Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Lịch sử âm nhạc Việt Nam (Từ thời Hùng Vương đến Lý Nam Đế) - Lê Mạnh Thát

LỜI GIỚI THIỆU Tập sách này là một tái bản của Lịch sử âm nhạc Việt Nam I in lần thứ nhất vào năm 1970 dưới nhan đề Vài tư liệu mới cho việc nghiên cứu âm nhạc Việt Nam trước năm 939. Từ đó đến nay, gần một phần ba thế kỷ trôi qua, công tác nghiên cứu lịch sử dân tộc ta, trong đó có lịch sử âm nhạc Việt Nam, đã có một số tiến bộ đáng kể. Đặc biệt có một số phát hiện khảo cổ học mới liên hệ tới âm nhạc Việt Nam, cụ thể là việc phát hiện chiếc chuông Thanh Mai đúc vào năm Mậu Dần Đường Trinh Nguyên 14 (798) tại làng Thanh Mai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, nằm ven sông Đáy cùng với bài kệ thỉnh chuông khắc trên thân chuông vào năm 1986. Việc phát hiện chiếc chuông này là một đóng góp đáng kể không những cho việc nghiên cứu lễ nhạc Phật giáo, mà còn cho cả âm nhạc dân tộc. Tuy nhiên, đối với những giai đoạn âm nhạc, mà tập sách này đề cập tới thì về cơ bản vẫn chưa có những phát hiện khảo cổ học gì mới, có thể làm thay đổi những nhận định đã công bố trước đây của chúng tôi. Vì thế, Tập I này không có những bổ sung sửa chữa gì nhiều so với lần xuất bản cách đây hơn 30 năm. Chỉ một số thư tịch trích dẫn, chúng tôi cho ghi những lần in gần đây nhất, nếu có thể, những văn bản nghiên cứu xuất hiện từ lâu, để bạn đọc có thể tìm tham khảo một cách dễ dàng.

LỜI GIỚI THIỆU

Tập sách này là một tái bản của Lịch sử âm nhạc Việt Nam I in lần thứ nhất vào năm 1970 dưới nhan đề Vài tư liệu mới cho việc nghiên cứu âm nhạc Việt Nam trước năm 939. Từ đó đến nay, gần một phần ba thế kỷ trôi qua, công tác nghiên cứu lịch sử dân tộc ta, trong đó có lịch sử âm nhạc Việt Nam, đã có một số tiến bộ đáng kể. Đặc biệt có một số phát hiện khảo cổ học mới liên hệ tới âm nhạc Việt Nam, cụ thể là việc phát hiện chiếc chuông Thanh Mai đúc vào năm Mậu Dần Đường Trinh Nguyên 14 (798) tại làng Thanh Mai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, nằm ven sông Đáy cùng với bài kệ thỉnh chuông khắc trên thân chuông vào năm 1986. Việc phát hiện chiếc chuông này là một đóng góp đáng kể không những cho việc nghiên cứu lễ nhạc Phật giáo, mà còn cho cả âm nhạc dân tộc. Tuy nhiên, đối với những giai đoạn âm nhạc, mà tập sách này đề cập tới thì về cơ bản vẫn chưa có những phát hiện khảo cổ học gì mới, có thể làm thay đổi những nhận định đã công bố trước đây của chúng tôi. Vì thế, Tập I này không có những bổ sung sửa chữa gì nhiều so với lần xuất bản cách đây hơn 30 năm. Chỉ một số thư tịch trích dẫn, chúng tôi cho ghi những lần in gần đây nhất, nếu có thể, những văn bản nghiên cứu xuất hiện từ lâu, để bạn đọc có thể tìm tham khảo một cách dễ dàng.

Vạn Hạnh Đầu xuân năm Tân Tỵ (2001) Lê Mạnh Thát

Vạn Hạnh

Đầu xuân năm Tân Tỵ (2001)

Lê Mạnh Thát

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

KIM TÚY TÌNH TỪ - NGUYỄN DU (PHẠM KIM CHI CHÚ THÍCH)
Cuốn "Kim Túy tình từ" này được Huỳnh Thúc Mậu dịch thuở triều vua Duy Tân, năm thứ 9 tháng Giêng từ bản chính gốc "Kim Túy Tình Từ" (bản cũ do cháu dòng họ Nguyễn Du là Nguyễn Mai, hiệu Long Khê hữu tuyết cất giữ, có chú dẫn điển tích rõ ràng). Chữ nghĩa để đời thêm nặng giá; dầu xứ khác kiểu thơm truyền đặng khắp, bia bài nơi chúng ví dường hoa. Cuốn "Kim Túy tình từ" này được Huỳnh Thúc Mậu dịch thuở triều vua Duy Tân, năm thứ 9 tháng Giêng từ bản chính gốc "Kim Túy Tình Từ" (bản cũ do cháu dòng họ Nguyễn Du là Nguyễn Mai, hiệu Long Khê hữu tuyết cất giữ, có chú dẫn điển tích rõ ràng). Chữ nghĩa để đời thêm nặng giá; dầu xứ khác kiểu thơm truyền đặng khắp, bia bài nơi chúng ví dường hoa.Cuốn sách in ra cho tài nhản tao khách xem chung, ngỏ biết ý nhiệm màu, lời tao nhã và khuôn linh sắp đặt cho người đời, ít ai tròn qua trời đặng. Xin chư vị cao minh vui lòng xem chơi, dẫu thấy sai suyễn cho nào, rộng lòng sông biển. Phạm Kim Chi - chú thích.
KIM VÂN KIỀU TÂN TRUYỆN (1894) - NGUYỄN DU
KIM VÂN KIỀU TÂN TRUYỆN, khắc in ở Hà Nội năm 1894. Hiện lưu trữ ở Thư viện Anh Quốc.Đặc biệt bản Truyện Kiều chữ Nôm này mỗi trang đều có tranh minh hoạ, tất cả có khoảng 150 bức minh hoạ rất tuyệt vời!
ĐOẠN TRƯỜNG TÂN (TIỂU) THANH (1874)
Đoạn trường tân thanh (chữ Hán: 斷腸新聲), thường được biết đến với cái tên đơn giản là Truyện Kiều (chữ Nôm: 傳翹), là một truyện thơ của đại thi hào Nguyễn Du. Đây được xem là truyện thơ nổi tiếng nhất và xét vào hàng kinh điển trong văn học Việt Nam, tác phẩm được viết bằng chữ Nôm theo thể lục bát, gồm 3254 câu.Câu chuyện dựa theo tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, một thi sĩ thời nhà Minh, Trung Quốc. Tác phẩm kể lại cuộc đời, những thử thách và đau khổ của Thúy Kiều, một phụ nữ trẻ xinh đẹp và tài năng, phải hy sinh thân mình để cứu gia đình. Để cứu cha và em trai khỏi tù, cô bán mình kết hôn với một người đàn ông trung niên, không biết rằng hắn ta là một kẻ buôn người, và bị ép làm kĩ nữ trong lầu xanh. 
CHỮ NGHĨA TRUYỆN KIỀU (1952) - VÂN-HẠC LÊ VĂN HÒE
Không ai dám tự phụ đã hiểu hết truyện Kiều, dù rằng có người thuộc Kiều từ đầu đến cuối.Hiểu đây không phải là hiểu ý nghĩa cao xa, triết lý của truyện Kiều, hoặc giá trị văn chương nghệ thuật của văn Kiều, hoặc dụng ý thầm kín của tác giả khi viết cuốn truyện văn-chương tuyệt tác đó.Hiểu đây là hiểu những điển cố, những chữ lấy ở sách Tàu, thơ Tàu, những chữ lấy ở ca dao ngạn ngữ ta cùng những chữ cổ hoặc những chữ dùng quen mà tới nay không ai biết xuất xứ và ý nghĩa đích xác. Truyện Kiều là một kho tài liệu vô tận về từ ngữ và điển cố văn-chương. Không hiểu truyện Kiều là một điều thiệt thòi rất lớn cho từ ngữ học Việt Nam. Điều đó dĩ nhiên là không nên có.Nhận thấy rõ điều đó, xưa nay nhiều văn nhân học giả đã dụng công chú thích, hay chú giải chuyện Kiều.Tuy nhiên vẫn chưa đủ. Từ Nguyễn văn Vĩnh, Bùi khánh Diễn, tới Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim và thi sĩ Tản Đà, có thể nói hết thảy các nhà chú giải đều chỉ chú trọng đến các điển cố và « chữ sách » dùng trong truyện Kiều. Còn những chữ « nôm » thì hình như người ta cho là không cần giải nghĩa, có ý cho rằng chữ nôm thì ai mà chẳng hiểu.Thật ra, nhiều tiếng nôm hoặc cho là nôm khó hiểu vô cùng. Và sự thật trong các khoa thi cấp trung học, đã xảy ra cái tình trạng này : thí sinh giải thích điển cố và chữ sách Tàu rất thông, mà khi hỏi đến nghĩa một vài tiếng nôm thì không sao đáp nổi. Tình trạng đó, không nên để kéo dài.Nhất là hiện giờ tiếng Việt đã được dùng là chuyển ngữ, tiếng Việt cần được giải thích rõ ràng hơn, để xứng đáng là quốc văn một nước độc lập.Nghĩ vậy nên chúng tôi để tâm nghiên cứu một số vừa chữ nôm vừa chữ Hán bấy lâu bị hiểu lờ mờ đại-khái trong truyện Kiều, mục đích muốn giúp ích phần nào cho các Giáo-sư trong giờ giảng văn, và các sinh viên, học sinh về môn Việt-ngữ.Hà Nội, 11-11-52VÂN-HẠC