Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Vũ Trụ Kỳ Bí (Mai Vinh)

Cuốn sách 10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Vũ Trụ Kỳ Bí do Mai Vinh Ngọc Lan biên soạn mang đến cho chúng ta món quà vô cùng ý nghĩa mà các bậc phụ huynh nên dành tặng cho bé đam mê tìm hiểu khoa học, giúp bé phát triển toàn diện nhất. Với bộ sách 10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao? sẽ mang lại những câu trả lời thú vị cho các em theo từng chủ đề: Cơ thể người, động vật, thực vật, vũ trụ kỳ bí và bí ẩn quanh ta. Sách giải đáp ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu, kết hợp những hình ảnh minh hoa sinh động sẽ đem đến cho các em những kiến thức cơ bản, chứa đựng nội dung phong phú. Từ đó, giúp các em nắm bắt các kiến thức một cách nhanh nhất. Và cũng từ đó giúp các em thỏa mãn trí tò mò của mình, tự tin hơn về kiến thức khoa học để bước vào cuộc sống.

Tuổi thơ là khoảng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời mỗi người. Ở lứa tuổi này luôn tràn đầy hy vọng, ước mơ, cùng những ngây thơ trong sáng buổi ban đầu. Đứng trước thế giới với bao điều kỳ diệu, mang trong mình sự tò mò, khát vọng tìm hiểu, câu nói thường thấy nhất ở trẻ là “Vì sao?”. Để có thể trả lời chính xác câu hỏi của trẻ, không phải là việc đơn giản. Các nghiên cứu cho thấy, sự phát triển của bộ não trẻ diễn ra nhanh nhất vào tuổi 13 trở về trước, là một phụ huynh, khi không mang lại cho trẻ cơ hội suy nghĩ, tìm hiểu, có thể bạn sẽ phải rất ân hận! Thế giới ngày nay phát triển nhanh chóng, kho tàng kiến thức là vô hạn, luôn được đổi mới với tốc độ chóng mặt.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Vũ Trụ Kỳ Bí PDF của tác giả Mai Vinh nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Sự Thống Trị Của Nam Giới (Pierre Bourdieu)
Sự thống trị của nam giới xuất bản năm 1998. Trong cuốn sách này, Bourdieu đã phân tích các mối quan hệ giữa nam giới và nữ giới, xuất phát từ việc nghiên cứu dân tộc học xã hội của người Berbères tại Kabylie, và tìm hiểu những cấu trúc tượng trưng của vô thức lấy nam giới làm trung tâm, hiện vẫn tồn tại ở nam giới và nữ giới ngày nay. Là một trong những cuốn sách ngắn nhất và thú vị nhất của Pierre Bourdie, Sự thống trị của nam giới là sự hòa quyện của khả năng phân tích khoa học và một thứ văn phong cuốn hút, tạo được một sự chú ý đặc biệt đối với giới nghiên cứu xã hội học.***Đôi dòng về dịch giả: Dịch giả Lê Hồng Sâm sinh năm 1930, từng dạy tại khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp, Chủ nhiệm bộ môn văn học Pháp. Bà đã tham gia vào nhiều hoạt động nghiên cứu và dịch thuật các tác phẩm của Pháp, chẳng hạn như là đồng chủ biên Tuyển văn học Pháp thế kỷ XIX, NXB Thế giới, 1997 (sách song ngữ); chủ biên dịch và giới thiệu Tấn trò đời (Balzac), 16 tập, NXB Thế giới, 1999-1001. Riêng về sách dịch, bà đã dịch và giới thiệu trên dưới 20 tác phẩm văn học Pháp tới bạn đọc Việt Nam, mà gần đây nhất là các cuốn Balzac và cô bé thợ may Trung Hoa (Đới Tư Kiệt), NXB Văn học, 2003; Nữ hoàng (Sơn Táp), NXB Hội nhà văn, 2007; Bản mệnh của lý thuyết (Antoine Compagnon), NXB Đại học Sư phạm, 2006. Tháng 3/2007, cùng dịch giả Trần Quốc Dương, bà nhận Giải “Tinh hoa Giáo dục Quốc tế” năm 2008 của Quỹ Văn hoá Phan Châu Trinh với bản dịch Émile hay là về giáo dục, J.J.Rousseau, NXB Tri thức 2008. Có thể nói, bà đã có nhiều đóng góp nghiêm túc trong việc trao đổi văn hoá giữa hai nước Pháp Việt.*** Tìm mua: Sự Thống Trị Của Nam Giới TiKi Lazada Shopee Pierre Bourdieu (1930-2002) là nhà xã hội học, nhà nhân học và triết học nổi tiếng người Pháp, sinh tại Denguin, thuộc hạt Béarn miền nam nước Pháp, gần rặng núi Pyrénées phía Ðại Tây Dương. Xuất thân từ trường Ecole Normale Supérieure - Cao Ðẳng Sư Phạm của Pháp, thạc sĩ triết học, Pierre Bourdieu được bầu vào giảng đàn Xã hội học tại Collège de France từ năm 1985.***Cuốn sách này, trong đó tôi đã có thể dựa vào rất nhiều công trình dành cho quan hệ giữa các giới để xác định, củng cố và đính chính những phân tích trước đây của tôi về cùng một chủ đề, đặt ra rõ ràng để bàn cãi vấn đề được đa số các nhà phân tích (và những người phê phán tôi) nhắc nhở một cách ám ảnh, vấn đề tính vĩnh cửu hay sự thay đổi (được ghi nhận hoặc được mong ước) của trật tự giới. Quả thực, chính sự du nhập và sự áp đặt thế đôi ngả (alternative) vừa ngờ nghệch vừa mang tính quy phạm một cách ngờ nghệch này dẫn đến chỗ cảm nhận, ngược với điều hiển nhiên rành rành, rằng sự kiểm chứng tính hằng cửu tương đối của các cấu trúc giới và của những dạng thức qua đó các cấu trúc này được nhận biết, như là một cách phủ định và kết án những thay đổi trong tình thế của phụ nữ, cái cách đáng bị kết án và lập tức bị kết án, cái cách sai lầm và lập tức bị bác bỏ do việc nhắc nhở lại mọi biến đổi của tình thế trên. Với vấn đề này, cần phải đem một vấn đề khác ra để đối lập, một vấn đề thích đáng hơn về phương diện khoa học, và theo tôi, chắc hẳn cũng cấp thiết hơn về phương diện chính trị: nếu quả thật quan hệ giữa các giới ít biến đổi hơn là một quan sát phiến diện có thể khiến ta tưởng như vậy, và nếu quả thật việc hiểu biết các cấu trúc khách quan cùng các cấu trúc nhận thức của một xã hội coi nam giới là trung tâm và được bảo toàn đặc biệt nguyên vẹn (ví dụ xã hội của người Kabylie, như tôi từng quan sát được vào đầu những năm sáu mươi) cung cấp những phương tiện cho phép thấu hiểu một số phương diện được che giấu kĩ hơn cả về những gì là các quan hệ đó trong những xã hội đương đại tiên tiến nhất về kinh tế, thì lúc ấy cần phải tự hỏi xem những cơ chế lịch sử nào chịu trách nhiệm về việc phi lịch sử hóa và vĩnh viễn hóa một cách tương đối những cấu trúc phân chia giới và những nguyên tắc nhìn tương ứng. Đặt vấn đề như vậy, là đánh dấu một bước tiến bộ trong phạm trù nhận thức có thể thuộc căn nguyên của một bước tiến bộ quyết định trong phạm trù hành động. Nhắc lại rằng những gì, trong lịch sử, xuất hiện như vĩnh viễn chỉ là sản phẩm của một công việc vĩnh viễn hóa thuộc phận sự của những thể chế (kết nối với nhau) như gia đình, Giáo hội, Nhà nước, trường học, và ở một phạm trù khác, cả thể thao và báo chí (những khái niệm trừu tượng này là những định danh đơn giản mang tính tốc kí của những cơ chế phức tạp, ở mỗi trường hợp cần được phân tích trong tính đặc thù lịch sử của chúng), đó là đặt trở lại vào lịch sử, vậy là trả lại cho hành động lịch sử, mối quan hệ giữa các giới bị cách nhìn theo tự nhiên luận và bản thể luận giật ra khỏi lịch sử - chứ không phải, như người ta từng muốn gán cho tôi nói như thế, là định ngăn chặn lịch sử và tước đi của phụ nữ vai trò tác nhân lịch sử. Chống lại các lực lượng lịch sử thực hiện việc phi lịch sử hóa này chính là điều mà một cuộc động viên nhằm tái khởi động lịch sử bằng cách vô hiệu hóa các cơ chế vô hiệu hóa lịch sử cần phải ưu tiên hướng tới. Cuộc động viên đúng là chính trị này sẽ mở ra cho phụ nữ khả năng có một hoạt động kháng cự tập thể, hướng về những cải cách thuộc pháp luật và chính trị, cuộc động viên ấy phản đối cả sự cam chịu được khuyến khích bởi mọi cách nhìn bản thể luận (sinh học và phân tâm học) về sự khác biệt giữa các giới và cũng phản đối cả sự kháng cự thu hẹp vào những hành vi cá nhân hoặc những “sự kiện” diễn từ luôn luôn bắt đầu lại và được cổ vũ bởi một số nhà lí luận nữ quyền: những sự đoạn tuyệt anh dũng như vậy với đường mòn lối cũ thường ngày, như những “thực hành mô phỏng (parodic performances)” mà Judith Butler2 yêu mến, có lẽ đòi hỏi quá nhiều cho một kết quả quá ít và quá bấp bênh. Kêu gọi phụ nữ tham gia một hoạt động chính trị đoạn tuyệt với ý đồ phản kháng hướng nội (révolte introvertie3) của những nhóm nhỏ đoàn kết và ủng hộ lẫn nhau, dù những nhóm này hết sức cần thiết trong những thăng trầm của các cuộc đấu tranh hằng ngày, ở nhà, ở nhà máy hoặc ở văn phòng, đó không phải, như mọi người có thể tưởng, và lo sợ, là xúi giục phụ nữ tán thành một cách không đấu tranh các hình thức và các chuẩn mực thông thường của cuộc đấu tranh chính trị, với nguy cơ bị sáp nhập hoặc bị chìm ngợp trong những phong trào xa lạ với các mối bận tâm và các lợi ích của chính họ. Đó là mong cho họ biết dụng công để - ngay giữa lòng phong trào xã hội, và bằng cách dựa vào những tổ chức sinh ra từ cuộc phản kháng chống lại sự phân biệt tượng trưng mà họ, cùng những người tình dục đồng giới (nam và nữ) là một trong những mục tiêu ưa thích - phát minh và áp đặt được những hình thức tổ chức và hoạt động tập thể cùng những vũ khí hiệu nghiệm, nhất là những vũ khí tượng trưng, có khả năng làm rung chuyển những thể chế góp phần vĩnh viễn hóa tình trạng phụ thuộc của họ. 1Bài tựa này được viết năm 1998 cho các bản tiếng Anh và tiếng Đức (Các chú thích không ghi thêm “N.D” đều là của tác giả).2Judith Butler (sinh năm 1956 tại Cleveland): triết gia nữ quyền người Mĩ (N.D.)3Introverti - tính từ - và introversion - danh từ - (hướng nội hay hướng ngã), trong tâm lí học, chí khuynh hướng coi trọng chủ thể hơn thế giới bên ngoài. (N.D.)Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sự Thống Trị Của Nam Giới PDF của tác giả Pierre Bourdieu nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Câu Chuyện Về Phương Trình Thâu Tóm Cả Vũ Trụ (Amir D. Aczel)
Với những giai thoại dí dỏm và ly kỳ, vừa giàu chất chuyện kể vừa mang tính hàn lâm. " Câu chuyện về phương trình thâu tóm cả vũ trụ" đã làm sống lại lịch sử đặc biệt là những sự kiện nóng bỏng vừa xảy ra cách đây 1-2 năm làm thay đổi hẳn cách nhìn về vũ trụ. Qua đó không những giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lai lịch, nguồn gốc của Thuyết tương đối tổng quát - một sản phẩm nhận thức đến nay đã được coi là cổ điển nhưng vẫn là trụ cột của tòa nhà vật lý, mà còn có cái nhìn tổng quan về vật lý và vũ trụ học. *** "Con người là một cây sậy yếu ớt nhưng có tư tưởng", đó là một nhận định của Blaise Pascal. Nhờ có tư tưởng loài người trở thành một thực thể đặc biệt trong vũ trụ, ít nhất đến khi chúng ta chưa phát hiện được một thực thể nào khác cũng có tư tưởng như chúng ta. Cái tư tưởng ấy làm cho con người luôn luôn phải lục vấn. Một trong những lục vấn sâu xa nhất là câu hỏi: Vũ trụ từ đâu mà ra? Câu hỏi này đã có từ hàng ngàn đời nay, nhưng mãi đến thế kỷ 20 mới có câu trả lời: Lý thuyết Big Bang. Đó là một sự kiện vĩ đại của nhận thức. Lý thuyết này ra đời khi các nhà khoa học truy ngược hiện tượng vũ trụ giãn nở về quá khứ Nhưng xuôi theo chiều thời gian, vũ trụ học phải đối mặt với một trong những câu hỏi khoa học và triết học lớn nhất thế kỷ 20: Số phận tương lai của vũ trụ sẽ ra sao? Nhiều kịch bản đã được thiết kế, đôi khi mâu thuẫn đối chọi nhau: vũ trụ tinh, vũ trụ co, vũ trụ đàn hồi, vũ trụ tuần hoàn, v.v. Và phải đợi đến thời điểm bản lề chuyển sang thế kỷ mới và thiên niên kỷ mới, khoa học mới tìm thấy một kịch bản sát với hiện thực: Vũ trụ sẽ giãn nở mãi mãi! Đây cũng là một sự kiện vĩ đại của nhận thức. Tìm mua: Câu Chuyện Về Phương Trình Thâu Tóm Cả Vũ Trụ TiKi Lazada Shopee Với những thắng lợi lớn lao của vũ trụ học như hiện nay, nhà vũ trụ học Micheal Turnur tại Fermilab phải thốt lên rằng chúng ta đang sống trong "Thế kỷ vàng của vũ trụ hạch” (The Golden Age of Cosmology!). Nhưng cái gì đã giúp cho loài người làm nên "Thế kỷ vàng" đó? Câu trả lời: Phương trình của Chúa! Đó là phương trình trường trong Thuyết tương đối tổng quát của Albert Einstein. Cuốn sách Câu chuyên về phương trình thâu tóm cả vũ trụ (dịch từ cuốn God's Equation) của Amir Aczel là câu chuyện về phương trình kỳ lạ đó, về lịch sử và ảnh hưởng sâu xa của nó đối với nhận thức của nhân loại, về ý nghĩa nền tảng của nó đối với khoa học hiện tại và tương lai. Nếu không dẫn giải quá trình lịch sử và diễn biến logic trong tư duy, cộng với thiên tài bấm sinh của một con người kỳ lạ như Einstein sẽ rất khó để hiểu được làm sao mà một phương trình có thể thâu tóm được cả vũ trụ như thế. Thật vậy hằng số vũ trụ, một sáng tạo vừa quái dị vừa phi thường của Einstein và chỉ của Einstein mà thôi, tưởng là một số hạng dư thừa trong phương trình trường, hóa ra lại chứa đựng toàn bộ bí mật của vũ trụ trong nó. Nó không những giúp giải thích những hiện tượng vũ trụ học đã biết, mà còn cho phép tiên đoán hàng loạt bí mật của vũ trụ. Một trong những bí mật lớn nhất đã trở thành chủ đề trung tâm của vật lý và vũ trụ học thể kỷ 21 là năng lượng tối - nguyên nhân gây nên lực phản hấp dẫn làm vũ trụ giãn nở gia tốc như hiện nay. Hoàn toàn không ngoa ngoắt để nói rằng nếu nhận thức của loài người có cái gì kỳ lạ nhất, và nếu bản thân vũ trụ có gì kỳ lạ nhất thì đó là hằng số vũ trụ của Einstein! Với những giai thoại thú vị, dí dỏm, "ly kỳ", vừa giàu chất chuyện kể, vừa thấm đậm chất nhân văn, vừa mang tính hàn lâm, Câu chuyện về phương trình thâu tóm cả vũ trụ đă làm sống lại lịch sử, đặc biệt là những sự kiện sôi động đầu thế kỷ 20, và những sự kiện nóng bỏng mới xảy ra cách đây một - hai năm làm thay đổi hàn cách nhìn về vũ trụ. Qua đó không những độc giả có thể hiểu rõ hơn lai lịch, nguồn gốc của Thuyết tương đối tổng quát - một sản phẩm nhận thức đến nay đã được coi là cổ điển nhưng vẫn là trụ cột của tòa nhà vật lý - mà còn có một cái nhìn tổng quan về vật lý và vũ trụ học hiện đại. Vì là chuyện kể về một phương trình nên không thể tránh đề cập đến một số chi tiết kỹ thuật, một số ký hiệu và công thức toán lý đôi khi khó hiểu, bởi lẽ tác giả không thể trình bày kỹ hơn. Nhưng điều đó không hề làm mất đi cái thần hấp dẫn của câu chuyện. *** Nếu bạn có một tủ sách trông ra vườn thì bạn còn thiếu gì nữa đâu?(Blaise Pascal) “Con người là một cây sậy, một thứ yếu ớt nhất trong tự nhiên, nhưng có tư tưởng”, đó là lời của Blaise Pascal. Nhờ có tư tưởng, loài người trở nên một thực thể đặc biệt trong vũ trụ, ít nhất đến khi chúng ta chưa phát hiện được một thực thể nào khác cũng có tư tưởng như chúng ta. Cái tư tưởng ấy làm cho con người luôn luôn lục vấn. Một trong những lục vấn sâu xa nhất là câu hỏi “Vũ trụ từ đâu mà ra?”. Câu hỏi này đã có từ hàng ngàn đời nay, nhưng mãi đến thế kỷ 20 mới có câu trả lời: Lý thuyết big bang. Đó là một sự kiện vĩ đại của nhận thức. Lý thuyết này ra đời khi các nhà khoa học truy ngược hiện tượng vũ trụ giãn nở về quá khứ. Nhưng xuôi theo chiều thời gian, vũ trụ học phải đối mặt với một trong những câu hỏi khoa học và triết học lớn nhất thế kỷ 20: số phận tương lai của vũ trụ sẽ ra sao? Nhiều kịch bản đã được thiết kế, đôi khi mâu thuẫn đối lập nhau: vũ trụ tĩnh, vũ trụ co, vũ trụ giãn, vũ trụ đàn hồi, vũ trụ tuần hoàn, v.v. và phải đợi đến đến thời điểm bản lề chuyển sang thế kỷ mới và thiên niên kỷ mới, khoa học mới tìm thấy một kịch bản sát với hiện thực: vũ trụ sẽ giãn nở mãi mãi! Đây cũng là một sự kiện vĩ đại của nhận thức. Với những thắng lợi lớn lao của vũ trụ học như hiện nay, nhà vũ trụ học Micheal Turner tại Fermilab phải thốt lên rằng chúng ta đang sống trong “thế kỷ vàng của vũ trụ học” (the golden age of cosmology)! Nhưng cái gì đã giúp cho loài người làm nên “thế kỷ vàng” đó? Câu trả lời: Phương trình của Chúa! Đó là phương trình trường trong Thuyết Tương đối Tổng quát của Albert Einstein. Cuốn sách God’s Equation (Phương trình của Chúa) của Amir Aczel là câu chuyện về phương trình kỳ lạ đó, về lịch sử và ảnh hưởng sâu xa của nó đối với nhận thức của nhân loại, về ý nghĩa nền tảng của nó đối với khoa học hiện tại và tương lai. Nếu không dẫn giải quá trình lịch sử và diễn biễn logic trong tư duy, cộng với thiên tài bẩm sinh của một con người kỳ lạ như Einstein, sẽ rất khó để hiểu được làm sao mà một phương trình có thể thâu tóm được cả vũ trụ như thế. Thật vậy, cái gọi là hằng số vũ trụ, một sáng tạo vừa quái dị vừa phi thường của Einstein và chỉ của Einstein mà thôi, tưởng là một số hạng dư thừa trong phương trình trường, hoá ra lại chứa đựng toàn bộ bí mật của vũ trụ trong nó. Nó không những giúp giải thích những hiện tưọng vũ trụ học đã biết, mà còn cho phép tiên đoán hàng loạt bí mật của vũ trụ. Một trong những bí mật lớn nhất đã trở thành chủ đề trung tâm của vật lý và vũ trụ học thế kỷ 21 là năng lượng tối (dark energy), cái được coi là nguyên nhân gây nên lực phản hấp dẫn làm vũ trụ giãn nở gia tốc như hiện nay. Hoàn toàn không ngoa ngoắt để nói rằng nếu nhận thức của loài người có cái gì kỳ lạ nhất, và nếu bản thân vũ trụ có gì kỳ lạ nhất, thì đó là hằng số vũ trụ của Einstein! Với những giai thoại thú vị, dí dỏm, “ly kì”, vừa giầu chất truyện kể, vừa thấm đậm chất nhân văn, vừa mang tính hàn lâm, Phương trình của Chúa đã làm sống lại lịch sử, đặc biệt là những sự kiện sôi động đầu thế kỷ 20, và những sự kiện nóng bỏng mới xẩy ra cách đây một, hai năm làm thay đổi hẳn cách nhìn về vũ trụ. Qua đó không những độc giả có thể hiểu rõ hơn lai lịch, nguồn gốc của Thuyết Tương đối Tổng quát - một sản phẩm nhận thức đến nay đã được coi là cổ điển nhưng vẫn là trụ cột của toà nhà vật lý - mà còn có một cái nhìn tổng quan về vật lý và vũ trụ học hiện đại. Vì nó là truyện kể về một phương trình, nên không thể tránh đề cập đến một số chi tiết kỹ thuật, một số ký hiệu và công thức toán lý đôi khi khó hiểu, bởi lẽ tác giả không thể trình bầy kỹ hơn. Nhưng điều đó không hề làm mất đi cái thần hấp dẫn của câu chuyện. Trong khi dịch, chúng tôi cố gắng theo đuổi cái thần đó, vì thế nhiều khi phải dịch ý, thay vì dò từng câu đếm từng chữ. Tuy nhiên, do lực bất tòng tâm, kiến thức còn hạn hẹp, bản dịch chắc còn nhiều thiếu sót. Mong độc giả lượng thứ và mong nhận được sự góp ý để sửa chữa trong những dịp tái bản sau này. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc độc giả có thêm một cuốn sách bổ ích trong tủ sách của mình (Phạm Việt Hưng và Nguyễn Thế Trung)Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Câu Chuyện Về Phương Trình Thâu Tóm Cả Vũ Trụ PDF của tác giả Amir D. Aczel nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Max Planck - Người Khai Sáng Thuyết Lượng Tử (Phạm Xuân Yêm)
Năm 2008 đã đến với chúng ta bằng một sự kiện quan trọng trong giới khoa học. Đó là kỷ niệm sinh nhật lần thứ 150 của Max Planck, người khai sáng thuyết lượng tử. Cha đẻ của thuyết Lượng tử, người đã mang lại “ánh sáng” cho thế giới vi mô, cũng như Newton đã từng mang lại ánh sáng cho thế giới vĩ mô, chính là nhà Vật lý học Max Planck, khi ông khám phá rằng ở cấp độ vi mô sự trao đổi năng lượng không diễn ra liên tục mà rời rạc theo từng gói tí hon được gọi là “lượng tử”. Khám phá này - cùng với khám phá về bản chất lưỡng tính “sóng lẫn hạt” của ánh sáng 5 năm sau đó của Einstein - chính là những tiên đề nền tảng cho cuộc cách mạng lượng tử. Thuyết Lượng tử không những giải thích chính xác sự cấu tạo vật chất mà Democrit đã hình dung, mà còn quyết định rất lớn sự phồn vinh của nhân loại. Cuối thế kỷ 20, thế giới vật lý dựa lên hai cột trụ mới là thuyết Tương đối của Einstein và thuyết lượng tử của Planck. Nhưng đối với đời sống thực tế của con người thì ba cột trụ của khoa học có ảnh hưởng quyết định là cuộc cách mạng lượng tử, cách mạng sinh học DNA, và cách mạng máy tính, với mức độ chưa từng có trước đó trong lịch sử. Ngày nay, thuyết lượng tử, không những là nền tảng của vật lý và thiên văn hiện đại, hoá học và sinh học, mà còn đưa đến hai cuộc cách mạng máy tính và sinh học phân tử. Không những thế, nó sẽ có thể thực hiện những cuộc hợp phối giữa những cuộc cách mạng đó đầy lý thú. Một “tương lai lượng tử” hứa hẹn đang chờ đợi. Nói tóm lại, thuyết Lượng tử sẽ thâm nhập cũng như làm nảy sinh ra những công nghệ đỉnh cao, cách mạng nhất của thế kỷ 21 và cả trong ba cuộc cách mạng khoa học vĩ đại của nhân loại. - “Mắt ông hướng về những cái vĩnh cửu, nhưng ông vẫn dự phần hàng ngày vào tất cả những gì thuộc về phạm vi con người và thời đại. Thế giới con người sẽ khác đi và tốt đẹp biết bao, nếu có nhiều hơn nữa những người lãnh đạo như ông” - (Albert Einstein) Tìm mua: Max Planck - Người Khai Sáng Thuyết Lượng Tử TiKi Lazada Shopee - “Một hành động độc nhất mà người quá cố đã thực hiên một nửa thế kỷ trước, và đã đem lại một khúc quanh mới không những cho ngành vật lý, cho toàn ngành khoa học tự nhiên, mà cũng còn cho cái thế giới vật lý của tất cả con người.” - (Max von Laue) - “Hầu như không có một khám phá trong lịch sử khoa học nào đã tạo ra những kết quả ngoại hạng như thế… như là những kết quả đã trực tiếp phát sinh ra từ khám phá của Planck về lượng tử tác dụng cơ bản… Nhưng thuyết lượng tử còn làm một cái gì nhiều hơn nữa. Nó đem lại một cuộc cách mạng triệt để trong sự diễn giải khoa học của các hiện tượng tự nhiên” - (Niels Bohr) *** Max Karl Ernst Ludwig Planck (23 tháng 4 năm 1858 - 4 tháng 10 năm 1947) là một nhà vật lý người Đức, được xem là người sáng lập cơ học lượng tử và do đó là một trong những nhà vật lý quan trọng nhất của thế kỷ 20. Ông đạt giải Nobel vật lý năm 1918. Max Planck xuất thân từ một gia đình có truyền thống học thuật. Ông cố Heinrich Ludwig Planck (1785-1831) và ông nội Heinrich Ludwig Planck (1785-1831) là giáo sư ngành Thần học tại Göttingen. Bố của ông, Wilhelm Johann Julius Planck (1817-1900), là giáo sư ngành luật tại Kiel và München; người chú Gottlieb Planck (1824-1907) cũng là một luật sư, là một trong những người góp phần chủ yếu lập bộ Công dân luật (Bürgerliches Gesetzbuch, viết tắt BGB). Ông ra đời ngày 23 tháng 4 năm 1858 tại Kiel, là con của Johann Julius Wilhelm Planck và người vợ thứ hai là Emma Patzig (1821-1914); ông có bốn anh chị em ruột (Hermann, Hildegard, Adalbert và Otto), cũng như hai anh chị cùng cha khác mẹ (Hugo và Emma) đời vợ trước của Johann Julius Wilhelm Planck. Ông sống những năm đầu tại Kiel cho đến khi gia đình chuyển về München. Nơi đây, ông đi học ở trường trung học Maximilian; một trong những người bạn học của ông là người sáng lập Viện bảo tàng Đức (Deutsches Museum) Oskar von Miller. Ông tốt nghiệp phổ thông năm 17 tuổi. Planck rất có khiếu về âm nhạc. Ông chơi đàn dương cầm, phong cầm, cello và được đào tạo giọng hát. Ông sáng tác bài ca và một ca kịch nhỏ (Operette, 1876) cho hội sinh viên của ông, Câu lạc bộ ca nhạc München. Nhưng thay vì học âm nhạc, ông quyết định học vật lý. Giáo sư vật lý tại München, Philipp von Jolly, khuyên ông không nên học bộ môn này vì "trong ngành này hầu như tất cả đã được nghiên cứu, và công việc còn lại chỉ là việc trám vá một vài chỗ thiếu sót không quan trọng" ("in dieser Wissenschaft schon fast alles erforscht sei, und es gelte, nur noch einige unbedeutende Lücken zu schließen") - một quan điểm được nhiều nhà vật lý thời đó đại diện. Planck ứng đáp rằng: "Tôi không ôm ấp nguyện vọng khai phá đất mới mà chỉ muốn hiểu những cơ sở đã có của khoa học vật lý, và nếu có thể, đi sâu thêm nữa" ("Ich hege nicht den Wunsch, Neuland zu entdecken, sondern lediglich, die bereits bestehenden Fundamente der physikalischen Wissenschaft zu verstehen, vielleicht auch noch zu vertiefen"). Và ông bắt đầu học ngành vật lý vào năm 1874 tại Đại học München. Nơi Jolly, Planck thực hiện các buổi thí nghiệm duy nhất trong cả cuộc đời nghiên cứu của ông (về sự khuếch tán của khinh khí qua sự nung nóng platin); không bao lâu sau, ông chuyển qua ngành vật lý lý thuyết. Planck đến Berlin học một năm (1877-1878) để học tập với những nhà vật lý học nổi danh là Hermann von Helmholtz và Gustav Kirchhoff cũng như nhà toán học Karl Weierstraß. Planck ghi như sau về Helmholtz: "... chẳng bao giờ chuẩn bị tốt, nói lắp bắp, luôn tính sai và làm người nghe nhàm chán", và nói về Kirchhoff: "... chuẩn bị bài dạy kĩ lưỡng, tuy nhiên, khô khan và đơn điệu". Mặc dù vậy, ông kết bạn rất thân với Helmholtz. Phần lớn ông tự học từ những bài viết của Rudolf Clausius. Qua ảnh hưởng này mà lĩnh vực nghiên cứu của ông sau này trở thành lý thuyết nhiệt học. Tháng 10 năm 1878, ông kết thúc chương trình cao học (Lehramtsexamen), và trình luận án tiến sĩ tháng 3 năm 1879 mang tên "Luận về nguyên tắc thứ hai của nhiệt động lực học" (Über den zweiten Hauptsatz der mechanischen Wärmetheorie). Tháng 6 năm 1880, ông trình luận án hậu tiến sĩ (Habilitationsschrift) với tựa đề "Trạng thái quân bình của các vật đẳng hướng ở các nhiệt độ khác nhau" (Gleichgewichtszustände isotroper Körper in verschiedenen Temperaturen).Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Max Planck - Người Khai Sáng Thuyết Lượng Tử PDF của tác giả Phạm Xuân Yêm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bảy Bài Giảng Ngắn Về Vật Lý (Carlo Rovelli)
Những bài giảng này được viết cho người biết ít hay không biết gì về khoa học mới thời nay. Cùng nhau, chúng đem cho một cái nhìn nhanh từ trên cao về những mặt lạ lùng thú vị nhất của cuộc cách mạng vĩ đại đã xảy ra trong Vật lý ở thế kỷ XX, và những câu hỏi và những bí ẩn cuộc cách mạng này đã mở ra. Bởi khoa học cho chúng ta thấy cách để hiểu thế giới tốt hơn, nó cũng hé lộ cho chúng ta về chỉ những gì vẫn chưa biết thì bao la đến mức nào. Bài thứ nhất dành cho thuyết tương đối tổng quát của Albert Einstein, ‘lý thuyết đẹp nhất trong những lý thuyết’. Bài thứ hai cho cơ học quantum, nơi ẩn dấu những phương diện khó hiểu nhất của vật lý hiện đại. Bài thứ ba cho cosmos: cấu trúc của cosmos chúng ta đang sống; bài thứ tư cho những particle cơ bản của nó. Bài thứ năm giải thích lực hấp dẫn quantum: những cố gắng vốn đang tiến hành để xây dựng một tổng hợp của những khám phá chính của thế kỷ XX. Bài thứ sáu là về tính xác suất và nhiệt của những hố đen. Phần cuối cùng của quyển sách về với chính chúng ta, và hỏi có thể suy nghĩ được thế nào về sự hiện hữu của chúng ta trong ánh sáng của thế giới kỳ lạ vật lý đã mô tả Những bài giảng đều là những mở rộng của một loạt bài báo tác giả đã đăng trên phụ trang Chủ nhật của báo Il Sole 24 Ore ở Italy, tôi cảm ơn Armando Massarenti, người có thể được ghi công với việc mở rộng trang văn hóa của một tờ báo chủ nhật cho khoa học, và đã cho ánh sáng được rọi vào vai trò của phương diện không thể thiếu và quan trọng này của văn hóa của chúng ta.Carlo Rovelli*** Tìm mua: Bảy Bài Giảng Ngắn Về Vật Lý TiKi Lazada Shopee Carlo Rovelli (1956-) nhà vật lý lý thuyết, người Italy. Tiến sĩ Vật lý, đại học Padova (1986), Sau nhiều năm làm viêc, giảng dạy ở UK và US; Từ 2000, ông là giáo sư của đại học Méditerranée, Marseille, France. Nghiên cứu chính của ông là lực hấp dẫn quantum, vốn ông là một trong những nhà vật lý đã thành lập thuyết Lực hấp dẫn Quantum Vòng (LQG). Ông cũng có những nghiên cứu trong lĩnh vực lịch sử và triết học về khoa học. Quyến sách thuộc loại ‘khoa học phổ thông’ tôi tạm dịch/giới thiệu Bảy Bài Giảng Ngắn Về Vật Lý này của ông đã dịch và xuất bản trong 41 ngôn ngữ, và đã bán hơn một triệu bản in khắp thế giới. Muốn hiểu thêm về thuyết Loop Quantum Gravity (thuyết Lực hấp dẫn Quantum Vòng) của ông - có thể theo dõi những bài giảng của chính ông trong lớp Vật Lý ban Cao học - Quantum Gravity at CPT Marseille ở đây: https://www.youtube.com/channel/UCZ4fso22jORv9aeGc9dEAxw Hệ luận đáng chú ý của ông - về một vấn đề cũng trong triết học - là không có thời gian - đúng hơn không có thời gian vật lý, sau khi Einstein đã cho chúng ta biết về thời gian tương đối, rồi nhập cả hai, thời gian và không gian thành một thực tại là thời-không. Theo Rovelli, ở mức độ quantum của vật chất, thời gian không hiện hữu. Theo Rovelli, chỉ có một phương trình cơ bản trỏ về một mũi tên chỉ sự ‘trôi chảy’ thời gian: nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học, nói rằng entropy luôn tăng lên, rằng hành trình đi từ trật tự đến rối loạn là một con đường một chiều như chúng ta cảm nhận và gọi là thời gian. Ông trình bày trong The Order of Time, một quyển sách bán chạy mới hơn của ông, có dịp sẽ dịch và giới thiệu. Ông viết sách khoa học như triết học và hơn nữa, dùng nhiều những thí dụ sống động, chân thực như vật lý và linh động nhiều hình tượng như thơ - ông là một nhà khoa học cho rằng “Có lẽ thơ ca là một trong những nguồn gốc sâu xa nhất của khoa học: khả năng để nhìn thấy xa hơn những gì có thể nhìn thấy.”Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bảy Bài Giảng Ngắn Về Vật Lý PDF của tác giả Carlo Rovelli nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.