Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Biệt Động Sài Gòn - Chuyện Bây Giờ Mới Kể (Mã Thiện Đồng)

Biệt động sài gòn một đội quân không quân phục, không ở đâu trên thế giới này có, là một lực lượng tinh nhuệ, quả cảm của quân đội ta đã thực hiện xuất sắc tư tưởng quân sự Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh:Nêu cao tinh thần quyết chiến, lấy ít đánh nhiều, lấy nhỏ thắng lớn.Đây là những cách đánh tiêu biểu cho cuộc chiến tranh nhân dân, cho chiến tranh du kích, góp phần vào thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược, dưới sự lãnh đạo của Đảng và của quân đội ta.

Đây là truyện viềt về người thực việc thực, của những nhân chứng lịch sử, vì thế tôi hy vọng cuốn sách này giúp ích nhiều cho việc giáo dục thanh thiếu niên học sinh sinh viên hiểu biết thêm, học tập và phát huy truyền thống chiến đấu anh dũng, đạo đức cách mạng, không ngại hy sinh gian khổ của cha ông, đã viết nên trang sử hào hùng của dân tộc ta trong những năm đánh Mỹ xâm lược ở thế kỷ hai mươi.***

Biệt động Sài Gòn xuất hiện trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, như một sự tất yếu của lịch sử: Cần phải có một đặc chủng tinh nhuệ, với lối đánh độc đáo xuất thần mới tiến công được những mục tiêu trung ương đầu não của địch nằm sâu trong hang ổ cuối cùng của chúng, nhằm tiêu diệt sinh lực cao cấp, phá hủy phương tiện tối tân của địch và đặc biệt là gây tiếng vang chính trih, động viên tinh thần chiến đấu của quân và dân thành phố cũng như cả nước.

Trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, nghệ thuật Biệt động phát triển đến đỉnh cao, đã giáng những đòn sấm sét xuống đầu thù, lập nên những chiến công vang dội làm chấn động trong nước và thế giới, nhất là trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, góp phần cùng cả nước đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh... dẫn tới thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ (30-4-1975.)

Những chiến sĩ biệt động bình thường, được nhân dân đùm bọc, nuôi dưỡng, đã trở thành những thiên thần xung trận, gieo bao nỗi kinh hoàng cho bọn xâm lược và tay sai của chúng. Lịch sử sẽ mãi mãi nhắc tới những cái tên: Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Thanh Xuân (Bảy Bê), Nguyễn Văn Tăng, Bành Văn Trân, Nguyễn Văn Kịp, Lâm Sơn Náo, Trần Phú Cương (Năm Mộc), Lê Văn Việt, Trần Thị Mai, Đoàn Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Thu Trang... gắn liền với những chiến công: Majestic, tàu Card, Đại sứ quán Mỹ, Tổng nha cảnh sát, cư xá Brink, khách sạn Carallelle, Metropol, Victoria, nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, bar Kiện Liên... Tìm mua: Biệt Động Sài Gòn - Chuyện Bây Giờ Mới Kể TiKi Lazada Shopee

Thượng tá Hồ Sĩ Thành (nhà thơ Linh Giang Hội viên Hội nhà văn Việt Nam) từng chiến đấu nhiều năm trên chiến trường Sài Gòn - Gia Định, đã chủ biên, cùng một số tác giả biên soạn cuốn "Lịch sử Biệt động Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định 1945 - 1975" đã được Nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành năm 2003.

Sau công trình nghiên cứu lịch sử này, trên cơ sở nguồn sử liệu phong phú, vốn sống thực tế và cảm xúc của mình, tác giả đã dày công tái hiện hình ảnh những chiến sĩ biệt động với những trận đánh tiêu biểu của lực lượng biệt động từ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp cho đến kết thúc cuộc chiến tranh chống Mỹ, trong cuốn sách mang tên "Biệt động Sài Gòn - những chuyện bây giờ mới kể".

Đây là tập sách viết theo thể loại truyện ký (người thật việc thật) khá sinh động, có sức cuốn hút người đọc.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Biệt Động Sài Gòn - Chuyện Bây Giờ Mới Kể PDF của tác giả Mã Thiện Đồng nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

30 Tháng 4 - Chuyện Những Người Tháo Chạy
30 Tháng 4 – Chuyện Những Người Tháo Chạy 30/4 Chuyện Những Người Tháo Chạy – Kim Lĩnh 30 Tháng 4 – Chuyện Những Người Tháo Chạy miêu tả một cách chân thật, sinh động bằng những chi tiết mắt thấy tai nghe về cuộc tháo chạy của quân đội và chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Trên con đường ngàn dặm đầy tai ương, đoàn người di tản dấn thân vào lưỡi hái của chính lực lượng của “chính phủ vì dân” mà lâu nay họ coi như “thiên thần”. Hàng trăm dì phước chết đuối phơi trắng cả một vùng bờ biển; hàng trăm người già, trẻ con chết đuối trong cơn bão biển; những vụ làm tiền, thanh toán thù xưa oán cũ giữa những người lính trên con đường tháo chạy. Trăm ngàn cảnh tượng đau thương xảy ra nào phải do phía cộng sản gây ra như những giọng điệu vu khống, bịa đặt. Bằng những sự kiện thật, dưới mắt người lính khá am tường “nghề nghiệp” tên Hòa, tác giả Kim Lĩnh đã xây dựng được những chân tướng khá độc đáo của sĩ quan và binh lính tháo chạy cùng những chân dung người di tản, trong đó có không ít những người dân lương thiện đã kịp thấy ra chân tướng sự thật trong những ngày hoảng loạn. Bạn cũng nên đọc: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Nam Việt Lược Sử Lịch Sử Dân Tộc Mỹ Đọc đến những chương cuối cùng, tư tưởng của tác phẩm hiện ra khá rõ, tác giả muốn thông qua những số phận, lên án cuộc chiến tranh tội lỗi, những con người tội lỗi làm tay sai cho địch, đồng thời tác giả cũng đã cho thấy khả năng nhận ra cái đúng, khát vọng trở về hoặc tìm lại cuộc sống bình thường nhưng cao cả với đồng bào mà mình đã bị đánh mất từ khi làm lính đánh thuê. 30 Tháng 4 – Chuyện Những Người Tháo Chạy sẽ góp thêm một số tư liệu để bạn đọc hiểu rõ hơn tính chất và ý nghĩa lịch sử của chiến dịch lịch sử mang tên Bác Hồ vĩ đại dẫn đến thắng lợi vang dội năm châu: giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, mở ra kỷ nguyên mới của cách mạng nước ta.
Lần Theo Dấu Xưa
Lần Theo Dấu Xưa Lần Theo Dấu Xưa Lần Theo Dấu Xưa giúp chúng ta sẽ có dịp biết thêm về chuyện tình duyên của các công chúa thời Lý; về thân phận chẳng hoàn toàn sung sướng của các bà hoàng; về nỗi đau xé lòng của nàng Bình Khương, chồng bị Hồ Quý Ly đem chôn sống trong thành Tây Đô. Bạn cũng sẽ biết được về thiên tình sử thật lâm ly của bà hoàng Cô Tế Minh đầu thời nhà Nguyễn; về tài đá cầu của Thám hoa Đinh Lưu; về cái giá của học vị trạng nguyên nhà họ Nguyễn; về vị nữ tiến sĩ Nho học đầu tiên và duy nhất của nước ta. Lần theo dấu xưa là một trong những tác phẩm do nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần biên soạn, thuộc thể loại sách giới thiệu giai thoại vốn có trong lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, bộ sách này không giống như bộ “Việt sử giai thoại”. Cách viết cũng có phần khác hơn. Miếng Ngon Hà Nội Hà Nội Băm Sáu Phố Phường 284 Anh Hùng Hào Kiệt Của Việt Nam Dòng đời không bao giờ có thể tái lập nguyên vẹn nhưng tất cả những bài học lớn của mọi dòng đời thì bao giờ cũng cần phải được suy gẫm, đúng như lời đầu sách đã viết: “Bài học lớn nhất của lịch sử chính là ở chỗ người ta không chịu rút ra từ lịch sử những bài học”. Xét về cơ sở tư liệu, nguồn khai thác chính yếu của tác giả Nguyễn Khắc Thuần ở đây bao hàm cả chính sử lẫn dã sử. Xét về cách thể hiện, lời bình của sách này dài hơn, và do đó cũng chuyển tải được nhiều suy tư riêng của tác giả. Với 38 giai thoại đặc sắc, Lần Theo Dấu Xưa chắc chắn sẽ đem lại cho bạn đọc nhiều hiểu biết thú vị.
Nhật Hoàng Hirohito Và Công Cuộc Kiến Thiết Nước Nhật Hiện Đại
Nhật Hoàng Hirohito Và Công Cuộc Kiến Thiết Nước Nhật Hiện Đại Nhật Hoàng Hirohito Và Công Cuộc Kiến Thiết Nước Nhật Hiện Đại – Herbert P.Bix Nhật hoàng Hirohito là người quảng giao. Ông có bạn bè thuộc nhiều tuýp người khác nhau và có những người trong số họ thích viết về ông một cách thẳng thắn. Ông là người kín tiếng, đôi khi với ông những lời hùng biện nhất chính là không nói gì cả. Là người của công chúng, ông đã học được cách thận trọng khi nói về những vấn đề riêng của mình. Những tác phẩm có bút tích của ông để lại không nhiều. Nhưng chúng cho chúng ta thấy được tâm tư tình cảm của ông và giúp chúng ta hiểu được phản ứng của ông trước những sự kiện trọng đại đã trải qua trong đời. Sự thật là trong các dịp lễ tiết quan trọng, ông có sáng tác những bài thơ waka (hòa ca) theo phong cách của ông nội Nhật hoàng Minh Trị. Tất cả khoảng hơn 860 bài, hầu hết được viết sau năm 1945 và đã được xuất bản. Hồi ký Lý Quang Diệu – Bí Quyết Hóa Rồng Lịch Sử Dân Tộc Mỹ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Nhưng ông không cho xuất bản bất kỳ hồi ký nào của mình và thường chỉ bày tỏ chính kiến hoặc dự định của mình thông qua những người khác, mà những người này lại cho rằng thật là bất kính và không thích hợp chút nào nếu một thần dân Nhật Bản viết bài chỉ trích Nhật hoàng của mình. Tác phẩm này cố gắng nghiên cứu một cách chính xác các sự kiện và các hệ tư tưởng, cho dù sâu sắc hay chỉ thoáng qua, đã ảnh hưởng đến ông, với tư cách là Nhật hoàng và với tư cách là một con người.
Thần Người và Đất Việt
Thần Người và Đất Việt Thần Người và Đất Việt Thần Người và Đất Việt là một cuốn sách hay nói về những vị thần mà người Việt tôn sùng từ khi còn sơ khai đến khi thành lập nhà nước cổ đại. Chuyên khảo Thần, người và đất Việt trình bày sự hình thành và biến chuyển của các hệ thống thần linh của người Việt từ cổ đại tới cận đại. Từ hệ thống các nhiên thần đến các nhân thần sơ khai, tiếp đó là các hệ thần mới, nảy sinh do tiến trình hình thành thể chế quân chủ tập quyền, đồng thời do sự giao lưu với tín ngưỡng và tôn giáo của các dân tộc phương Bắc và phương Nam trong tiến trình lịch sử. 284 Anh Hùng Hào Kiệt Của Việt Nam 112 Điều Nên Biết Về Phong Tục Việt Nam Nếp Cũ – Làng Xóm Việt Nam Không chỉ là một công trình quan trọng nghiên cứu cách thức suy nghĩ và ứng xử của người Việt trong đời sống tâm linh,  Thần Người và Đất Việt còn là một bức tranh đa sắc về các hệ thống thần linh Việ miêu tả những biến chuyển văn hóa, huyền sử và tín ngưỡng. Từng gương mặt nhiên thần rũ bỏ vàng son tô vẽ, trở lại nét nguyên sơ trong sự vọng tưởng về văn hóa bản địa linh thiêng. Hiểu rằng thẳm sâu trong tâm thức người Việt luôn có một quan niệm về sự tồn tại thế giới siêu nhiên, Thần Người và Đất Việt đã không dừng lại ở những khảo sát hệ thống thần linh thủa sơ khai, mà còn đặt những bước đi đầu tiên trong việc làm sáng tỏ chiều hướng kết tập thần linh mới.