Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tây Du Ký (Ngô Thừa Ân)

Trong tiểu thuyết, Trần Huyền Trang (陳玄奘) được Quan Âm Bồ Tát bảo đến Tây Trúc (Ấn Độ) thỉnh kinh Phật giáo mang về Trung Quốc. Theo ông là 4 đệ tử - một khỉ đá tên Tôn Ngộ Không (孫悟空), một yêu quái nửa người nửa lợn tên Trư Ngộ Năng (豬悟能) và một thủy quái tên Sa Ngộ Tĩnh (沙悟淨) - họ đều đồng ý giúp ông thỉnh kinh để chuộc tội. Con ngựa Huyền Trang cưỡi cũng là một hoàng tử của Long Vương (Bạch Long Mã).

Những chương đầu thuật lại những kì công của Tôn Ngộ Không, từ khi ra đời từ một hòn đá ở biển Hoa Đông, xưng vương ở Hoa Quả Sơn, tìm sư học đạo, đại náo thiên cung, sau đó bị Phật Tổ Như Lai bắt nhốt trong Ngũ Hành Sơn 500 năm. Truyện kể lại Huyền Trang trở thành một nhà sư ra sao và được hoàng đế nhà Đường gửi đi thỉnh kinh sau khi hoàng đế thoát chết.[cần dẫn nguồn]

Phần tiếp của câu chuyện kể về các hiểm nguy mà thầy trò Đường Tam Tạng phải đối đầu, trong đó nhiều yêu quái là đồ đệ của các vị Tiên, Phật. Một số yêu tinh muốn ăn thịt Huyền Trang, một số khác muốn cám dỗ họ bằng cách biến thành những mỹ nhân. Tôn Ngộ Không phải sử dụng phép thuật và quan hệ của mình với thế giới yêu quái và Tiên, Phật để đánh bại các kẻ thù nhiều mánh khóe, như Ngưu Ma Vương hay Thiết Phiến Công chúa,...

Cuối cùng khi đã đến cửa Phật, thầy trò họ lại phải đổi Bát vàng của Hoàng đế Đường Thái Tông tặng để nhận được kinh thật. Đây cũng được tính là một khổ nạn cho bốn thầy trò. Khi qua sông Thông Thiên, Tam Tạng gặp lại Lão Rùa năm xưa chở ông qua sông. Khi đang chở Tam Tạng qua giữa sông, Lão Rùa hỏi Tam Tạng rằng ông có hỏi Phật Tổ giúp lão rằng bao giờ lão tu đắc chính quả không, vì Tam Tạng quên hỏi nên bị Lão Rùa hất cả bốn thầy trò lẫn kinh văn xuống sông. Kinh văn bị ướt, sau khi phơi khô một số bị rách. Vì thế mà kinh về đến Trung thổ không được toàn vẹn.

Bốn nhân vật chính, từ trái sang phải: Tôn Ngộ Không, Huyền Trang, Trư Ngộ Năng, Sa Ngộ Tĩnh và Bạch Long mã Tìm mua: Tây Du Ký TiKi Lazada Shopee

Mục lục

Hồi thứ nhất: Gốc thiêng ấp ủ nguồn rộng chảy - Tâm tính sửa sang đạo lớn sinh.

Hồi thứ hai: Thấu lẽ Bồ Đề là diệu lý - Bỏ ma về gốc ấy nguyên thần.

Hồi thứ ba: Bốn biển nghìn non đều sợ phục - Mười loại âm ti thảy xóa tên.

Hồi thứ tư: Quan phong Bật Mã lòng đâu thỏa - Tên gọi Tề Thiên dạ chẳng yên.

Hồi thứ năm: Loạn vườn đào Đại Thánh trộm thuốc tiên - Về thiên cung các thần bắt yêu quái.

Hồi thứ sáu: Quan Âm dự hội hỏi nguyên nhân - Tiểu Thánh trổ tài bắt Đại Thánh.

Hồi thứ bảy: Đại Thánh trốn khỏi lò bát quái - Hầu vương giam dưới núi Ngũ hành.

Hồi thứ tám: Phật Tổ tạo kinh truyền cực lạc - Quan Âm vâng mệnh đến Tràng An.

Hồi thứ chín: Trần Quang Nhị nhậm chức gặp nạn - Sư Giang Lưu phục thù báo ơn.

Hồi thứ mười: Lão Long vương vụng kế phạm phép trời - Ngụy Thừa tướng gửi thư nhờ âm sứ.

Hồi thứ mười một: Chơi âm phủ Thái Tông về trần - Dâng quả bí Lưu Toàn gặp vợ.

Hồi thứ mười hai: Vua Đường lòng thành mở đại hội - Quan Âm hiển thánh hóa Kim Thiền.

Hồi thứ mười ba: Sa hang cọp Kim Tinh cứu thoát - Núi Song Xoa Bá Khâm mời sư.

Hồi thứ mười bốn: Lòng vượn theo đường chính - Sáu giặc mất tăm hơi.

Hồi thứ mười lăm: Núi Xà Bàn các thần ngầm giúp - Khe Ưng Sầu long mã thắng cương.

Hồi thứ mười sáu: Viện Quan Âm, các sư lừa bảo bối - Núi Hắc Phong, yêu quái lấy trộm cà sa.

Hồi thứ mười bảy: Tôn Hành Giả đại náo núi Hắc Phong - Quan Thế Âm thu phục yêu tinh gấu.

Hồi thứ mười tám: Chùa Quan Âm, Đường Tăng thoát nạn - Thôn Cao Lão, Đại Thánh trừ ma.

Hồi thứ mười chín: Động Vân Sạn, Ngộ Không thu Bát Giới - Núi Phù Đồ, Tam Tạng nhận Tâm kinh.

Hồi thứ hai mươi: Núi Hoàng Phong, Đường Tăng gặp nạn - Giữa rừng thẳm, Bát Giới lập công

Hồi thứ hai mươi mốt: Hộ pháp dựng nhà lưu Đại Thánh - Tu Di Linh Cát bắt yêu ma.

Hồi thứ hai mươi hai: Bát Giới đại chiến sông Lưu Sa - Mộc Soa vâng lệnh bắt Ngộ Tĩnh.

Hồi thứ hai mươi ba: Tam Tạng không quên gốc - Bốn Thánh thử lòng thiền.

Hồi thứ hai mươi tư: Núi Vạn Thọ, Đại tiên lưu bạn cũ - Quán Ngũ Trang, Hành Giả trộm nhân sâm.

Hồi thứ hai mươi lăm: Trấn Nguyên đại tiên đuổi bắt người lấy kinh - Tôn Hành Giả đại náo Ngũ Trang quán.

Hồi thứ hai mươi sáu: Khắp ba đảo, Ngộ Không tìm thuốc - Nước Cam Lộ, Bồ Tát chữa cây.

Hồi thứ hai mươi bảy: Thây ma ba lượt trêu Tam Tạng - Đường Tăng giận đuổi Mỹ Hầu Vương.

Hồi thứ hai mươi tám: Núi Hoa Quả lũ yêu tụ nghĩa - Rừng Hắc Tùng Tam Tạng gặp ma.

Hồi thứ hai mươi chín: Thoát nạn Giáng Lưu sang nước khác - Đội ơn Bát Giới chuyển non ngàn.

Hồi thứ ba mươi: Tà ma phạm chính đạo - Tiểu Long nhớ Ngộ Không.

Hồi thứ ba mươi mốt: Trư Bát Giới lấy nghĩa khích Hầu Vương - Tôn Ngộ Không dùng mưu hàng yêu quái.

Hồi thứ ba mươi hai: Núi Bình Đính, Công tào truyền tín - Động Liên Hoa, Bát Giới gặp tai.

Hồi thứ ba mươi ba: Ngoại đạo mê chân tính - Nguyên thần giúp bản tâm.

Hồi thứ ba mươi tư: Ma vương giỏi mẹo khốn Hầu Vương - Đại Thánh khéo lừa thay bảo bối.

Hồi thứ ba mươi lăm: Ngoại đạo ra oai lừa tính thẳng - Ngộ Không được báu thắng yêu ma.

Hồi thứ ba mươi sáu: Ngộ Không xử đúng muôn duyên phục - Đạo tà phá bỏ thấy trăng soi.

Hồi thứ ba mươi bảy: Đêm khuya vua quỷ cầu Tam Tạng - Hóa phép Ngộ Không dắt trẻ thơ.

Hồi thứ ba mươi tám: Trẻ thơ hỏi mẹ tà hay chính - Kim Mộc thăm dò rõ thực hư.

Hồi thứ ba mươi chín: Một hạt linh đơn xin thượng giới - Ba năm vua cũ lại hồi sinh.

Hồi thứ bốn mươi: Trẻ thơ bỡn cợt lòng thiền rối - Vượn cắp đao về Mộc mẫu trơ

Hồi thứ bốn mươi mốt: Hành Giả gặp lửa thua - Bát Giới bị ma bắt.

Hồi thứ bốn mươi hai: Đại Thánh ân cần cầu Bồ Tát - Quan Âm từ thiện trói Hồng Hài.

Hồi thứ bốn mươi ba: Ma sông Hắc Thủy bắt Tam Tạng - Rồng biển Tây Dương tóm Đà Long.

Hồi thứ bốn mươi bốn: Thần thông vận phép đun xe nặng - Tâm chính trừ yêu vượt cổng cao.

Hồi thứ bốn mươi lăm: Quán Tam Thanh, Đại Thánh lưu danh - Nước Xa Trì, Hầu Vương hóa phép.

Hồi thứ bốn mươi sáu: Ngoại đạo cậy tài lừa chính pháp - Ngộ Không hiển thánh diệt tà ma.

Hồi thứ bốn mươi bảy: Thánh Tăng đêm vướng sông Thông Thiên - Hành Giả thương tình cứu con trẻ.

Hồi thứ bốn mươi tám: Ma nổi gió hàn sa tuyết lớn - Sư mong bái Phật giẫm băng dày.

Hồi thứ bốn mươi chín: Tam Tạng gặp nạn chìm đáy sông - Quan Âm trừ tai hiện làng cá.

Hồi thứ năm mươi: Tình loạn, tính theo vì ái dục - Thần mờ, tâm động gặp yêu ma.

Hồi thứ năm mươi mốt: Nghìn mưu Đại Thánh thành vô dụng - Nước lửa không công khó diệt ma.

Hồi thứ năm mươi hai: Ngộ Không đại náo động Kim Đâu - Như Lai ngầm mách cho ông chủ.

Hồi thứ năm mươi ba: Uống nước sông, Tam Tạng mang nghén quỷ - Đi lấy nước, Sa Tăng giải thai ma.

Hồi thứ năm mươi tư: Tam Tạng sang Tây qua nước gái - Ngộ Không lập mẹo thoát trăng hoa.

Hồi thứ năm mươi lăm: Dâm tà bỡn cợt Đường Tam Tạng - Đứng đắn tu trì chẳng hoại thân.

Hồi thứ năm mươi sáu: Điên lòng trừ giặc cỏ - Mê đạo đuổi Ngộ Không.

Hồi thứ năm mươi bảy: Núi Lạc Già, Hành Giả thật kể khổ - Động Thủy Liêm, Hầu Vương giả đọc văn.

Hồi thứ năm mươi tám: Nhị tâm làm loạn càn khôn rộng - Một thể khó tu tịch diệt chân.

Hồi thứ năm mươi chín: Tam Tạng gặp Hỏa Diệm Sơn nghẽn lối - Hành Giả lần đầu mượn quạt Ba Tiêu.

Hồi thứ sáu mươi: Ma vương ngừng đánh đi dự tiệc rượu - Hành Giả hai lần mượn quạt Ba Tiêu.

Hồi thứ sáu mươi mốt: Bát Giới giúp sức đánh bại yêu quái - Hành Giả lần ba mượn quạt Ba Tiêu.

Hồi thứ sáu mươi hai: Tắm bụi rửa tâm lên quét tháp - Bắt ma về chủ ấy tu thân.

Hồi thứ sáu mươi ba: Hai sư diệt quái náo long cung - Các thánh trừ tà thu bảo bối.

Hồi thứ sáu mươi tư: Núi Kinh Cát, Ngộ Năng gắng sức - Am Mộc Tiên, Tam Tạng làm thơ.

Hồi thứ sáu mươi lăm: Yêu ma bày đặt Lôi Âm giả - Thầy trò đều gặp ách nạn to.

Hồi thứ sáu mươi sáu: Các thần gặp độc thủ - Di Lặc trói yêu ma.

Hồi thứ sáu mươi bảy: Cứu xóm Đà La thiền tính vững - Thoát đường ô uế đạo tâm trong.

Hồi thứ sáu mươi tám: Nước Chu Tử, Đường Tăng bàn đời trước - Chữa quốc vương, Hành Giả đóng thầy lang.

Hồi thứ sáu mươi chín: Hành Giả nửa đêm điều thuốc tễ - Quân vương trên tiệc kể yêu ma.

Hồi thứ bảy mươi: Yêu ma rung vòng tung khói lửa - Hành Giả trộm nhạc tính mẹo lừa.

Hồi thứ bảy mươi mốt: Hành Giả giả danh hàng quái sấu - Quan Âm hiện tướng phục Ma vương.

Hồi thứ bảy mươi hai: Động Bàn Ty bảy tinh mê gốc - Suối Trạc Cấu Bát Giới quên hình.

Hồi thứ bảy mươi ba: Hận cũ bởi tình, gây nên đầu độc mới - Đường Tăng gặp nạn, Tỳ Lam phá hào quang.

Hồi thứ bảy mươi tư: Trường Canh truyền báo ma hung dữ - Hành Giả ra tay trổ phép tài.

Hồi thứ bảy mươi lăm: Hành Giả khoan thủng bình âm dương - Ma chúa theo về chân đại đạo.

Hồi thứ bảy mươi sáu: Hành Giả tha về, ma theo tính cũ - Ngộ Năng cùng đánh, quái vẫn tâm xưa.

Hồi thứ bảy mươi bảy: Yêu ma lừa bản tính - Nhất thể bái chân như.

Hồi thứ bảy mươi tám: Nước Tỳ Khưu thương trẻ, khiến âm thần - Điện Kim Loan biết ma, bàn đạo đức.

Hồi thứ bảy mươi chín: Tìm hang bắt quái gặp Thọ Tinh, Ra điện dạy vua mừng nhận trẻ.

Hồi thứ tám mươi: Gái đẹp thèm lấy chồng, mừng được sánh đôi - Ngộ Không bảo vệ thầy, biết ngay yêu quái.

Hồi thứ tám mươi mốt: Chùa Trấn Hải, Ngộ Không biết quái - Rừng Hắc Tùng, đồ đệ tìm thầy.

Hồi thứ tám mươi hai: Gái đẹp tìm cách lấy chồng - Sư phụ bền lòng giữ đạo.

Hồi thứ tám mươi ba: Ngộ Không biết rõ đầu đuôi - Gái đẹp lại về bản tính.

Hồi thứ tám mươi tư: Khó diệt nhà sư tròn giác ngộ - Phép vương thành đạo thể theo trời.

Hồi thứ tám mươi lăm: Hành Giả đố kỵ lừa Bát Giới - Ma vương bày mẹo bắt Đường Tăng.

Hồi thứ tám mươi sáu: Bát Giới giúp oai trừ quái vật - Ngộ Không trổ phép diệt yêu tà.

Hồi thứ tám mươi bảy: Quận Phượng Tiên khinh trời bị hạn - Tôn Đại Thánh khuyến thiện làm mưa.

Hồi thứ tám mươi tám: Thiền đến Ngọc Hoa thi võ nghệ - Ba trò xin phép nhận môn đồ.

Hồi thứ tám mươi chín: Quái Hoàng Sư hỏng mất hội đinh ba - Ba đồ đệ đại náo núi Đầu Báo.

Hồi thứ chín mươi: Quái Sư Tử bắt thầy trò Tam Tạng - Tiên Thiên Tôn thu yêu quái chín đầu.

Hồi thứ chín mươi mốt: Phủ Kim Bình đêm nguyên tiêu xem hội - Động Huyền Anh Đường Tam Tạng khai cung.

Hồi thứ chín mươi hai: Ba sư đại chiến núi Thanh Long - Bốn sao vây bắt quái tê giác.

Hồi thứ chín mươi ba: Vườn Cấp Cô hỏi cổ bàn nguồn - Nước Thiên Trúc chầu vua được vợ.

Hồi thứ chín mươi tư: Bốn sư dự tiệc vườn thượng uyển - Một quái mơ màng tình ái vui.

Hồi thứ chín mươi lăm: Giả hợp chân hình bắt thỏ ngọc - Chân âm về chính gặp nguồn thiêng.

Hồi thứ chín mươi sáu: Khấu viên ngoại mừng đãi cao tăng - Đường trưởng lão không màng phú quý.

Hồi thứ chín mươi bảy: Vàng mang trả gây thành tai họa - Thánh hiện hồn cứu thoát cao tăng.

Hồi thứ chín mươi tám: Vượn ngựa thục thuần nay thoát xác - Công quả viên mãn gặp Như Lai.

Hồi thứ chín mươi chín: Tám mươi mốt nạn yêu ma hết - Vẹn tròn công quả đạo về nguồn.

Hồi thứ một trăm: Về thẳng phương Đông - Năm Thánh thành Phật.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tây Du Ký PDF của tác giả Ngô Thừa Ân nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Chánh Niệm Thực Tập Thiền Quán (Nguyễn Duy Nhiên)
Lời giới thiệu Mục đích của quyển sách này là trình bày phương pháp thực hành thiền quán vipassana. Tôi lặp lại, phương pháp thực hành. Đây là một kim chỉ nam thiền tập, là những lời hướng dẫn chi tiết, từng bước từng bước một cho phương pháp thiền quán (insight meditation). Tôi thấy chúng ta đã có khá nhiều những quyển sách bàn về các khía cạnh triết lý và lý thuyết của thiền tập Phật giáo. Có nhiều quyển rất hay. Nhưng đây là một quyển sách viết về thực hành. Tôi viết quyển sách này cho những người muốn thực tập thiền quán, và nhất là cho những ai muốn bắt đầu ngay bây giờ. Ý định của tôi là muốn trao cho bạn những dữ kiện căn bản cần thiết, để giúp bạn có thể khởi đầu cho suôn sẻ. Tôi nghĩ, chỉ những ai thật sự thực hành theo những lời chỉ dẫn ở đây mới có thể nói là tôi đã thành công hay thất bại. Và chỉ có những ai thực hành đều đặn và tinh tiến mới có thể phê bình những nỗ lực của chúng tôi. Tôi nghĩ, không có bất cứ một quyển sách nào có thể trình bày được hết tất cả những vấn đề mà một thiền sinh có thể gặp phải. Cuối cùng rồi chúng ta cũng cần phải tìm đến một vị thầy có khả năng. Nhưng trong lúc này, đây là những quy luật nền tảng và căn bản Chính niệm - Thực tập Thiền quán mà tôi muốn chia sẻ với bạn. Hiểu rõ được những gì tôi trình bày trong những trang kế, sẽ giúp bạn tiến được những bước thật xa trên con đường thiền tập. Có nhiều phương pháp thiền tập (meditation) khác nhau. Trong bất cứ truyền thống tôn giáo lớn nào, cũng có những phương cách mà ta thường gọi là tĩnh tâm, hoặc thiền. Danh từ này thường được dùng với tính cách chung chung. Cũng xin bạn hiểu rằng, trong quyển sách này chúng tôi chỉ đặc biệt nói về thiền vipassana trong truyền thống Phật giáo Nam tông mà thôi. Vipassana thường được dịch từ tiếng Pali sang là Minh sát tuệ, hay còn gọi là thiền quán. Mục đích của loại thiền này là mang lại cho hành giả một tuệ giác, hiểu được tự tính của mọi vật và nhìn thấy sâu sắc được sự vận hành của tất cả mọi hiện tượng trong cuộc sống. Tìm mua: Chánh Niệm Thực Tập Thiền Quán TiKi Lazada Shopee Một đạo Phật toàn vẹn thật ra khác rất xa các tôn giáo thần học mà đa số chúng ta thường biết. Nó là một cánh cửa dẫn ta bước thẳng vào cảnh giới tâm linh hoặc siêu hình mà không cần phải nhờ vào sự giúp đỡ của bất cứ một vị thần linh hoặc một trung gian nào khác. Mùi vị của đạo Phật có tính chất gần với môn tâm lý học thực nghiệm hơn là cái mà ta gọi là tôn giáo. Trong đạo Phật, con đường tu tập là một sự quán chiếu thực tại không ngừng nghỉ, luôn luôn xem xét tỉ mỉ mọi tiến trình của tri giác. Mục đích là để lọc bỏ đi những gì sai lầm và giả dối, vén lên tấm màn che phủ thực tại, để ta có thể trực tiếp tiếp xúc được với tự tính của mọi sự vật chung quanh mình. Và Ven. Henepola Gunaratana 7 pháp môn thiền quán vipassana này là một phương cách cổ truyền và mầu nhiệm, giúp ta có thể thực hiện được việc ấy. Phật giáo Nam tông, Theravada, đã cung hiến cho chúng ta một phương pháp khai phá nội tâm rất hiệu quả, thật ra nó còn giúp ta tiếp xúc được với ngay chính gốc rễ tâm thức của mình nữa. Và truyền thống này là kết quả tự nhiên của hơn 2.500 năm phát triển trong những nền văn hóa truyền thống tốt đẹp nhất của vùng Nam Á và Đông Nam Á. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố gắng tách biệt ra những gì là trang sức với những gì là nền tảng thật sự, để trao cho bạn một sự thật cốt lõi nhất. Đối với những bạn nào thích về nghi lễ, có thể tìm đọc thêm về truyền thống Phật giáo Nam tông trong những quyển sách khác, chắc chắn bạn sẽ tìm được một gia tài phong phú đầy những nghi thức, cúng lễ, rất đẹp và đầy ý nghĩa. Và những bạn nào có khuynh hướng thực tiễn có thể chỉ cần chọn phương pháp thực hành thiền tập, và có thể đem áp dụng nó vào bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sống. Vấn đề chính ở đây là sự thực hành. Điểm khác biệt giữa thiền quán, vipassana, và những loại thiền khác rất là quan trọng. Chúng ta cần phải hiểu cho thật rõ điều này. Trong đạo Phật có hai loại thiền (meditation) khác nhau. Chúng khác nhau về phương pháp thực hành, về cách hoạt động, và về những trạng thái tâm thức. Hai loại thiền ấy là thiền quán (vipassana) và thiền định (samatha). Thiền quán, vipassana, còn được dịch là thiền Minh sát, có nghĩa là một ý thức, một cái thấy rõ ràng và chính xác về những gì đang xảy ra. Thiền định, samatha, còn được dịch là thiền tĩnh lặng hay thiền chỉ, có nghĩa là dừng lại. Đây là một trạng thái khi tâm ta tập trung vào một đối tượng duy nhất nào đó, dừng lại, và không đi ra ngoài đối tượng ấy. Khi làm được như vậy, một trạng thái an vui sẽ lan tỏa khắp thân tâm hành giả. Một trạng thái tĩnh lặng rất sâu sắc mà ta phải tự mình trải nghiệm mới có thể hiểu được. Và đa số thì những phương pháp thiền của chúng ta đều được dựa trên yếu tố định này. Theo phương pháp này thì hành giả tập trung tâm ý mình vào một đối tượng duy nhất nào đó, như là một lời cầu nguyện, một bài kinh, một ngọn nến, hoặc là một linh ảnh... và loại bỏ tất cả những tư tưởng, nhận thức khác ra khỏi tâm thức của mình. Kết quả là hành giả sẽ cảm thấy một sự hỷ lạc rất lớn, nhưng nó chỉ có mặt cho đến khi ta xả thiền. Cảm giác ấy rất là nhiệm mầu, tốt đẹp, nhiều ý nghĩa, và lôi cuốn, nhưng nó cũng chỉ là tạm bợ mà thôi.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Duy Nhiên":Chánh Niệm Thực Tập Thiền QuánCòn Nương Tựa Thì Còn Dao Động30 Ngày Thiền QuánĐức Phật Bên TrongSống Với Tâm TừĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chánh Niệm Thực Tập Thiền Quán PDF của tác giả Nguyễn Duy Nhiên nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Căn Bản Thiền Minh Sát (Mahasi Sayadaw)
Vắng Lặng và Minh Sát Chúng ta thiền về những gì? Làm thế nào để phát triển tuệ minh sát? Đó là những câu hỏi quan trọng. Có hai pháp hành thiền: hành thiền để làm cho tâm trở nên vắng lặng và hành thiền để khai triển tuệ minh sát. Thiền về mười đề mục dùng vật chế ra ( kasina) để chú niệm, chỉ đưa đến tâm vắng lặng. Thiền về mười đề mục ô trược ( asubha, như mười loại tử thi), cũng chỉ đưa đến vắng lặng, không đến minh sát. Mười đề mục suy niệm như niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới v.v..., cũng chỉ có thể phát triển vắng lặng, không khai triển minh sát. Niệm về ba mươi hai phần của thân như tóc, móng tay móng chân, răng v.v... cũng không phải minh sát mà chỉ phát triển trạng thái vắng lặng. Niệm hơi thở cũng phát triển vắng lặng. Nhưng hành giả có thể dùng pháp niệm hơi thở để triển khai minh sát. Sách Thanh Tịnh Đạo (Vissudhi m agga), xếp pháp nầy vào hạng t hiền Vắng Lặng, vậy chúng ta cũng xem nó là như vậy. Tìm mua: Căn Bản Thiền Minh Sát TiKi Lazada Shopee Có pháp suy niệm về bốn phẩm hạnh từ, bi, hỷ, xả gọi là tứ vô lượng tâm, và bốn pháp dẫn đến Thiền (Jhā na) Sắc Giới và Vô SắcGiới. Rồi có pháp suy niệm về tánh cách ghê tởm của vật thực. Những đề mục ấy là của t hiền Vắng Lặng. Khi hành giả thực hành quán niệm các nguyên t ố hợp thành cơ thể vật chất thì pháp nầy được gọi là phân tích tứ đại. Mặc dầu là t hiền Vắng Lặng, pháp nầy cũng giúp khai triển tuệ minh sát. Tất cả bốn mươi đề mục hành thiền kể trên là để phát triển tâm định ( vì lẽ ấy pháp hành nầy cũng được gọi là thiền“Định”, đối với thiền Minh Sát, gọi là thiền“Tuệ”, hay thiền “Chỉ” đối với thiền “Quán”. Ở đây dùng danh từ t hiền Vắng Lặng, trực tiếp phiên dịch phạn ngữ Samatha, có nghĩa yên tĩnh, vắng lặng, đồng nghĩa với samādhi - định, cittekaggatā - nhất điểm tâm, và avikkhepa - tâm không chao động). Chỉ có pháp niệm hơi thở và pháp phân tích tứ đại liên quan đến t hiền Minh Sát. Còn lại, những pháp kia không dẫn đến tuệ minh sát. Người đã thực hành những pháp ấy muốn thành đạt tuệ minh sát còn phải gia công thực hành thêm nữaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Căn Bản Thiền Minh Sát PDF của tác giả Mahasi Sayadaw nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Căn Bản Thiền Minh Sát (Mahasi Sayadaw)
Vắng Lặng và Minh Sát Chúng ta thiền về những gì? Làm thế nào để phát triển tuệ minh sát? Đó là những câu hỏi quan trọng. Có hai pháp hành thiền: hành thiền để làm cho tâm trở nên vắng lặng và hành thiền để khai triển tuệ minh sát. Thiền về mười đề mục dùng vật chế ra ( kasina) để chú niệm, chỉ đưa đến tâm vắng lặng. Thiền về mười đề mục ô trược ( asubha, như mười loại tử thi), cũng chỉ đưa đến vắng lặng, không đến minh sát. Mười đề mục suy niệm như niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới v.v..., cũng chỉ có thể phát triển vắng lặng, không khai triển minh sát. Niệm về ba mươi hai phần của thân như tóc, móng tay móng chân, răng v.v... cũng không phải minh sát mà chỉ phát triển trạng thái vắng lặng. Niệm hơi thở cũng phát triển vắng lặng. Nhưng hành giả có thể dùng pháp niệm hơi thở để triển khai minh sát. Sách Thanh Tịnh Đạo (Vissudhi m agga), xếp pháp nầy vào hạng t hiền Vắng Lặng, vậy chúng ta cũng xem nó là như vậy. Tìm mua: Căn Bản Thiền Minh Sát TiKi Lazada Shopee Có pháp suy niệm về bốn phẩm hạnh từ, bi, hỷ, xả gọi là tứ vô lượng tâm, và bốn pháp dẫn đến Thiền (Jhā na) Sắc Giới và Vô SắcGiới. Rồi có pháp suy niệm về tánh cách ghê tởm của vật thực. Những đề mục ấy là của t hiền Vắng Lặng. Khi hành giả thực hành quán niệm các nguyên t ố hợp thành cơ thể vật chất thì pháp nầy được gọi là phân tích tứ đại. Mặc dầu là t hiền Vắng Lặng, pháp nầy cũng giúp khai triển tuệ minh sát. Tất cả bốn mươi đề mục hành thiền kể trên là để phát triển tâm định ( vì lẽ ấy pháp hành nầy cũng được gọi là thiền“Định”, đối với thiền Minh Sát, gọi là thiền“Tuệ”, hay thiền “Chỉ” đối với thiền “Quán”. Ở đây dùng danh từ t hiền Vắng Lặng, trực tiếp phiên dịch phạn ngữ Samatha, có nghĩa yên tĩnh, vắng lặng, đồng nghĩa với samādhi - định, cittekaggatā - nhất điểm tâm, và avikkhepa - tâm không chao động). Chỉ có pháp niệm hơi thở và pháp phân tích tứ đại liên quan đến t hiền Minh Sát. Còn lại, những pháp kia không dẫn đến tuệ minh sát. Người đã thực hành những pháp ấy muốn thành đạt tuệ minh sát còn phải gia công thực hành thêm nữaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Căn Bản Thiền Minh Sát PDF của tác giả Mahasi Sayadaw nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Vượt Khỏi Bạo Lực (Jiddu Krishnamurti)
VƯỢT KHỎI BẠO LỰC J. Krishnamurti Nguyên tác: Beyond Violence - Haaper & Row Pubblishers Lời dịch: Ông Không 2009 Tìm mua: Vượt Khỏi Bạo Lực TiKi Lazada Shopee CHƯƠNG 1: TỒN TẠI CHƯƠNG 2: TỰ DO CHƯƠNG 3: CÁCH MẠNG BÊN TRONG CHƯƠNG 4: TÔN GIÁO CHƯƠNG 5: SỢ HÃI CHƯƠNG 6: BẠO LỰC CHƯƠNG 7: THIỀN ĐỊNH CHƯƠNG 8: KIỂM SOÁT VÀ TRẬT TỰ CHƯƠNG 9: SỰ THẬT CHƯƠNG 10: CÁI TRÍ TÔN GIÁO CHƯƠNG 11: CÁI TRÍ KHÔNG BỊ QUY ĐỊNH CHƯƠNG 12: TÁCH RỜI VÀ HỢP NHẤT CHƯƠNG 13: CÁCH MẠNG TÂM LÝ CHƯƠNG 1: TỒN TẠI “Thuộc công nghệ, con người đã tiến bộ không thể tin được, tuy nhiên anh ấy vẫn còn như anh ấy đã là trong suốt hàng ngàn năm, đánh nhau, tham lam, ganh ghét, chứa đầy đau khổ khôn cùng.” Tôi muốn trình bày về toàn vấn đề của tồn tại. Giống như người nói, bạn cũng biết điều gì đang thực sự xảy ra trong thế giới - hỗn loạn, vô trật tự, bạo lực toàn bộ, những hình thức kinh khiếp của tàn bạo, những nổi loạn được kết thúc trong chiến tranh. Sống của chúng ta khó khăn, hoang mang và mâu thuẫn cực kỳ, không chỉ trong chính chúng ta - bên trong làn da như nó đã là - mà còn cả bên ngoài. Có sự hủy hoại toàn bộ. Tất cả những giá trị đang thay đổi từ ngày sang ngày, không còn sự kính trọng, không còn uy quyền, không người nào còn sự trung thành trong bất kỳ điều gì; cũng không còn sự trung thành trong Giáo hội, cũng không còn sự trung thành trong những người lãnh đạo, cũng không còn sự trung thành trong bất kỳ triết thuyết nào. Vậy là người ta được tuyệt đối bỏ lại một mình để tìm ra người ta phải làm gì trong thế giới hỗn loạn này. Hành động đúng đắn là gì? - nếu có một sự việc như hành động đúng đắn. Tôi chắc chắn mỗi người chúng ta đều hỏi hành động đúng đắn là gì. Đó là một câu hỏi rất nghiêm túc, và tôi hy vọng những người của các bạn mà hiện diện ở đây thực sự có nghiêm túc, bởi vì đây không là một họp mặt dành cho sự giải trí tôn giáo hay triết lý. Chúng ta không buông thả trong bất kỳ lý thuyết nào, trong bất kỳ triết lý nào, hay mang từ phương Đông đến những ý tưởng kỳ dị nào đó. Điều gì cùng nhau chúng ta sắp sửa làm, là tìm hiểu những sự kiện như chúng là, rất cặn kẽ, khách quan, không cảm tính, không cảm xúc. Và muốn tìm hiểu trong cách đó, phải có sự tự do khỏi thành kiến, sự tự do khỏi bất kỳ tình trạng bị quy định nào, khỏi bất kỳ triết lý nào, khỏi bất kỳ niềm tin nào; cùng nhau chúng ta sắp sửa tìm hiểu rất chậm rãi, nhẫn nại, từ tốn, để tìm ra. Nó giống như những người khoa học đang theo dõi qua một kính hiển vi và đang thấy chính xác cùng một sự việc. Bởi vì nếu bạn là một người khoa học trong phòng thí nghiệm đang sử dụng một kính hiển vi, bạn phải chỉ rõ điều gì bạn trông thấy cho một người khoa học khác, để cho cả hai đều trông thấy chính xác cái gì là. Và đó là điều gì chúng ta sắp sửa làm. Không có kính hiển vi của bạn, hay kính hiển vi của người nói; chỉ có một dụng cụ-chính xác qua đó chúng ta sắp sửa quan sát và học hỏi trong sự quan sát - không học hỏi tùy theo tánh khí của bạn, tình trạng bị quy định của bạn, hay hình thức đặc biệt của bạn về niềm tin, nhưng chỉ quan sát điều gì thực sự là, và qua đó học hỏi. Và trong đang học hỏi là đang làm - đang học hỏi không tách rời khỏi hành động. Vậy là điều gì chúng ta sắp sửa làm, là hiểu rõ chuyển tải có nghĩa gì. Chắc chắn chúng ta phải sử dụng những từ ngữ, nhưng vượt khỏi những từ ngữ là điều gì còn quan trọng nhiều hơn. Mà có nghĩa bạn và người nói sắp sửa cùng nhau thực hiện một chuyến hành trình của tìm hiểu, nơi mỗi người chúng ta đang hiệp thông kiên định cùng người còn lại; đó là đang cùng nhau chia sẻ, đang cùng nhau thăm dò, đang cùng nhau quan sát. Bởi vì từ ngữ chuyển tải đó có nghĩa đang tham gia, đang chia sẻ. Vậy là không có người thầy hay môn đồ, không có người nói mà bạn lắng nghe, hoặc đồng ý hoặc không-đồng ý - mà sẽ hoàn toàn vô lý. Nếu chúng ta đang chuyển tải, vậy thì không có vấn đề của đồng ý hay khôngđồng ý, bởi vì cả hai chúng ta đều đang quan sát, cả hai chúng ta đều đang tìm hiểu, không phải từ quan điểm của bạn, hay từ quan điểm của người nói. Đó là lý do tại sao rất quan trọng phải tìm ra làm thế nào để quan sát, làm thế nào để nhìn bằng đôi mắt trong sáng, làm thế nào để lắng nghe đến độ không còn sự biến dạng. Chính là trách nhiệm của bạn cũng như người nói phải chia sẻ cùng nhau - cùng nhau chúng ta sẽ làm việc. Điều này phải được hiểu rất rõ ràng từ ngay khởi đầu: chúng ta không đang buông thả trong bất kỳ hình thức nào của cảm tính hay cảm xúcDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Jiddu Krishnamurti":Dưới Chân ThầyNghĩ Về Những Điều NàyLửa Trong Cái TríThâm Nhập Thấu TriệtThư Gửi Trường HọcBài Diễn Văn Giải Tán Giáo Hội Ngôi SaoBạn Đang Nghịch Gì Với Đời MìnhTự Do Vượt Trên Sự Hiểu BiếtBàn Về Cách Kiếm Sống Đúng ĐắnBàn Về Tình Yêu Và Sự Cô ĐộcCái Gương Của Sự Liên HệĐánh Thức Trí Thông MinhGiáo Dục Và Ý Nghĩa Của SốngGiáp Mặt Cuộc ĐờiSổ Tay Của KrishnamurtiTương Lai Của Nhân LoạiTuyển Tập KrishnamurtiVượt Khỏi Bạo LựcQuyển Sách Của Cuộc Đời Jiddu KrishnamurtiĐối Mặt Với Thế Giới Hoảng LoạnGhi Chép Của KrishnamurtiĐường Vào Hiện SinhKhai Sáng Trí NăngHướng Đi Cho Cuộc ĐờiNỗi Đau Thời GianÝ Nghĩa Về Sự Chết, Đau Khổ Và Thời GianĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vượt Khỏi Bạo Lực PDF của tác giả Jiddu Krishnamurti nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.