Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Thuở Mơ Làm Văn Sĩ (Nguyễn Thụy Long)

Năm 1950. Ở Hà Nội, tôi 10 tuổi, mới dậu xong bằng tiểu học, sửa soạn thi vào lớp đệ thất ( lớp 6 bây giờ ) trường trung học Chu Văn An. Nghĩa là sẽ trở thành học sinh trường bưởi danh tiếng xưa kia đấy. Nhưng là tuổi ăn tuổi chơi. Ba tháng hè, tôi tham gia tất cả những trò chơi trẻ con ở Hà Nội. Đánh đinh, đánh đáo, sưu tầm programes ở những rạp chiếu phim, xem ciné và đọc truyện.

Có lẽ thứ mà tôi đam mê nhất là đọc truyện. Tôi đọc lung tung đủ thứ truyện, từ truyện kiếm hiệp đến mọi loại tiểu thuyết, in thành từng tập mỏng phát hành mỗi tuần mà cha tôi gọi là tiể thuyết ba xu. Gom góp từng tập mỏng ấy để đóng lại thành pho sách dầy. Những truyện đăng trên báo tôi cũng cắt đóng lại thành từng tập. Không kể việc sưu tầm từng cuốn tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn mà tôi rất ngưỡng mộ. Tất cả những cuốn sách cũ, đôi khi nát phải tự phục chế. Lý do đơn giản là tôi không có tiền để mua những cuốn tiểu thuyết tinh còn thơm mùi mực in.Tôi ngưỡng mộ biết bao nhiêu tác giả. Mơ ước ngaynào đó mình được như họ. Tôi mê đến độ, có thể đọc tiểu thuyết bất cứ lúc nào không phải chỉ ở những ngày rảnh rỗi. Thường xúc động về tình huống số phận của các nhân vật. Mùa rét nằm trogn chăn bông đọc tiểu thuyết. Tôi nhớ đọc cuốn " người anh cả " của Lê Văn Trương, tôi cũng là anh cả trong gia đình nhỏ bé của mình, thế là tôi xúc động. Chui vào torng chăn khóc thoả thích. Khóc sưng cả mắt, vì thương thân phận người anh cả trogn tiểu thuyết đó quá. Sau này, và đến bây giờ tôi vẫn thường mủi lòng trước những hoàn cảnh, có thể trong tiểu thuyết, đời thật hay phim ảnh. Nếu bạn bè tôi có nhận xét về tôi: Trông con người nó hung hãn như vậy, nhưng tâm hồn thì yếu đuối.Thuở bé xem phim Charlot. Phim The Kid ( dịch ra tiếng Việt là Gà trống nuôi con ) khi Charlot lạc mất đức con nuôi, Charlot buồn ngẩn người ra. Tôi cũng chảy nước mắt. Còn nhiều, rất nhiều tình huống khác, torng tiểu thuyết hay trong phim ảnh làm cho tôi mủi lòng, đến rơi lệ.Không biết đó có phải là con đường gai góc mà tôi đã chọn khi cầm bút không? Khi ở Hà Nội, tôi trao lại cho thằng em họ tủ sách. Ra đi nhưng vẫn thăm hỏi về những cuốn tiểu thuyết. Sau năm 1954 thì viết bưu thiếp, cho đến lúc bặt tin. Rồi nhiều chục năm qua.tôi trở thành nhà báo, nhà văn...Cũng là một đời lỡ mà thôi. Nhưng tôi hãnh diện làm sao khi chọn nghề cầm bút.Sau năm 1975. Miền Nam bại trận, người chiến thắng vào thành phố. Những cuốn sách in ấn phát hành ở miền Nam bị kết tội phản động, bèn được đem ra thiêu đốt. Tôi đứng nhìn tro tàn khói bay, cầu xin cho nó được phiêu diêu miền cực lạc. Tôi cũng đã chứng kiến nhiều tác giả khóc những cuốn sách trên đống tro tàn. Người buôn bán sách, nhưng suốt một đời yêu quý sách, nên làm sách, in ấn sách, đứng ngẩn như người mất hồn trước nhà sách, mà chính là kho sách vĩ đại của mình ở đại lộ Lê Lợi. Nhà sách Khai Trí nay đã đổi tên chủ.Tôi muốn nói ông Khai Trí, Nguyễn Hùng Trường. Một đời ông dành cho những cuốn sách, không phải mình là tác giả mà của nhiều người khác. Ông có cái đam mê của ông, đam mê đến cuối đời. Mấy ai đã được sống đến trăm tuổi, nay tuổi ông Khai Trí đã 80. Hơn nửa đời người kinh doanhsách, nhưng không thể gọi ông từ hạ đẳng là " đầu nậu sách. Như có lần sau khi nhà sách Khai Trí tịch biên, tôi đã nghe lời miệt thị ấy của một nhà văn muốn lập công. Ví như loài cỏ " đuôi chó " mà ông Phan Khôi đã viết hồi nào trong Nhân Văn Giai Phẩm. Tôi nói ít ai thọ được trăm tuổi. Học giả Vương Hồng Sển đã là thọ mà chỉ sống được 94 tuổi. Không như điều mơ ước của cụ, thọ tròn một thế kỷ để nhìn cho rõ hơn " nhân tình thế thái ". Năm ngoái, tôi gặp học giả Giản Chi. Cụ đã 94. Người yếu lắm rồi, cụ đi phải có người dìu. Nhưng tôi nghe nói cụ vẫn đọc sách, vẫn nghiên cứu. Cụ đọc sách bằng kính lúp soi trê ntrang giấy. Đáng quý lắm sao.Cách nay một năm tôi gặp ông Khai Trí trong bữa giỗ ông Chu Tử. Tôi hỏi ông rằng cái nhà sách Khia Trí của ông ở đường Lê Lơi ông đã xin lại được chưa? Sau khi ông từ Mỹ về và đã hòi tịch trở lại người Việt Nam. Ông cười và trả lời:- Sẽ xin lại được, thời hạn trả lại là năm 3000.Tôi chưa lẩm cẩm đến độ không hiểu nổi câu trả lời ấy là lời chua chát của một người kiên tâm với cái nghiệp của mình nay đã quá chán nản.Câu chuyện văn nghêvọng vòng, tôi nhắc đến một bài mới đây viết trên báo chi nhắc ông Khai Trí, có người nhà văn, cũng ông đó, đã hết lòng ca tụng sự hào sảng của ông chủ nhà sách danh tiếng. Ông Khai Trí đã chậm rãi trả lời:- Tôi biết anh đó, khi tôi ngồi ở Chí Hoà anh ta đi với phái đòan vào thăm từ. Anh từng biết tôi, nhưng hôm ấy anh ta nhìn tôi như nhìn những người tù khác chưa hề quen biết. Vì khi đó tất cả chúng ta đều là kẻ ngã ngựa, bị kết án.Tôi thoáng nhìn thấy nụ cười ruồi của ông Khai Trí:- Nhắc lại làm chi không biết nữa.Đúng vậy, nhắc lại làm ch, nói theo thổ ngữ Nam Kỳ.Tôi suy nghĩ hoài về câu nói ấy. Một câu nói thóang nghe thì tầm thường, nhưng suy nghĩ thì nó đòi hỏi ở người cầm bút thật nhiều đấy. Tuổi đời, kinh nghiệm đời không chưa đủ, còn đòi ngưòi cầm bút có một điều kiện khác. Có xứng đáng để cầm bút mà viết không?Đã rất nhiều đêm tôi ngồi trên căn gát bút suy nghĩ. Nên cầm lại cây bút hoặc không nên. Cuối cùng thì tôi đã có quyết định. bây giờ thì dĩ vãng dồn dậy trong tôi.Trước đây tôi đã viết dang dở tập hồi ký " thuở mơ làm văn sĩ " ở một tuần báo thiếu nhi trước năm 75. Sau đó tôi viết lại, những mong " đăng báo " được. Nhưng bị đánh giá thấp qua biên tập. Tập hồi ký chẳng ca tụng được caí gì. Chỉ ca tụng một giấc mơ, giấc mơ của một kẻ mơ làm văn sĩ. Tôi đành gác bút..Gần nửa đời người làm việc cầm bút. Đến nay không giữ được quyển sách nào của mình viết ra. Trận hoả tai năm 75, không phải riêng tôi bị thiệt hại mà nhiều bạn bè đồng nghiệp của tôi cũng cùng chung số phận và còn trở thành tội phạm, bị đem ra trưng bày tại phòng trưng bày " tội ác Mỹ Nguỵ " Nhiều năm dài những cuốn sách của tôi, của chúng tôi bị cầm tù. Tôi không có tiền, lộ phí, không có giấy tờ tuỳ thân đàng hoàng. Đến bây giờ tôi cũng không đi. Phải chăng tôi muốn giữ mãi hình ảnh của Hà Nội, của những con đường những tỉnh miền Bắc tôi đã đi qua nguyên vẹn như thuở nào? Tôi không trả lời của chính câu hỏi mình tự đặt ra.Tôi như nhìn thấy mình thuở mới bước qua tuổi trẻ thơ mang ước mơ mình trở thành văn sĩ. Ôi giấc mơ mới đẹp và ngọt ngào làm sao. Đến bây giờ cũng vậy, tôi không coi giấc mơ đó là oan nghiệt hay nghiệp chướng phủ phàng.Muỗi đêm nay sao ra nhiều thế, nó cắn tôi nhoi nhói. Không biết có con muỗi nào mang mầm bệnh không? Nếu có chắc chắn là nó truyền cho tôi căn bệnh nào đó ác tính chứ không phải mãn tính. Muỗi Sài Gòn từng có tiếng cắn đau từ xưa. Tôi nhớ thuở ở Hà Nội, có một ký giả chuyên viết film du jour trên nhật báo lấy bút hiệu là Muỗi Sài Gòn.Tôi sống với giấc mơ đẹp của tôi. Một đọan ngắn thôi " thuở mơ làm văn sĩ ". Xin mời bước vào tập hồi ký này.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thuở Mơ Làm Văn Sĩ PDF của tác giả Nguyễn Thụy Long nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Món Lạ Miền Nam (Vũ Bằng)
Suốt những năm tháng ròng rã vật lộn mưu sinh tại miền Nam, của ngon vật hiếm nơi đất khách đã giúp Vũ Bằng vơi đi nỗi buồn hoang hoải hướng về cố hương. Món lạ miền Nam đã ra đời như vậy, cuốn tùy bút độc đáo của Vũ Bằng về những trải nghiệm hương vị ẩm thực mà mới nghe tên thôi người ta đã cảm thấy thích thú. Công bằng mà nói, món ngon hay không là do khẩu vị mỗi người. Mỗi miếng ngon có thể sẽ thay đổi, biến chuyển theo từng giai đoạn để vừa lòng ông thần khẩu. Nhưng đồ ăn miền Nam thì không đổi thay. Thứ hương vị làm người xa quê cảm thấy ngon lành, khang khác, nhận thức được lòng thương yêu của cõi nhân sinh ở chung quanh vì thế mà tự nhiên rõ rệt đậm đà.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Vũ Bằng":Món Ngon Hà NộiBốn Mươi Năm Nói LáoMón Lạ Miền NamBóng Ma Nhà Mệ HoátMiếng Ngon Hà NộiNói Có SáchThương Nhớ Mười HaiTruyện Hai NgườiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Món Lạ Miền Nam PDF của tác giả Vũ Bằng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bốn Mươi Năm Nói Láo (Vũ Bằng)
Là một cây bút có tên tuổi của văn đàn dân tộc tuy nhiên tác phẩm của Vũ Bằng lại gặp khá nhiều trắc trở trên con đường đến với bạn đọc. Mãi sau này khi nhà văn từng mang tiếng “dinh-tê” này được công nhận là một chiến sĩ công báo hoạt động trong nội thành, thì các tác phẩm của ông mới dần dần được công bố. Cùng với thời gian độc giả trực tiếp đọc tiểu thuyết, truyện ngắn, tạp văn và ngày càng chú ý hơn đến Vũ Bằng như một đời cầm bút sống động, thú vị còn không ít điều cần khám phá. Vũ Bằng dấn thân vào nghiệp báo với nỗi đam mê song trong lĩnh vực văn học, ông cũng có không ít những cống hiến đặc biệt là ở thể loại hồi ký. Trong đó Bốn mươi năm nói láo (1969) là một thiên hồi ký với những nét đặc sắc tiêu biểu. Qua ngòi bút tinh tế, đầy tài năng của Vũ Bằng tác phẩm được xem vừa là một cuốn vừa biên khảo về lịch sử báo chí, vừa là một cuốn tạp chí về cảnh sinh hoạt báo chí của nước ta với những trải nghiệm, sự thức tỉnh trong nhận thức của nhà văn về sự nghiệp làm báo.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Vũ Bằng":Món Ngon Hà NộiBốn Mươi Năm Nói LáoMón Lạ Miền NamBóng Ma Nhà Mệ HoátMiếng Ngon Hà NộiNói Có SáchThương Nhớ Mười HaiTruyện Hai NgườiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bốn Mươi Năm Nói Láo PDF của tác giả Vũ Bằng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ánh Viên: From Zero To Hero (Đinh Hiệp)
Ánh Viên là một trong sáu vận động viên bơi lội xuất sắc nhất trong lịch sử SEA GAMES. Với thành tích đạt 8 huy chương vàng cá nhân cùng 8 lần phá kỷ lục SEA GAMES chỉ trong một kì đại hội 2015, Anh Viên đã đi vào lịch sử bơi lội.***Khi thực hiện xong cuốn sách này, chúng tôi ngồi lại để lựa chọn một tấm hình làm bìa sách. Cuốn sách về Nguyễn Thị Ánh Viên thì tất nhiên phải là hình Nguyễn Thị Ánh Viên rồi, không có gì để bàn cãi. Nhưng chọn tấm hình nào đây giữa rất nhiều tấm hình ấn tượng được các đồng nghiệp phóng viên thể thao và những người hâm mộ yêu mến Ánh Viên gửi đến? Tấm hình Ánh Viên hạnh phúc khi cô mang về vinh quang cho Tổ quốc? Tấm hình của những giọt nước mắt thất vọng vì thất bại hay nỗi thống khổ về thể xác mà cô phải trải qua? Hay tấm hình cô gái tuổi đôi mươi trẻ trung, tràn đầy sức sống? Cuối cùng, chúng tôi quyết định chọn tấm hình Ánh Viên đang bơi bướm. Cuộc đời của Ánh Viên, kể từ năm 10 tuổi trở đi sẽ vĩnh viễn gắn liền với bơi, chúng tôi tin như vậy. Vinh quang, thất bại, nhọc nhằn, thống khổ, những cung bậc cảm xúc, hay trạng thái lý trí nào khác của Ánh Viên đều khó có thể tách rời với làn nước. Ánh Viên sinh ra để bơi, như chúng tôi tin rằng mỗi người trong chúng ta được sinh ra để làm một điều gì đó. Tìm mua: Ánh Viên: From Zero To Hero TiKi Lazada Shopee Giữa đôi cánh tay Ánh Viên vung lên đầy dũng mãnh kéo cơ thể về phía trước là một khuôn mặt rất bình thản. Cho dù đôi mắt Ánh Viên bị che phủ bởi cặp kính bơi, nhưng chúng tôi vẫn cảm nhận được phía sau cặp kính đó cũng là một đôi mắt rất bình thản. Nhìn tấm hình, chúng tôi cảm nhận được một niềm vui sướng bình dị toát ra từ sâu thẳm bên trong Ánh Viên. Đó là niềm vui mà cho dù giàu có, danh tiếng hay được hưởng nhiều đặc ân đến đâu, cô vẫn khó đem đi đánh đổi. Cô vẫn luôn yêu bơi lội, yêu làn nước, yêu những cú đập tay của mình. Với một vận động viên, đích đến hay mục tiêu luôn là điều quan trọng, nhưng những thứ đó chỉ tồn tại ở tương lai hay quá khứ. Điều quan trọng nhất là hiện tại, thứ mà ta có thể nghe được, thấy được, ngửi được, sờ vào được. Hiện tại là tập luyện, là thi đấu, là khoảnh khắc vận động. Một vận động viên bậc thầy là người biết cách hút tất cả những mệt nhọc, sức ép, thất vọng vào mình, sống hòa hợp với chúng, biến chúng trở thành niềm vui, rồi đem niềm vui này lan tỏa sang người khác. Điều này Ánh Viên đã làm được. Để có được Ánh Viên của ngày hôm nay, trước nhất là sự bền bỉ tự thân của cô và song hành đó là bao người thầy thầm lặng. Đặc biệt là huấn luyện viên Đặng Anh Tuấn, người đã “nằm gai nếm mật” với Ánh Viên trong hầu hết hành trình vươn đến vinh quang của cô, mà chúng tôi kể sau đây. Có thể nói, nếu không có sự tận tâm của ông Tuấn, khó có Ánh Viên như bây giờ. Vì vậy, cuốn sách bạn cầm trên tay không phải là tự truyện của Ánh Viên, không phải là cuốn sách viết riêng về Ánh Viên, mà là cuốn sách về hành trình lên đỉnh cao của Ánh Viên, và trong hành trình đó, có mặt của nhiều người. Cuốn sách cũng sơ lược về bơi lội, vốn là môn thể thao cô đơn nhất thế giới, cũng là môn thể thao đòi hỏi khắt khe nhất thế giới. Đồng thời, sơ lược về phong trào bơi lội Việt Nam - đất nước có hơn 3.000 km bờ biển cùng hàng ngàn sông suối và hằng năm vẫn đau đáu với những mất mát thương tâm vì sông nước. Trong quá trình thực hiện cuốn sách, chúng tôi có được sự giúp đỡ của nhân vật chính Nguyễn Thị Ánh Viên và huấn luyện viên Đặng Anh Tuấn. Bên cạnh đó tôi còn nhận được sự chia sẻ từ các nhà quản lý trong ngành thể thao: Phạm Viết Muôn, Nguyễn Xuân Gụ, Đinh Việt Hùng, Nguyễn Thành Lâm, Bùi Hữu Nghi. Đồng thời cũng nhận được sự góp ý của các cựu vận động viên đang là huấn luyện viên như: Đỗ Trọng Thịnh, Nguyễn Kiều Oanh, Chung Tấn Phong, Võ Thanh Bình. Và cả sự chia sẻ của gia đình Ánh Viên. Hầu hết những bức ảnh trong cuốn sách này do huấn luyện viên Đặng Anh Tuấn và Ánh Viên cung cấp, ngoài ra tôi còn sử dụng một số hình ảnh từ các tác giả Hải An, Tấn Phúc, Tùng Lê. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến họ. Và giờ là lúc chúng ta đến với câu chuyện dậy sóng của làn nước mát lạnh...Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ánh Viên: From Zero To Hero PDF của tác giả Đinh Hiệp nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sống Để Kể Lại (Gabriel Garcia Marquez)
Gabriel Garcia Márquez (sinh năm 1927) tại Aracataca, một thị trấn bên bờ biển Caribê, thuộc miền Bắc Columbia, ông là nhà văn nổi tiếng người Colombia. Ngoài viết văn ông còn là một nhà báo và một nhà hoạt động chính trị.Ông được biết đến với các tiểu thuyết Tình yêu thời thổ tả, Mùa thu của vị trưởng lão, Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi, Trăm năm cô đơn... Gabriel Garcia Márquez sinh ra và lớn lên tại một gia đình trung lưu gồm 11 người con và ông là anh cả. Những năm đầu tiên học tại đại học Quốc gia Colombia Márquez đã bắt đầu tham gia viết báo và bắt đầu những tác phẩm văn học đầu tiên gồm 10 truyện ngắn nổi tiếng.Sau khi học được năm kỳ, ông quyết định bỏ học rồi chuyển về Barranquilla thực sự bước vào nghề báo và viết tiểu quyết đầu tay La hojarasca (Bão lá). Trong năm 1955, ông tới Thụy Sỹ làm đặc phái viên của tờ El Espectador. Sau đó qua Ý học tại Trung tâm thực nghiệm điện ảnh rồi sang Paris sinh sống trong điều kiện vật chất vô cùng khó khăn. Trong thời gian này ông viết cuốn tiểu thuyết La mala hora (giờ xấu), đồng thời tách từ cuốn này viết nên El coronel no tiene quien le escriba (Ngài đại tá chờ thư). Năm 1982 ông nhận giải Nobel văn học cho những cống hiến của mình. Sau đó ông vẫn tiếp tục sáng tác và có nhiều tác phẩm giá trị, ngày càng khẳng định được tên tuổi trên văn đàn thế giới. Tìm mua: Sống Để Kể Lại TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sống Để Kể Lại PDF của tác giả Gabriel Garcia Marquez nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.