Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

GIA TÀI NGƯỜI MẸ - DƯƠNG NGHIỄM MẬU

Bóng tối đã bắt đầu ùa vào cửa sổ, khung cửa mờ nhạt lẫn vào phía trong, đồ vật nhòa đi như sắp biến dạng. Tôi không hiểu vì sao giờ này mà chưa có đứa nào nó lên phòng, phải rồi, thằng Nhược nó đã nói từ hôm nào là nó đi dự đám cưới một người bạn. Còn cái Nhẫn, hôm nay nó lại đi học về muộn thôi. Nhưng tôi thấy vui là được yên tĩnh một lúc. Dù bóng tối có đen đặc thêm nữa tôi cũng vẫn có thể biết chắc mọi đồ vật ở chỗ nào trong căn nhà này, căn nhà yêu dấu tôi đã sống được bao nhiêu năm êm ấm với hạnh phúc, cũng như buồn khổ và xa cách. Nhưng dù sao những ngày cuối đời mình tôi lại còn được sống ở đây, và chết ở đây. Đó chẳng phải là một hạnh phúc lớn hay sao. Chính căn phòng này. Chiếc giường vẫn còn kê ở góc, chiếc bàn con nơi cửa sổ ngó ra khoảng sân có hàng rào dâm bụt, hàng cây dạ lan hương vẫn nằm sát tường tỏa mùi hương thơm mát. Chiếc ghế dựa bằng mây lớn ở mé bên kia có chiếc băng nhỏ để sát tường nơi tôi vẫn ngồi. Tất cả đã được sắp xếp trở lại như hồi tôi sống với mối tình đầu đắm đuối. Đã hơn ba mươi năm trời nay...

Tôi là đứa con ngoan trong một gia đình nền nếp, ngoan hơn tất cả các anh chị, thầy tôi vẫn gọi tôi là “con gái rượu”, mẹ tôi nói con út sẽ là đứa mẹ tôi được nhờ cậy lúc về già và là đứa con sẽ được nhiều sung sướng. Nhưng không, tôi là đứa con cha mẹ không được nhờ, tôi đã cướp công tất cả, cho nên những lúc nghĩ lại tôi chỉ còn biết khóc. Nuôi con mới biết lòng cha mẹ. Những đứa con tôi đã trưởng thành, có đứa đã chết... Nuôi chúng, chịu đựng chúng tôi mới thấy mình bất hiếu, nhưng cha mẹ đã chẳng còn cho tôi phụng dưỡng. Tôi nói điều này ra cho các con tôi nghe – chắc có đứa sẽ cho là tôi muốn dạy khéo chúng để chúng thương tôi – điều mà tôi chẳng nghĩ. Thương yêu hay giận ghét làm sao tôi muốn hay không được. Tôi cố làm hết hồn bổn phận của mình, làm theo lòng mình không đòi hỏi gì.

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Tuồng Cải Lương: Tống Tữu Đơn Hùng Tín (NXB Xưa Nay 1964) - Lưu Quan Mùi
Tống Tữu Đơn Hùng Tín diễn theo truyện THUYẾT ĐƯỜNG từ lúc hai vợ chồng Đơn Hùng Tín từ biệt nhau cho đến lúc La Thành bắt ngủ Phan Vương. In tại nhà in XƯA NAY Nguyễn Háo Vĩnh 62-64 Boulevard Bonard, Sài Gòn.Tống Tữu Đơn Hùng TínNXB Xưa Nay 1964Lưu Quan Mùi42 TrangFile PDF-SCAN
Tuồng Cải Lương: Cửu Nhĩ Mạo Châu Kỳ (NXB Sài Gòn 1927) - Lê Văn Tiếng
Cửu Nhĩ Tân Vương (?–427, trị vì 420–427) là vị quốc vương thứ 19 của Bách Tế, một trong Tam Quốc Triều Tiên. Ông là con trai cả của Thiển Chi Vương và Bát Tu phu nhân. Thời gian trị vì của Cửu Nhĩ Tân Vương dựa theo Tam quốc sử ký (Samguk Sagi). Tuy nhiên, dựa trên các sử sách Trung Hoa đương thời, sử gia J. W. Best cho rằng mốc thời điểm 414–429 hay 430 là hợp lý hơn. Theo Bách Tế truyện trong Tống thư, năm 425 (Nguyên Gia thứ 2), Bách Tế không đến triều cống hàng năm cho Lưu Tống. Năm 430 (Nguyên Gia thứ 7), Lưu Tống phong Cửu Nhĩ Tân tước hiệu "sứ trì tiết, đô đốc, Bách Tế chư quân sự, Trấn Đông đại tướng quân, Bách Tế Vương". Cửu Nhĩ Mạo Châu Kỳ (Tuồng Cải Lương)NXB Sài Gòn 1927Lê Văn Tiếng50 TrangFile PDF-SCAN
Gót Giai Nhân (NXB Kim Ngọc 1945) - Nguyễn Khắc Minh
Một cuốn tiểu thuyết, một thiên ca kịch hay nói cho đúng là một chuyện lạ trong giả sử nước nhà viết theo một thể tài mới văn chương và tư tưởng đều được đượm nhuần của cả một nền luân lý cao siêu để đắp xây thành một khôn lí tưởng tận thiện tận mỹ. Gót Giai NhânNXB Kim Ngọc 1945Nguyễn Khắc Minh68 TrangFile PDF-SCAN
Liệt Nữ truyện TẢI SÁCH PDF MIỄN PHÍ
Liệt nữ truyện (chữ Hán giản thể: 列女传; phồn thể: 列女傳; bính âm: Liènǚ zhuàn; Wade–Giles: Lieh nü chuan) là bộ sách giới thiệu hành vi của phụ nữ Trung Quốc cổ đại. Sách do tác giả Lưu Hướng là học giả Nho gia thời Tây Hán biên soạn vào năm 18 TCN đời Hán Thành Đế. Tuy nhiên, có người cho rằng toàn bộ sách này không phải do chính Lưu Hướng viết nên, một quyển tụng văn (đoạn văn khen ngợi thường viết ở đầu trang sách) kèm theo trước tác tương truyền là do Lưu Hâm soạn ra, trong phiên bản lưu hành hiện nay do Sái Kỳ thời Nam Tống biên soạn lại, cộng thêm phần khen ngợi trong bảy quyển của nguyên tác, bên cạnh tám quyển bổ sung của Tục Liệt nữ truyện. Do có một vài phiên bản của tác giả vẫn còn đánh dấu khuyết danh. Cũng có người cho rằng, phiên bản lưu truyền hiện tại là do người đời sau mượn danh Lưu Hướng mà viết thêm một số thiên vào đầu trang sách.