Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Vĩnh Sinh - Phần 2 (Mộng Nhập Thần Cơ)

Thân Thể, Thần Thông, trường sinh, Thành tiên, vĩnh sinh, năm cảnh giới. Một sinh linh hèn mọn, làm Thế nào mở ra cánh cửa vĩnh sinh? Trong Thiên Địa, kết cấu Thân Thể, Thần Thông huyền bí, trường sinh tiêu dao, lực lượng Thành tiên, hy vọng vĩnh sinh, đều ở trong đó. Pháp bảo tân kỳ vô cùng vô tận, Thế giới mới, Môn phái tiên đạo, nhân, yêu, Thần, tiên, ma, vương, hoàng, đế, nhân gian cùng yêu hận tình cừu...Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Mộng Nhập Thần Cơ":Lâm Vũ Thiên HạVĩnh SinhVĩnh Sinh - Phần 2Vĩnh Sinh - Phần 3Vĩnh Sinh - Phần 4

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vĩnh Sinh - Phần 2 PDF của tác giả Mộng Nhập Thần Cơ nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Giới Nữ - Tập 1 (Simone De Beauvoir)
Bạn đã bao giờ có những ý niệm và những suy nghĩ nghiêm túc về Vấn đề Nữ quyền trong xã hội hiện nay? Một vấn đề không hề mới nhưng chưa bao giờ cũ. Vậy cốt lõi của vấn đề nằm ở đâu? Là nội tại khách quan, xã hội diễn tiến, hay đơn giản chỉ đó là ý Chúa. Tôi hi vọng rằng tập sách của Simone de Beauvoir sẽ phần nào giải đáp một vài vấn đề mà bạn đã và đang thắc mắc. Tất nhiên, giới nữ không thể bao trùm tất cả các vấn đề, cũng như giải quyết tất cả vấn đề đó, vì cơ bản đó cũng chỉ là cái nhìn chủ quan của Simone de Beauvoir trong thế giới quan nội tại của bản thân mình, sẽ là không công bằng để dễ dàng đánh giá hết mực hài lòng bởi lẽ có những phân đoạn hết sức dài dòng và kể lể, khiến bạn đọc có thể bị lẫn lạc trong đó. Nhưng trên hết, nó đã khơi gợi ra nhiều luận điểm để khiến chính chúng ta suy nghĩ dài hơi, liệu chúng ta hàng ngày kêu gọi hô hào về Bình đẳng giới, về Nữ quyền, nhưng chúng ta đã thật sự đã trang bị những kiến thức đúng đắn và khách quan chưa? Tôi nghĩ rằng không chỉ Nam giới, Nữ giới cũng nên nghiêm túc đọc tác phẩm này.*** Simone de Beauvoir (1908 - 1986) là nhà văn, nhà triết học và một nhà đấu tranh cho nữ quyền người Pháp. Là một nhà văn từng được giải Goncourt nhưng cũng là một học giả uyên bác, các tác phẩm của bà được lấy cảm hứng từ chính cuộc đời mình đồng thời đầy ắp các dữ kiện khoa học, lịch sử, thống kê… Hai tác phẩm non-fiction được biết ở Việt Nam nhiều nhất của bà là Giới tính thứ nhì và Tuổi già. Tìm mua: Giới Nữ - Tập 1 TiKi Lazada Shopee Giới Nữ (xuất bản năm 1949), được xem là một trong những quyển sách hay nhất của thế kỷ 20, là một cuốn bách khoa toàn thư về các giai đoạn của cuộc đời phụ nữ từ lúc sinh ra, dậy thì, lấy chồng, làm mẹ; đồng thời vạch ra con đường giành quyền lợi cho nữ giới. Với tác phẩm này, bà được xem là “Bà mẹ của phong trào nữ quyền". Tuổi già được viết lúc Beauvoir hơn 50 tuổi, mô tả chi tiết cuộc sống của người già và đấu tranh giành quyền cho họ. Người ta chỉ có thể hiểu được thân phận người già khi ở tuổi đó. “50 tuổi, tôi giật nảy mình khi một nữ sinh viên Mỹ kể lại với mình câu nói của một cô bạn: "Nhưng Simone de Beauvoir là một bà già chứ sao!" Cả một truyền thống dồn cho từ ngữ này một cái nghĩa xấu; nó vang lên như một lời thoá mạ. Vì vậy, người ta phản ứng, thường bằng giận dữ, khi nghe người khác bảo mình già. Tôi có biết nhiều người phụ nữ được biết tuổi tác của mình một cách khó chịu qua một kinh nghiệm giống như kinh nghiệm Marie Dormoy: một người đàn ông, bị vẻ trẻ trung của hình bóng bà đánh lừa, đi theo bà trên đường phố; đến khi đi vượt qua bà và trông thấy gương mặt bà, thì thay vì bắt chuyện, ông ta rảo bước.”*** Bất bình đẳng đối với phụ nữ vẫn còn là căn bệnh nặng nề của nhân loại. Từ mấy nghìn năm trước, Khổng Tử, nhà hiền triết hàng đầu của Trung Quốc, đã từng nói “Phụ nhân nan hoá” (đàn bà khó dạy bảo). Còn Kinh thánh của đạo Gia Tô thì cho rằng Eve, người phụ nữ đầu tiên đã được Chúa tạo ra bằng một giẻ xương sườn của Adam, người đàn ông đầu tiên, với mục đích để cho Adam không cảm thấy quá cô đơn. Cũng chính Eve xui Adam ăn trái cấm để đến nỗi cả loài người mắc tội với Chúa... nói tóm lại, theo Kinh thánh, người đàn bà về bản chất khác đàn ông, không cao quý bằng đàn ông, được sinh ra để phục vụ đàn ông, và là nguồn gốc của mọi thói hư tật xấu trên đời... Cứ thế, nhân loại mang theo thành kiến sai lạc ấy trong suốt nghìn năm phát triển. Thế giới là thế giới của đàn ông, mọi việc lớn nhỏ do đàn ông định đặt, cả những chế định, tập tục, luật pháp cũng do đàn ông dựng lên để giữ chặt quyền bá chủ của họ và đẩy sâu nửa kia vào tính dục của mình. Người ta đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để viết về vấn đề này. Trong số những tác phẩm từng được sự chú ý và gây tranh cãi trên phạm vi toàn cầu, phải kể đến GIỚI NỮ (Le deuxième sexe) của Simone de Beauvoir, nữ văn sĩ Pháp hiện đại. Bằng những hiểu biết sâu sắc về sinh học, triết học, lịch sử, dân tộc học, văn học nghệ thuật..., tác giả nói về người phụ nữ, về cái nửa nhân loại từ trước tới nay vẫn bị che lấp sau màn sương kỳ thị. Từ các dữ kiện sinh học đến lịch sử, huyền thoại, từ đứa bé mới chào đời đến cụ già, địa vị người phụ nữ trong xã hội qua từng thời đại lịch sử. Qua đó, ta càng thấy việc hạ thấp vai trò phụ nữ, dù ở dạng nào đi nữa, đều trái ngược với tự nhiên và cản trở sự phát triển chung của xã hội và gia đình: Đàn ông, đàn bà, hai nửa của loài, cấu tạo, tính cách có khác nhau, song đều hoàn chỉnh, đều quan trọng, cần thiết như nhau, không hề có chuyện cao quý và thấp hèn, chủ động và thụ động như nhiều người vẫn nói. Quan hệ của hai nửa là hoà hợp, tương hỗ, bổ sung cho nhau, không hề có chuyện bên này áp chế, kìm hãm, thôn tính bên kia. Giải phóng phụ nữ và quan tâm đến mọi vấn đề liên quan đến phụ nữ là một đòi hỏi cấp bách và lâu dài của cộng đồng, dân tộc và Nhà nước. Một công trình được tạo dựng với sự nỗ lực trong hàng chục năm trời, một khối lượng kiến thức phong phú. Tuy vậy, cũng không thể coi GIỚI NỮ, không còn gì để bổ sung, tranh luận. Chúng ta biết rằng Simone de Beauvoir viết cuốn sách này vào năm 1949. Từ đó đến nay, thế giới đã thay đổi biết bao. Riêng nhận thức về vấn đề phụ nữ và hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ ở từng nước và thế giới đã có những bước phát triển mà Hội nghị thế giới về phụ nữ tại Bắc Kinh là một dấu ấn quan trọng. Những nghiên cứu của tác giả, dẫu sao cũng chỉ bó hẹp trong phạm vi một số nước phát triển thuộc châu Âu và Mỹ, chưa đụng chạm đến phương Đông, châu Phi, các nước Ả rập, nơi mà tệ phân biệt về giới diễn ra còn hết sức nặng nề. Ngoài ra, trong thái độ dứt khoát, táo bạo của tác giả, ta cũng đọc được một cái gì đó cực đoan. Đặc biệt là đối với gia đình. Thực tiễn phát triển của nhân loại ngày nay cho thấy việc củng cố gia đình là một nhiệm vụ cấp thiết hơn bao giờ hết. Gia đình bền vững hoàn toàn phù hợp với giải phóng phụ nữ, giải phóng cá nhân, chứ không hề cản trở như tác giả quan niệm. Dịch và giới thiệu GIỚI NỮ chúng tôi hy vọng có thể đưa đến bạn đọc một nguồn tài liệu tham khảo bổ ích. NHÀ XUẤT BẢN PHỤ NỮDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Simone De Beauvoir":Tuổi Già - Tập 1Tuổi Già - Tập 2Giới Nữ - Tập 1Một Cái Chết Rất Dịu DàngGiới Nữ - Tập 2Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Giới Nữ - Tập 1 PDF của tác giả Simone De Beauvoir nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Giờ Xấu (Gabriel Garcia Márquez)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Giờ Xấu PDF của tác giả Gabriel Garcia Márquez nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Gió Vĩnh Cửu (Sergei Zhemaitis)
Xécgây Ghêôrơghiêvích Giêmaichixơ là một nhà văn chuyên viết về đề tài biển. “Gió vĩnh cửu” - là tác phẩm khoa học viễn tưởng đầu tiên của ông. Khi đánh giá về cuốn sách này giáo sư I.A.Êphơrêmốp đã viết:“Cuốn truyện khoa học viễn tương “Gió vĩnh cửu” là sự kết hợp giữa đề tài về biển với bức tranh khoa học viễn tưởng trong tương lai. Khác với nhiều truyện khoa học viễn tưởng của các tác giả khác như Giuyn Vécnơ với cuốn “Hai vạn dặm dưới biển”, G.B.Ađamôp với “Bí mật hai đại dương”, A.Beliaép với “Người cá” v. v... “Gió vĩnh cửu” của Giêmaichixơ nói lên không khí lao động tươi vui của những người nghiên cứu và khai thác biển vì lợi ích của xã hội cộng sản. Tìm mua: Gió Vĩnh Cửu TiKi Lazada Shopee Nơi diễn ra các sự kiện chính là Ấn Độ Dương, trên một hòn đảo nhân tạo nằm giữa vùng nước ấm trong suốt. Sống quanh đảo là những đenphin thông minh, hiểu biết con người. Đenphin làm nhiệm vụ chăn cá voi, bảo vệ cá voi khỏi bị lũ cá mập và cá kình tấn công và giúp con người nghiên cứu biển sâu huyền bí, nơi sinh sống của loài nhuyễn thể khổng lồ. Người đọc không thể không thú vị về tình bạn giữa con người và đenphin, một mối quan hệ giống như của những sinh vật có tri thức. Những miêu tả về việc chăm sóc cá voi, về cuộc đấu tranh với tên kẻ cướp - cá kình Giéc Đen thật là sinh động. Quan hệ tốt đẹp giữa những con người trong xã hội không có giai cấp làm cho các nhân vật trở nên đáng yêu, ngay cả cô gái Biata, nhân vật nữ trong truyện, say mê nghiên cứu các vì sao cũng không đối lập với hai người bạn yêu cô là những nhân viên của trạm đại dương. Biata đến đảo như đi dự hội, cô hết sức vui mừng được gặp lại Trái Đất và biển cả. Truyện của Xécgây Ghêôrơghiêvích Ghêmaichixơ làm cho người đọc có cảm giác như thấy được vùng biển đượm ánh nắng trời, thấy được niềm vui của lao động vất vả, hữu ích trong tương lai trên cơ sở những quan hệ tốt đẹp với mọi loài vật nói chung, không phải chỉ riêng với đen phin có tri thức.Giáo sư I. A. Êphơrêmốp cho rằng “Gió vĩnh cửu” rõ ràng là một thành công của tác giả và cuốn sách này được xuất bản sẽ là một món quà tốt cho các độc giả trẻ tuổi.***Những đenphin dẫn đường cho chiếc tàu “Chim quân hạm” của chúng tôi về đảo. Đó là một dải cát hẹp uốn cong như vành khăn. Từ đây đến đó cũng còn vài hải lý nữa, bây giờ chỉ nhìn thấy nó từ đỉnh ngọn sóng cao thôi.Bãi cát sáng lóa. Những cây dừa rập rờn như trong ảo ảnh.Lần đầu tiên đenphin cho chúng tôi biết hòn đảo nhỏ này. Hòn đảo bị những dải đá ngầm hiểm trở bao quanh. Chỉ có mình Tavi và Prôtây biết con kênh ngoằn ngoèo xuyên qua rừng san hô và đá ngầm.Biata và Vêra đứng thẳng người lên ngắm nhìn hòn đảo đang như tiến lại gần chúng.Biata nói:- Đúng là một chiếc bánh mì vòng xinh xắn làm sao!Côxchia ra vẻ người dẫn đường sành sỏi kể cậu ta được biết gì về hòn đảo nhỏ này là do bản đồ hoa tiêu và nguồn cảm hứng thúc đẩy.- “Chiếc bánh mì vòng” thuộc quần đảo san hô. Nó có cái tên chính xác hơn là “Trạm dừng chân của ba gã lưu lạc”.- Sao lại không phải là bốn? - Vêra hỏi.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Gió Vĩnh Cửu PDF của tác giả Sergei Zhemaitis nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Giờ Thứ 25 (C. V. Gheorghiu)
Đối với Xã hội kỹ thuật hóa, đây là một mặt thật của Kiếp người, sống trong thời buổi giá trị con người bị tiết giảm xuống con số không: nhân vị, cá nhân, tình cảm hầu như không còn nữa. Máy móc. Tất cả đều sử dụng theo máy móc, đều hành động một cách máy móc, nên con người cũng bỏ lần nhân cách để theo kịp đà tiến hóa kỹ thuật rồi trở thành nô lệ cho kỹ thuật và lôi cuốn đồng loại mình vào trận cuồng phong, vào vực thẳm. Có còn chăng chút hy vọng lập lại xã hội loài người, như lời mục sư Koruga, trong truyện: “Sau rốt, Chúa lại đến phải xót thương con người, - như Chúa đã từng thương hại nhiều lần. Và, giống chiếc thuyền của ông Noé trên lượn sóng trận đại hồng thủy, vài người thật là người, còn giữ được chân tính, sẽ nổi trôi trên trận vận xoáy nhiễu loạn của đại nạn tai ương tập thể này. Và chính nhờ mấy người ấy mà loài người sẽ được bảo tồn cứu vãn, như đã trải qua bao lần trong lịch sử”. Lời dịch giả Tìm mua: Giờ Thứ 25 TiKi Lazada Shopee Thi sĩ kiêm văn sĩ Constantin Virgil Gheorghiu sanh ngày 15-9-1916 tại Razboeni-Neamtz xứ Roumanie, con của một vị linh mục ở Moldavie. Học triết lý và thần học tại Đại học đường Bucarest và Heidelberg (Đức). Ông sáng tác nhiều quyển sách mà thi phẩm Calligraphie sue la neige được giải thưởng Hoàng gia về thi ca (Prix Royal de Poésie) năm 1940, ở Roumanie. Ông cưới vợ là nữ sĩ, năm ngày trước trận Thế chiến thứ Hai. Với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, thi sĩ công phẫn và xúc động khi bọn thân phát-xít ám sát Thủ tướng dân chủ Armand Calinesco, nên viết quyển thi binh vực tự do, chống phát-xít, lấy tên là Armand Calinesco (1939). Hậu quả của thi phẩm này là ông suýt bị bọn “cơ quan sắt” thủ tiêu. Và cũng với lòng công phẫn mà ông viết quyển “Bờ sông Dniestr bừng lửa”, xuất bản ở Bucarest, chống bọn chống phát-xít đã tàn sát một phần ba dân số miền Bessarabie, quê hương ông. Tác phẩm này về sau, đã làm dư luận Pháp chống lại ông. Nhưng theo ông, “đứng trước những tàn phá giết chóc dã man, bất cứ từ đâu đến, thi sĩ không thể không công phẫn”. Năm 1943, hai vợ chồng phụ trách về liên lạc văn hóa tại Bộ Ngoại giao Roumanie ở Zaghreb. Được một năm, nước Roumanie theo phe Nga. Quân Đức bắt vợ chồng ông giam trong một trại giam các nhà ngoại giao tại Đức. Kế Đức quốc xã thua, vợ chồng ông bị quân Mỹ giam mỗi người một nơi, mãi hai năm sau (1947), mới được thả ra và gặp nhau ở Heidelberg (Đức). Trong thời gian bị giam cầm, ông viết quyển “Giờ thứ hai mươi lăm”. Nhằm lúc đồng mark mất giá, không thể sống ở Đức, vợ chồng ông đi bộ sang Pháp, đem quyển này dịch ra Pháp văn và cho xuất bản ở Paris (1949). Đây là một trong những tác phẩm bi đát nhứt của thời đại. Gabriel Marcel, trong bài tựa, đã viết: “Tôi tưởng không còn tìm ra một tác phẩm nào ý nghĩa hơn, phác họa rõ ràng hơn tình trạng hãi hùng mà nhân loại đang bị chìm đắm”. Tác giả quyển sách bán chạy nhất, - bán 600.000 quyển trong vài tuần lễ, riêng tại Pháp đến 300.000 quyển, - lại bị dư luận Pháp chống đối (1950), khi biết ông là tác giả quyển Bờ sông Dniestr bừng lửa, nghĩa là ông binh vực phát-xít. Trong một bài tự thuật, Virgil viết: “... Dấu ô nhục chống phát-xít đốt cháy da thịt ta ở Bucarest, và dấu ô nhục phát-xít bị đóng ở Paris chỉ là duyên cớ giản dị để quần chúng bóp chết ta... Phải chăng người ta chỉ được lên án những sự độc ác dã man của một bên... Không, nhà thơ ấy chỉ lấy vĩnh cửu làm khuôn vàng thước ngọc...” Thi sĩ đã đi tu. Lễ thăng thiên, ngày 23-5-1963, ông được Đức giám mục từ Nữu Ước đến làm lễ thụ phong linh mục giáo hội Chính Thống tại nhà thờ Lỗ-ma-ni ở Ba Lê. Ông qua đời ngày 22-6-1992 tại Ba Lê.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Giờ Thứ 25 PDF của tác giả C. V. Gheorghiu nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.