Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Hẹn Hò Nước Mỹ (Đỗ Nhật Nam)

Hẹn hò nước Mỹ là tâm sự của Nhật Nam từ khi Nam chuẩn bị đi Mỹ du học. Ở đó Nam chia sẻ hành trình của mình từ khi xin học bổng đến khi hòa nhập với cuộc sống một mình ở nước Mỹ. Qua cuốn sách bạn sẽ có cái nhìn thật hơn về cuộc sống của một du học sinh.

Hoàn toàn không đơn giản như mọi người vẫn nhìn thấy những thành tích ở Nam, cuốn sách “hé lộ” cả những thất bại mà Nam đã trải qua và đôi khi là cả tâm trạng buồn đến mức muốn quay trở về nhà của chàng trai này.

Cuốn sách cũng là những góc nhìn của Nam trước những người, những việc rất đỗi bình dị ở nước Mỹ. Những bức ảnh Nam chụp, những bài thơ minh họa cho các bức ảnh đó thể hiện suy ngẫm rất riêng của chàng trai tuổi 15.

Sách cũng chan chứa nỗi niềm yêu thương của Nam dành cho bố mẹ, cho gia đình. Và ta chợt hiểu, đi hết núi sông đồng bãi là sẽ gặp nhà mình.

Và như thế, đọc sách cũng là cách để tìm cảm hứng lên đường và tha thiết tin tưởng vào những gì mình lựa chọn trong cuộc đời này. Tìm mua: Hẹn Hò Nước Mỹ TiKi Lazada Shopee

***

Ước mơ của con - Niềm vui của bốTừ ngày Nam còn nhỏ, bố luôn nói với con rằng: Nam lớn nhanh cố gắng phấn đấu để được đi du học nhé.

Và bố bày cái bản đồ thế giới ra trước mặt, bố mỉm cười và khích lệ: Nam chọn đất nước mà mình thích đến để du học đi nào.

Lần nào cũng thế, Nam đều chọn nước Mỹ.

Bố luôn cười xòa, xoa đầu rồi bế bổng Nam lên tay: Ôi chao, cái thằng bé xíu mà thật là chính kiến, lần nào cũng giống nhau cả.

Má Nam đỏ bừng, con khúc khích cười.

Rồi Nam rủ bố chơi trò chơi “xuất ngoại”.

Bố nằm ngửa, để hai bàn chân giả làm máy bay cho Nam ngồi lên rồi bố nâng hai bàn chân của mình “cất cánh”, đưa Nam bay vù lên. Tóc Nam bay lòa xòa. Nam cười nhô hai cái răng thỏ xinh ơi là xinh. Và tiếng cười của Nam lẫn trong lời bố giả làm tiếp viên: Phi cơ chở giáo sư Đỗ Nhật Nam đi Mỹ thỉnh giảng về thăm bố mẹ đang chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay Nội Bài...

Ôi chao là những trò chơi thương mến...

Giá mà có phép màu, bố mong ước được trở lại những giây phút đó, có Nam ngồi gọn trên hai chân bố, tóc tơ thơm mềm và nụ cười ngọt như quả ủ chín vào mùa đông lạnh giá. Vị ngọt cứ thấm sâu vào tim bố.

Bố nhớ lần đầu tiên bố cho Nam đi tàu Shinkansen ở Nhật. Con nhỏ xíu đứng cạnh tàu chụp bao nhiêu là ảnh. Khi ấy, bố đã thủ thỉ với con rằng, sau này Nam lớn, Nam sẽ cho bố đi khắp bốn phương trời bằng máy bay, bằng tàu siêu tốc nhé.

Nam gật đầu cái rụp, thò cái ngón tay bé xinh ra ngoéo tay bố, như chắc chắn cho những dự định của hai bố con.

Rồi thơ ấu lùi xa...

Rồi nước Nhật lùi xa...

Chỉ có những ước mơ là mãi mãi còn...

Năm 13 tuổi, một hôm Nam đột ngột tuyên bố: Con sẽ đi du học ở Mỹ bố ạ.

Chao ôi, bố không diễn tả được cảm giác của mình khi ấy. Có chút gì như vui mừng vì con đã sớm trưởng thành lại có chút gì như hụt hẫng chênh chao.

Xa con khi con mới 13 tuổi là điều bố chưa thể hình dung đến, chưa từng tính đến, ngay cả trong những giấc mơ.

Nhưng bố biết, bố khó có thể ngăn cản đam mê của con.

Và cũng bởi như có một sự trùng hợp trong vòng quay số phận, bố cũng đã xa nhà đi học trường chuyên năm 13 tuổi. Và bố đã một mình tự lập bươn chải nỗ lực hết mình từ ngày đó.

Nên bố tin vào sự trùng phùng duyên nợ với con số 13, với cái dấu mốc diệu kỳ ấy...

Và con lên đường trong nỗi nhớ ngác ngơ bần thần của bố.

Đêm đầu tiên khi mẹ đưa con sang Mỹ, một mình bố đánh vật với nỗi thương nhớ cồn cào...

Nỗi thốc nghẹn trong tim khiến bố rã rời.

Bố âm thầm giấu bóng mình vào đêm, như người ta nén một nắm tro âm ỉ cháy. Nỗi nhớ bốc lên từ từ ủ suốt từng chân tóc. Bố đếm bóng đêm qua trùng trùng lớp lớp những kỉ niệm về con.

Và rồi bức ảnh đầu tiên con gửi về, thật kì lạ là ảnh về nước Nhật, khi con dừng chân transit tại sân bay Narita ở Tokyo. Con cười tươi. Như cái ảnh con chụp bên tàu Shinkansen hay cạnh rừng lá đỏ năm nào khi cả nhà mình còn ở bên đó.

Bố thấy lòng mình đã dịu đi rất nhiều.

Rồi con gửi tặng bố mẹ nhiều ảnh về nước Mỹ, về nơi con sống. Kì lạ là ảnh nào bố cũng thấy đôi mắt con buồn rươm rướm. Bố đã thương con biết mấy. Nhưng bố luôn tự nhủ là bố tin vào sự gắng gỏi của con.

Và rồi đúng như bố nghĩ, con liên tiếp đạt những giải thưởng, những thành tích đáng ghi nhận ngay từ năm học đầu tiên.

Đến tận năm thứ hai con vào trường mới, bố mới sang được nước Mỹ cùng con.

Nước Mỹ đón bố bằng mùa thu vàng lá. Nó cho bố cảm giác như nước Nhật năm nào. Nên bố thấy nước Mỹ xa xôi mà thật gụi gần.

Lần đầu tiên được đến ngôi trường của con, lòng bố đã tràn ngập niềm vui.

Trường con đẹp như một bức tranh. Mọi thứ ấm áp và thân thiện quá.

Bố vui mừng biết bao khi nghĩ đến con sẽ có những năm tháng sinh sống và học tập ở nơi này.

Và chính trong khung cảnh đó, trong sự yêu thương đùm bọc của thầy cô, con tiếp tục được phát huy những sở thích của mình.

Con học hát, con đi thi hợp xướng, con chụp ảnh, con tham gia các câu lạc bộ, con làm thơ, con viết văn, con chơi đàn... Con làm tất cả những điều đó nhẹ nhàng đầy niềm vui sống.

Con muốn truyền tất cả những điều đó đến với bạn bè, đến với những ai cùng nuôi dưỡng ước mơ du học như con.

Qua những cuốn sách con viết. Từ Đường xa con hát đến Hát cùng những vì sao... Và bây giờ là Hẹn hò nước Mỹ.

Nước Mỹ qua cách nhìn của con khác với cách nhìn của bố hay của mẹ.

Nó tràn đầy những điều mới mẻ, tràn đầy những điều thú vị, tràn đầy niềm lạc quan khám phá, tìm tòi...

Con đã hẹn với nước Mỹ như người ta hẹn một tình yêu. Con đã hẹn với nước Mỹ như người ta hẹn một nỗi mong chờ dịu dàng tha thiết...

Và rồi con đã đến.

Và rồi con lại nhớ về ngôi nhà mình, nơi có giàn hoa tường vi nở âm thầm, nơi có mẹ ngồi đọc sách bên cửa sổ và nơi có bố âm thầm quay bóng nhớ vào đêm.

Tất cả những điều đó, khi đọc Hẹn hò nước Mỹ bố mới được biết, bố mới chạm được vào góc tâm hồn bé bỏng của con.

Nên bố thương lắm, bố yêu cuốn sách này lắm lắm. Nó như một ánh mắt ngộ nghĩnh tròn đầy khao khát mở ra trước cuộc đời này.

Bố may mắn được làm biên tập cho tất cả những cuốn sách con từng viết, nhưng cuốn này bố thấy thú vị nhất. Vì rất nhiều điều bố mới biết lần đầu, về con, về nước Mỹ.

Nên bố ước ao có nhiều bạn trẻ đọc được cuốn sách này, đọc và xem, đọc và nghĩ để cảm nhận và để nuôi trong mình những ước mơ.

Để mang trong mình một cuộc hẹn...

Với tương lai...

Cảm ơn con, chàng trai của bố!

Đỗ Xuân Thảo

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hẹn Hò Nước Mỹ PDF của tác giả Đỗ Nhật Nam nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Tự Truyện Benjamin Franklin (Benjamin Franklin)
Benjamin Franklin sinh tại đường Milk, Boston vào ngày 6 tháng 1 năm 1706. Cha của ông, Josiah Franklin, là một người thợ làm nến từng có hai đời vợ và Benjamin là con trai út trong gia đình gồm 17 người con. Ông nghỉ học khi lên 10 tuổi và ở tuổi 12, ông theo học nghề in từ người anh, James, người sau này xuất bản tạp chí New England Courant. Benjamin từng đóng góp bài và có thời gian làm biên tập danh dự cho tạp chí này. Tuy nhiên, hai anh em nảy sinh bất đồng và Benjamin bỏ đi, chuyển đến New York, sau đó đến Philadelphia vào tháng 10 năm 1723. Ông nhanh chóng tìm được công việc ở một nhà in, nhưng sau đó vài tháng, ông bị Thống đốc Keith thuyết phục đến London. Tuy nhiên sau đó Benjamin nhận ra những lời hứa của Thống đốc chỉ là hão huyền. Benjamin quay lại với công việc nhân viên sắp chữ in cho đến khi được một thương gia tên Denman đề nghị một vị trí trong công việc kinh doanh của ông này và cả hai quay trở lại Philadelphia. Sau khi Denman mất, Benjamin quay về nghề trước đây của mình và không lâu sau mở một xưởng in riêng, nơi ông xuất bản tạp chí The Pennsylvania Gazette, tạp chí mà ông đóng góp nhiều bài viết như một công cụ để khuấy động những phong trào cải cách địa phương. Năm 1732, để nâng cao sự phong phú, ông bắt đầu xuất bản cuốn sách nổi tiếng Poor Richard’s Almanac (Niên lịch của Richard Nghèo Khổ) ghi chép lại những câu châm ngôn súc tích về cuộc sống mà ông sáng tác hay sưu tầm. Đây là cuốn sách đóng góp một nền tảng lớn vào danh tiếng của ông. Năm 1758, Benjamin ngừng viết cuốn Niên lịch và cho ra đời Father Abraham’s Sermon (Những Bài Giảng Của Cha Abraham), tác phẩm được xem là nổi tiếng nhất trong nền văn học thuộc địa Mỹ. Cùng lúc đó, Franklin cũng ngày càng quan tâm đến các vấn đề công vụ. Ông vạch ra kế hoạch xây dựng một học viện, sau này được tiếp nối và phát triển thành Đại học Pennsylvania và ông cũng sáng lập ra tổ chức “Hiệp hội Khoa học Mỹ” với mục đích giúp các nhà khoa học có cơ hội gặp gỡ, trao đổi và thảo luận những khám phá của mình. Bản thân ông cũng bắt đầu các thí nghiệm điện cùng một số nghiên cứu khoa học khác trong quãng thời gian hoạt động kinh doanh và chính trị cho đến cuối đời. Vào năm 1748, khi đã có cuộc sống vật chất khá sung túc, ông bán nhà in của mình để có thời gian dành cho việc học; vài năm sau, ông có một khám phá khiến tên tuổi của mình được biết đến trên toàn châu Âu. Trong lĩnh vực chính trị, ông chứng tỏ mình có khả năng trong cả vai trò điều hành lẫn tranh luận, nhưng lý lịch chính trị của ông đã dính nhiều vết nhơ khi dùng quyền lực để nâng đỡ những người họ hàng của mình. Thành tựu chính trị lớn nhất của ông chính là việc cải cách hệ thống bưu điện, nhưng tên tuổi của ông lại chủ yếu được nhắc đến với vai trò như một chính khách thông qua hoạt động ngoại giao giữa các thuộc địa với nước Anh và sau đó là nước Pháp. Năm 1757, ông được cử sang Anh để phản đối ảnh hưởng của gia tộc Penn trong Chính phủ thuộc địa và ông đã ở lại Anh 5 năm, cố gắng thuyết phục người dân và Chính phủ Anh chấp nhận các điều kiện đối với thuộc địa. Trong lần trở về Mỹ, sự kiện Paxton mà ông đóng vai trò danh dự sau đó đã làm ông mất ghế trong Quốc Hội. Tuy nhiên, năm 1764, ông lại được cử đến Anh với tư cách một đại diện của Chính phủ thuộc địa để kiến nghị khôi phục Chính phủ từ tay các địa chủ tư sản. Tại London, ông tích cực phản đối Đạo Luật Tem. Tuy nhiên, ông đã mất rất nhiều lòng tin và sự tín nhiệm vì đã bảo vệ quyền lợi cho văn phòng đại diện một công ty sản xuất tem của người bạn mình tại Mỹ. Ngay cả những nỗ lực mang lại hiệu quả cao của ông nhằm bãi bỏ đạo luật trên cũng không giúp ông khỏi bị ngờ vực. Tuy nhiên ông vẫn tiếp tục những nỗ lực bảo vệ quyền lợi các quốc gia thuộc địa khi rắc rối ngày càng tăng do khủng hoảng từ Phong trào Cách Mạng. Năm 1767, ông đến Pháp và được chào đón long trọng. Nhưng trước khi trở về quê hương vào năm 1775, ông mất chức Bộ Trưởng Bộ Bưu Điện vì dính líu đến việc tiết lộ cho bang Massachusetts lá thư nổi tiếng của Hutchinson và Oliver. Trên đường trở về Philadelphia, ông được chọn làm thành viên Quốc hội Lục Địa và vào năm 1777 ông được cử đến Pháp dưới vai trò đại sứ của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Ông ở lại Pháp tới năm 1785, như một nhân vật được cộng đồng Pháp yêu thích và với thành công trong những sứ mạng đại diện cho đất nước mình. Cuối cùng, ông trở về quê hương như một người hùng của nước Mỹ độc lập và nhận được vị trí cao chỉ sau Washington. Ông mất ngày 17 tháng 4 năm 1790. Năm chương đầu của cuốn Tự truyện của Benjamin Frankalin được viết ở Anh vào năm 1771, được tiếp tục vào năm 1784-1785 và bắt đầu viết tiếp vào năm 1788, ông giảm xuống chỉ còn những sự kiện diễn ra tới năm 1757. Sau hàng loạt chuyến phiêu lưu phi thường, bản thảo đầu tiên cũng như cuối cùng được John Bigelow in ra và giờ đây được tái bản để ghi nhận giá trị của cuốn sách như một bức tranh về một trong những nhân vật đáng kính nhất thời thuộc địa và là một trong những cuốn tự truyện xuất sắc nhất thế giới.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tự Truyện Benjamin Franklin PDF của tác giả Benjamin Franklin nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Món Ngon Hà Nội (Vũ Bằng)
Vào khoảng năm tàn tháng hết, ở miền Nam nước Việt có những buổi tối đìu hiu lạnh như mùa thu đất Bắc. Gió buồn đuổi lá rụng trên hè. Mây bạc nặng nề trôi đi chầm chậm như chia mối buồn của khách thiên lý tương tư. Người xa nhà đột nhiên thấy trống trải trong lòng. Lê bước chân trên những nẻo đường xa lạ, y thấy tiếc nhớ một cái gì không mất hẳn, nhưng không còn thấy. Nhớ vẩn vơ, buồn nhẹ nhẹ. Cái buồn không se sắt, cái nhớ không day dứt, nhưng chính cái buồn và cái nhớ đó mới thực làm cho người ta nhọc mệt, thẫn thờ. Lòng người, cũng như cánh hoa, chóng già đi vì thế. Người ta không nặng lắm về hiện tại, nhưng thiết tha với quá khứ hơn. Một tiếng dế ở chân tường, một ngọn gió vàng heo hắt, hay một tiếng lá đụng cành trâm đều nhắc nhở ta những kỷ niệm xa xôi, dìu dịu. Tìm mua: Món Ngon Hà Nội TiKi Lazada Shopee Ngày xưa, người cung nữ ở trong tiêu phòng lạnh ngắt thấy xe dê thì nhớ đến lúc được quân vương ấp ủ thương yêu. Tiếng con ý nhi gợi lại ở trong lòng người chinh phụ buổi người tráng sĩ "lâm hành". Tại kinh đô Trương Hàn thấy lá ngô rụng giếng thu thì sực nhớ đến rau thuần, cá lư và muốn treo ấn trở về quê cũ. "Gió thu một tiếng bên tai, Thuần, lư sực nhớ đến mùi Giang Nam. Đôi khi cũng mang bệnh nhớ nhung, người viết sách này vào lúc năm tàn hầu hết cũng ưa nghĩ đến một vài kỷ niệm xa xưa. Một chén trà sen do nhà ướp; mấy cái bánh Tô Châu nhấm nháp vào một hôm mát trời; một nồi cơm gạo tám ăn với thịt rim; bát canh cần bốc khói xanh nghi ngút; mấy quả cà Nghệ giòn tan hay mẻ cốm Vòng ăn với chuối tiêu trứng cuốc... tất cả những thứ đó, gợi cho ta một nỗi thèm tiếc mờ mờ, như làm rung động tới những nơi thầm kín nhất của lòng. Những lúc đó ta không thể không liên tưởng tới những ngày dịu ngọt bên cạnh mẹ già, vợ dại dưới cái mái nhà cũ kỹ rêu phong. Ngọn đèn không sáng lóe nhưng đủ soi một cách thân mật vào những mái tóc thân yêu; tiếng ca hát không nhiều nhưng đủ làm cho tim ta ấm áp; mà bữa cơm tuy là thanh đạm, nhưng đủ để cho ta ngon miệng hơn là ăn vây, ăn yến. Đi trong gió lạnh lùng, tôi nhớ đến những buổi sum họp êm đềm, tôi nhớ đến những bữa cơm thân mật, tôi nhớ đến những miếng ngon gia dụng và đêm đêm tôi đã ghi những nhận xét và cảm xúc đó lên trên mặt giấy. Hợp với những bài đã viết trước đây, cuốn sách nhỏ bé này không có tham vọng gì hơn là ghi lại được nỗi buồn nhớ xa xôi và gửi gắm một chút tình cho ai ai, ở Trung, Bắc cũng như Nam, mang nặng trong lòng những biệt ly xứ sở.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Vũ Bằng":Món Ngon Hà NộiBốn Mươi Năm Nói LáoMón Lạ Miền NamBóng Ma Nhà Mệ HoátMiếng Ngon Hà NộiNói Có SáchThương Nhớ Mười HaiTruyện Hai NgườiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Món Ngon Hà Nội PDF của tác giả Vũ Bằng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Món Ngon Hà Nội (Vũ Bằng)
Vào khoảng năm tàn tháng hết, ở miền Nam nước Việt có những buổi tối đìu hiu lạnh như mùa thu đất Bắc. Gió buồn đuổi lá rụng trên hè. Mây bạc nặng nề trôi đi chầm chậm như chia mối buồn của khách thiên lý tương tư. Người xa nhà đột nhiên thấy trống trải trong lòng. Lê bước chân trên những nẻo đường xa lạ, y thấy tiếc nhớ một cái gì không mất hẳn, nhưng không còn thấy. Nhớ vẩn vơ, buồn nhẹ nhẹ. Cái buồn không se sắt, cái nhớ không day dứt, nhưng chính cái buồn và cái nhớ đó mới thực làm cho người ta nhọc mệt, thẫn thờ. Lòng người, cũng như cánh hoa, chóng già đi vì thế. Người ta không nặng lắm về hiện tại, nhưng thiết tha với quá khứ hơn. Một tiếng dế ở chân tường, một ngọn gió vàng heo hắt, hay một tiếng lá đụng cành trâm đều nhắc nhở ta những kỷ niệm xa xôi, dìu dịu. Tìm mua: Món Ngon Hà Nội TiKi Lazada Shopee Ngày xưa, người cung nữ ở trong tiêu phòng lạnh ngắt thấy xe dê thì nhớ đến lúc được quân vương ấp ủ thương yêu. Tiếng con ý nhi gợi lại ở trong lòng người chinh phụ buổi người tráng sĩ "lâm hành". Tại kinh đô Trương Hàn thấy lá ngô rụng giếng thu thì sực nhớ đến rau thuần, cá lư và muốn treo ấn trở về quê cũ. "Gió thu một tiếng bên tai, Thuần, lư sực nhớ đến mùi Giang Nam. Đôi khi cũng mang bệnh nhớ nhung, người viết sách này vào lúc năm tàn hầu hết cũng ưa nghĩ đến một vài kỷ niệm xa xưa. Một chén trà sen do nhà ướp; mấy cái bánh Tô Châu nhấm nháp vào một hôm mát trời; một nồi cơm gạo tám ăn với thịt rim; bát canh cần bốc khói xanh nghi ngút; mấy quả cà Nghệ giòn tan hay mẻ cốm Vòng ăn với chuối tiêu trứng cuốc... tất cả những thứ đó, gợi cho ta một nỗi thèm tiếc mờ mờ, như làm rung động tới những nơi thầm kín nhất của lòng. Những lúc đó ta không thể không liên tưởng tới những ngày dịu ngọt bên cạnh mẹ già, vợ dại dưới cái mái nhà cũ kỹ rêu phong. Ngọn đèn không sáng lóe nhưng đủ soi một cách thân mật vào những mái tóc thân yêu; tiếng ca hát không nhiều nhưng đủ làm cho tim ta ấm áp; mà bữa cơm tuy là thanh đạm, nhưng đủ để cho ta ngon miệng hơn là ăn vây, ăn yến. Đi trong gió lạnh lùng, tôi nhớ đến những buổi sum họp êm đềm, tôi nhớ đến những bữa cơm thân mật, tôi nhớ đến những miếng ngon gia dụng và đêm đêm tôi đã ghi những nhận xét và cảm xúc đó lên trên mặt giấy. Hợp với những bài đã viết trước đây, cuốn sách nhỏ bé này không có tham vọng gì hơn là ghi lại được nỗi buồn nhớ xa xôi và gửi gắm một chút tình cho ai ai, ở Trung, Bắc cũng như Nam, mang nặng trong lòng những biệt ly xứ sở.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Vũ Bằng":Món Ngon Hà NộiBốn Mươi Năm Nói LáoMón Lạ Miền NamBóng Ma Nhà Mệ HoátMiếng Ngon Hà NộiNói Có SáchThương Nhớ Mười HaiTruyện Hai NgườiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Món Ngon Hà Nội PDF của tác giả Vũ Bằng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đời Tôi (Bill Clinton)
Bill Clinton - Tổng thống trẻ tuổi thứ 3 trong lịch sử Hoa kỳ. Có lẽ là tổng thống Hoa Kỳ được nhiều người trên thế giới biết đến nhiều nhất. Câu chuyện của Bill Clinton là một câu chuyện điển hình Mỹ mà một người bình thường có thể liên hệ…"Đời tôi - My life Bill Clinton" sẽ dẫn người đọc vào sự hồi tưởng mạnh mẽ về những thành tựu cũng như những thất bại trong thời cầm quyền của ông... " My Life Bill Clinton" thực sự " Cực kỳ cuốn hút...Câu chuyện của Bill Clinton đúng là một câu chuyện điển hình Mỹ mà một người bình thường có thể liên hệ...Những chính trị gia tương lai sẽ thấy đâu là một cuốn sách phải đọc, còn người Mỹ bình thường sẽ đồng cảm với những thăng trầm mà tất cả cúng ta đều trải qua trong đời " ( Báo Châttnooga Times Free Press) " Cuốn sách dẫn người đọc vào sự hồi tưởng mạnh mẽ về những thành tựu cũng như thất bại trong thời cầm quyền của ông...Không một cuốn tự truyện tổng thống nào có thể sống động đến thế...thật khó mà bỏ qua Bill Clinton cũng như những câu chuyện đời đặc biệt của ông" - Báo The Tennessean. Ngay trong ngày phát hành đầu tiên, chỉ riêng tại Mỹ " My life Bill Clinton" đã bán được 400.000 bản. Đây là con số lớn nhất chưa từng có đối với loại sách Phi tiểu thuyết và là con số gấp đôi lượng bản sách Living History của vợ ông - Thượng nghị sỹ Hillary Clinton. Đây chắc chắn là bộ sách về tổng thống hay nhất mọi thời đại Tìm mua: Đời Tôi TiKi Lazada Shopee *** Sau khi cuốn Đời tôi xuất bản vào tháng 6/2004, tôi đi nhiều nơi ở Mỹ và ở nước ngoài để quảng bá cho cuốn sách. Tôi ngỡ ngàng và cảm kích khi biết bao nhiêu người chờ đợi hàng giờ liền, có khi thâu đêm, để chờ tôi ký tặng vào sách của họ, cho đến nay con số này đã lên đến hơn 60 nghìn người. Trong những dịp ký tặng sách, trả lời phỏng vấn cũng như gặp gỡ tình cờ, mọi người đưa ra những quan sát cụ thể và rất đa dạng về những gì họ thu được sau khi đọc câu chuyện của tôi - một bằng chứng nữa cho thấy tất cả chúng ta đều cảm nhận thông tin qua lăng kính của những trải nghiệm, mối quan tâm và nhu cầu của riêng mình. Phần lớn lời bình luận của mọi người thuộc ba loại: họ đồng cảm với chuyện kể thời thơ ấu của tôi ra sao; họ bị tác động bởi một việc làm của tôi trong lúc làm tổng thống như thế nào; và cuốn sách đã tăng sự hiểu biết của họ về chính trị hiện đại và các vấn đề chính sách như thế nào. Tất nhiên, một số kha khá thì đùa tôi về độ dài và sức nặng của cuốn sách. Nhiều người chỉ lịch sự nói rằng họ thích cuốn sách, trong số này gần đây nhất có một nhạc công trẻ trong dàn nhạc của Đại học Florida A&M khi cựu Tổng thống Bush và tôi đi ra sân chào lực lượng vũ trang của chúng ta trong buổi diễn trước trận đấu ở sân Super Bowl. Trong vài tuần đầu tiên sau khi cuốn sách được tung ra, phần lớn mọi người trò chuyện với tôi về thời thơ ấu của tôi và việc đọc phần ấy đã làm họ hồi tưởng lại thời thơ ấu của chính họ như thế nào. Một phụ nữ mà Hillary và tôi gặp ở một hiệu sách bang Colorado và một phóng viên truyền hình châu Âu phỏng vấn tôi đều cởi mở bộc bạch về thời thơ ấu không êm đẹp của họ và nói rằng đọc câu chuyện của tôi đã giúp họ tự hiểu mình hơn, hiểu cả những rắc rối mà họ vẫn phải đối mặt mãi cho đến khi đã trưởng thành. Nhiều bạn đọc trẻ, thường là dân nhập cư hoặc sinh viên nước ngoài, nói rằng họ đọc chuyện của tôi để tìm sự hướng dẫn sao cho chính họ cũng có thể sống giấc mơ của họ. Nhiều người trong các buổi ký tên sách tranh thủ cảm ơn hoặc gửi thư cho tôi cảm ơn về Đạo luật Nghỉ phép у tế và việc gia đình và Y tế, về chế độ trợ cấp học đại học, về cơ hội có việc làm để khỏi phải nhận trợ cấp thất nghiệp, về cơ hội được phục vụ trong AmeriCorps,[2] hoặc những ưu đãi họ có được từ các chính sách kinh tế. Nhiều người đến từ Ireland, Bosnia, Kosovo, Haiti, Mexico, Colombia, Việt Nam, Triều Tiên, Trung Đông và châu Phi cám ơn tôi vì đã cố giúp quê hương họ và vì tôi đã kể ra những cuộc đấu tranh đang diễn ra ở đó. Một nhân viên mật vụ từng phục vụ trong Lực lượng đặc biệt Quân đội Mỹ ở Somalia vào thời kỳ “Black Hawk Down”[3] cảm ơn tôi vì đã giải thích những sai lầm mà tôi và những người khác đã phạm, và vì đã bảo vệ binh sĩ trên chiến trường cũng như chỉ huy của họ.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đời Tôi PDF của tác giả Bill Clinton nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.