Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Ngày Sống Đời Thơ (Lê Minh Quốc)

Quen biết Lê Minh Quốc đã lâu, vậy mà có điều tôi vẫn hiểu chưa kỹ về anh. Cứ tưởng Lê Minh Quốc bắt đầu làm thơ từ những năm cầm súng chiến đấu ở chiến trường Campuchia (1977-1983), và sau đó tiếp tục say mê sáng tác lúc ngồi trên giảng đường của khoa Văn Đại học Tổng hợp TP.HCM, để rồi tập thơ Trong cõi chiêm bao đầu tay của anh ra mắt bạn đọc năm 1989. Hóa ra không phải.

Lê Minh Quốc mê chữ, yêu văn và bước vào cuộc đời cầm bút từ rất sớm. Mười bốn tuổi, sau nhiều “tác phẩm” gửi đi cho các báo ở Sài Gòn lúc đó, nhưng đều rơi vào im lặng, bài thơ Em tôi - tác phẩm đầu tiên của thiếu niên thi sĩ Lê Minh Quốc được in trên báo Thiếu nhi số 89 (13/5/1973). Tờ báo này do ông chủ nhà sách Khai Trí lập ra và do nhà văn Nhật Tiến làm chủ bút. Khỏi phải nói niềm vui tột độ của cây bút trẻ này khi cầm số báo có đăng thơ của mình. Anh tiếp tục xuất hiện trên các tờ tuần báo dành cho thiếu nhi lúc đó như Tuổi Hoa, Mây Hồng và một số nhật báo khác. Sau này nhà thơ có tâm sự: Dù có thơ in nhưng tôi cũng không hề được tòa soạn gửi tặng báo biếu hoặc nhuận bút gì sất! Nhà thơ tương lai ấy đã tự an ủi theo đúng phép “thắng lợi tinh thần”: Chả cần, mình phục vụ cho văn học nghệ thuật (!) thì cần quái gì ba cái chuyện lẻ tẻ ấy.

Con đường thơ văn của Lê Minh Quốc nếu tính từ những ngày niên thiếu đó thì đến nay đã bốn mươi năm có lẻ. Nhìn lại hệ thống danh mục tác phẩm của anh, dù ai là người trong nghề cũng phải nể: Mười tập thơ, mười tập truyện, nhiều tập khảo cứu biên soạn… Ấy là chưa kể hàng nghìn bài báo được đăng trên Phụ nữ TPHCM - nơi anh công tác hơn hai mươi năm nay, và trên rất nhiều báo khác trong cả nước. Gần đây anh chuyển hướng sang thể loại mới: tạp bút. Tác phẩm Ngày sống đời thơ mà bạn đọc đang có trong tay là đứa con tinh thần mới nhất của anh. Như thế, nếu tạm sơ kết (chứ chưa thể tổng kết, vì chắc chắn tuổi nghề của Lê Minh Quốc còn rất dài), cây bút này đã đều đặn cho công bố với tốc độ tên lửa “năm một, ba năm đôi”. Sức viết ấy đâu dễ có!

Nhưng trong văn chương, điều quan trọng nhất chưa phải là số lượng mà là chất lượng. Hy vọng sẽ có dịp được viết kỹ về thơ và truyện của Lê Minh Quốc - hai lĩnh vực ấy anh cũng có chỗ đứng chắc chắn. Trong bài viết ngắn này, xin được nói riêng về tập Ngày sống đời thơ.

Cũng như tác phẩm Ngày trong nếp ngày, Ngày viết mỗi ngày mới trình làng hồi cuối tháng ba năm nay, tập Ngày sống đời thơ trích đăng những trang nhật ký của Lê Minh Quốc. Tập trước anh tuyển chọn trong nhật ký của năm 2013, 2014, tập mới này là những dòng tâm sự của anh trong năm 2015. Lê Minh Quốc duy trì được một thói quen rất quý: viết nhật ký đều đặn hằng ngày. Ngày bận, viết ít. Ngày rảnh rỗi và có hứng viết dài hơn. Điều này rất nên làm đối với bất cứ ai, đặc biệt là những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ. Bởi vì chỉ cần sau vài ba năm đọc lại, tự bản thân đã thấy bên cạnh những trang đáng quên, thì có không ít điều bổ ích xoay quanh những gì mình đã suy tư, nếm trải, những vui buồn rất có ý nghĩa của quá khứ. Có chất liệu nào quý để hình thành nên những tác phẩm để đời của một nhà văn bằng những trang ghi chép của chính mình? Nét đặc thù cơ bản nhất của nhật ký là ở chỉ viết cho mình, mình là tác giả đồng thời cũng là độc giả đầu tiên và nhiều khi là duy nhất. Chính vì thế những trang nhật ký thường hết sức trung thực. Tìm mua: Ngày Sống Đời Thơ TiKi Lazada Shopee

Tập Ngày sống đời thơ của Lê Minh Quốc gồm 47 tiểu đoạn, mở đầu là những dòng nhật ký của ngày 3/1/2015 và kết thúc là những trang viết của anh ngày 31/12/2015. Gọi là nhật ký, nhưng chất tùy bút rất đậm. Ta đã rõ, tùy bút là một thể loại văn học lợi hại, tạo điều kiện để “cái-tôi-nhà-văn” tung hoành tùy theo hứng bút. Đọc tác phẩm của các cây tùy bút lỗi lạc như Nguyễn Tuân,... nhìn thoáng qua có thể nghĩ các đoạn, các ý sắp xếp bên nhau có phần lan man, xộc xệch, nhưng đọc kỹ thì thấy tự bản thân các trang viết đó có một cấu trúc bên trong chặt chẽ. Vì thế kinh nghiệm của những người sành thưởng thức văn chương khi đọc tùy bút là cấm kỵ việc đọc nhanh, đọc lướt mà phải đọc chậm, đọc nhâm nhi.

Tôi ngờ là Lê Minh Quốc rất ái mộ nhà tùy bút Nguyễn Tuân và tiếp bước đi trên con đường của ông. Trong cả ba tập Ngày trong nếp ngày, Ngày viết mỗi ngày cũng như Ngày sống đời thơ, ngòi bút của Lê Minh Quốc hình như đã được thả sức phóng túng, tung hoành. Anh nói đến chuyện đời, chuyện nghề, chuyện tình cảm riêng tư. Những trang viết của anh có ba điểm tựa chắc chắn: thứ nhất, vốn sống dồi dào của những năm chiến đấu cũng như của những chuyến đi liên miên bất tận trong những năm làm báo; thứ hai, sức đọc rất khỏe - đọc tác phẩm của cha ông cũng như những sách mới ra lò, sách của Việt Nam cũng như sách của thế giới; thứ ba, anh là người quảng giao, quan hệ rộng và sâu sắc, chân tình với những người trong giới cũng như các đối tượng trong các lĩnh vực xã hội khác. Ba nguồn mạch đó khiến ngòi bút Lê Minh Quốc luôn dồi dào sức sống, đề tài hầu như không bao giờ vơi cạn.

Tôi tin bạn đọc sẽ xúc động khi đọc những trang Lê Minh Quốc viết về gia đình - đặc biệt về mẹ của mình, về quê hương Đà Nẵng cũng như về những vùng đất mà anh đã đặt chân. Nhưng Lê Minh Quốc dành nhiều trang cho chuyện nghề văn. Anh trân trọng nhắc đến các nhà văn tiền bối như Huỳnh Thúc Kháng, Tản Đà, Nguyễn Hiến Lê, Trang Thế Hy, Sơn Nam… cũng như các nhà văn hóa nổi tiếng như Vương Hồng Sển, Trần Văn Khê, Phạm Duy… Thi hào Nguyễn Du được Lê Minh Quốc nhắc đến khá nhiều lần. Mặt khác anh cũng dành tình cảm ưu ái cho các bạn văn đồng trang lứa như Nguyễn Trọng Tạo, Trần Huiền Ân, Nguyễn Nhật Ánh, Đoàn Thạch Biền, Trương Nam Hương… Với bất cứ ai anh có những nhận xét trân trọng, tinh tế về văn nghiệp nói chung cũng như những cái hay, những điểm xuất thần trong các trang văn cụ thể của họ.

Như trên đã nói, Lê Minh Quốc có sức đọc rất khỏe. Anh “tham lam, ham hố” không bỏ qua bất cứ những bài viết, những cuốn sách nào mà anh thấy lý thú, bổ ích. Có khi của một tác giả Hà Lan xa lạ viết về Việt Nam. Có khi là những cuốn địa chí của xã, huyện nhưng có ích cho nhận thức của người đọc. Lê Minh Quốc không ích kỷ giữ nó cho riêng mình, mà ghi lại trong những trang nhật ký để rồi có dịp đưa đến tay bạn đọc. Có khi đó là nghĩa của những địa danh như Sóc Trăng, Chắc Cà Đao… Có khi là nội dung đặc sắc của một cuốn sách - chẳng hạn quyển Một quan niệm về sống đẹp của Lâm Ngữ Đường (Trung Quốc)…

Dường như khi viết, Lê Minh Quốc cố tự kiềm chế, không muốn đề cập đến những nghịch lý của cuộc sống, những mặt non yếu, tiêu cực của xã hội. Thế nhưng đôi lúc anh cũng đã “vượt rào”. Chẳng hạn anh đã đề cập đến, tuy không mới nhưng cần thiết, về sách giáo khoa cho thế hệ trẻ ở phổ thông cũng như sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận giáo viên. Nói về lĩnh vực văn chương Lê Minh Quốc đôi lúc cũng đã tỏ bày ý kiến về tình hình xào xạc, tiêu điều trong lĩnh vực sáng tác - đặc biệt là thơ. Anh cũng luôn tự dặn mình không để ngòi bút phản lại mình, phải hết sức quan tâm đến trách nhiệm của nhà văn đối với công chúng. Những điều tự răn ấy không những có ích cho nhà văn để khỏi đi chệch hướng, đồng thời cũng là lời cảnh báo chân tình cho các cây bút khác.

Đọc xong trang sách cuối cùng, tôi vừa thấy hứng thú vừa cảm thấy có điều gì “chưa đã”. Chắc chắn anh sẽ có tập tạp bút cho năm 2016 và các tập sau đó nữa. Chỉ mong rằng Lê Minh Quốc quan tâm hơn đến những vấn đề xã hội nóng bỏng, bức thiết.

“Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, đó là một yêu cầu mang tính nguyên tắc của muôn đời. Nhà văn không thể lảng tránh. Tất nhiên đối với những vấn đề nhạy cảm, người viết phải rất thận trọng, nghiêm túc, xây dựng. Những kinh nghiệm này tôi ngờ là Lê Minh Quốc đã có thừa. Chẳng qua với tình bằng hữu văn chương, tôi xin nhắc lại với anh và cả tin anh sẽ làm rất tốt.

Ngày 27/8/2016Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Lê Minh Quốc":Ngày Sống Đời ThơHành Trình Chữ ViếtCó Một Mầm Hoa Đã Nhú Dưới Tro TànThời Của Mỗi NgườiTướng Quân Hoàng Hoa ThámChuyện Tình Các Danh Nhân Việt Nam - Tập 1Danh Nhân Cách Mạng Việt Nam

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ngày Sống Đời Thơ PDF của tác giả Lê Minh Quốc nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Hội Hè Miên Man (Ernest Hemingway)
Tận sau khi đã qua đời, Hemingway vẫn không thôi làm say mê người đọc và tiếp tục ấn định cái nhìn không thể bắt chước về văn chương và con người. Xuất bản năm 1964, vài năm sau cái chết gây náo động của ông, Hội hè miên man không chỉ là cuốn hồi ký nhà văn, nó còn giống như một bữa tiệc chữ nghĩa với cách thức gia giảm hàm lượng và mùi vị chỉ Hemingway nắm được bí quyết (những công thức pha chế cocktail lừng danh cũng vậy, chỉ có thể gọi là “theo cách của Papa Hemingway”). Đừng để bị đánh lừa bởi vẻ bên ngoài đạm bạc và kiệm lời, bởi Paris của tuổi trẻ Hemingway phong phú hơn mọi miêu tả, và Hemingway cũng chính là một trong những con người hiếm hoi nắm bắt được trọn vẹn cái dáng vẻ, cái phong vị mơ hồ ấy. “Hemingway ở đỉnh cao nhất… lối viết hoang dại tràn ngập tình yêu và sự cay đắng […] Trong quyển sách này, Hemingway đã thể hiện ông ở đỉnh cao nhất. Chưa từng có ai viết về Paris của những năm 1920 như Hemingway.”- The New York Times“Đọc quyển sách này là một niềm vui lớn… Ông thật tuyệt vời khi viết về tháng năm tuổi trẻ và tình yêu.”-New York Herald Tribune“Một Hemingway xuất sắc… tác phẩm được viết với phong cách trữ tình mực thước mà nhà văn là bậc thầy, những trang viết gọi tên quá khứ tuyệt diệu.”- The New York Times Book Review“Chân thành và xúc động… Bức chân dung vô giá về một nghệ sĩ thuở còn là một chàng trai trẻ… chỉ cần mỗi tình yêu và viết.” -Book-Of-The-Month Club News (tiki.vn) Tìm mua: Hội Hè Miên Man TiKi Lazada Shopee Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Ernest Hemingway":Ông Già Và Biển CảChuông Nguyện Hồn AiHội Hè Miên ManTuyển Tập Truyện Ngắn Ernest HemingwayGiã Từ Vũ KhíĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hội Hè Miên Man PDF của tác giả Ernest Hemingway nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Henry Ford Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Tôi (Henry Ford)
Henry Ford là người khởi xướng việc áp dụng dây chuyền lắp ráp công nghiệp để sản xuất sản phẩm với giá cả phải chăng nhất. “Thời đại của Ford” đã mở ra cuộc cách mạng trong sản xuất công nghiệp trên toàn thế giới và còn ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn minh hiện đại. Hãy khám phá “Thời đại của Ford” qua cuốn sách "Cuộc đời và sự nghiệp của tôi". Những lời cuối trong cuốn sách về khái niệm “giá trị sử dụng” chính là những lời khuyên mà ông muốn nói, rằng chúng ta đừng quá chú trọng vào việc dành dụm. Ông nói: “Đó không phải là “để dành” mỗi khi ta ngăn chính bản thân mình trở nên hữu ích hơn. Khi làm như vậy là tự ta đã lấy đi vốn liếng cuối cùng của mình; lấy đi giá trị của vốn đầu tư của tự nhiên.” Ưu tiên trau dồi khả năng suy nghĩ chính là đầu tư cho chính bạn, là điều luôn đem lại kết quả tốt nhất.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Henry Ford Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Tôi PDF của tác giả Henry Ford nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hẹn Hò Nước Mỹ (Đỗ Nhật Nam)
Hẹn hò nước Mỹ là tâm sự của Nhật Nam từ khi Nam chuẩn bị đi Mỹ du học. Ở đó Nam chia sẻ hành trình của mình từ khi xin học bổng đến khi hòa nhập với cuộc sống một mình ở nước Mỹ. Qua cuốn sách bạn sẽ có cái nhìn thật hơn về cuộc sống của một du học sinh. Hoàn toàn không đơn giản như mọi người vẫn nhìn thấy những thành tích ở Nam, cuốn sách “hé lộ” cả những thất bại mà Nam đã trải qua và đôi khi là cả tâm trạng buồn đến mức muốn quay trở về nhà của chàng trai này. Cuốn sách cũng là những góc nhìn của Nam trước những người, những việc rất đỗi bình dị ở nước Mỹ. Những bức ảnh Nam chụp, những bài thơ minh họa cho các bức ảnh đó thể hiện suy ngẫm rất riêng của chàng trai tuổi 15. Sách cũng chan chứa nỗi niềm yêu thương của Nam dành cho bố mẹ, cho gia đình. Và ta chợt hiểu, đi hết núi sông đồng bãi là sẽ gặp nhà mình. Và như thế, đọc sách cũng là cách để tìm cảm hứng lên đường và tha thiết tin tưởng vào những gì mình lựa chọn trong cuộc đời này. Tìm mua: Hẹn Hò Nước Mỹ TiKi Lazada Shopee *** Ước mơ của con - Niềm vui của bốTừ ngày Nam còn nhỏ, bố luôn nói với con rằng: Nam lớn nhanh cố gắng phấn đấu để được đi du học nhé. Và bố bày cái bản đồ thế giới ra trước mặt, bố mỉm cười và khích lệ: Nam chọn đất nước mà mình thích đến để du học đi nào. Lần nào cũng thế, Nam đều chọn nước Mỹ. Bố luôn cười xòa, xoa đầu rồi bế bổng Nam lên tay: Ôi chao, cái thằng bé xíu mà thật là chính kiến, lần nào cũng giống nhau cả. Má Nam đỏ bừng, con khúc khích cười. Rồi Nam rủ bố chơi trò chơi “xuất ngoại”. Bố nằm ngửa, để hai bàn chân giả làm máy bay cho Nam ngồi lên rồi bố nâng hai bàn chân của mình “cất cánh”, đưa Nam bay vù lên. Tóc Nam bay lòa xòa. Nam cười nhô hai cái răng thỏ xinh ơi là xinh. Và tiếng cười của Nam lẫn trong lời bố giả làm tiếp viên: Phi cơ chở giáo sư Đỗ Nhật Nam đi Mỹ thỉnh giảng về thăm bố mẹ đang chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay Nội Bài... Ôi chao là những trò chơi thương mến... Giá mà có phép màu, bố mong ước được trở lại những giây phút đó, có Nam ngồi gọn trên hai chân bố, tóc tơ thơm mềm và nụ cười ngọt như quả ủ chín vào mùa đông lạnh giá. Vị ngọt cứ thấm sâu vào tim bố. Bố nhớ lần đầu tiên bố cho Nam đi tàu Shinkansen ở Nhật. Con nhỏ xíu đứng cạnh tàu chụp bao nhiêu là ảnh. Khi ấy, bố đã thủ thỉ với con rằng, sau này Nam lớn, Nam sẽ cho bố đi khắp bốn phương trời bằng máy bay, bằng tàu siêu tốc nhé. Nam gật đầu cái rụp, thò cái ngón tay bé xinh ra ngoéo tay bố, như chắc chắn cho những dự định của hai bố con. Rồi thơ ấu lùi xa... Rồi nước Nhật lùi xa... Chỉ có những ước mơ là mãi mãi còn... Năm 13 tuổi, một hôm Nam đột ngột tuyên bố: Con sẽ đi du học ở Mỹ bố ạ. Chao ôi, bố không diễn tả được cảm giác của mình khi ấy. Có chút gì như vui mừng vì con đã sớm trưởng thành lại có chút gì như hụt hẫng chênh chao. Xa con khi con mới 13 tuổi là điều bố chưa thể hình dung đến, chưa từng tính đến, ngay cả trong những giấc mơ. Nhưng bố biết, bố khó có thể ngăn cản đam mê của con. Và cũng bởi như có một sự trùng hợp trong vòng quay số phận, bố cũng đã xa nhà đi học trường chuyên năm 13 tuổi. Và bố đã một mình tự lập bươn chải nỗ lực hết mình từ ngày đó. Nên bố tin vào sự trùng phùng duyên nợ với con số 13, với cái dấu mốc diệu kỳ ấy... Và con lên đường trong nỗi nhớ ngác ngơ bần thần của bố. Đêm đầu tiên khi mẹ đưa con sang Mỹ, một mình bố đánh vật với nỗi thương nhớ cồn cào... Nỗi thốc nghẹn trong tim khiến bố rã rời. Bố âm thầm giấu bóng mình vào đêm, như người ta nén một nắm tro âm ỉ cháy. Nỗi nhớ bốc lên từ từ ủ suốt từng chân tóc. Bố đếm bóng đêm qua trùng trùng lớp lớp những kỉ niệm về con. Và rồi bức ảnh đầu tiên con gửi về, thật kì lạ là ảnh về nước Nhật, khi con dừng chân transit tại sân bay Narita ở Tokyo. Con cười tươi. Như cái ảnh con chụp bên tàu Shinkansen hay cạnh rừng lá đỏ năm nào khi cả nhà mình còn ở bên đó. Bố thấy lòng mình đã dịu đi rất nhiều. Rồi con gửi tặng bố mẹ nhiều ảnh về nước Mỹ, về nơi con sống. Kì lạ là ảnh nào bố cũng thấy đôi mắt con buồn rươm rướm. Bố đã thương con biết mấy. Nhưng bố luôn tự nhủ là bố tin vào sự gắng gỏi của con. Và rồi đúng như bố nghĩ, con liên tiếp đạt những giải thưởng, những thành tích đáng ghi nhận ngay từ năm học đầu tiên. Đến tận năm thứ hai con vào trường mới, bố mới sang được nước Mỹ cùng con. Nước Mỹ đón bố bằng mùa thu vàng lá. Nó cho bố cảm giác như nước Nhật năm nào. Nên bố thấy nước Mỹ xa xôi mà thật gụi gần. Lần đầu tiên được đến ngôi trường của con, lòng bố đã tràn ngập niềm vui. Trường con đẹp như một bức tranh. Mọi thứ ấm áp và thân thiện quá. Bố vui mừng biết bao khi nghĩ đến con sẽ có những năm tháng sinh sống và học tập ở nơi này. Và chính trong khung cảnh đó, trong sự yêu thương đùm bọc của thầy cô, con tiếp tục được phát huy những sở thích của mình. Con học hát, con đi thi hợp xướng, con chụp ảnh, con tham gia các câu lạc bộ, con làm thơ, con viết văn, con chơi đàn... Con làm tất cả những điều đó nhẹ nhàng đầy niềm vui sống. Con muốn truyền tất cả những điều đó đến với bạn bè, đến với những ai cùng nuôi dưỡng ước mơ du học như con. Qua những cuốn sách con viết. Từ Đường xa con hát đến Hát cùng những vì sao... Và bây giờ là Hẹn hò nước Mỹ. Nước Mỹ qua cách nhìn của con khác với cách nhìn của bố hay của mẹ. Nó tràn đầy những điều mới mẻ, tràn đầy những điều thú vị, tràn đầy niềm lạc quan khám phá, tìm tòi... Con đã hẹn với nước Mỹ như người ta hẹn một tình yêu. Con đã hẹn với nước Mỹ như người ta hẹn một nỗi mong chờ dịu dàng tha thiết... Và rồi con đã đến. Và rồi con lại nhớ về ngôi nhà mình, nơi có giàn hoa tường vi nở âm thầm, nơi có mẹ ngồi đọc sách bên cửa sổ và nơi có bố âm thầm quay bóng nhớ vào đêm. Tất cả những điều đó, khi đọc Hẹn hò nước Mỹ bố mới được biết, bố mới chạm được vào góc tâm hồn bé bỏng của con. Nên bố thương lắm, bố yêu cuốn sách này lắm lắm. Nó như một ánh mắt ngộ nghĩnh tròn đầy khao khát mở ra trước cuộc đời này. Bố may mắn được làm biên tập cho tất cả những cuốn sách con từng viết, nhưng cuốn này bố thấy thú vị nhất. Vì rất nhiều điều bố mới biết lần đầu, về con, về nước Mỹ. Nên bố ước ao có nhiều bạn trẻ đọc được cuốn sách này, đọc và xem, đọc và nghĩ để cảm nhận và để nuôi trong mình những ước mơ. Để mang trong mình một cuộc hẹn... Với tương lai... Cảm ơn con, chàng trai của bố! Đỗ Xuân ThảoĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hẹn Hò Nước Mỹ PDF của tác giả Đỗ Nhật Nam nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ghi Chép Của Krishnamurti (Jiddu Krishnamurti)
Vào tháng 9 năm 1973 Krishnamurti bỗng nhiên bắt đầu viết nhật ký hằng ngày. Trong vòng sáu tuần lễ ông viết trong một quyển sổ tay. Vào tháng đầu tiên của thời gian này ông ở tại Brockwood, Hampshire, và thời gian còn lại ở tại Rome. Ông bắt đầu viết lại mười tám tháng sau khi ở California. Gần như mỗi bài đều mở đầu bằng sự miêu tả về một cảnh thiên nhiên nào đó mà ông thân thuộc, tuy nhiên chỉ có ba lần trong những miêu tả này nói về nơi ông đang ở thực sự. Vì vậy, trang đầu tiên của bài thứ nhất ông miêu tả khu rừng trong công viên tại Brockwood nhưng qua bài thứ hai rõ ràng ông đang ở Switzerland bằng tưởng tượng. Chỉ mãi đến khi ông đang ở California năm 1975 ông mới bắt đầu miêu tả môi trường chung quanh thực sự của ông. Trong những bài còn lại, ông đang nhớ lại những nơi ông đã sống, bằng một sự rõ ràng thể hiện trí nhớ sắc sảo của ông về phong cảnh tự nhiên, khởi nguồn từ sự tinh tế trong quan sát của ông. Tập nhật ký này cũng bộc lộ sự gần gũi thiên nhiên của ông đã tạo ra ảnh hưởng quan trọng trong những lời giáo huấn của ông. Qua tập nhật ký, Krishamurti dùng ngôi thứ ba là chữ “ông ta” để nói về ông, và trong những chi tiết nhỏ ông kể cho chúng ta một sự việc gì đó về bản thân mà từ trước ông không bao giờ đề cập đến. *** Jiddu Krishnamurti hay J. Krishnamurti, là một tác gia và nhà diễn thuyết nổi tiếng về các vấn đề triết học và tinh thần. Các chủ đề bao gồm (nhưng không giới hạn): mục đích của thiền định, mối quan hệ giữa con người, và phương cách để tạo nên sự thay đổi xã hội tích cực trên phạm vi toàn cầu. Tìm mua: Ghi Chép Của Krishnamurti TiKi Lazada Shopee Krishnamurti được sinh ra trong một gia đình Bà la môn tại Ấn Độ (khi ấy là một nước thuộc địa). Khi còn thanh niên, Krishnamurti có cơ hội gặp gỡ với ông C.W. Leadbeater một nhà huyền bí học nổi tiếng và có vị trí cao trong Hội Thông Thiên Học tại một khu đất thuộc trụ sở chính của Hội Thông Thiên Học ở Adyar thuộc Madras (bây giờ là Chennai). Sau đó, Krishnamurti được nuôi dưỡng dưới sự giám hộ của bà Annie Besant và ông C.W. Leadbeater, những nhà lãnh đạo của Hội Thông Thiên Học lúc đó tin rằng Krishnamurti sẽ trở thành vị Thầy Thế giới trong tương lai. Krishnamurti đã bác bỏ ý tưởng này và giải tán hội Ngôi Sao Phương Đông (một tổ chức toàn cầu được lập để hỗ trợ ý tưởng này). Krishnamurti khẳng định rằng mình không thuộc bất cứ quốc tịch, tầng lớp, tôn giáo hay trường phái triết học nào, và ông giành suốt quãng đời còn lại của mình đi khắp thế giới như một nhà diễn thuyết độc lập, nói chuyện với các nhóm lớn và các nhóm nhỏ, cũng như với những cá nhân quan tâm. Krishnamurti là tác giả của rất nhiều cuốn sách, ngoài ra, một khối lượng đồ sộ các bài nói và thảo luận của ông cũng được xuất bản. Ở tuổi 90, Krishnamurti đã diễn thuyết tại Liên Hợp Quốc về chủ đề hòa bình và nhận thức, và ông đã được trao tặng Huân chương Hòa Bình của Liên Hợp Quốc năm 1984. Buổi nói chuyện trước công chúng cuối cùng của ông diễn ra tại Madras, Ấn Độ, tháng 1 năm 1986, một tháng trước khi ông qua đời tại nhà riêng tại Ojai, California.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Jiddu Krishnamurti":Dưới Chân ThầyNghĩ Về Những Điều NàyLửa Trong Cái TríThâm Nhập Thấu TriệtThư Gửi Trường HọcBài Diễn Văn Giải Tán Giáo Hội Ngôi SaoBạn Đang Nghịch Gì Với Đời MìnhTự Do Vượt Trên Sự Hiểu BiếtBàn Về Cách Kiếm Sống Đúng ĐắnBàn Về Tình Yêu Và Sự Cô ĐộcCái Gương Của Sự Liên HệĐánh Thức Trí Thông MinhGiáo Dục Và Ý Nghĩa Của SốngGiáp Mặt Cuộc ĐờiSổ Tay Của KrishnamurtiTương Lai Của Nhân LoạiTuyển Tập KrishnamurtiVượt Khỏi Bạo LựcQuyển Sách Của Cuộc Đời Jiddu KrishnamurtiĐối Mặt Với Thế Giới Hoảng LoạnGhi Chép Của KrishnamurtiĐường Vào Hiện SinhKhai Sáng Trí NăngHướng Đi Cho Cuộc ĐờiNỗi Đau Thời GianÝ Nghĩa Về Sự Chết, Đau Khổ Và Thời GianĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ghi Chép Của Krishnamurti PDF của tác giả Jiddu Krishnamurti nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.