Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Bước Mở Đầu Của Sự Mở Rộng Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam (Nguyễn Xuân Thọ)

Đây là cuốn sách được phát triển từ một phần luận án Tiến sĩ của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thọ.

Nhận xét về công trình/ tác phẩn của TS Nguyễn Xuân Thọ, Ông Maurice Beaumont, thành viên Hàn Lâm Viện Pháp, Giáo sư danh dự Đại học Sorbonne ngày 15/11/1966 đã viết: “Về phương diện trí thức, ông [Nguyễn Xuân Thọ] đã bắt đầu sưu tập ở Pháp và ở Tây Ban Nha (cũng gọi là Y Pha Nho), tư liệu cho một luận án Tiến sĩ, mà ông đã thuyết trình và bảo vệ tại Đại học Sorbonne, vào tháng 7 năm 1956, về "Cuộc viễn chinh Pháp - Tây Ban Nha tại Nam bộ Việt Nam (mà người Pháp gọi là Cochichine) nam 1858-1862". Cuộc sưu tập ấy như công trình của một sử gia, chính xác về phương pháp, tao nhã về hình thức (cách trình bày). Lúc ấy, tôi là một thành viên trong ban khảo thí, có trách nhiệm sát hạch và đánh giá luận án đó, luận án đã được xếp hạng Tối Ưu (Très Honorable). Và ông Thọ đã tiếp tục công trình của ông, bằng cuộc nghiên cứu này, về sự thâm nhập của người Pháp vào Việt Nam (1858-1897). Công trình này, trong đó, ông Nguyễn Xuân Thọ đã dành một phần lớn cho các tài liệu chính thức, phần nhiều là chưa được tiết lộ, giúp chúng ta hiểu rõ hơn, một số giai đoạn trong lịch sử những liên hệ giữa Pháp và Việt Nam vào thế kỷ vừa qua. Đồng thời, công trình này cũng soi sáng chúng ta về tấn thảm kịch đang chia cắt mảnh đất đau khổ này của Á Châu, trên cả hai bình diện chính trị và tôn giáo.”

“Bằng cách đưa vào quyền sách này những văn kiện ngoại giao, mà phần lớn chưa được tiết lộ, tác giả cố gắng góp phần xác định một số giai đoạn lịch sử những buổi đầu trong sự thiết lập hệ thống thuộc địa Pháp ở Việt Nam.

Tác phẩm này sẽ không chú trọng nhiều đến phương pháp tổ chức hành chánh địa phương, do tay người Pháp, tại Việt Nam, mà chỉ nhấn mạnh về bình diện chánh trị, ngoại giao và quốc tế của công cuộc thâm nhập này. Một công tác rất có giá trị. Bản thảo này quả là độc đáo, hơn hết các công trình nghiên cứu của các sử gia khác…”

- Hoàng Xuân Hãn Tìm mua: Bước Mở Đầu Của Sự Mở Rộng Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam TiKi Lazada Shopee

***

Paris, ngày 15 tháng 11, năm 1966

Quen biết rõ ông Nguyễn Xuân Thọ, từ nhiều năm, tôi đã có thể đánh giá cao, một cách liên tục, những đức tánh về trí thức và đạo đức của ông ấy.

Về phương diện trí thức, ông đã bắt đầu sưu tập ở Pháp và ở Tây Ban Nha (còn gọi là Y-Pha-Nho), tư liệu của một luận án Tiến sĩ, mà ông đã thuyết trình và bảo vệ tại Đại học Sorbonne, vào tháng Bảy năm 1956, về “Cuộc viễn chinh Pháp - Tây Ban Nha tại Nam bộ Việt Nam(1) năm 1858-1862.”

Cuộc sưu tập ấy đã cho thấy như công trình của một sử gia đủ tư cách, cả về mặt chính xác của phương pháp, lẫn về mặt tao nhã của hình thức (cách trình bày).

Lúc ấy, tôi là một thành viên trong ban khảo thí, có trách nhiệm sát hạch và đánh giá luận án đó, luận án đã được xếp hạng “Très Honorable” (Tối ưu).

Và ông Thọ đã tiếp tục công trình của ông, bằng cuộc nghiên cứu này, về sự thâm nhập của người Pháp vào Việt Nam (1858-1897).

Công trình này, trong đó, ông Nguyễn Xuân Thọ đã dành một phần lớn cho các tài liệu chính thức, phần nhiều là chưa được tiết lộ, giúp chúng ta hiểu rõ hơn, một số giai đoạn trong lịch sử những liên hệ giữa Pháp và Việt Nam vào thế kỷ vừa qua. Đồng thời, công trình này cũng soi sáng chúng ta về tấn thảm kịch đang chia cắt mảnh đất đau khổ này của Á châu, trên cả hai bình diện chánh trị và tôn giáo.

Về phương diện đạo đức, ông Nguyễn Xuân Thọ đã chứng tỏ với tôi một đức tánh trung thực vẹn toàn. Theo nhãn quang tôi, ông là một trong số những người Việt Nam có khả năng đảm trách công cuộc phục hưng đất nước của ông, bằng cách sử dụng văn hóa Pháp, mà ông đã khéo kết hợp được, trong một tinh thần độc lập dân tộc và khách quan khoa học.

Maurice BAUMONT

Thành viên Viện Hàn Lâm Pháp,

Giáo sư danh dự Đại học Sorbonne.

Connaissant M.NGUYEN XUAN THO depuis plusieurs années. j’ai pu apprécier d’une facon continue ses qualités intellectuelles et morales.

Au point de vue intellectuel, il a commencé de réunir, en France et en Espagne, la documentation d’une thèse de doctorat, soutenue à la Sorbonne en juillet 1956, sur “L’expédition franco espagnole de Cochinchine (1858-1862)”, et qui s’est révélée l’oeuvre d’un historien qualifié tant par la rigueur de la méthode que l’élégance de la forme. Je faisais partie du jury chargé d’examiner et de côter cette thèse qui lui a valu la mention “Très Honorable”. Il a continué son travail par cette étude de la pénétration francaise au Viet Nam (1858-1897).

Ce travail, dans lequel M. NGUYEN XUAN THO a réservé une large place aux documents officiels pour la plupart inédits, nous aide à mieux comprendre certains épisodes de l’histoire des relations entre la France et le Viet Nam au siècle dernier, en même temps qu’il nous éclaire sur le drame qui déchire actuellement ce malheureux pays d’Asie tant sur le plan politique que religieux.

Au point de vue moral, M. NGUYEN XUAN THO m’a toujours donné la preuve d’une honnêteté intégrale; il est à mes yeux l’un des Vietnamiens susceptibles d’assurer le relèvement de son pays en utilisant la culture francaise qu’il a su s’incorporer dans un esprit d’indépendance nationale et d’objectivité scientifique.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bước Mở Đầu Của Sự Mở Rộng Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam PDF của tác giả Nguyễn Xuân Thọ nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Ký Ức Chiến Tranh (Valeriy Potapov)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ký Ức Chiến Tranh PDF của tác giả Valeriy Potapov nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kỵ Sĩ Thứ 5 (James Patterson)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kỵ Sĩ Thứ 5 PDF của tác giả James Patterson nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kỳ Nữ Họ Tống (Nguyễn Văn Xuân)
Kỳ nữ họ Tống là câu chuyện về người đàn bà mà nhan sắc và tai tiếng đều vào loại bậc nhất trong lịch sử nước Việt: Tống Thị. Tống Thị vốn là vợ của quan trấn thủ xứ Quảng Nam. Sau khi chồng mất, nàng quyến rũ em chồng là Sãi Vương để trở thành bà chúa quyền uy. Em chồng chết mồ chưa xanh cỏ, nàng đã lấy ngay chú ruột chồng. Với dân đen, nàng lộng quyền gây cho họ biết bao oán thán. Với lịch sử, nàng là nguyên nhân gây ra cuộc chiến Trịnh - Nguyễn đẫm máu năm xưa. Nàng đích thực là một ngạ quỷ. Có lẽ chỉ duy nhất một người cho tới ngày Tống Thị bị hành hình nhục nhã vẫn cứ mê đắm, yêu thương nàng.***Cách đây mấy chục năm, có người trao cho tôi một đống sách vở cổ và bảo: Những thứ này do các bậc tiền bối của tôi tích trữ, lưu lại nhiều đời. Thời cha tôi, kể ra nó cũng còn đôi lần được xem xét lại. Đến đời tôi nó hoàn toàn vô dụng vì sách viết bằng những thứ chữ xưa, tôi không đọc được. Tôi có để lại thì giỏi lắm đến đời con tôi chúng cũng đem hút thuốc hoặc bán ký lô thôi. Tôi biếu ông, biết đâu ông chẳng tìm thấy một đôi cuốn, một đôi chương đoạn mà ông thích.Mấy mươi năm nay, tôi chưa sờ mó gì đống sách còn nằm trong xó. Chợt một hôm, nhân cần tư liệu cũ, tôi giở ra xem thấy có một tập nhan đề: Tống Kỳ Nữ. Ban đầu, tôi ngờ là truyện Tàu chép lại. Nhưng khi thử lướt qua vài đoạn, tôi ngạc nhiên đến sững sờ: đó là chuyện hoàn toàn Việt Nam mà lại xảy ra ở Xứ Đàng Trong; cả tỉnh tôi, quê tôi cũng có hiện diện trong mấy chương đầu. Tìm mua: Kỳ Nữ Họ Tống TiKi Lazada Shopee Chuyện kể cuộc đời Tống Thị, một người đàn bà có thật trong lịch sử Xứ Đàng Trong đã một thời làm đảo điên cả triều đại chúa Nguyễn, suýt xóa bỏ cả tên triều đại này trong cơ thể Việt Nam ngay từ những thập niên đầu thế kỷ XVII. Tôi chưa thấy người đàn bà nào trong lịch sử nước ta từ khi dựng nước tới khi chấm dứt chế độ phong kiến (1945) cũng là chấm dứt hẳn triều Nguyễn lại có cuộc đời sóng gió, ghi dấu ấn sâu sắc, rùng rợn, tác dụng mãnh liệt xã hội, chính trị, quân sự, đạo đức đến như bà. Bà Chúa Chè làm điên đảo cơ nghiệp Trịnh Sâm, ghê gớm là thế, cũng chỉ là bóng mờ bên cạnh bà họ Tống. Đặng Thị Huệ chỉ tác động được Chúa Trịnh bỏ trưởng lập thứ - một việc thường xảy ra, cụ thể vào giai đoạn Lê Thái Tổ (Lê Lợi) Lê Thánh Tông. Còn Tống Thị thì thực sự chủ động, tích cực trong việc hại dân, tích luỹ thành phú gia địch quốc, thay ngôi chúa bằng những hành động táo bạo chưa dễ trong thế giới đã có mấy mặt phụ nữ từ cổ chí kim hành động liều lĩnh hơn bà. Phải nói, trong những thập niên đầu thế kỷ XVII, cả Xứ Đàng Trong và Đàng Ngoài, tên bà trở thành huyền thoại. Cả Chúa Nguyễn (Phước Lan rồi Phước Tần), Chúa Trịnh (Trịnh Tráng) đều bị bà lung lạc cho vào bẫy và Dũng Quận Công (Phước Tần) người kiêu hùng nhất của triều chúa Nguyễn, trong đánh bại quân Trịnh, ngoài tiêu diệt hạm đội Hòa Lan, mở đường khai thác Nam bộ oanh oanh liệt liệt một thời cũng suýt bị bà lật đổ. Tôi không có ý tìm hiểu nguyên nhân nào ảnh hưởng tới con người như bà với hành động lạ lùng đến thế? Gia đình? Bản chất? Sự phân biệt quá gay gắt của đất nước (Trịnh - Mạc, Trịnh Nguyễn cùng song song phát triển) hay ngọn gió mới mẻ và kỳ dị của tư bản phương Tây thổi tới cùng sự thay đổi triều đại (Minh Thanh) của Trung Quốc với hàng hàng lớp lớp người đổ sang vội vàng lôi cuốn bà vào cơn lốc thời đại? Không có sử liệu, tư liệu chính xác, sự quyết đoán chỉ có tính hàm hồ. * * Tập "Tống Kỳ Nữ" kể lại chuyện của đời người đàn bà họ Tống, con gái cai cơ Tống Phước Thông; vợ trấn thủ Nguyễn Phước Kỳ có thực sự chép đúng đời bà do người trong cuộc kể lại hay cũng chỉ hư cấu theo một số sử liệu cốt ý làm tỏ rõ thêm những nét độc đáo của cuộc đời bà và hướng dẫn người đọc theo nhận định riêng? Văn chương cổ, tình ý xưa cũ, nếu dịch lại thật sát e người đọc ngày nay không ham thích nên tôi mạo muội biên tập lại cho dễ đọc. Và nó không còn là lịch sử mà là tiểu thuyết lịch sử. Tên Tống Kỳ Nữ, khá nặng nề cũng đổi ra Kỳ Nữ Họ Tống cho hợp thời thượng. Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kỳ Nữ Họ Tống PDF của tác giả Nguyễn Văn Xuân nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kỷ Nguyên Park Chung Hee Và Quá Trình Phát Triển Thần Kỳ Của Hàn Quốc (Kim Byung-Kook)
Park Chung Hee là một nhà hoạt động chính trị người Hàn Quốc, từng là Thiếu tướng và Thủ lĩnh Đảng Dân chủ Cộng hòa. Ông nắm quyền trong một cuộc đảo chính vào năm 1961 và trở thành vị Tổng thống thứ ba của Đại Hàn Dân Quốc từ ngày 17/12/1963. Tổng thống Park Chung Hee tại nhiệm trong bốn nhiệm kỳ cho đến khi ông bị ám sát bởi chính giám đốc tình báo của mình vào tháng 10/1979. Ông là người thành lập nền Cộng hòa thứ ba trong lịch sử Hàn Quốc.Con gái lớn của ông, bà Park Geun Hye là Tổng thống Hàn Quốc kể từ ngày 25/2/2013 đến nay và là nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc.Nguồn file pdf: TVE-4UMười tám năm nhiệm kỳ của Tổng thống Park Chung Hee đã mang lại một sự chuyển hoá mạnh mẽ cho Nam Hàn. Từ một Nam Hàn sa lầy trong đói nghèo, lạc hậu vào những năm 1961. Đến năm 1979, Nam Hàn đã có một nền kinh tế công nghiệp mạnh mẽ.Đây là cuốn sách đầu tiên vẽ lên một bức tranh toàn cảnh chi tiết của nền kinh tế chính trị đằng sau sự chuyển hoá của Hàn Quốc trong kỷ nguyên Park Chung Hee. Tìm mua: Kỷ Nguyên Park Chung Hee Và Quá Trình Phát Triển Thần Kỳ Của Hàn Quốc TiKi Lazada Shopee Bao gồm 5 phần, trong đó:Phần 1 có tên “Sinh ra trong khủng hoảng” (Born in Crisis) nói về cuộc đảo chính và chính quyền quân sự của Park Chung Hee.Phần 2 có tên “Chính trị” (Politics) tập trung vào những ý tưởng của Park Chung Hee và nền tảng chính trị của ông.Phần 3 của cuốn sách có tên “Kinh tế và Xã hội” (Economy and Society) phân tích sự phát triển về kinh tế, xã hội nông thôn, và các Chaeya (Trí thức chống đối - dissident intelligentsia).Phần 4, “Quan hệ quốc tế” (International Relations) thảo luận về quan hệ Mỹ-Hàn trong bối cảnh của cuộc Chiến tranh Việt Nam với “vụ tai tiếng Koreagate”, chương trình hạt nhân, và Bình thường hoá quan hệ Hàn-Nhật (Korea-Japan Normalization).Cuối cùng, phần 5 có tên “So sánh toàn cảnh” (Comparative Perspective) tập trung vào việc so sánh Park Chung Hee và thành quả của ông với ba nhà lãnh đạo khác Kemal Ataturk ở Thổ Nhĩ Kỳ, Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew) ở Singapore, và Đặng Tiểu Bình ở Trung Quốc. Bên cạnh đó, 4 chương kết luận trong phần cuối cùng của cuốn sách cũng tập trung phân tích Hàn Quốc trong một góc nhìn so sánh rộng với các khu vực xung quanh như Philippines, Argentina, Brazil, Chile, Mexico, Nhật Bản, Đài Loan trong cùng giai đoạn.Cuốn sách đã làm sáng tỏ cách Hàn Quốc trở thành một cường quốc kinh tế mạnh mẽ với một nền dân chủ sôi động dưới chế độ độc tài kéo dài trong 18 năm của kỷ nguyên Park Chung Hee.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kỷ Nguyên Park Chung Hee Và Quá Trình Phát Triển Thần Kỳ Của Hàn Quốc PDF của tác giả Kim Byung-Kook nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.