Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Suy Tưởng (Nguyễn Trần Bạt)

Chúng ta đang đứng trước một thế giới thay đổi từng ngày, thậm chí là từng giờ. Nhiều vấn đề vốn trước đây thuộc của riêng quốc gia thì nay trở thành vấn đề của toàn nhân loại. Ngược lại có không ít vấn đề trong quan niệm quen thuộc của nhiều người dường như không dính dáng gì đến sự hưng vong của quốc gia, thì nay chúng ta phải đối mặt ngày ngày vừa như cơ may, vừa như một thách thức. Những phân biệt rạch ròi giữa chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục… giờ đây trở nên xa lạ hơn bao giờ hết bởi chúng không giúp nhận thức, giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh.

Trong khi thế giới ngày càng đa dạng về mọi mặt, ngày càng chằng chịt những mối quan hệ riêng tư, ngày càng đề cao những giá trị cá nhân, thì cũng trong cái thế giới ấy chưa bao giờ sự ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau giữa các lợi ích, các hình thái quan hệ; giữa các cá nhân, các cộng đồng, dân tộc, quốc gia hay thậm chí giữa các khu vực… trở nên quan trọng đến thế, mang ý nghĩa sông còn đến thế. Quan trọng vì nó gắn liền với sự tồn tại, hòa bình, phát triển và thịnh vượng… là mơ ước mang tính toàn cầu ngày nay. Chỉ đơn cử vấn đề nghèo đói, môi trường hay chống khủng bố. Không một quốc gia nào có thể tự mình giải quyết được một trong ba vấn đề bức xúc và nổi cộm nhau ấy mà không cần đến sự liên kết mang tính toàn cầu. Nhưng ngay cả khi có sự, liên kết chặt chẽ thì vẫn cần một nhận thức tỉnh táo và khoa học về căn nguyên của những thảm họa trên… Rồi hiện tượng tưởng như đối nghịch giữa giầu có và sự xuống cấp của nhiều giá trị vốn là hậu quả của nghèo khổ; giữa một thế giới được kiểm soát gắt gao về an ninh với cảm giác bất an đang gia tăng; giữa bản sắc riêng của mỗi dân tộc và sự toàn cầu hóa triệt để, giữa chủ quyền quốc gia và sự mất dần ranh giới các đường biên; giữa sự phụ thuộc không thể tránh khỏi và quyền độc lập tự chủ của các nước chậm phát triển với các cường quốc…

Tất cả những điều vừa nêu đều được đề cập trong cuốn sách mà chúng tôi đang muốn giới thiệu cùng quý độc giả. Mức độ tiếp cận ở từng vấn đề có sự khác nhau về tính độc đáo, sự sâu sắc, khả năng phát hiện, phân tích… và chắc chắn sẽ gây tranh cãi nhưng có thể nói trước rằng chúng rất đáng trân trọng đến thế, mang ý nghĩa sống còn đến thế. Quan trọng vì nó gắn liền với sự tồn tại, hòa bình, phát triển và thịnh vượng… là mơ ước mang tính toàn cầu ngày nay. Chỉ đơn cử vấn đề nghèo đói, môi trường hay chống khủng bố. Không một quốc gia nào có thể tự mình giải quyết được một trong ba vấn đề bức xúc và nổi cộm nhau ấy mà không cần đến sự liên kết mang tính toàn cầu. Nhưng ngay cả khi có sự, liên kết chặt chẽ thì vẫn cần một nhận thức tỉnh táo và khoa học về căn nguyên của những thảm họa trên… Rồi hiện tượng tưởng như đối nghịch giữa giầu có và sự xuống cấp của nhiều giá trị vốn là hậu quả của nghèo khổ; giữa một thế giới được kiểm soát gắt gao về an ninh với cảm giác bất an đang gia tăng; giữa bản sắc riêng của mỗi dân tộc và sự toàn cầu hóa triệt để, giữa chủ quyền quốc gia và sự mất dần ranh giới các đường biên; giữa sự phụ thuộc không thể tránh khỏi và quyền độc lập tự chủ của các nước chậm phát triển với các cường quốc…

Tất cả những điều vừa nêu đều được đề cập trong cuốn sách mà chúng tôi đang muốn giới thiệu cùng quý độc giả. Mức độ tiếp cận ở từng vấn đề có sự khác nhau về tính độc đáo, sự sâu sắc, khả năng phát hiện, phân tích và chắc chắn sẽ gây tranh cãi nhưng có thể nói trước rằng chúng rất đáng trân trọng, trước hết ở thái độ khoa học và lương tri của một trí thức. Phải nêu lên một thực tế là, những vấn đề như vậy thường khiến nhiều người ngại ngùng chạm tới bởi nhiều lý do. Thứ nhất, vì nó khá mạo hiểm, cả trên phương diện chính trị lẫn tri thức. Thứ nữa nó rất phức tạp, lại dễ gây nhàm chán ngay từ khi đặt vấn đề nếu tác giả không có một trí tuệ hấp dẫn, không biết tạo ra một không khí đối thoại khoa học, không đưa ra được những ý tưởng độc đáo, không đủ tự tin vào bản thân mình. Và nếu có thể kể thêm lý do thì chính là từ lâu chúng ta cứ một dần thói quen đơn độc suy nghĩ, suy nghĩ một cách không vụ lợi, suy nghĩ cho tương lai…

Ông Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch - Tổng giám đốc Investconsult Group, tác giả của công trình khá công phu này, thuộc số những người còn coi suy nghĩ như một cái nghiệp của mình. Nhiều trang viết của ông có sức hấp dẫn vượt khỏi khuôn khổ một bài nghiên cứu bình thường. Tác giả cũng cho thấy ông không ngại đụng chạm đến cả những vấn đề nhạy cảm, không ngại đưa ra những chủ kiến, sẵn sàng chịu trách nhiệm về chúng mà không né tránh hoặc phụ hoạ. Nhưng có lẽ điều đáng nói hơn lại ở chỗ ông luôn tìm cách gắn những vấn đề như vậy với tiến trình mở cửa, hội nhập, phát triển để mục tiêu cuối cùng là thịnh vượng của Việt Nam; cố gắng đặt chúng trong những mối tương quan cụ thể nhằm tìm xem yếu tố nào là từ thuận lợi, yếu tố nào tác động tiêu cực trên tiến trình vươn lên của người Việt. Chỉ riêng nỗ lực chân thành như vậy đã rất đáng được ghi nhận. Chính điều đó cũng là lý do khích lệ chúng tôi trong việc đưa cuốn sách đến với bạn đọc. Tìm mua: Suy Tưởng TiKi Lazada Shopee

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Suy Tưởng PDF của tác giả Nguyễn Trần Bạt nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Người Đàn Bà Mù Chữ (Agota Kristof)
Người Đàn Bà Mù Chữ - L’Analphabète - là quyển tự truyện đầu tiên. Mười một chương là mười một khoảng khắc đời của một cô bé đi từ thuở thơ ấu mê sách ở Hung đến thời viết những quyển sách đầu tiên bằng tiếng Pháp. Tuổi thơ ấu hạnh phúc, nạn nghèo khổ sau chiến tranh, những năm tháng cô quạnh ở nội trú, cái chết của Staline, ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ thù nghịch là tiếng Đức và tiếng Nga, cuộc đào trốn qua nước Áo và định cư ở Lausanne-Thụy Sĩ với con còn nhỏ. Những câu chuyện này không buồn bã nhưng buồn cười. Câu ngắn, chữ đúng, sáng suốt một cách thẳng thừng, khôi hài. Đúng là thế giới của Agota Kristof ở đó, trong câu chuyện đời bà cũng như trong tiểu thuyết của bà. *** Agota Kristof sinh năm 1935 tại Hungary, rời bỏ quê hương năm 1956 khi quân đội Liên-Xô tràn vào đàn áp cuộc nổi dậy của sinh viên và công nhân ở Budapest. Cùng chồng và đứa con gái 4 tuổi, bà sang tỵ nạn ở Neuchâtel, Thụy-sĩ. Sau 5 năm sống với cảm thức cô đơn và đau đớn của một người lưu vong, bà quyết định từ bỏ việc làm của một công nhân, ly dị với chồng, rồi bắt đầu học tiếng Pháp và viết truyện, viết kịch, viết tiểu thuyết và làm thơ. Sau nhiều năm vật vã với ngòi bút, Agota Kristof cho ra đời cuốn tiểu thuyết đầu tay Le Grand Cahier [Cuốn sổ lớn] năm 1986. Tác phẩm này là một thành công, đoạt giải "Prix du Livre Européen", và thúc đẩy bà tiếp tục viết thêm hai cuốn tiểu thuyết nữa để hoàn tất một bộ ba. Cuốn thứ nhì La Preuve [Bằng chứng] được xuất bản năm 1988, và cuốn cuối cùng của bộ ba tiểu thuyết là Le Troisième Mensonge [Lời nói dối thứ ba] được xuất bản năm 1991 và đoạt giải "Prix du Livre Inter" năm 1992. Sau đó, bà xuất bản tiểu thuyết Hier [Hôm qua] năm 1995, rồi tiểu thuyết L'Analphabète [Người Đàn Bà Mù Chữ] năm 2004. Tìm mua: Người Đàn Bà Mù Chữ TiKi Lazada Shopee Hoàng Ngọc-Tuấn Sydney, 14/08/2006 *** Tôi đọc. Như một loại bệnh. Tôi đọc tất cả những gì rơi vào tay tôi, rớt xuống mắt tôi: báo chí, sách học, phích quảng cáo, mẫu giấy rơi ngoài đường, công thức nấu ăn, sách trẻ con. Tóm gọn, tất cả những gì được in ra. Tôi bốn tuổi. Chiến tranh vừa bắt đầu. Vào thời đó, chúng tôi ở trong một căn làng nhỏ không nhà ga, không điện, không nước máy, không điện thoại. Cha tôi là thầy giáo duy nhất của làng. Cha dạy mọi lớp, từ lớp một đến lớp sáu. Trong cùng một căn phòng. Trường học chỉ cách nhà tôi một cái sân chơi, cửa sổ nhà trường ngó xuống vườn rau mẹ tôi. Khi tôi leo lên cái cửa sổ trên cùng ở căn phòng lớn trong nhà, tôi có thể thấy hết cả lớp, thấy cha tôi đứng trước lớp, thấy ông đang viết trên bảng đen. Căn phòng của cha tôi thơm mùi phấn, mùi mực, mùi giấy, mùi thanh thản, mùi thinh lặng, mùi tuyết dù trời đang hè. Căn bếp của mẹ tôi thơm mùi thịt nấu sôi, mùi con vật bị giết, mùi sữa, mùi mức, mùi bánh mì, mùi áo quần ẩm, mùi khai nước tiểu con nít, mùi chao động, mùi ồn ào, mùi nóng nực dù trời đang đông. Khi thời tiết không cho phép chúng tôi ra ngoài chơi, khi em bé hét to hơn bình thường, khi anh em tôi ồn ào phá phách trong bếp, mẹ tôi gởi chúng tôi qua trường cha để “bị phạt.” Chúng tôi ra khỏi nhà. Anh tôi ngừng ở nhà kho nơi chất củi để sưởi: - Anh thích ở đây. Anh sẽ chẻ mấy thanh củi nhỏ. - Đúng rồi. Mẹ sẽ bằng lòng. Tôi băng ngang sân, đi vào căn phòng lớn, tôi đứng gần cánh cửa, mắt ngó xuống. Cha tôi nói: - Con đến gần đây. Tôi đến gần. Tôi nói nhỏ vào tai cha: - Bị phạt... Mẹ... - Không có chuyện gì khác à? Cha hỏi “không có chuyện gì khác” vì thỉnh thoảng tôi chạy qua đem cho cha một mẩu giấy nhỏ của mẹ mà không nói gì hoặc đôi khi chỉ nói một tiếng: “bác sĩ”, “gấp lắm”, đôi khi lại vài con số: 38 hay 40. Tất cả chỉ vì em bé lúc nào cũng có những loại bệnh con nít. Tôi nói với cha tôi: - Không. Không có gì khác. Cha đưa tôi một quyển sách hình: - Ngồi xuống. Tôi đi xuống cuối lớp, ở đó, đàng sau các anh chị lớn, lúc nào cũng có những chỗ trống. Và như thế, ngay từ lúc còn rất nhỏ, chưa kịp nhận thức và hoàn toàn bất ngờ, tôi mang vào người chứng bệnh không bao giờ chữa lành được: chứng bệnh đọc sách. Khi chúng tôi đi thăm ông bà ngoại ở làng kế cận, căn nhà đầy ánh sáng và nước, ông ngoại hay cầm tay tôi dắt tôi đi một vòng các nhà quen. Ông lôi một tờ nhật báo trong túi áo khoác và nói với các ông bà hàng xóm: - Nhìn đây, nghe đây! Và nói với tôi: - Cháu đọc đi. Và tôi đọc. Ông vừa nói là tôi đọc ngay. Trôi chảy, không vấp. Ngoài lòng tự hào của ông ngoại, chứng bệnh đọc sách cũng làm cho tôi bị trách cứ và khinh chê: - “Nó không làm gì cả. Nó đọc cả ngày.” - “Nó không biết làm cái gì khác.” - “Nó thụ động quá đi.” - “Nó lười quá đi.” Và nhất là: “Nó đọc thay vì...” Thay vì gì? “Có rất nhiều chuyện khác hữu ích hơn, phải không?” Và ngay cả bây giờ, buổi sáng khi căn nhà vắng lặng, khi hàng xóm đã đi làm, tôi có một chút mặc cảm không tốt khi tôi ngồi xuống cái bàn trong bếp, tôi đọc báo hàng giờ thay vì... làm việc nhà, rửa chén, đi chợ, giặt đồ, ủi đồ, làm mức, làm bánh... Và, nhất là, nhất là! Viết!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Người Đàn Bà Mù Chữ PDF của tác giả Agota Kristof nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nhớ (Phạm Duy)
Tôi là nhạc sĩ nên phải có trí nhớ tốt. Nhớ kỹ hàng ngàn bài hát, thuộc lòng hàng ngàn điệu nhạc. Nhớ những chuyện vui buồn xa lắc xa lơ. Còn nhớ cảnh, nhớ người nữa chứ! Đi nhiều, tất nhiên tôi có nhiều bạn lắm. Nhớ rất nhiều người đã đi qua đời mình... Tôi có nhiều bài hát nhớ quê hương (Tình Hoài Thương, Thuyền Viễn Xứ...), nhớ những cảnh huống (Còn Chút Gì Để Nhớ, Nha Trang Ngày về...) nhưng nhớ người bao giờ cũng da diết hơn là nhớ cảnh, thế mà tôi không có một bài hát nhớ bạn nào cả! Âu là nhớ bạn và viết ra nổi nhớ, khi tôi đã trở về sống tại quê nhà và có ít nhiều ngày tháng rảnh rang... Phạm DuyĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nhớ PDF của tác giả Phạm Duy nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Món Lạ Miền Nam (Vũ Bằng)
Suốt những năm tháng ròng rã vật lộn mưu sinh tại miền Nam, của ngon vật hiếm nơi đất khách đã giúp Vũ Bằng vơi đi nỗi buồn hoang hoải hướng về cố hương. Món lạ miền Nam đã ra đời như vậy, cuốn tùy bút độc đáo của Vũ Bằng về những trải nghiệm hương vị ẩm thực mà mới nghe tên thôi người ta đã cảm thấy thích thú. Công bằng mà nói, món ngon hay không là do khẩu vị mỗi người. Mỗi miếng ngon có thể sẽ thay đổi, biến chuyển theo từng giai đoạn để vừa lòng ông thần khẩu. Nhưng đồ ăn miền Nam thì không đổi thay. Thứ hương vị làm người xa quê cảm thấy ngon lành, khang khác, nhận thức được lòng thương yêu của cõi nhân sinh ở chung quanh vì thế mà tự nhiên rõ rệt đậm đà.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Vũ Bằng":Món Ngon Hà NộiBốn Mươi Năm Nói LáoMón Lạ Miền NamBóng Ma Nhà Mệ HoátMiếng Ngon Hà NộiNói Có SáchThương Nhớ Mười HaiTruyện Hai NgườiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Món Lạ Miền Nam PDF của tác giả Vũ Bằng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bốn Mươi Năm Nói Láo (Vũ Bằng)
Là một cây bút có tên tuổi của văn đàn dân tộc tuy nhiên tác phẩm của Vũ Bằng lại gặp khá nhiều trắc trở trên con đường đến với bạn đọc. Mãi sau này khi nhà văn từng mang tiếng “dinh-tê” này được công nhận là một chiến sĩ công báo hoạt động trong nội thành, thì các tác phẩm của ông mới dần dần được công bố. Cùng với thời gian độc giả trực tiếp đọc tiểu thuyết, truyện ngắn, tạp văn và ngày càng chú ý hơn đến Vũ Bằng như một đời cầm bút sống động, thú vị còn không ít điều cần khám phá. Vũ Bằng dấn thân vào nghiệp báo với nỗi đam mê song trong lĩnh vực văn học, ông cũng có không ít những cống hiến đặc biệt là ở thể loại hồi ký. Trong đó Bốn mươi năm nói láo (1969) là một thiên hồi ký với những nét đặc sắc tiêu biểu. Qua ngòi bút tinh tế, đầy tài năng của Vũ Bằng tác phẩm được xem vừa là một cuốn vừa biên khảo về lịch sử báo chí, vừa là một cuốn tạp chí về cảnh sinh hoạt báo chí của nước ta với những trải nghiệm, sự thức tỉnh trong nhận thức của nhà văn về sự nghiệp làm báo.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Vũ Bằng":Món Ngon Hà NộiBốn Mươi Năm Nói LáoMón Lạ Miền NamBóng Ma Nhà Mệ HoátMiếng Ngon Hà NộiNói Có SáchThương Nhớ Mười HaiTruyện Hai NgườiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bốn Mươi Năm Nói Láo PDF của tác giả Vũ Bằng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.