Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Vũ Bằng - Các Tác Phẩm Mới Tìm Thấy (Lại Nguyên Ân)

Cuốn sách mà bạn đọc đang cầm trong tay là một sưu tập những tác phẩm của nhà văn Vũ Bằng (1913-1984) do tôi tìm được, phần lớn từ cuối năm 2000.

Tôi vốn không phải là một chuyên gia về tác giả Vũ Bằng, song việc tôi làm tập sách này không hẳn là sự tình cờ.

Hồi cuối năm 2000, khi tôi được mời đi thăm và đọc tài liệu tại Đại học California ở Berkeley, Hoa Kỳ, mối quan tâm chính của tôi là đi tìm tác phẩm của tác gia Phan Khôi (1887-1959). Khi ấy sự hiểu biết của tôi về báo chí chữ Việt trước 1945 còn khá ít ỏi; để tìm dấu tích tác gia mình định tâm tìm, tôi chúi đầu vào nhiều tờ khác nhau (cố nhiên tất cả đều là đọc trên bản chụp microfilm, do thư viện các đại học ở Mỹ mua bản chụp các sưu tập báo Việt từ nguồn lưu trữ của Pháp). Và một trong những điều ngẫu nhiên đã xảy ra: Với không ít tờ báo cũ, tôi không thấy dấu tích bài đăng của Phan Khôi nhưng lại thấy bài vở của nhiều tên tuổi quen thuộc khác, như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Bùi Hiển, Kim Lân... và tất nhiên, Vũ Bằng.

Cũng xin nhắc lại rằng vào năm 2000 ấy, đối với làng văn chính thống ở ta, tên tuổi Vũ Bằng như là vừa được đưa từ bóng tối ra ánh sáng. Trước đó, trường hợp Vũ Bằng nằm chung trong số những tác giả đô thị miền Nam thời kỳ 1954-1975, do vậy chỉ một số tác phẩm của ông được in lại một cách dè dặt. Thế rồi có một sự việc gây đột biến: những thông tin hé lộ ra rằng Vũ Bằng là một chiến sĩ tình báo được "bên ta" cài vào nằm vùng trong vùng "quân địch" suốt thời gian kháng chiến, - đã mau chóng làm thay đổi hẳn thái độ đối xử từ phía dư luận chính thống đối với tác gia này. Một loạt tác phẩm riêng lẻ của ông được tái bản. Đồng thời, ngay trong năm 2000, một Tuyển tập Vũ Bằng gồm ba tập được biên soạn và ra mắt rất nhanh. Sau đấy ít năm nữa, một bộ sách mang nhan đề Toàn tập Vũ Bằng cũng đã được in ra.

Thế nhưng, hầu hết những tác phẩm của Vũ Bằng mà tôi sưu tầm được từ cuối năm 2000 kia, hoàn toàn nằm ngoài các bộ sách đó! Tìm mua: Vũ Bằng - Các Tác Phẩm Mới Tìm Thấy TiKi Lazada Shopee

Bạn đọc có thể lấy làm ngạc nhiên về điều ghi nhận tôi vừa kể. Song những ai hiểu biết thực trạng nghiên cứu và biên khảo ở ta hiện nay, hẳn đã lường trước được tình trạng đó.

Ở nơi nào khác, với mặt bằng nghiên cứu và mặt bằng xuất bản hoạt động theo những chuẩn mực cao, các tuyển tập của các tác gia chỉ có thể là kết quả của việc nghiên cứu và hệ thống hoá toàn bộ sự nghiệp trứ thuật, sáng tác của tác gia ấy; do vậy, trong các bộ tuyển tập, toàn tập hoàn toàn không thể thiếu những mảng tác phẩm đáng kể của họ.

Vì thế tôi rốt cuộc phải soạn những tác phẩm của Vũ Bằng mà tôi sưu tầm được từ tám chín năm trước thành một cuốn sưu tập riêng.

Do chỗ không phải là người nghiên cứu chuyên về tác gia này, tôi chỉ có thể đưa ra một sưu tập những tác phẩm tôi tìm thấy chứ không thực hiện một loại công trình "bổ di" cho những cuốn tuyển đã có. Tất nhiên, tôi cũng sẽ không lặp lại những gì đã được đưa vào các cuốn tuyển đã có. Trong chừng mực nhất định, tôi cũng có lưu ý tìm thêm đọc thêm về tác giả này và đã thấy những nguồn tác phẩm khác nữa. Chẳng hạn, chùm tác phẩm mà người ta cho là đầu tay của Vũ Bằng, - không phải quá khó để tìm ra chúng, nếu người ta thực sự muốn tìm chứ không chỉ thốt ra vài ba thán từ thật sến để mị người đọc. Tôi đã toan đưa vào sưu tập này truyện Con ngựa già và loạt tác phẩm Vũ Bằng đăng báo Đông tây ở Hà Nội hồi 1931-1932, song nghĩ lại, thấy chỉ nên kê một danh mục để các nhà biên khảo chuyên về tác gia này đi khai thác1.

Trong sưu tập này, ngoài một phóng sự của Vũ Bằng đăng năm 1938 trên tuần báo Dư luận, và một phóng sự Vũ Bằng viết cùng với Tam Lang đăng năm 1946 trên nhật báo Kiến quốc, còn lại đều là các bài vở ký Vũ Bằng hoặc Tiêu Liêu đăng trên tuần báo Trung Bắc chủ nhật, từ 1940 đến 1945; trong số này, tôi chỉ bỏ qua loạt bài Bàn về tiểu thuyết và thiên hồi ký Cai, - hai tác phẩm này sau khi đăng Trung Bắc chủ nhật đã in thành sách riêng, và gần đây, nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn đã sưu tầm và đưa in lại2. Tôi cũng chỉ lấy các bài mà tác giả ký là Vũ Bằng hoặc Tiêu Liêu, không lấy các bài ký các bút danh khác, được biết cũng là của Vũ Bằng, như Thiên Tướng chẳng hạn.

Điều mà tôi muốn lưu ý nhất ở các tác phẩm của Vũ Bằng trong sưu tập này, là ý nghĩa đáng kể về tư liệu. Đây không chỉ là các tác phẩm mà còn là những tư liệu, thậm chí là loại tư liệu hiếm, quý, về nhiều phương diện khác nhau.

Vì hầu hết các bài trong sưu tập này đều rút từ Trung Bắc chủ nhật, xin nói chút ít về tờ tuần báo này. Ban đầu, tên gọi của nó là Trung Bắc tân văn chủ nhật, tức là một ấn phẩm ra hằng tuần của nhật báo Trung Bắc tân văn (tờ nhật báo này ban đầu là chi nhánh của tờ Lục tỉnh tân văn ở miền Trung và miền Bắc, chủ nhiệm là E. Schneider, chủ bút là Nguyễn Văn Vĩnh, hoạt động từ 1913 đến 1941); người quản lý tờ tuần báo này là Dương Phượng Dực. Khi Trung Bắc tân văn đóng cửa, tuần báo này đổi tên là Trung Bắc chủ nhật, người đứng chủ trương là Nguyễn Doãn Vượng; từ số 257 chủ nhiệm là Nguyễn Văn Luận. Tính ra tờ này ra được 262 số, từ 3.3.1940 đến 16.9.1945.3

Có thể nói, trong mặt bằng báo chí tiếng Việt đương thời ở miền Bắc, Trung Bắc chủ nhật là tờ tuần báo văn hoá xã hội phổ thông. Tờ tuần báo này là nơi giới thiệu khá nhiều tác phẩm của những nhà văn "tiền chiến lớp sau" như Nguyễn Tuân, Nam Cao, Hồ Dzếnh, Kim Lân, Bùi Hiển, Tam Kính, v.v... Song phần dành đăng sáng tác thơ văn dù sao cũng ít hơn so với các nội dung tri thức văn hoá xã hội, đáp ứng nhu cầu hiểu biết của các giới trung lưu trong thị dân đương thời. Do vậy, nhiều cây bút đa năng, có thể dịch thuật kiến thức Âu Tây, lại cũng có thể biên khảo tư liệu Á Đông cổ truyền, đã quần tụ chung quanh tuần báo này, đáng kể nhất là những nhà văn, nhà báo kỳ cựu như Ngô Tất Tố, Đào Trinh Nhất (ông này bị trục xuất từ Nam Kỳ ra Bắc), Doãn Kế Thiện, v.v...

Vai trò của Vũ Bằng trên Trung Bắc chủ nhật, trong phần lớn thời gian tồn tại của tuần báo này, có thể hiểu như là thư ký toà soạn (điều này là đoán nhận qua nội dung báo chứ không thấy ghi rõ ràng trên manchette báo). Vai trò này không chỉ thể hiện ở việc chèo lái toà soạn, ở việc sắp xếp nội dung bài vở các số báo, mà còn bộc lộ ở chính một phần đáng kể các bài báo của Vũ Bằng. Chẳng hạn, mục "Không đó... thì đây" ở hầu hết các số báo từ tháng 9 đến hết năm 1940, điểm các sự kiện thời sự văn hoá xã hội từ lớn đến nhỏ được các báo hàng ngày nêu trong tuần lễ trước đó; hoặc các loại bài dẫn nhập các số báo mang tính chuyên đề. Bạn đọc sẽ thấy trong sưu tập này khá nhiều bài Vũ Bằng viết nhằm mở đầu hoặc kết thúc những ý kiến, những chùm tư liệu của nhiều tác giả khác nhau xung quanh mỗi chuyên đề của từng số báo: số về vùng Láng ngoại ô Hà Nội, số về mùa thu, số về văn hoá Nhật Bản, số về Thái Lan, số về hội Lim, số về chiếu bóng, số về tuồng, số về nạn mê tín dị đoan, số về nạn lang băm, số về hội chợ, số về báo chí, số về nạn lụt, v.v... Chính việc phải ứng phó với các loại đề tài kiến thức phổ thông về văn hoá xã hội trong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu hiểu biết ngày càng rộng của cư dân trung lưu đô thị, đã buộc một cây bút vốn ban đầu chỉ tự thấy có khiếu viết văn và yêu thích vẻ năng động của nghề báo đã phải tự mở rộng không ngừng tầm hiểu biết của mình, phải tự xác định và tự bồi bổ một quan niệm trước các vấn đề xã hội, chính trị, văn hoá đương thời.

Vũ Bằng thuộc thế hệ người Việt thứ hai hoặc thứ ba bước vào nghề báo, khi mà nghề báo và nghề văn vẫn chưa tách hẳn khỏi nhau;4 thể tài mà ông viết thạo và viết hay, thường vẫn là các loại bài có chất phóng sự, ký sự, nơi mà những khám phá về các nét cụ thể của đời sống người Việt chừng như có sự ăn nhập tuyệt vời với văn mạch, với ngôn từ của tác giả. Những phóng sự về nghề mai mối, về tật ghen tuông của những "sư tử Hà Đông", về chuyện kén rể, v.v... trong sưu tập này cho thấy điều đó.

Lần theo ngòi bút làm báo của nhà văn Vũ Bằng, chúng ta sẽ có dịp trải nghiệm lại thậm chí cả những ấu trĩ về nhận thức của nhân loại ngay trong thời đại của khoa học, trên những đề tài như về những quái thai, về ma-cà-rồng... vốn đã từng một thời ám ảnh dư luận nhiều nước văn minh.

Lại cũng có sự việc rất sáng sủa, vì thuộc lĩnh vực văn hoá, nhưng lại nảy ra dưới tác động của những sự kiện lịch sử tiêu cực; nói cụ thể, đó là một số hoạt động văn hoá những năm 1940, sau khi quân phát xít Nhật vào Đông Dương, như triển lãm tranh của hoạ sĩ Fujita, triển lãm hàng mỹ thuật Nhật Bản ở Hà Nội,... trong thời gian ấy Vũ Bằng cũng viết không ít bài về văn hoá Nhật, dịch thuật một số tác phẩm văn học Nhật. Theo suy nghĩ của tôi thì những hoạt động đó, mặc dù đương thời đã diễn ra được là do sự có mặt của cái thế lực đã bị tiến trình lịch sử lên án và phủ định, nhưng những hoạt động văn hoá đó vẫn đọng lại ý nghĩa giao lưu văn hoá tốt đẹp. Đọc lại những trang Vũ Bằng viết hoặc dịch về đề tài này thời ấy, ta chỉ thấy nội hàm về những đặc sắc đáng quý trọng trong văn hoá của một dân tộc. Thậm chí trong một truyện võ hiệp về hận thù đã kết thúc bằng sự giải toả thù hận.

Có một chùm bài viết nữa của Vũ Bằng khiến tôi truy tìm chăm chú hơn hẳn các loạt bài khác, ấy là chùm bài về thời sự xã hội chính trị những năm 1945-1946. Vì sao vậy? Có lẽ vì từ rất lâu rồi, để minh chứng phản xạ của giới nhà văn Việt Nam đối với các biến cố xã hội 1945-1946 trong và ngoài nước, giới nghiên cứu mới chỉ có được rất ít, quá ít tài liệu cụ thể. Trong những cuốn giáo trình văn học sử của Đại học Sư phạm hoặc Đại học Tổng hợp Hà Nội soạn hồi những năm 1960-1970, chỉ thấy người ta dẫn ra tuỳ bút Vô đề của Nguyễn Tuân hoặc bút ký Đường vô Nam của Nam Cao. Mà ở cả hai bài ký ấy người ta chỉ đọc thấy thái độ của nhà văn chứ hầu như không thấy bóng dáng đời sống sự kiện hiện thực đương thời.

Vậy mà trên Trung Bắc chủ nhật chỉ trong năm 1945, ta sẽ thấy có trên một chục bài thuộc loại nói trên của Vũ Bằng. Các sự kiện quốc tế như tin Hitler tự tử, nước Đức quốc xã sụp đổ, phe Đồng Minh thắng lợi và kết thúc thế chiến thứ hai; các sự kiện ở ngay trên đất này như quân Nhật ở Đông Dương làm đảo chính, quân Pháp thua chạy, vua Bảo Đại lập nội các cho "Việt Nam Đế quốc", rồi Cách mạng tháng Tám và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, - bấy nhiêu sự kiện đều ít nhiều có hồi âm trong các bài báo thời ấy của Vũ Bằng. Ngày nay, bằng vào đó, chúng ta có thể coi ông như một trong những nhân chứng của các biến cố lớn ấy, hơn nữa, là một trong những nhân chứng hiếm hoi và nặng ký.

Quả vậy. Có thể nói, nhờ ngòi bút đưa tin kiểu phóng sự của ông, ngày nay ta mới biết có những hoạt động xã hội của giới nghệ sĩ ở Hà Nội như biểu diễn lấy tiền ủng hộ binh sĩ bị thương; hoặc triển lãm tranh "cổ động nền độc lập" ngay sau khi thực dân Pháp bị tước quyền cai trị ở xứ mình; những thảo luận về quốc ca và quốc kỳ cho một nước Việt độc lập; việc đặt vấn đề dùng hoàn toàn Việt ngữ trong giáo dục phổ thông; việc đặt vấn đề cải cách chương trình dạy ở trường mỹ nghệ, v.v. Cũng chỉ nhờ ngòi bút nhà văn làm báo này, ta mới biết có những va chạm Việt-Pháp trong cư dân ở ngay những ngày "hậu thực dân" đầu tiên. Chỉ nhờ ngòi bút nhà văn làm báo ghi nhanh, ta mới còn biết có những nét của biến thiên lịch sử vụt thoáng qua rất nhanh: học giả Trần Trọng Kim trong vai trò thủ tướng; việc khôi phục Hà Nội trong quy chế một thành phố của nước Việt Nam độc lập; việc Hà Nội khôi phục đền Trung Liệt thờ những bậc quản thủ đã tử tiết vì thành phố... Kịp đến khi nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được dựng lên, ta đã thấy Vũ Bằng lên tiếng khá sớm; tất nhiên ông không ở trong nhóm sáng lập Văn hoá Cứu quốc, những ý kiến của ông, từ một chỗ đứng khác, vẫn nhấn vào ý thức "nhận đường" của người trí thức trước vận mệnh dân tộc, trước những vấn nạn sống còn của một nhà nước mới, một chế độ mới. Hai bài báo của Vũ Bằng sau sự kiện 2.9.1945 trên hai số cuối của tuần báo Trung Bắc chủ nhật cho thấy tình cảm trách nhiệm rõ rệt của nhà văn.

Là một sưu tập có tính chất lư liệu nên tôi giữ nguyên tất cả giọng văn và những đoạn kiểm duyệt của nhà cầm quyền cũ.

Trên đây là đôi điều mang tính chất thuyết minh về những bài báo và tác phẩm của nhà văn Vũ Bằng do tôi sưu tầm được và công bố lại trong tập sách này. Như đã nói từ đầu, tôi không phải là chuyên gia về tác giả Vũ Bằng. Dựa vào những gì mà một số nhà báo hoặc nhà phê bình đã viết về Vũ Bằng, tôi cho rằng việc nghiên cứu về tác gia này mới chỉ đạt được những kết quả ít ỏi. Tập sách này, - hầu như chỉ gắn với việc theo dõi hoạt động của ngòi bút Vũ Bằng trên một tờ tuần báo ở Hà Nội những năm 1940-1945 - là một nỗ lực khá hạn chế, mong góp một phần rất nhỏ vào việc làm rõ các phạm vi hoạt động và cống hiến của ông.

Rất mong nhận được sự nhận xét góp ý của bạn đọc và đồng nghiệp trong giới sưu tầm nghiên cứu về sưu tập này.Hà Nội, những ngày đầu xuân Mậu Tý 2008

LẠI NGUYÊN ÂN

***

Vũ Bằng: Các tác phẩm mới tìm thấy gồm có: Cá ngựa! Cá ngựa! Không đó thì đây Chuyện mười lăm năm cũ Láng ban đêm Ngoảnh lại trông xuân Mực Nước Nhật với trăng mùa thu Xiên lình Vinh nhục của mụ mối Nghệ thuật hát bội ở Phù Tang Tam Đảo Geisha Vụ đi thề ở đền Bạch Mã Thời kỳ thứ nhất Việt Nam lấy ba tỉnh ở Chân Lạp Năm 1940 đã hết Chén trà tàu đầu xuân Hội Lim đã mất, hội Lim vạn tuế Công dụng lớn lao của chiếu bóng về phương diện xã hội và mỹ thuật Ngày mai chiếu bóng sẽ ra sao? Sự mê tín chung quanh những quái thai1 Ma cà-rồng1 Một vài sân vận động nữa! Một vài bể bơi nữa! Sau những nạn giết người bằng thuốc Trừ nạn lang băm lang bổ Phê bình Phương Tây trả lời Khi những bà sư tử Hà Đông tức giận Cuộc đời lên voi xuống chó của vua diêm Tuồng cổ có còn hy vọng được trông thấy những ngày tốt đẹp nữa không? Rabindranath Tagore từ trần Cây chaumoolgra không có gì là lạ! Gió mùa thu, lá vàng rụng bay... Nạn khan giấy, một nguy cơ không nhỏ cho làng văn và làng báo ở đây Hội chợ Nữu Ước năm 1939 Đi xem kỹ nghệ và tiểu công nghệ Bắc Kỳ 450 ngàn triệu về việc quốc phòng Nữu Ước phen này liệu có bị ném bom không? Hết hội chợ triển lãm Hà Nội 1941 Bổng, quán quân xe đạp 1933-1934 Con sên leo dốc Xuân không có tuổi Tết năm nay có gì lạ? Thiên đường của báo chí Con đường đầy ánh sáng Mấy ý nghĩ về Trời Ấn Độ huyền bí Săn rể, tậu rể, lùng rể, bán đấu giá rể đây! Dưới bóng mặt trời không có gì lạ! Đồ Sơn Vụ lụt sông Mississippi Những nạn động đất Gốc tích xe hoa và hoa giấy trong các chợ phiên Dân cư và thành thị Algérie Tết cùng Có hải quân mạnh chưa đủ, còn cần cả hải thương... Cô Kiều không hề lẫn chữ tội với chữ công Một nhân vật thời chiến quốc: Kinh Kha Xuân già Nhân ngày 2 Mai là ngày giỗ Nguyễn Văn Vĩnh Gánh chung việc nghĩa liều ra mặt Quốc kỳ Từ việc dùng Việt ngữ trong kỳ thi sơ học bổ túc đến việc soạn sách giáo khoa cho các trường Sẵn sàng để đợi Lấy máu trong tim ra để vẽ tranh Nghệ sĩ trước những sự cải cách của đất nước cần phải làm gì ngay? Cứ cho họ uống! De Gaulle cần phải kể tội De Gaulle trước! Hà Nội có gì lạ? Ba bức thư thượng khẩn ta lại gửi cho ta bức thư thứ nhất Bức thư thượng khẩn thứ hai ta lại gửi cho ta Cần kiệm liêm chính 1946

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vũ Bằng - Các Tác Phẩm Mới Tìm Thấy PDF của tác giả Lại Nguyên Ân nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Đằng Sau Bức Tranh (Sri Boorapha)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đằng Sau Bức Tranh PDF của tác giả Sri Boorapha nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đàn Ông Tương Lai Không Dễ Làm (Nhữ Phu Nhân)
Nam Nhân Tương Lai Không Dễ Làm, để có thể kế thừa quân công của cha, Lăng Lan bất đắc dĩ phải giả trai và bắt đầu quá trình trưởng thành trong khốn khổ. Cứ nghĩ xuyên không sống vất vả qua 16 năm thì có thể tự do lựa chọn được tương lai của mình, thì người cha đã bị cho là hy sinh trong chiến tranh bỗng nhiên xuất hiện, cưỡng chế đưa cô vào trường quân giáo hàng đầu của Liên Bang. Kỳ thực Lăng Lan cũng không có hùng tâm tráng chí gì, cô chỉ muốn sinh ra một bánh bao nhỏ ưu tú, xuất sắc để chơi thôi. Cái gì? Muốn bánh bao nhỏ có thể ưu tú, thì gen của cha phải ưu tú sao??? Ách... Nếu vậy cô đành phải cố gắng trở nên cường đại để có thể đạp ngã người đàn ông yêu nghiệt chưa xuất hiện kia rồi!!! Bởi vì Lăng Lan tự nhận mình không có năng lực khiến cho một người đàn ông thay đổi xu hướng ngôn tình ái để thích người "đàn ông" khác là mình nên...hây... Thôi, để cô cường vậy. Lăng Lan khóc ròng, sự thật cô là con gái nha.. Truyện còn rất nhiều tình khúc hay, mời các bạn cùng chiêu mộ.*** Tìm mua: Đàn Ông Tương Lai Không Dễ Làm TiKi Lazada Shopee Tiểu Tứ nói làm Lăng Lan khẽ cau mày, quả thật lúc chiến đội làm nhiệm vụ ở thế giới ảo, cô cũng phát hiện Báo con có nhược điểm này, thể chất Báo con tựa hồ kém hơn cả người thường, đến tột cùng là có chuyện như thế nào? Phải biết rằng hiện tại ở Liên Bang, cho dù người có thể chất bình thường thì chỉ cần hấp thụ thuốc kích phát gen cấp C trở lên cũng có thể duy trì chiến đấu ở cường độ cao trong vòng nửa giờ, nhưng Báo con từ lúc bắt đầu chiến đấu đến bây giờ cộng thêm thời gian bay đến đây thì nhiều nhất cũng chí mới mười phút.. Lại nói, Báo con trước mắt chỉ điều khiển một cơ giáp cao cấp, những cơ giáp dưới cao cấp (bao gồm cơ giáp cao cấp) thì lực cắn trả lại cơ thể người điều khiển là rất nhỏ. Nó không giống đặc cấp trở lên, bởi vì có được phong cách chiến đấu của riêng mình nên lực phản phệ sẽ tùy thuộc vào độ thuần thục…… Đây cũng là lý do vì sao càng lên cao, yêu cầu đối với thể chất của người điều khiển cơ giáp càng cao. Nếu là không giải quyết vấn đề này, cho dù Báo con có được thực lực điều khiển Vương bài sư sĩ thì cũng không có biện pháp điều khiển Vương bài cơ giáp…… Lăng Lan nghĩ đến khả năng này mày nhăn càng chặt. Lúc này, trong khoang điều khiển, Lý Lan Phong cả người đã mồ hôi đầm đìa, giống như người mới từ trong nước bò ra, cả người ướt đẫm, bởi vì trong khoang điều khiển có thiết bị tự động điều khiển nhiệt độ nên mồ hôi mà anh đổ ra rất nhanh bị bốc hơi, toàn bộ khoang điều khiển bị sương mù mồ hôi bao phủ. Anh kịch liệt thở phì phò, tinh thần bắt đầu mỏi mệt, không chỉ có như thế, thân thể anh cũng mệt mỏi vô lực. Vừa rồi phải điều khiển cơ giáp trong trạng thái chiến đấu ở cường độ cao vài phút mà thể lực của anh đã tiêu hao gần hết.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đàn Ông Tương Lai Không Dễ Làm PDF của tác giả Nhữ Phu Nhân nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đàn Ông + Đàn Bà = Cuộc Sống (Thảo Gấu)
Xuất phát từ sự nhạy cảm hết sức bản năng, Thảo Gấu viết như một khao khát tự thân, ngôn từ của chị giản dị như những lời thủ thỉ tâm tình, đủ để bất cứ ai từng yêu thương và khao khát yêu thương cũng có thể tìm thấy mình trong đó. Cuốn sách mở đầu với những câu chuyện của… người ta: chuyện ngoại tình trong phim, trong truyện. Thảo Gấu thật thà kể cho độc giả về từng suy nghĩ, rung động của mình với những bộ phim mình xem, những câu chuyện mình đọc. Đó là niềm nuối tiếc kéo dài, là những nỗi khát khao trong lòng, và cũng là cả một sự im lặng ấm áp. Thế nhưng, "ngoại tình không chỉ có trong phim". Sau những câu chuyện "ảo", Thảo Gấu viết về những điều có thật. Về niềm tin, sự chia sẻ, về những thoáng rung động nhất thời và những chia cách cả đời, về sự thấu hiểu lẫn nhau giữa đàn ông và đàn bà để cùng nhau tạo nên cuộc sống.*** Thảo Gấu (tên thật Nguyễn Thanh Thảo), sinh năm 1978 tại Hải Phòng. Suốt thời học phổ thông, chị là học sinh chuyên Văn, nhưng lại tốt nghiệp Cao học Đại học Bách khoa chuyên ngành Công nghệ sinh học và hiện tại là Giám đốc điều hành Công ty chuyên sản xuất và phân phối kem Ý - thương hiệu Komo Legato. Chị coi viết lách đơn giản chỉ là sự chia sẻ, tâm sự bằng câu chữ, lời văn với những người bạn ngoài đời và trên mạng - những người chị vẫn gặp hàng ngày hay chưa từng nhìn thấy nhau. Tìm mua: Đàn Ông + Đàn Bà = Cuộc Sống TiKi Lazada Shopee ***"Cuốn sách này dường như chỉ dành cho những phụ nữ thành đạt mà không hạnh phúc, thông minh nhưng không xinh đẹp cho lắm, quyến rũ nhưng cô đơn... Cuốn sách này chắc chắn sẽ rất chán với những người đàn ông tốt nhưng nhạt nhẽo, còn với những chàng trai đào hoa thì vừa đọc vừa cười khẩy vì cách viết của cuốn sách này ngây thơ quá... Nhưng có một điều chắc chắn rằng: rất nhiều phụ nữ thành đạt, xinh đẹp, quyến rũ và rất nhiều người đàn ông đào hoa... đã từng tâm sự với Thảo Gấu ngoài đời, đã là bạn của cô trên facebook, sẽ giật mình thon thót khi đọc quyển sách này. Với những người trước đây chưa từng biết đến tên Thảo Gấu thì sẽ thấy tiếc vì sao mình chưa quen nàng sớm hơn, chưa tâm sự, chưa chia sẻ... với nàng những câu chuyện không đầu, không cuối, không muốn và không thể kể với ai… để được nàng tư vấn cho những cách xử lý chẳng giống ai. Còn với những người sẽ đọc cuốn sách này, chắc chắn bạn sẽ tạm quên chiếc điện thoại, bỏ qua những tin nhắn, tảng lờ Facebook bởi vì bạn còn bận đọc, bận quyến luyến với cuốn sách này cho đến tận trang cuối cùng. Và có một số những anh chàng đào hoa sẽ bị hành hạ vào đêm muộn bằng một câu trách: không cất sách - tắt đèn ngủ đi anh, cứ cười mãi một mình lúc nửa đêm như thế, vô duyên lắm."Hoàng Nam Tiến - Chủ tịch FPT SoftwareĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đàn Ông + Đàn Bà = Cuộc Sống PDF của tác giả Thảo Gấu nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Dặm Xanh (Stephen King)
Dặm Xanh (The Green Mile) là tác phẩm được đánh giá là xuất sắc nhất của Stephen King, một nhà văn nổi tiếng với những câu chuyện hình sự, kinh dị; người được báo chí và độc giả mệnh danh là "Ông vua kinh dị" (King of Horror). Tác phẩm này đã được giải thưởng Bram Stoker năm 1997 cho thể loại tiểu thuyết xuất sắc nhất. Dặm Xanh (The Green Mile) gồm sáu phần được nối kết với nhau qua lời tường thuật của viên quản giáo trưởng trại tử tù khi đã già. Câu chuyện xoay quanh các tù nhân đang chờ ngày lên ghế điện và các quản giáo có nhiệm vụ canh giữ họ trong những ngày cuối đời. Trong số các tử tù có John Coffey, một người da đen to lớn có năng lực siêu nhiên. Anh bị kết án tử hình vì tội đã bắt cóc và sát hại hai bé gái sinh đôi của ông bà Detterrick. Điều trớ trêu là John Coffey không phải là thủ phạm. Anh đã bị bắt khi đang cố gắng cứu sống hai đứa trẻ và bị kết án tử hình vì tội ác do kẻ khác gây ra... Xen lẫn trong câu chuyện dữ dội ở trại tử tù là những mối quan hệ đầy nhân bản giữa người và người. Các quản giáo, dù biết tù nhân của mình đã phạm phải những tội ác tày trời và sắp phải trả giá cho tội ác ấy, nhưng họ vẫn cố gắng trấn an họ trong những ngày cuối cùng của cuộc đời. Có thể nói Dặm Xanh (The Green Mile) là một trong những tiểu thuyết gây tiếng vang lớn của Stephen King, không chỉ bởi cốt truyện đầy kịch tính mà còn bởi phong cách hành văn đặc biệt của ông: lôi cuốn, đơn giản và sâu sắc. Cuốn tiểu thuyết đề cập đến những vấn đề nhức nhối trong xã hội Mỹ hiện nay: sự kì thị chủng tộc, những tù nhân bị kết án tử hình oan. Đó cũng là điều nhắc nhở cảnh báo đối với lương tri của mỗi con người. Dặm Xanh (The Green Mile) cũng đã được chuyển thể và dựng thành phim với nam diễn viên Tom Hanks đóng vai viên quản giáo trưởng trại tử tù Paul Edgecombe. Phim đã có ở Việt Nam với tựa đề "Quản giáo và tử tù".*** Tìm mua: Dặm Xanh TiKi Lazada Shopee Stephen King (sinh ngày 21 tháng 9 năm 1947) là nhà văn người Mỹ thiên về thể loại kinh dị hoặc giả tưởng rất được tán thưởng khắp thế giới, đặc biệt với mô-típ biến đổi những tình huống căng thẳng bình thường thành hiện tượng khiếp đảm. Những cốt truyện kinh dị và lối viết đa dạng của King đã giúp giới phê bình chấp nhận thể loại kinh dị giả tưởng là một thành phần của nền văn học trong thế kỷ 20. Cuối năm 2006, tổng số sách ông đã bán có khoảng 350 triệu cuốn. Stephen King là người đi tiên phong trong việc xuất bản "sách điện tử" (e-book) trên mạng internet. Ông đã đoạt nhiều giải thưởng văn học, kể cả giải Hugo cho tác phẩm Danse Macabre (1980) và Giải thưởng Tưởng niệm O. Henry cho truyện ngắn The Man in the Black Suit (1994). Tác phẩm mới nhất của ông là Lisey's Story, đã đạt mức bán chạy nhất nhiều tuần liền. Hầu hết tất cả các tác phẩm của ông khi tung ra đều đạt mức bán chạy nhất, nhưng có người gọi ông chỉ là một kẻ "viết truyện rùng rợn", như một cách chê bai thể loại văn học bình dân. *** John ngã vật ra trước, vướng vào đai thắt trên ngực. Trong một thoáng, mắt gã gặp mắt tôi. Chúng vẫn còn ý thức, tôi là vật cuối cùng gã nhìn thấy khi chúng tôi xô gã ra khỏi bờ vực thế giới. Rồi gã ngã ngửa vào lưng ghế, nón sắt nghiêng đi một chút trên đầu, khói - một thứ sương mù như khói than - tỏa ra từ bên dưới. Nhưng nói chung, bạn biết đấy, sự việc kết thúc nhanh chóng. Tôi nghi ngờ chuyện không gây đau đớn theo quan điểm của những người ủng hộ hình phạt ghế điện (một quan điểm mà thậm chí kẻ hung hăng nhất trong số họ dường như cũng không bao giờ dám tự mình kiểm chứng). Bàn tay gã lại rũ xuống lần nữa, những vành hình trăng ở gốc móng tay trước đó trắng xanh giờ đã thành màu cà tím, một sợi khói từ đôi má bốc lên còn ướt nước muối từ vòng xốp... và nước mắt của gã. Những giọt nước mắt cuối cùng của John Coffey. Tôi được yên ổn cho đến khi về nhà. Bình minh đã ló dạng, chim chóc hót vang. Tôi dừng chiếc xe rẻ tiền lại, ra ngoài, bước lên bậc thềm, và rồi cơn đau buồn thứ hai to tát nhất phủ lên người tôi. Vì tôi nghĩ đến nỗi sợ bóng tối của gã. Tôi nhớ lại lần đầu chúng tôi gặp nhau, gã đã hỏi chúng tôi ban đêm có để đèn sáng không và chân tôi mềm nhũn đi. Tôi ngồi xuống bậc thềm, gục đầu vào đầu gối và khóc. Cũng không hẳn chỉ khóc cho John mà cho tất cả chúng ta. Janice bước ra và ngồi xuống bên tôi. Nàng quàng tay qua vai tôi. - Anh đã hết sức không làm cho anh ta đau đớn chứ? Tôi lắc đầu tỏ ý không. - Và anh ta muốn ra đi. Tôi gật đầu. - Vào nhà đi. - Nàng nói và giúp tôi đứng lên. Nàng làm tôi nghĩ đến cách John giúp tôi đứng lên sau khi chúng tôi cùng nhau cầu nguyện. - Vào nhà uống cà phê.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Stephen King":BlazeDặm XanhĐiện Thoại Di ĐộngIt - NóKéo Dài Công Bằng - Cuộc Hôn Nhân Êm ẤmTên Sát Nhân MercedesĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dặm Xanh PDF của tác giả Stephen King nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.