Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Triết Học Tây Phương Từ Khởi Thủy Đến Đương Đại (Bernard Morichère)

Bộ tập hợp quyển triết văn này nhằm gửi đến tất cả những ai mà quá trình học tập khiến họ quan tâm đến các bản văn triết học: những học sinh lớp cuối cấp Trung học, các lớp dự bị Đại học cũng như các sinh viên khoa Văn & Triết. Sách cũng nhằm hướng đến mọi đối tượng độc giả có mong muốn mở rộng văn hoá trong một lĩnh vực mà sự đào tạo ban đầu chưa cho phép họ truy cập hoặc đào sâu đầy đủ.

Mục đích của tác phẩm này - Không muốn chỉ đơn thuần là một tập hợp những bản văn - là giới thiệu tính đa dạng của tư tưởng triết lý một cách rộng rãi nhất, từ khởi thuỷ đến đương đại, trong sự tôn trọng tính đa nguyên của các học thuyết và các trào lưu đã tạo nên dòng tư tưởng nhân loại. Triết học là một mà cũng là nhiều và chính sự đa dạng trong nhất tính này (cette persité dans l’ unité) đã mang lại vẻ toàn mãn phong phú cho triết học.

Nhằm mục đích đó, chúng tôi muốn, trong khi vẫn trang trọng dành cho các tác giả - minh chủ (auteurs-phares) và các bản văn kinh điển (textes canoniques) của lịch sử triết học, vị trí xứng đáng mà truyền thống vẫn dành riêng cho họ, mở rộng khuôn khổ các bản văn đến những tác giả và những trào lưu tư tưởng, và những thời đại mà các giáo trình thông thường ít dành chỗ và nhiều khi, chẳng dành cho một chỗ đứng nào.

Chính theo cách ấy mà tất cả một thời kỳ trải dài từ đầu thời Trung cổ (Boèce) cho đến cuối thời Phục hưng (Galilée), nghĩa là khoảng mười thế kỷ triết học thường bị lặng lẽ bỏ rơi cho một số ít chuyên gia, đã tìm lại vị trí triết học cho dòng chảy liên tục từ Thượng cổ. Cũng thế, chúng tôi muốn rằng những trào lưu tư tưởng thường chỉ được khảo sát sơ lược hay bất toàn, chẳng hạn như các chủ thuyết duy vật hiện đại, hay là, ở cực kia, triết học Pháp của thế kỷ mười chín, thoát thai từ Kant hay từ Maine de Biran, sẽ được giới thiệu kỹ lưỡng hơn trong hợp tuyển này. Chúng tôi cũng quyết tâm sao cho nền triết học phân tích của Anh, ít được biết đến tại Pháp, được quyền hiện diện chính đáng, trong tư tưởng thế kỷ hai mươi. Còn đối với một số tác giả, như Grotius, mà ngày nay những người không chuyên môn hầu như chẳng hề biết đến, thế nhưng tầm quan trọng đối với triết học chính trị của các thế kỷ mười bảy và mười tám, là rất đáng kể. Hay như Jacobi, mà Kant không nề hà chọn làm đối thủ của mình, là những thí vụ về những ý hướng của chúng tôi muốn phục hồi phẩm giá cho vài tên tuổi lớn mà chỉ những sử gia triết học còn lưu giữ hoài niệm.

Rất nhiều trong số những bản văn này - hầu như tất cả những bản văn liên quan đến thời Trung cổ và thời Phục hưng, cũng như nhiều bản văn thời Thượng cổ được cập nhật hoá một cách khoa học, đã được dịch hay dịch lại bởi các chuyên gia đặc trách về từng thời kỳ - Đối với những bản văn triết học Đức, chúng tôi cũng dụng công như thế, Tìm mua: Triết Học Tây Phương Từ Khởi Thủy Đến Đương Đại TiKi Lazada Shopee

Có hai nguyên lý hướng dẫn công trình của nhóm chúng tôi, mà cả hai đều không phải là không có những ngoại lệ.

Nguyên lý thứ nhất hệ tại ở chỗ tự giới hạn vào những tác gia triết học, loại trừ lãnh vực khoa học nhân văn. Vậy nên xin bạn đọc đừng ngạc nhiên khi thấy vắng bóng một vài tên tuổi lớn, rất quen thuộc với công chúng. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn bảo lưu một số văn bản - chẳng hạn của Freud, một tác gia vẫn được coi là triết gia - nơi một cách đặt vấn đề thực sự triết lý hiện diện rõ ràng, bởi sự thực là biên giới giữa cái gì là triết lý (le philosophique) với cái gì là phi - triết lý (le non - philosophique) đôi khi cũng khó phân biệt cho rạch ròi.

Nguyên lý thứ nhì tệ hại ở chỗ nhận cái trật tự biên niên sử trong việc trình bày các tác gia. Trật tự này có ưu thế là cho phép độc giả định vị dễ dàng các tác gia trong dòng thời gian. Nó cũng chỉ giúp cho tác phẩm độc lập với những khái niệm được hàm chứa trong các chương trình học tập và những biến cải có thể tác động đến chúng. Cuối cùng trật tự này tạo thành một thứ lịch sử triết học qua triết văn. Tuy nhiên trật tự này không phải là không đem lại điều bất tiện. Kiểu trình bày biên niên tạo ra tính bất liên tục nó che giấu tính liên tục nằm ở chỗ tầng sâu hơn của những trào lưu tư tưởng, đôi khi khiến cho các triết gia cách xa nhau trong thời gian lại rất gần gũi nhau trong tư tưởng. Để tránh điều bất tiện chính yếu này, đôi khi chúng tôi cũng tự cho phép tuỳ tiện một chút đối với kiểu biên niên thuần tuý. Chẳng hạn,việc tôn trọng nghiêm ngặt tính biên niên sẽ buộc phải để Maine de Biran ngồi giữa Fichte và Hegel. Nhưng kiểu trật tự này sẽ phá vỡ không chỉ tính thống nhất của trào lưu sau Kant mà còn phá vỡ tính liên tục đã dẫn dắt tư tưởng duy linh của Pháp từ Maine de Biran đến Bergson. Vậy nên trật tự được chọn nhận là một kiểu thoả hiệp giữ tính biên niên và sự tôn trọng - có tính thiết yếu trong mắt chúng tôi - đối với một thứ lô-gích riêng của lịch sử triết học. Cuối cùng, để soi sáng cho độc giả về những trường phái và những thời kỳ triết học, chúng tôi đã đặt ra một số những cột mốc (Thượng cổ, Trung cổ, Phục hưng, Hiện đại…) đánh dấu những tuyến lớn trong triết học.

Người ta cũng sẽ tìm thấy trong tác phẩm này, những tập hồ sơ liên quan đến lịch sử tư tưởng (Việc Kiểm soát trí thức ở thời Trung cổ - Khoa học huyền bí vào thế kỷ 16) và lịch sử Khoa học. (Những lý thuyết về bản chất của ánh sáng trong thế kỷ 17, 18). Thực vậy, nếu các triết gia đọc của nhau - có khi hiểu rõ, có khi không hiểu rõ lắm - thì họ cũng đọc những thứ khác hơn là triết học. Những bản văn triết quy chiếu về Triết học và kể cả những cái không phải là triết học, được phác thảo một cách triết lý, nghĩa là thuần khái niệm (conceptuellement). Những tập hồ sơ về lịch sử tư tưởng và lịch sử Khoa học tìm cách soi sáng cái bên ngoài đó của triết học mà dầu muốn hay không triết gia vẫn luôn luôn giữ một mối quan hệ khá là lập lờ.

Đối với mỗi tác giả, người đọc sẽ gặp một tiểu sử ngắn, và một thư mục gói gọn những tác phẩm chính của vị ấy và vài công trình nghiên cứu phê bình.

Các tác phẩm quan trọng trở thành đối tượng của những chú thích giới thiệu ngắn gọn. Các bản văn trích tuyển được mở đường bằng một đoạn dẫn nhập ngắn nhằm khai mở đối tượng và cách đặt vấn đề của đoạn văn đó. Một vài biên chú hoặc cước chú đã được dự trù nhằm giúp cho việc đọc hiểu được thuận lợi hơn. Ở cuối mỗi bản văn và đôi khi đề xuất một hay nhiều tham chiếu đến các thời gian khác và các bản văn khác.

Những tham chiếu này không hề có nghĩa là một đồng nhất tính giữa khái niệm của bản văn đang bàn và những khái niệm của bản văn mà những tham chiếu này nêu lên cho độc giả lưu ý. Như Eric Weil đã viết, lịch sử triết học là lịch sử việc chuyển di những khái niệm. Như vậy người ta sẽ không tìm thấy được một khái niệm chung cho hai triết gia, nhưng luôn luôn vẫn hữu ích cho việc suy tư khi nêu lên mối quan hệ giữa các ý niệm, gần gũi nhau hay đối lập nhau, và nắm bắt được sự khác biệt để khoanh vùng chính xác hơn ý nghĩa của những gì ta đọc. Chính trong tinh thần đó mà người ta phải sử dụng những tham chiếu tác phẩm mà chúng tôi đã nêu ra.

Đưa cả hai mươi lăm thế kỷ triết lý vào chỉ trong khoảng 1200 trang quả là một sự đánh cược táo bạo. Chúng tôi lấy làm tiếc phải từ chối không cho phép hiện diện trong quyển sách này một số bản văn có thể giúp chúng ta thấy rõ hơn bước tiến hoá tư tưởng của một triết gia. Muốn mở rộng tối đa tác phẩm đến tính hiện đại nên thường khi chúng tôi đành phải giới hạn ở mức mỗi tác giả một vài bản văn mà thôi (ngoại trừ đối với một số tác giả - minh chủ như Platon, Aristote, Descartes, Kant, Hegel, Husserl, Heidegger v.V…) Thêm một lần nữa, người ta lại thấy ở đây sự thoả hiệp giữa những yêu cầu triết lý và những ràng buộc của thực tế.

Cuối cùng chúng tôi muốn nhắc nhở món nợ tinh thần mà mọi người đọc - tất nhiên là kể cả chúng tôi - đều mang ơn đối với việc làm vô cùng hữu ích và đáng giá của các sử gia lớn của Triết học, những người bảo lưu di sản triết văn, theo kiểu diễn tả của Henri Gouhier, một trong những triết sử gia lỗi lạc nhất. Là những luận sư (commentateurs) của các bản văn lớn, trước tiên họ cũng phải là những triết gia. Họ thường suy tư một cách triết lý về lịch sử triết học. Dầu không hiện diện trong hợp tuyển này, điều này cũng không nên khiến cho chúng tôi quên công việc tuy âm thầm lặng lẽ mà có giá trị rất đáng kể của họ.

"Tất cả những gì quí thì cũng khó và hiếm", Spinoza đã viết như thế ở cuối quyển Đạo đức học. Chẳng có một bản triết văn nào lại dễ đọc cả. Chẳng có một bản triết văn nào để cho ta dễ dàng đi vào, không cần phải cố gắng động não. Nhưng người đọc nào chấp nhận cố gắng đó sẽ cảm thấy được tưởng lệ bởi niềm vui chưa bao giờ lỡ hẹn trong cuộc hành trình tìm đạt tri kiến. Niềm vui đó, khi dần thân vào cuộc nghiên cứu riêng tư sẽ còn được tài bồi bởi bao niềm mãn nguyện khác. Niềm vui đó cũng còn được chia sẻ trong những cuộc tranh luận tự do. Thay vì, giam mình trong cuộc độc thoại, những bản triết văn mở ra cho một hội sống tinh thần và chỉ trở nên sinh động qua cuộc sống đó.

Bernard Morichère.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Triết Học Tây Phương Từ Khởi Thủy Đến Đương Đại PDF của tác giả Bernard Morichère nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Triết Lý Cuộc Đời (Jim Rohn)
Những lời khen tặng dành cho Jim Rohn “Jim Rohn là một trong những nhà diễn thuyết tài ba, sâu sắc và nhiệt huyết nhất mà tôi từng gặp. Phong cách cùng khả năng truyền tải độc đáo đã khiến ông luôn vượt trội hơn tất cả những người còn lại.” - Havey Mackay, tác giả Bơi cùng cá mập trước khi bị nuốt chửng “Tôi không tin có một diễn giả Mỹ nào ngày nay lại có thể diễn tả sự thật một cách sống động như Jim Rohn. Sách vở và băng đĩa của ông đã duy trì chúng tôi và những hội thảo của ông đã truyền thêm sức mạnh cho chúng tôi.” - Harlan Ritter, CEO của Houston Belt & Terminal Railway Tìm mua: Triết Lý Cuộc Đời TiKi Lazada Shopee “Jim Rohn được ví như Will Rogers của thời hiện đại. Cách nhìn của ông về thành công đã mở ra một hành trình tuyệt vời, có tác dụng thay đổi cuộc đời, cho hàng ngàn người đi tới thành công và hạnh phúc. Bạn phải gặp Jim Rohn.” - Tom Hopkins, Chủ tịch Tom Hopkins International “Jim Rohn là nhà diễn thuyết về cách thức thành công trong kinh doanh và lãnh đạo có ảnh hưởng nhất trong thời đại của chúng ta. Ông ấy khiến mọi người hành động.” - Rod Troutman, Giám đốc bán hàng và đào tạo, United Consumers Club “Tuyệt vời! Tôi đã nghe Jim Rohn nói nhiều lần và hiện vẫn tiếp tục nghe rất chăm chú từng lời ông nói. Khả năng truyền đạt của ông là hoàn hảo còn ý tưởng của ông là vĩnh cữu.” - Tiến sĩ Tony Alessandra, Alessandra & Associates “Một số diễn giả có thông điệp tuyệt vời, một số diễn giả có cách truyền tải tuyệt vời. Jim Rohn là một trong số ít những diễn giả sở hữu cả hai điều này. Tôi tin rằng Jim Rohn sẽ trở thành diễn giả giỏi nhất trong số những người giỏi nhất.” - George T. Jochum, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO của Mid Atlantic Medical Services, Inc. “Jim Rohn là một bậc thầy về ngôn ngữ, người luôn truyền tải ý nghĩa và sự rõ ràng qua những bữa ăn tinh thần cực kỳ đáng nhớ.” - Gerhard Gschwandtner, Trích dẫn của nhà xuất bản từ cuốn Personal Selling Power “Thông điệp mà Jim Rohn gửi tới luôn trường tồn với thời gian và đầy sức thuyết phục. Ông là nhà truyền thông đại tài. Trí tuệ sâu sắc của ông luôn có tác động lớn và khiến bạn chỉ muốn chinh phục những đỉnh cao mới.” - Gordon Andrews, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Cao cấp “Jim Rohn quá xuất sắc! Ông ấy là một trong những diễn giả chuyên nghiệp và sáng giá nhất của Mỹ, luôn mang theo thông điệp mà ai cũng cần lắng nghe.” - Brian Tracy, Chủ tịch Hệ thống học tập Brian Tracy LỜI NÓI ĐẦU KHI TÔI ĐƯỢC TẬP ĐOÀN xuất bản WRS đề nghị viết cuốn sách Những diễn giả vĩ đại nhất mà tôi từng được nghe, Jim Rohn là diễn giả đầu tiên xuất hiện trong đầu tôi. Thông điệp mà ông gửi gắm rất có ý nghĩa không chỉ đối với cuộc đời và sự nghiệp của tôi mà còn với hàng ngàn diễn giả mà tôi biết thông qua Tổ chức Diễn giả Quốc tế Walters về động lực mà ông đã tạo ra cho chúng tôi. Khi bắt tay vào viết cuốn sách của mình, tôi đã hỏi từng diễn giả, ai là người đã khơi dậy sự sáng tạo và thành tựu trong cuộc đời họ. Nhiều người đã trả lời: “Dottie, đó là Jim Rohn.” Lần đầu tiên nghe Jim nói, tôi đang trong giai đoạn xây dựng một doanh nghiệp về quảng cáo để trợ giúp chồng. Chúng tôi có nguy cơ mất nhà và một cơ sở giặt là nhỏ vì suy thoái kinh tế. Tôi có ý tưởng viết một mục quảng cáo giống như đã làm ở trường trung học. Tôi bắt đầu đi bộ, đẩy chiếc xe nôi cũ kỹ có một bánh xe suốt ngày bị long ra, bên trong có hai bé con nhà tôi, trên những con đường làng không có vỉa hè ở Baldwin Park, (California), một thị trấn chuyên nuôi gà. Vừa đi vừa đẩy xe đã thật khó khăn, nhưng phải nghe những lời nhận xét của bạn bè, cha mẹ, hàng xóm thì còn khó khăn hơn nhiều. Họ toàn nói, “Con/cậu/cháu nghĩ mình là ai vậy? Con/cậu/cháu không làm được đâu, con/cậu/cháu còn chưa tốt nghiệp đại học.” Sau đó, một người bạn mời tôi tới nghe Jim Rohn. Chúng tôi được sắp xếp vào bàn có 10 người. Ngồi cạnh tôi là một phụ nữ trung niên có vẻ như đang lo âu với hành động ngỗ ngược của đứa con trai ở tuổi thiếu niên. Nếu có con đang ở độ tuổi thiếu niên, thì bạn sẽ hiểu một thiếu niên sẽ cư xử thế nào nếu bị ép tới một nơi mà nó không thích. Thằng bé nằm dài trên ghế, cổ tựa vào lưng ghế. Hai chân duỗi dài ra, vắt chéo nhau khiến không ai có thể đi qua bàn chúng tôi mà không phải bước qua chân cậu ta hay bị vấp. Cậu bé khoanh tay trước ngực, môi dưới trề ra rất khiêu khích. Rồi Jim bắt đầu nói. Jim có một phong cách nói rất nhẹ nhàng, hóm hỉnh, dễ chịu nhưng cũng rất mạnh mẽ, nội dung chứa đựng nhiều câu chuyện khó quên. Ông kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện ngụ ngôn về những điều đơn giản như loài kiến và cách mà chúng không bao giờ bỏ cuộc. Jim giải thích rằng chúng ta cần phải hành động trước, rằng Thượng đế nói với chúng ta: “Nếu các con không làm gì cả, ta cũng không làm gì cả.” Ông nói: “Nếu bạn gieo hạt, bạn sẽ được gặt hái. Nhưng trước hết, bạn phải gieo hạt đã.” Và “Hãy thay đổi con người mình, nếu không bạn sẽ luôn chỉ nhận được những gì bạn đã nhận được mà thôi.” Những lời của ông ấy nhanh chóng dập tắt những ồn ào từ những kẻ có thái độ tiêu cực. Jim chỉ cho tôi thấy rằng những gì họ nói chẳng có gì quan trọng bởi vì chỉ bạn mới biết bạn là ai và có khả năng làm gì. Jim nói: “Từ khi còn là một đứa trẻ, tôi đã đọc 6 cuốn sách mỗi tuần, chủ yếu là sách tiểu sử. Tất cả những người thành công cũng như những nhân vật có ảnh hưởng mà tôi có liên hệ đều rất thích đọc sách. Tất cả những nhà lãnh đạo đều thích đọc sách.” Cậu bé lập tức hỏi mẹ bút và giấy. Sau đó, cậu tì người vào bàn và bắt đầu ghi chép càng nhanh càng tốt những gì cậu nghe được. Cậu không ngừng ghi chép trong suốt chương trình đó. Khoảnh khắc nhận thức kỳ diệu đã xảy ra. Cậu bé đã bắt được ánh sáng trong những ý tưởng của Jim. Cậu nhận ra những điều đó là chân lý bởi cậu hiểu chúng bằng chính trái tim và trí óc của mình. Thông qua ánh sáng của chúng, cậu biết mình là ai. Tôi ao ước có được cuốn sách về những triết lý của Jim Rohn từ lâu rồi. Thế nên với tôi, cuốn sách này thật quý giá. Bạn sẽ thấy nó mở ra cho bạn những cánh cửa để đi tới thành tựu mà bạn tưởng rằng mình sẽ không bao giờ đạt tới. Hãy lật từng trang. Jim đã bật sẵn đèn cho bạn rồi. - Dottie Walters, Chủ tịch Tổ chức Diễn giả Quốc tế Walters, tác giả cuốn sách Những diễn giả vĩ đại nhất mà tôi từng được nghe.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Jim Rohn":7 Chiến Lược Thịnh Vượng Và Hạnh PhúcBốn Mùa Cuộc SốngChìa Khóa Thành CôngTriết Lý Cuộc ĐờiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Triết Lý Cuộc Đời PDF của tác giả Jim Rohn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Một Lương Tâm Nổi Loạn (Nguyễn Hiến Lê)
"Hạnh phúc chẳng ở đâu xa, hạnh phúc là khi ta biết ĐỦ." Yêu thương quá sinh gò bó, quan tâm quá khiến mất tự do, ghen tuông quá mất vị tình yêu và cái gì cũng thế, chạm đến chữ ĐỦ sẽ chạm được hạnh phúc tròn vị. Đừng chạy theo cái gì quá hoàn chỉnh và cũng chớ ép bản thân phải trở nên quá hoàn hảo. Yêu thương vừa đủ, ấm áp vừa đủ, quan tâm vừa đủ và bên nhau vừa đủ có lẽ sẽ hạnh phúc hơn. Hãy dám sống cuộc đời chân chính với lương tri HENRY DAVID THOREAU đã chứng minh một cá nhân, nếu sống như một con người đích thực, sẽ có sức mạnh và sự tự do to lớn, bằng cả cuộc đời của ông. Walden cùng Bất tuân chính quyền - hai tác phẩm được dẫn trong cuốn sách Một lương tâm nổi loạn - chính là bằng chứng cho điều ông tin tưởng và hành động: Sống một cuộc đời tự do và của chính mình toàn vẹn nhất. Đó chính là cuộc đời dám sống chân chính với lương tri. Tìm mua: Một Lương Tâm Nổi Loạn TiKi Lazada Shopee “Tôi sinh ra không phải để chịu sự cưỡng bức. Tôi muốn sống theo ý tôi.” (Henry) Walden giải quyết cho con người khỏi cái ách về vật chất. Đó là câu chuyện của chính ông sống bằng phương thức tự cung tự cấp suốt hai năm trời ở trong rừng. Ông tự xây nhà, làm vườn, làm thuê lặt vặt… để có tiền vừa đủ để trang trải nhu cầu sống của cá nhân. Ông chỉ mất chừng sáu tuần trong một năm để làm lụng lo cho nhu cầu ăn, ở. Thời gian còn lại ông dành cho suy tư, chiêm ngưỡng cuộc sống. Và bởi vậy ông đạt được những viên mãn trong tâm hồn mình, và cũng không cảm thấy sự thiếu thốn vật chất. Walden là những lời tự sự, những tính toán chi li sáng suốt của chính Henry, để biết được một cách chân xác rằng con người ta không nhất thiết phải khốn đốn để kiếm cái ăn trong cuộc đời. Mà họ có thể như con chim vừa kiếm ăn vừa hát ca được. Còn Bất tuân chính quyền lại giải quyết cái ách về phẩm hạnh của một con người xã hội chân chính - Tác phẩm nói cho mỗi cá nhân phải sử dụng chính quyền như thế nào cho phải lẽ, cho đúng thực là con người có lương tâm và dám hành động cho những điều tốt đẹp nhất. Một chính quyền tốt đẹp nhất theo ông chính là một chính quyền không can thiệp vào cuộc sống của mỗi cá nhân, miễn là cá nhân đó không tổn hại gì cho ai. Còn nếu chính quyền đó sai trái thì bổn phận của mỗi cá nhân phải là bày tỏ sự không tuân theo con đường sai trái đó. “Mọi người đều nhận cái quyền làm cách mạng; nghĩa là cái quyền từ chối sự trung thuận với chính phủ và chống lại chính phủ khi chính phủ tàn bạo quá hoặc bất lực quá, chịu không nổi.” Cách bày tỏ đơn giản chính là không ủng hộ cả về vật chất (đóng thuế) và con người (không hành động theo mệnh lệnh của chính quyền - đi lính). Và chỉ bằng cách như vậy, con người ta có thể làm thay đổi cả một chính quyền bất công, tàn bạo, bất hợp lý với những lẽ phải trong đời. Tuy nhiên, cái ý của Henry không chỉ dừng lại ở đó. Trong Bất tuân chính quyền ông vạch ra được: Thứ nhất: Điều gì làm cản trở một công dân hành động theo lẽ phải mà đáng lẽ ra họ phải hành động khi cần thiết để phản đối một chính quyền không nhân đạo? Câu trả lời chính là sự sở hữu vật chất và cả lòng sợ mất mát một cuộc đời không có lương tri - tức là sinh mạng. Và cả những hiểu lầm tai hại về sự phục tùng chính quyền cùng với lòng ái quốc. Vật chất hay của cải chính là cái trói buộc sự tự do và cả sự cao thượng của con người nữa. Thường để có được của cải càng nhiều con người ta buộc phải gắn chặt với chính quyền, vì chính quyền bảo hộ cho những cuộc làm ăn, những sự vụ kinh tế của họ để tạo ra tài sản. Ngược lại, chỉ bằng với cách đe dọa tước đi của cải của một người cũng đủ để chính quyền bắt người đó suốt đời phục tòng như nô lệ mà không dám nói lên được điều bản thân cảm thấy đúng đắn, nếu mà người ấy sợ mất của cải. Và vì vậy, Henry chủ trương con người đừng bắt đầu mua dây buộc mình bằng cách tích trữ tài sản. Càng nghèo, anh càng ít bị đe dọa sự tự do hơn, bởi vì anh ít có cái để mất hơn và người ta không vin được vào đó mà đe dọa hay bắt ép anh được. Mà nghèo thì chẳng có gì đáng sợ, còn là hạnh phúc nữa, như cái cách mà Henry đã nói trong Walden.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Hiến Lê":Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử7 Bước Đến Thành CôngĐắc Nhân TâmMạnh TửSống 365 Ngày Một NămMột Lương Tâm Nổi LoạnRèn Nghị Lực Để Lập ThânSống ĐẹpKhổng Tử Và Luận NgữGiải Nghĩa 64 Quẻ Kinh DịchBảy Ngày Trong Đồng Tháp MườiHồi Ký Nguyễn Hiến LêNhững Vấn Đề Của Thời ĐạiRèn Luyện Tình CảmTrang Tử Nam Hoa KinhÝ Cao Tình ĐẹpBảy Bước Đến Thành CôngDạy Con Theo Lối MớiGương Chiến ĐấuGương Hy SinhHàn Phi TửLiêt Tử Và Dương TửNghề Viết VănSăn Sóc Sự Học Của Con EmSử Trung QuốcTổ Chức Gia ĐìnhVài Nét Sơ Lược Về Sự Phát Triển Của Triết Học Trung HoaĐường, Tống Bát Đại GiaLão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến LêGương Kiên NhẫnCon Đường Thiên LýĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Một Lương Tâm Nổi Loạn PDF của tác giả Nguyễn Hiến Lê nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Một Lương Tâm Nổi Loạn (Nguyễn Hiến Lê)
"Hạnh phúc chẳng ở đâu xa, hạnh phúc là khi ta biết ĐỦ." Yêu thương quá sinh gò bó, quan tâm quá khiến mất tự do, ghen tuông quá mất vị tình yêu và cái gì cũng thế, chạm đến chữ ĐỦ sẽ chạm được hạnh phúc tròn vị. Đừng chạy theo cái gì quá hoàn chỉnh và cũng chớ ép bản thân phải trở nên quá hoàn hảo. Yêu thương vừa đủ, ấm áp vừa đủ, quan tâm vừa đủ và bên nhau vừa đủ có lẽ sẽ hạnh phúc hơn. Hãy dám sống cuộc đời chân chính với lương tri HENRY DAVID THOREAU đã chứng minh một cá nhân, nếu sống như một con người đích thực, sẽ có sức mạnh và sự tự do to lớn, bằng cả cuộc đời của ông. Walden cùng Bất tuân chính quyền - hai tác phẩm được dẫn trong cuốn sách Một lương tâm nổi loạn - chính là bằng chứng cho điều ông tin tưởng và hành động: Sống một cuộc đời tự do và của chính mình toàn vẹn nhất. Đó chính là cuộc đời dám sống chân chính với lương tri. Tìm mua: Một Lương Tâm Nổi Loạn TiKi Lazada Shopee “Tôi sinh ra không phải để chịu sự cưỡng bức. Tôi muốn sống theo ý tôi.” (Henry) Walden giải quyết cho con người khỏi cái ách về vật chất. Đó là câu chuyện của chính ông sống bằng phương thức tự cung tự cấp suốt hai năm trời ở trong rừng. Ông tự xây nhà, làm vườn, làm thuê lặt vặt… để có tiền vừa đủ để trang trải nhu cầu sống của cá nhân. Ông chỉ mất chừng sáu tuần trong một năm để làm lụng lo cho nhu cầu ăn, ở. Thời gian còn lại ông dành cho suy tư, chiêm ngưỡng cuộc sống. Và bởi vậy ông đạt được những viên mãn trong tâm hồn mình, và cũng không cảm thấy sự thiếu thốn vật chất. Walden là những lời tự sự, những tính toán chi li sáng suốt của chính Henry, để biết được một cách chân xác rằng con người ta không nhất thiết phải khốn đốn để kiếm cái ăn trong cuộc đời. Mà họ có thể như con chim vừa kiếm ăn vừa hát ca được. Còn Bất tuân chính quyền lại giải quyết cái ách về phẩm hạnh của một con người xã hội chân chính - Tác phẩm nói cho mỗi cá nhân phải sử dụng chính quyền như thế nào cho phải lẽ, cho đúng thực là con người có lương tâm và dám hành động cho những điều tốt đẹp nhất. Một chính quyền tốt đẹp nhất theo ông chính là một chính quyền không can thiệp vào cuộc sống của mỗi cá nhân, miễn là cá nhân đó không tổn hại gì cho ai. Còn nếu chính quyền đó sai trái thì bổn phận của mỗi cá nhân phải là bày tỏ sự không tuân theo con đường sai trái đó. “Mọi người đều nhận cái quyền làm cách mạng; nghĩa là cái quyền từ chối sự trung thuận với chính phủ và chống lại chính phủ khi chính phủ tàn bạo quá hoặc bất lực quá, chịu không nổi.” Cách bày tỏ đơn giản chính là không ủng hộ cả về vật chất (đóng thuế) và con người (không hành động theo mệnh lệnh của chính quyền - đi lính). Và chỉ bằng cách như vậy, con người ta có thể làm thay đổi cả một chính quyền bất công, tàn bạo, bất hợp lý với những lẽ phải trong đời. Tuy nhiên, cái ý của Henry không chỉ dừng lại ở đó. Trong Bất tuân chính quyền ông vạch ra được: Thứ nhất: Điều gì làm cản trở một công dân hành động theo lẽ phải mà đáng lẽ ra họ phải hành động khi cần thiết để phản đối một chính quyền không nhân đạo? Câu trả lời chính là sự sở hữu vật chất và cả lòng sợ mất mát một cuộc đời không có lương tri - tức là sinh mạng. Và cả những hiểu lầm tai hại về sự phục tùng chính quyền cùng với lòng ái quốc. Vật chất hay của cải chính là cái trói buộc sự tự do và cả sự cao thượng của con người nữa. Thường để có được của cải càng nhiều con người ta buộc phải gắn chặt với chính quyền, vì chính quyền bảo hộ cho những cuộc làm ăn, những sự vụ kinh tế của họ để tạo ra tài sản. Ngược lại, chỉ bằng với cách đe dọa tước đi của cải của một người cũng đủ để chính quyền bắt người đó suốt đời phục tòng như nô lệ mà không dám nói lên được điều bản thân cảm thấy đúng đắn, nếu mà người ấy sợ mất của cải. Và vì vậy, Henry chủ trương con người đừng bắt đầu mua dây buộc mình bằng cách tích trữ tài sản. Càng nghèo, anh càng ít bị đe dọa sự tự do hơn, bởi vì anh ít có cái để mất hơn và người ta không vin được vào đó mà đe dọa hay bắt ép anh được. Mà nghèo thì chẳng có gì đáng sợ, còn là hạnh phúc nữa, như cái cách mà Henry đã nói trong Walden.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Hiến Lê":Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử7 Bước Đến Thành CôngĐắc Nhân TâmMạnh TửSống 365 Ngày Một NămMột Lương Tâm Nổi LoạnRèn Nghị Lực Để Lập ThânSống ĐẹpKhổng Tử Và Luận NgữGiải Nghĩa 64 Quẻ Kinh DịchBảy Ngày Trong Đồng Tháp MườiHồi Ký Nguyễn Hiến LêNhững Vấn Đề Của Thời ĐạiRèn Luyện Tình CảmTrang Tử Nam Hoa KinhÝ Cao Tình ĐẹpBảy Bước Đến Thành CôngDạy Con Theo Lối MớiGương Chiến ĐấuGương Hy SinhHàn Phi TửLiêt Tử Và Dương TửNghề Viết VănSăn Sóc Sự Học Của Con EmSử Trung QuốcTổ Chức Gia ĐìnhVài Nét Sơ Lược Về Sự Phát Triển Của Triết Học Trung HoaĐường, Tống Bát Đại GiaLão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến LêGương Kiên NhẫnCon Đường Thiên LýĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Một Lương Tâm Nổi Loạn PDF của tác giả Nguyễn Hiến Lê nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tôi Là Ai - Và Nếu Vậy Thì Bao Nhiêu? (Richard David Precht)
Mình đã kết thúc cuốn sách này với niềm hân hoan tột độ. Một cuốn sách dẫn nhập về triết hết sức gần gũi. Không phải loại triết trên giảng đường ĐH. Hay đến nỗi không dám đọc một lèo, mà phải nhấm nháp từng chút một. Hay ngay từ cái tên “Tôi là ai” với bất kỳ ai đang sống trên cuộc đời này muốn quay trở lại đặt một câu hỏi bản thể luận rằng, tôi là ai? Tôi có phải như René Descartes đã xác định bằng câu nói “Tôi tư duy thì tôi tồn tại không”. Liệu cái bản ngã nó nằm ở đâu trong tôi, có thực là có cái tôi đấy không, hay là tôi chỉ là một phức hợp sinh điện hóa của hữu cơ các nguyên tử. Và nếu có thực nó nằm đâu trong con người tôi. Tại sao tôi có thể vừa ăn vừa xem tivi mà không cần phải chú ý đến hành động nghiền thức ăn của răng, vô thức đã hoạt động hiệu quả và biến những trải nghiệm ý thức của tôi vào trong não và qua những giấc mơ thế nào. Đọc cuốn sách mà không thấy sót một triết gia nào, từ đại thụ Socrate, Aristole, Platon cho đến Hegel, I.Kant và hàng chục nhà sinh học, phân tâm, tâm lý, vật lý học khác cũng quay lại ngồi cùng với tác giả đặt lại câu hỏi “Tôi là ai”. Đọc rồi bạn sẽ hiểu vì sao có những cuốn sách, chỉ bạn đọc bạn thấy nó hay vô cùng, nhưng người khác không thấy được như bạn, tại sao lại có nhiều hướng nhận xét khác nhau trong trang này về cuốn sách như vậy. và Nếu như bạn chưa thể cảm nhận được nó, cũng đừng vội bỏ xó, hãy tiếp tục trải nghiệm rồi lật giở cuốn sách về những chính những gì bạn vừa trải qua, rồi đọc xem có thú vị hay không. Thực sự kinh ngạc và sung sướng vô cùng. Con người đến lúc nào đó, cũng phải đặt lại một câu hỏi về bản thân mình. Đó là hành động khắc khoải, tìm lại chính mình, tìm lại được bản thân. Đó là hành động phản tỉnh của một loài động vật có ý thức, tự truy vấn lại gốc gác xa xưa, như một đứa con xa tìm về quê mẹ mà hành trang chẳng cần gì nhiều ngoài một cuốn sách như thế này. Tìm mua: Tôi Là Ai - Và Nếu Vậy Thì Bao Nhiêu? TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tôi Là Ai - Và Nếu Vậy Thì Bao Nhiêu? PDF của tác giả Richard David Precht nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.