Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Khoe Bàn Chân Nhỏ (Bách Dương)

Chuyện rằng, xưa kia, có một nước tên là nước Hũ Tương. Ở nước Hũ Tương này, hằng ngày việc quan trọng nhất là bàn luận xem họ có phải là nước Hũ Tương hay không, và chuyện ồn ào nhất là tranh cãi giữa thầy thuốc với bệnh nhân, kết quả tất nhiên là thầy thuốc đại bại. Câu chuyện giữa họ đại khái thế này:

Người bệnh: Tháng sau tôi lấy vợ rồi, sẽ bày tiệc lớn, anh phải chiếu cố đến làm thượng khách đấy nhé! Kết quả xét nghiệm bệnh phẩm của tôi thế nào rồi ạ?

Thầy thuốc: Xin lỗi, tôi e rằng sẽ phải báo cho anh một tin không hay. Kết quả xét nghiệm ở đây rồi, có lẽ là lao phổi giai đoạn 3. Thứ nhất là ho…

Người bệnh: Lạ nhỉ. Anh bảo tôi ho, khi nãy anh cũng ho đấy thôi, sao không phải là lao phổi?

Thầy thuốc: Tôi ho không giống anh! Tìm mua: Khoe Bàn Chân Nhỏ TiKi Lazada Shopee

Người bệnh: Thế nào mà không giống? Anh có tiền, có học vấn, từng học đại học, từng được uống nước sông Amazon, dòng dõi cao hơn người khác một bậc, có phải không?

Thầy thuốc: Không thể nói thế được. Còn vấn đề nữa là: anh thường lên cơn sốt vào nửa đêm…

Người bệnh: Không thể nói thế được. Phải thế nào mới có thể vừa lòng anh, như ý anh được? Nửa đêm phát sốt! Cái quạt máy ở nhà tôi, dùng đến nửa đêm mà chạm tay vào thì tay cũng thành thịt nướng, chả lẽ như thế nó cũng bị lao phổi giai đoạn 3?

Thầy thuốc (kiên nhẫn giải thích): Còn thổ huyết nữa, đó cũng là một trong những triệu chứng.

Người bệnh: Bên cạnh nhà tôi có một ông bác sĩ nha khoa, những người đến khám răng đều bị ông ấy làm cho thổ ra máu, chả lẽ họ cũng là bệnh nhân lao phổi giai đoạn 3?

Thầy thuốc: Tất nhiên là không phải, nhưng tổng hợp những triệu chứng lại…

Người bệnh: Được rồi, cứ cho nó là bệnh lao phổi đi, thậm chí là lao phổi giao đoạn 7, giai đoạn 8 đi nữa, cũng có làm sao đâu? Mà anh phải kêu gào ầm ĩ! Người nước ngoài chẳng phải cũng mắc lao phổi đấy thôi? Làm sao anh lại chỉ vào riêng mặt tôi mà nói. Tháng sau tôi lấy vợ, ai cũng biết cả rồi, chả lẽ anh không nói được mấy câu động viên tôi, cớ gì lại công kích tôi? Tôi có thù gì, oán gì với anh, mà anh phải chia rẽ chúng tôi?

Thầy thuốc: Anh hiểu lầm ý của tôi rồi. Tôi chỉ muốn nói là…

Người bệnh: Tôi chả hiểu lầm tí nào cả. Tôi đã nhìn rõ bụng dạ anh rồi. Anh mồ côi mẹ từ nhỏ, thiếu tình cảm ấm áp gia đình. Đến trung niên lại bị dính án hiếp dâm, giết người cướp của, phải ngồi nhà đá, trong lòng mang đầy oán hận với chế độ luật pháp công bằng, cho nên mới không chấp nhận được hạnh phúc của người khác, không chấp nhận được vinh quang mà quốc gia, dân tộc đang có.

Thầy thuốc: Chúng ta nên bàn về việc chính thôi…

Người bệnh: Thì tôi đang bàn vào đúng việc chính đây. Hãy nói thật cho tôi biết, ngày trước khi anh giết người, làm sao mà hạ thủ được với người ta, trong khi bà cụ ấy lại còn có ơn với anh.

Thầy thuốc (có vẻ kinh sợ): Kết quả chẩn đoán căn cứ vào kết quả xét nghiệm máu và nước bọt của anh, chứ chẳng phải tôi tự nhiên bịa ra.

Người bệnh: Tất nhiên là không phải anh tự nhiên bịa ra, cũng giống như hồi xưa, con dao của anh không phải tự nhiên mà đâm vào ngực bà cụ ấy. Anh sỉ nhục những nhân sĩ yêu nước tiến bộ đủ rồi đấy. Anh một lòng một dạ oán hận đồng bào mình, nói họ đều mắc lao phổi giao đoạn 3, mà anh không cảm thấy nhục ư?

Thầy thuốc: Anh ơi, tôi chỉ là thương anh, mong muốn cho anh sớm được khỏe mạnh, nên mới thẳng thắn nhắc nhở, chứ không có ác ý gì.

Người bệnh (cười nhạt và ho sù sụ): Anh là một tên sát thủ kiếm còn chảy ròng ròng máu. Những nhân sĩ yêu nước có lương tâm sẽ liên hiệp lại, chặn đứng việc tiến hành mưu sát tổ quốc dưới thuật che mắt bằng “tình thương” ấy của anh.

Thầy thuốc: Những căn cứ của tôi đều là kết quả xét nghiệm, như nước bọt chẳng hạn, là xét nghiệm của trường Đại học nước Thiên Trúc…

Người bệnh: Chuộng Tây sính ngoại, chuộng Tây sính ngoại! Một kẻ hạ lưu đê tiện mất hết cả lòng tự tôn dân tộc như anh, tôi xin nghiêm túc cảnh cáo rằng, anh sẽ phải trả giá cho sự chuộng Tây sính ngoại của mình!

Thầy thuốc (dũng cảm hẳn lên): Chớ có nói bừa, chớ có trốn tránh, chớ có bêu riếu cái xấu của người khác để thay cho lý lẽ. Những chuyện quá khứ của tôi có liên quan gì đến chủ đề ta nói hôm nay? Chủ đề của chúng ta là: “Anh có bị mắc lao phổi không?”

Người bệnh: Xem cái bộ dạng “người Trung Quốc xấu xí” của anh kìa, giọng nói sao to thế, từ bối cảnh lịch sử của anh, có thể nhìn ra tâm địa ác độc của anh. Sao lại nói là không có can hệ gì? Trung Quốc sẽ hỏng trong tay loại người như anh, khiến người nước ngoài cho rằng người Trung Quốc tất cả đều mắc lao phổi giai đoạn 3, do đó mà coi thường chúng ta. Đối với những tên Hán gian đầu sỏ ăn cây táo rào cây sung như anh, lẽ trời sẽ chẳng dung! Cẩm y vệ đâu (cố sức ho lớn), lôi nó ra!

Tất nhiên không cứ nhất định phải là Cẩm y vệ mới lôi được (lão Bách Dương từng bị lôi ra một lần rồi), có khi là gậy đập tới tấp, có khi lại là bút phê miệng rủa.

Đài Bắc, 23. 7. 1985

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Khoe Bàn Chân Nhỏ PDF của tác giả Bách Dương nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Siêu Lý Tình Yêu (Phạm Vĩnh Cư)
Giới thiệu Soloviev chỉ ra 5 loại quan hệ nam nữ với loại quan hệ nam nữ có tình yêu gắn với lý tưởng hóa đối tượng yêu, làm chúng ta khi yêu mang bản nguyên thần thánh. Tình yêu nam - nữ tuyệt đích sẽ bất tử hóa tất cả bởi tình yêu chuyên trở sự sống vĩnh cửu cho cái mình yêu, tái sinh vĩnh viễn trong cái đẹp. Đó là luận điểm về tình yêu qua các tác phẩm trứ danh: Siêu lý tình yêu (1892-1893), Chiến tranh và hòa bình, Biện minh cái thiện của Vladimir Soloviev, người nhà văn, đại triết gia Nga - người đặt nền móng cho Triết học Tình yêu châu Âu. Quan điểm hoàn chỉnh về Tình yêu nam nữ Soloviev phê phán, hoàn chỉnh các ý tưởng, quan điểm về tình yêu của nhiều nhà tư tưởng lớn tại nhiều thời đại khác nhau của nhân loại từ Platon đến LevTolstoy, đến Schopenhauer… Mặc dù tình yêu là một hiện tượng to lớn, phức tạp trong cuộc sống con người, đề tài của nhiều người, nhiều giới (văn học, nghệ thuật, tâm lý, triết học…) nhưng ông đã xây dựng được và cung cấp cho chúng ta một nền tảng nhận thức đặc sắc về tình yêu nam - nữ. Các quan điểm chính về tình yêu nam nữ của Soloviev Ông đề cao tính cao đẹp của tình yêu nam nữ không coi đó là ảo giác che đậy nhục dục, một trò chơi của tự nhiên, là ác quỷ đen tối nô dịch loài người, là một dạng tồn tại trong khổ đau và cái chết hay duy đạo đức quá như coi tình yêu là phải lấy tình yêu nhân loại làm trọng, phải khổ hạnh/vị tha… như tư tưởng của triết gia Schopenhauer, Tolstoy hay một số tôn giáo. Tìm mua: Siêu Lý Tình Yêu TiKi Lazada Shopee Tình yêu là bước chuyển phôi mầm tiềm năng mới nhú của con người giống như đặc tính trí tuệ là phôi mầm của động vật. Tình yêu còn có sứ mệnh xa hơn, dài hơn mà cái chân chính là chiến thắng đến cùng chủ nghĩa cá nhân, gia tăng giá trị vô tận cho con người, nhân tính phân chia nam - nữ, hữu hạn, hữu tử thành cá thể duy nhất lưỡng tính, tuyệt đối, bất tử. Ông cũng không coi hôn nhân hợp pháp, sinh đẻ và nuôi dưỡng con cái là sứ mệnh đích thực của tình yêu say đắm nam - nữ. Theo ông, vai trò của gia đình, tình thương yêu con cái, vai trò gia đình, chuẩn mực nề nếp quan hệ là đảm bảo sự tồn tại giống loài, xã hội loài người… nhằm duy trì thế giới vật chất và làm cho xã hội vận hành tốt. Tình yêu có sứ mệnh không phải là ở thực tế vật chất đó mà sứ mệnh là dẫn dắt con người từ thế giới đó (phi lý tưởng) bước sang thế giới lý tưởng hay cải hóa thế giới phi lý tưởng thành thế giới lý tưởng. Tình yêu đi đôi với lý tưởng hóa đối tượng yêu, sùng bái hâm mộ người yêu và làm xuất hiện “phép lạ, hào quang” quanh người yêu như nhìn thấy chân lý về con người - hình ảnh môi giới giữa Thượng đế thần thánh và thế giới. Tình yêu là phương tiện cho sự nhập thân đến cùng, đến đích trong đời sống cá thể của con người. Đó là cuộc sống có hơi ấm của hạnh phúc siêu phàm, thiên đường của tình thương, trái tim ngự trị, lạc thú của con người và thần linh. Qua tình yêu, người yêu tuyệt đối hóa người ta yêu làm cho hoàn hảo, trọn vẹn, vô bờ vô hạn và qua đó chính bản thân mình. Tình yêu đòi hỏi bất tử của con người cả tinh thần lẫn thể xác. Thân phận hữu tử hiện nay và cái chết là hệ quả tất yếu của cuộc sống bất toàn và trống rỗng của con người trong thực tại. Ông đề cao tình yêu nam nữ hơn mọi dạng tình yêu khác bởi nó khẳng định và làm giàu vô tận giá trị của từng cá thể con người - trong tiềm năng nó dẫn con người tới sự bất tử. Nó vừa là kết quả của tiến trình lịch sử của chủng loài hữu hạn vừa là bản chất nhân văn của người gắn với giá trị tuyệt đối, vĩnh hằng của Thượng Đế. Đó chính là niềm tin khao khát của ông về tất cả sinh linh con người đã, đang và sẽ sống có thể bất tử thông qua tình yêu chân chính, trong Thượng đế hay cõi niết bàn… với “bầu trời mới, trái đất mới” ở vương quốc của những tinh thần vĩnh hằng. Soloviev xác định có 5 kiểu biểu hiện của quan hệ nam nữ trong đời sống nhân loại, trong đó có 3 cấp độ 3, 4, 5 là biểu hiện của tình yêu. Triết học tình yêu của Soloviev là ở hướng tới tình yêu ở cấp độ 5 - tình yêu chân chính phục vụ cơ đồ tái sinh loài người khổ đau, hữu tử thành Thần - Nhân loại bất tử. Khi tình yêu được đồng hóa ở mức tinh thần thì sẽ khơi dậy tiềm năng vô biên tính người của con người.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Siêu Lý Tình Yêu PDF của tác giả Phạm Vĩnh Cư nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Một Nghiên Cứu Về Các Nguyên Tắc Nhận Thức Của Con Người (George Berkeley)
Lời người dịch George Berkeley (1685-1753) là triết gia duy nghiệm kiệt xuất người Ireland, một trong những gương mặt quan trọng nhất của nền triết học Tây phương hiện đại thời kì đầu. Lập trường triết học của Berkeley là duy tâm thường nghiệm (empirical idealism), được thể hiện trong câu cách ngôn nổi tiếng “esse est percipi” (tồn tại là được tri giác). Đối với ông, không có gì hiện hữu ngoại trừ các ý niệm và các tinh thần; các ý niệm là cái được tri giác, còn tinh thần (mind hay spirit)1 là cái tri giác những cái được tri giác. Các công trình của Berkeley trải rộng trên các lĩnh vực khoa học, triết học và thần học; riêng trong lĩnh vực triết học thì Một nghiên cứu về các nguyên tắc nhận thức của con người (1710) và Ba cuộc đối thoại giữa Hylas và Philonous (1713) là hai công trình được biết đến nhiều nhất. Vài nét tiểu sử và sự nghiệp của Berkeley Berkeley chào đời vào ngày 12 tháng Ba năm 1685 ở Hạt Kilkenny, Ireland. Năm 11 tuổi, ông vào học trường Kilkenny ở Dublin. Năm 15 tuổi, ông bước chân vào Học viện Ba ngôi (Trinity College), cũng ở Dubin. Berkeley lấy bằng cử nhân tại đây vào năm 1704, đến năm 1707 lấy bằng Thạc sĩ và được tuyển làm giảng viên (Junior Fellow) của học viện này. Tìm mua: Một Nghiên Cứu Về Các Nguyên Tắc Nhận Thức Của Con Người TiKi Lazada Shopee Năm 1709, Berkeley được thụ phong chức chấp sự (deacon) trong giáo phái Anh và xuất bản công trình chính đầu tiên của mình Thử hướng đến một lí thuyết mới về cái nhìn. Trong công trình này, Berkeley bàn về những giới hạn của cái nhìn của con người và đưa ra quan niệm rằng đối tượng thực sự của thị giác không phải là các đối tượng vật chất mà là ánh sáng và màu sắc. Những luận điểm được nêu ra trong công trình này báo hiệu sự ra đời của các công trình triết học quan trọng nhất của ông. Vào năm 1710, khi chỉ mới 25 tuổi, Berkeley xuất bản công trình triết học Một nghiên cứu về các nguyên tắc nhận thức của con người - Phần I, từ đây chúng tôi sẽ nói gọn là Các nguyên tắc. Công trình này là những nỗ lực của Berkeley gắng tìm cách bác bỏ những yêu sách của John Locke, một triết gia duy nghiệm thuộc thế hệ trước ông, về bản chất của tri giác con người. Nhưng vì công trình này thuộc dạng kén độc giả, chỉ dành riêng cho giới trí thức ở thủ đô London, nên ông bắt tay viết những bài dễ đọc hơn, trong hình thức đối thoại, và cho xuất bản ở London vào năm 1713 dưới nhan đề Ba cuộc đối thoại giữa Hylas và Philonous. Trong thời gian ở London, để xúc tiến việc xuất bản các công trình triết học của mình, ông kết giao bằng hữu với một số nhà trí thức nổi danh thời bấy giờ như nhà thơ Jonathan Swift (1667-1745), nhà thơ, nhà tiểu luận Joseph Addison (1672-1719), nhà soạn kịch Richard Steele (1709-1729), và nhà thơ Alexander Pope (1688-1744). Ông tham gia viết bài cho tờ Guardian của Steele để chống lại tư tưởng tự do của thuyết bất khả tri lúc bấy giờ, nhưng do ông không kí tên vào các bài báo này nên cho đến nay các ý kiến về việc ông có phải là tác giả của chúng hay không vẫn còn bất đồng. Năm 1721, ông xuất bản cuốn Bàn về sự vận động, một luận văn ngắn bàn về những nền tảng triết học của cơ học. Ngoài ra, ông còn có một tập các bản ghi chép những nhận xét triết học trong suốt quá trình phát triển học thuyết duy tâm và thuyết phi vật chất của mình; và tập ghi chép này, thường được gọi là Những nhận xét triết học, ông chỉ viết cho riêng mình nên không có ý định công bố. Năm 1724, Berkeley được bổ nhiệm làm Trưởng Tu viện Derry. Lúc này, ông bắt tay khai triển dự án xây dựng một trường học ở Bermuda với ý nghĩ châu Âu đã trở nên già cỗi sau cuộc khủng hoảng “Bong bóng Biển Nam’’ (South Sea Bubble) và Thế giới Mới sẽ là niềm hi vọng cho tương lai con người. Được Nghị viện Anh hứa tài trợ kinh phí, ông dong buồm sang châu Mỹ vào năm 1728. Sau ba năm hoài công ngồi chờ kinh phí được hứa hẹn, ông trở về Anh. Trong thời gian ở châu Mỹ, ông đã soạn thảo Alciphron, cũng là một công trình triết học và là một suối nguồn quan trọng cho các quan niệm của ông về ngôn ngữ. Sau khi về Anh, Berkeley tập trung viết và cho xuất bản một loạt các công trình: Bài giảng trước Hội Truyền giáo Phúc âm ở nước ngoài (1732), Lí thuyết về cái nhìn (chứng minh và giải thích) (1733), Nhà giải tích hay bài luận gửi cho một nhà toán học vô tín ngưỡng (1734), Bảo vệ tự do tư tưởng trong toán học (1735), Các lí do không đáp lại câu trả lời đầy đủ của ngài Walton (1735), cũng như xem xét lại để tái bản Các nguyên tắc và Ba cuộc đối thoại (1734). Năm 1734, Berkeley được phong Giám mục xứ Cloyne, vì thế ông trở lại Ireland và sống tại đó, tập trung chăm lo cho giáo phận của mình. Năm 1752, ông rời xứ cloyne đi Oxford để giám sát việc học hành của con trai, và không lâu sau đó, ông tạ thế vào ngày 14 tháng Giêng, được chôn cất trong Thánh đường Giáo hội Kitô thuộc địa phận OxfordĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Một Nghiên Cứu Về Các Nguyên Tắc Nhận Thức Của Con Người PDF của tác giả George Berkeley nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Luận Về Yêu (Alainde Botton)
Alain de Botton Sinh năm 1969 tại Zurich, Thụy Sĩ, hiện nay sống ở London. Ông là tác giả của nhiều tiểu luận và được gọi là tác giả của một “triết học về cuộc sống thường ngày”. Các chủ đề của ông có thể là: tình yêu, du lịch, kiến trúc hay văn chương. Các tác phẩm của ông từng trở thành bestseller tại hơn 30 nước. Một số tác phẩm tiêu biểu của Alain de Botton: Luận về yêu, The News: A User’s Manual, How to Think More about Sex, Status Anxiety, The Art of Travel, How Proust Can Change Your Life. Sơ lược về tác phẩm Cuốn sách này chứa đựng chính xác những gì lâu nay ta vẫn muốn biết về tình yêu: Không thiếu ảo tưởng nhưng cũng đầy sáng suốt, mê đắm nhưng biết giữ khoảng cách, nồng nhiệt và rất hài hước nhưng cùng lúc ngập tràn phân tích lạnh lùng. Chính khía cạnh “phân tích” này làm nên sự hấp dẫn nhất của Luận về yêu, vì tác giả đã sử dụng những triết thuyết tưởng chừng khô cứng để tiếp cận tình yêu một cách thấu đáo, từ rất nhiều phương diện, kể cả những phương diện mà những người đang yêu thường muốn giấu kín. Tìm mua: Luận Về Yêu TiKi Lazada Shopee Luận về yêu, tác phẩm thời trẻ của Alain de Botton, hiện nay là một nhà văn, triết gia và diễn giả nổi tiếng thế giới, còn đặc biệt hấp dẫn vì tùy theo tạng riêng của mình, độc giả có thể đọc nó như một tập tiểu luận sâu sắc, hoặc như một cuốn tiểu thuyết vô cùng hấp dẫn và không hề thiếu kịch tínhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Luận Về Yêu PDF của tác giả Alainde Botton nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Luận Về Yêu (Alainde Botton)
Alain de Botton Sinh năm 1969 tại Zurich, Thụy Sĩ, hiện nay sống ở London. Ông là tác giả của nhiều tiểu luận và được gọi là tác giả của một “triết học về cuộc sống thường ngày”. Các chủ đề của ông có thể là: tình yêu, du lịch, kiến trúc hay văn chương. Các tác phẩm của ông từng trở thành bestseller tại hơn 30 nước. Một số tác phẩm tiêu biểu của Alain de Botton: Luận về yêu, The News: A User’s Manual, How to Think More about Sex, Status Anxiety, The Art of Travel, How Proust Can Change Your Life. Sơ lược về tác phẩm Cuốn sách này chứa đựng chính xác những gì lâu nay ta vẫn muốn biết về tình yêu: Không thiếu ảo tưởng nhưng cũng đầy sáng suốt, mê đắm nhưng biết giữ khoảng cách, nồng nhiệt và rất hài hước nhưng cùng lúc ngập tràn phân tích lạnh lùng. Chính khía cạnh “phân tích” này làm nên sự hấp dẫn nhất của Luận về yêu, vì tác giả đã sử dụng những triết thuyết tưởng chừng khô cứng để tiếp cận tình yêu một cách thấu đáo, từ rất nhiều phương diện, kể cả những phương diện mà những người đang yêu thường muốn giấu kín. Tìm mua: Luận Về Yêu TiKi Lazada Shopee Luận về yêu, tác phẩm thời trẻ của Alain de Botton, hiện nay là một nhà văn, triết gia và diễn giả nổi tiếng thế giới, còn đặc biệt hấp dẫn vì tùy theo tạng riêng của mình, độc giả có thể đọc nó như một tập tiểu luận sâu sắc, hoặc như một cuốn tiểu thuyết vô cùng hấp dẫn và không hề thiếu kịch tínhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Luận Về Yêu PDF của tác giả Alainde Botton nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.