạnh quân sự và kinh tế tương đương hoặc có lợi ích vượt trội toàn cầu. Tuy nhiên, câu hỏi quan trọng mà nước Mỹ phải đối mặt vẫn chưa được trả lời: Chiến lược toàn cầu của quốc gia này để duy trì vị thế đặc biệt của mình trên thế giới là gì? Zbigniew Brzezinski đã giải quyết câu hỏi này ngay từ đầu trong cuốn sách đầy ẩn ý và phá cách này. Bàn cờ lớn thể hiện tầm nhìn địa chiến lược táo bạo và khiêu khích của Brzezinski dành cho sự ưu việt của nước Mỹ trong thế kỷ 21. Điểm trọng tâm trong phân tích của ông là việc thực thi quyền lực trên lục địa Á-Âu, nơi tập trung phần lớn dân số, tài nguyên thiên nhiên và hoạt động kinh tế của toàn cầu. Trải dài từ Bồ Đào Nha đến Eo biển Bering, từ Lapland đến Malaysia, lục địa Á-Âu chính là một bàn cờ vĩ đại, nơi mà quyền lực tối cao của nước Mỹ sẽ được phê chuẩn và thách thức trong một tầm nhìn dài hạn của những năm sau này. Từ đó, nhiệm vụ mà nước Mỹ phải đối mặt là hiểu về những thay đổi địa chính trị mới trong khu vực này, nhằm đề phòng những đối thủ cạnh tranh mới, quản lý các cuộc xung đột và mối quan hệ ở châu Âu, châu Á và Trung Đông sau sự sụp đổ của Liên Xô để không có siêu cường đối thủ nào phát sinh có thể đe dọa lợi ích sống còn, sự thịnh vượng hay sức mạnh toàn cầu dành riêng cho nước Mỹ. Tại sao Pháp và Đức sẽ đóng vai trò địa chiến lược quan trọng, trong khi Anh và Nhật Bản thì không? Tại sao việc mở rộng NATO mang lại cho Nga cơ hội để xóa bỏ những sai lầm trong quá khứ và tại sao Nga không thể bỏ qua cơ hội này sang một bên? Tại sao số phận của Ukraine và Azerbaijan rất quan trọng đối với Mỹ? Tại sao Trung Quốc có khả năng trở thành một mối đe dọa? Tại sao nước Mỹ không chỉ là siêu cường thực sự toàn cầu đầu tiên mà còn là cuối cùng - và ý nghĩa của di sản Mỹ là gì? Những kết luận ban đầu và đáng ngạc nhiên của Brzezinski đã thay đổi những hiểu biết khôn ngoan thông thường khi ông đặt nền tảng cho một tầm nhìn mới và hấp dẫn về lợi ích sống còn của nước Mỹ. Một lần nữa, Zbigniew Brzezinski đã cung cấp một hướng dẫn triết học và thực tiễn để duy trì và quản lý sức mạnh toàn cầu của Mỹ. Tìm mua: Bàn Cờ Lớn TiKi Lazada Shopee +LỜI KHEN TẶNG DÀNH CHO CUỐN SÁCH: “Công lao to lớn của cuốn sách này nằm ở sự phân tích về triển vọng mang tính chiến lược và các vấn đề nan giải về chính sách của một loạt các quốc gia ở khối lục địa Á-Âu, một sự nghiên cứu tổng thể đầy đủ được thực hiện một cách sáng suốt. Phân tích của Brzezinski về mối quan hệ tay ba giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ - cùng với các khuyến nghị chính sách xuất phát từ đó - là đặc biệt hữu ích.” - David C. Hendrickson, Foreign Affairs “Bàn cờ lớn là cuốn sách mà chúng tôi đã chờ đợi: một sự phơi bày thể hiện rõ ràng, cứng rắn, dứt khoát về lợi ích chiến lược của nước Mỹ trong thế giới thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh.” - Samuel Huntington, tác giả của Sự va chạm giữa các nền văn minh và sự tái lập trật tự thế giới “Bàn cờ lớn sẽ làm sửng sốt những bạn đọc còn rụt rè, làm điên đảo những độc giả thiếu sáng kiến, và truyền cảm hứng cho những ai suy nghĩ thấu đáo. Dành cho những người tin rằng Mỹ nên đứng ở vai trò lãnh đạo nhưng không chắc chắn có thể thực hiện điều đó bằng cách nào, cuốn sách cung cấp một tầm nhìn thực dụng và đầy tính thuyết phục. Đối với những người phụ trách quá trình hoạch định chính sách Mỹ, đây là một cuốn sổ tay hướng dẫn bắt buộc.” - Trung Tướng William E. Odom, Giám đốc Nghiên cứu An ninh Quốc gia, Viện HudsonĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bàn Cờ Lớn PDF của tác giả Zbigniew Brzezinski nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.