Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Sức Mạnh Của Thói Quen (Charles Duhigg)

Phần mở đầu

Cải tạo thói quen

Cô là đối tượng tham gia yêu thích của các nhà khoa học.

Theo hồ sơ, Lisa Allen, 34 tuổi, đã bắt đầu hút thuốc lá và uống rượu từ năm 16 tuổi và đấu tranh chống lại bệnh béo phì suốt cuộc đời. Khi cô ở độ tuổi hai mươi, có lúc các công ty thu hồi nợ đã tìm kiếm ráo riết cô để đòi khoản nợ 10.000 đô-la. Một bản sơ yếu lý lịch cũ cho thấy công việc lâu nhất cô làm là gần một năm.

Tuy nhiên, người phụ nữ trước mặt các nhà nghiên cứu hôm nay thanh mảnh và tràn đầy sức sống, với đôi chân rắn chắc của một vận động viên điền kinh. Trông cô trẻ hơn đến mười tuổi so với bức ảnh trong hồ sơ và chừng như cô có thể luyện tập tốt hơn bất kỳ ai trong phòng. Tìm mua: Sức Mạnh Của Thói Quen TiKi Lazada Shopee

Theo báo cáo gần đây nhất trong hồ sơ, hiện cô không còn khoản nợ nào, không uống rượu và đã làm việc ở một công ty thiết kế đồ họa được 3 năm 3 tháng.

“Lần cuối cùng cô hút thuốc là khi nào?” một bác sĩ trị liệu hỏi, bắt đầu cho một chuỗi câu hỏi mà Lisa trả lời mỗi lần cô đến phòng thí nghiệm bên ngoài Bethesda thuộc Maryland.

“Gần 4 năm trước, tôi đã sụt 27kg và bắt đầu chạy ma-ra-tông từ đó,” cô trả lời. Cô cũng bắt đầu tham gia khóa học lấy bằng thạc sĩ và mua nhà. Đó là quãng thời gian có rất nhiều sự kiện xảy ra.

Trong phòng gồm nhà chuyên khoa thần kinh, nhà tâm lý học, nhà di truyền học và một nhà xã hội học. Ba năm qua, với nguồn tài trợ từ Viện Y tế Quốc gia, đội ngũ này đã tìm hiểu về Lisa và hơn 24 người khác là những người đã từng hút thuốc lá, ăn uống vô độ, người say xỉn có vấn đề, người bị ám ảnh mua sắm và người có thói quen không tốt. Tất cả những người tham gia đều có một điểm chung, họ đã làm lại cuộc đời trong khoảng thời gian rất ngắn. Vì thế, các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu xem điều đó đã xảy ra như thế nào. Để làm điều này, họ xem xét những biểu hiệu quan trọng của các đối tượng, lắp đặt camera quan sát trong nhà để ghi lại hoạt động hàng ngày, xem xét một phần chuỗi AND được sắp xếp trình tự, quan sát bên trong não đối tượng nhờ vào công nghệ hiện đại, quan sát xung lực máu và điện từ trong não khi người tham gia chịu tác động do sự cám dỗ của khói thuốc lá và những bữa ăn thịnh soạn. Mục đích của các nhà khoa học là tìm ra thói quen tác động thế nào đến thần kinh và làm gì để thay đổi thói quen.

“Tôi biết cô đã kể chuyện này hàng chục lần, nhưng vài đồng nghiệp của tôi chỉ được nghe kể lại. Cô có thể mô tả lại mình đã bỏ thuốc lá thế nào không?” người bác sĩ đề nghị Lisa.

“Chắc chắn rồi,” Lisa đáp, “Mọi chuyện bắt đầu ở Cairo.” Kỳ nghỉ đó là một quyết định vội vàng, cô khẳng định. Vài tháng trước đó, chồng cô trở về sau khi hoàn thành công việc và thông báo anh ta sẽ đi vì yêu một cô gái khác. Lisa mất một thời gian để giải quyết chuyện phản bội và cuốn vào cuộc ly hôn. Khoảng thời gian đó thật sự đau đớn, cô bị ám ảnh việc bí mật theo dõi chồng mình và người phụ nữ đó, cô đã gọi điện thoại cho cô ta sau nửa đêm và gác máy. Sau đó, vào một buổi chiều nọ, Lisa đến nhà người phụ nữ ấy, say xỉn, đập cửa và la hét giận dữ rằng cô sẽ đốt căn nhà.

“Đó chẳng phải là quãng thời gian tốt đẹp gì, lúc nào tôi cũng muốn xem kim tự tháp và vì thẻ tín dụng của tôi cũng chưa đến giới hạn nợ, thế nên…” Lisa tiếp tục.

Buổi sáng đầu tiên ở Cairo, Lisa thức dậy từ sớm tinh mơ khi nghe thấy tiếng kinh cầu nguyện cất lên từ một nhà thờ gần đó. Phòng khách sạn vẫn tối đen như mực. Vẫn còn ngái ngủ và mệt mỏi sau chuyến bay dài, cô châm một điếu thuốc.

Cô không nhận ra mình đang cố châm lửa một cây bút chứ không phải một điếu Marlboro cho đến khi có mùi nhựa cháy bốc lên. Bốn tháng trước, cô chỉ biết khóc lóc, ăn uống bất thường, mất ngủ và cảm thấy xấu hổ, vô vọng, chán nản và giận dữ. Nằm trên giường, cô thấy mình đang dần kiệt sức. “Giống như lớp lớp nỗi buồn kéo đến, mọi thứ tôi từng mong muốn đã hoàn toàn sụp đổ trước mắt. Thậm chí, tôi còn không thể hút thuốc sao cho đúng.”

“Rồi tôi bắt đầu nghĩ về người-chồng-cũ, về việc sẽ khó khăn thế nào để tìm một công việc mới khi về nhà, viêc tôi ghét cay ghét đắng công việc đó, và tôi thấy không khỏe ra sao. Tôi đứng dậy, đập vỡ một bình nước khiến nó vương vãi khắp sàn nhà và bắt đầu khóc nhiều hơn.

Tôi cảm thấy tuyệt vọng, có lẽ phải thay đổi điều gì đó, ít nhất là điều tôi có thể kiểm soát được.”

Cô tắm táp và rời khách sạn. Cô lái xe dọc những con đường mòn của Cairo, những con đường lầy lội dẫn đến kim tự tháp Sphinx ở khu lăng mộ Giza và sa mạc rộng lớn, bất tận bao quanh nó, trong một khoảnh khắc, cảm giác thương hại bản thân tan biến. Cô thầm nghĩ, mình phải có một mục tiêu cho cuộc đời, một cái gì đó để hướng đến.

Vì thế khi trong xe taxi, cô đã quyết định trở về Ai Cập và thực hiện một chuyến đi bộ qua sa mạc.

Lisa biết đó là một ý tưởng điên rồ. Cô đang thừa cân, sức khỏe không tốt và không còn tiền trong ngân hàng. Cô không biết tên sa mạc mình đang tìm kiếm hay chuyến đi đó có thể hay không. Nhưng dù thế nào, đó cũng không phải là vấn đề. Cô cần điều gì đó để tập trung vào.

Lisa quyết định sẽ dành một năm để chuẩn bị cho điều đó. Để vượt qua hành trình, cô biết mình phải hy sinh điều gì.

Cụ thể hơn, cô cần phải bỏ thuốc lá.

11 tháng sau, cuối cùng Lisa cũng băng qua sa mạc với 6 người khác trên một chiếc xe có máy lạnh. Đoàn lữ hành mang theo rất nhiều nước, thức ăn, lều, bản đồ, hệ thống định vị toàn cầu, radio thu phát hai chiều, nếu có ném thêm một thùng thuốc lá thì cũng chẳng có gì khác biệt.

Nhưng khi trong xe taxi, Lisa không biết điều đó. Theo các nhà khoa học ở phòng thí nghiệm, chi tiết của chuyến đi vất vả đó không hề liên quan. Vì họ bắt đầu nhận thấy, sự thay đổi nhỏ trong nhận thức của Lisa ngày ở Cairo, rằng cô tin chắc bỏ thuốc lá để đạt được mục tiêu của mình, đã tạo ra một chuỗi những thay đổi ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của cô. Sáu tháng sau, cô đã thay thế thuốc lá bằng chạy bộ và lần lượt thay đổi cách ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi, lên lịch làm việc, dự tính tương lai, v.v… Cô bắt đầu chạy ma-ra-tông, trở lại trường học, mua nhà và kết hôn. Cuối cùng, cô được tuyển dụng vào làm nghiên cứu khoa học và khi các nhà nghiên cứu bắt đầu xem xét hình ảnh não bộ của Lisa, họ tìm thấy vài thứ khác lạ, một cấu trúc thần kinh - thói quen cũ của cô - đã được thay thế bằng cấu trúc mới. Họ vẫn có thể nhìn thấy hoạt động thần kinh của những thói quen cũ nhưng những xung lực đó đã bị đẩy ra bằng sự thúc đẩy mới. Vì thói quen của Lisa thay đổi, não của cô cũng thế.

Các nhà khoa học tin rằng chuyến đi đến Cairo, cũng như cuộc ly hôn hay chuyến đi qua sa mạc không phải là nguyên nhân của sự thay đổi. Nguyên nhân là Lisa đã tập trung thay đổi chỉ một thói quen duy nhất: hút thuốc lá. Những người tham gia vào quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học cũng trải qua quy trình tương tự. Bằng việc tập trung vào một dạng duy nhất được gọi là “thói quen cơ bản”, Lisa đã tự dạy mình cách sửa lại những hoạt động khác trong cuộc sống.

Không phải chỉ cá nhân mới có thể thay đổi. Khi công ty thay đổi thói quen, toàn bộ tổ chức sẽ chuyển đổi theo. Các công ty như Procter & Gamble, Starbucks, Alcoa và Target tận dụng được sự hiểu biết sâu sắc này để tác động đến việc hoàn thành công việc, cách mọi người giao tiếp và cách khách hàng mua sắm mà họ không hề nhận ra.

“Tôi muốn cho cô xem một bản chụp cắt lớp gần đây,” một nhà nghiên cứu nói với cô khi sắp kết thúc bài kiểm tra. Ông đặt tấm hình có hình ảnh bên trong đầu cô lên màn hình máy vi tính.

“Khi cô nhìn thấy thức ăn, những khu vực này”, ông chỉ vào một chỗ gần trung tâm não của cô, “liên quan đến cơn đói vẫn sẽ hoạt động. Não cô sẽ tạo ra chất kích thích làm cô ăn nhiều hơn.”

“Tuy nhiên, có hoạt động mới ở khu vực này” - ông chỉ vào khu vực gần với trán nhất - “nơi mà sự kiềm chế và tự kiểm soát bắt đầu. Hoạt động đó sẽ mạnh hơn mỗi lần cô ăn.”

Lisa là đối tượng tham gia yêu thích của các nhà khoa học vì bản chụp cắt lớp não của cô rất thuyết phục và có ích để tạo ra một bản đồ về nơi có cấu trúc lề thói - thói quen - trong tâm trí con người. “Cô đã giúp chúng tôi hiểu được một quyết định trở thành lề thói tự động thế nào”, người bác sĩ nói với cô.

Mọi người trong phòng cảm thấy họ đang bên bờ vực của điều gì đó quan trọng. Và thực sự như vậy.

* * *

Khi thức dậy vào buổi sáng, bạn sẽ làm gì đầu tiên? Có phải bạn sẽ tắm vội, kiểm tra email hay lấy một cái bánh nướng từ quầy bếp? Bạn đánh răng trước hay sau khi lau khô mình? Bạn buộc dây giày trái hay phải trước? Bạn nói gì với các con khi đi ra cửa? Bạn chọn đường nào để lái xe đi làm? Khi đến bàn làm việc, bạn sẽ giải quyết mail, chat với đồng nghiệp hay vội vàng lên kế hoạch làm việc trước? Bữa trưa bạn ăn rau trộn hay bánh hăm-bơ-gơ? Khi về nhà, bạn sẽ thay giày đế mềm và đi bộ hay ăn tối, xem ti vi và uống một cốc rượu?

Năm 1892, William James viết: “Toàn bộ cuộc sống chúng ta là một tổng thể các thói quen, dù trong chừng mực nào đó nó có một hình thái nhất định.” Hầu hết những lựa chọn hàng ngày có vẻ là kết quả của sự quyết định đã được xem xét kỹ càng nhưng thật sự không phải vậy. Đó là thói quen. Và mặc dù mỗi thói quen có tác dộng không lớn, theo thời gian, món ăn chúng ta gọi, lời chúng ta nói với con cái mỗi đêm, chúng ta tiêu xài hay tiết kiệm, chúng ta tập thể dục thường xuyên thế nào và cách chúng ta tổ chức suy nghĩ, công việc hàng ngày có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, năng suất lao động, an toàn tài chính và hạnh phúc của ta. Bài báo của một nhà nghiên cứu ở trường Đại học Duke năm 2006 đã kết luận rằng hơn 40% lề thói hàng ngày của con người không phải là quyết định thực sự mà là thói quen.

William James cũng như nhiều người khác, từ Aristotle đến Oprah, dành hầu hết cuộc đời để tìm hiểu thói quen tồn tại thế nào. Nhưng chỉ trong hai thập kỷ vừa qua, các nhà khoa học và nhà tiếp thị mới bắt đầu hiểu được thói quen hoạt động như thế nào và quan trọng hơn, nó thay đổi thế nào.

Cuốn sách này được chia làm ba phần. Phần một nói về cách thức hình thành thói quen trong cuộc sống mỗi người. Chúng tôi nghiên cứu cấu trúc thần kinh của việc hình thành thói quen, làm thế nào để tạo thói quen mới và thay đổi cái cũ và những phương pháp, ví dụ như một nhân vật quảng cáo đẩy bàn chải đánh răng một cách khó hiểu đã trở thành nỗi ám ảnh lớn lao.

Nó giải thích Procter & Gamble đã hóa một ống xịt Febreze thành một vụ kinh doanh trị giá hàng tỉ đô-la nhờ vào sự thúc đẩy theo thói quen của khách hàng như thế nào, Alcoholics Anonymous thay đổi cuộc sống bằng cách khắc phục thói quen quyết định của thói nghiện như thế nào và trọng tài Tony Dungy đã đảo ngược vận mệnh của đội bóng yếu nhất trong Liên đoàn Bóng đá Quốc gia bằng cách tập trung vào những phản ứng tự nhiên của các cầu thủ trước những gợi ý tinh vi đang diễn ra trong trận đấu như thế nào.

Phần hai xem xét những thói quen của các công ty và tổ chức đã thành công. Cụ thể, nó giải thích việc nhà lãnh đạo Paul O’Neill trước khi trở thành thư ký bộ tài chính đã biến một nhà sản xuất nhôm đang vật lộn thành nhà sản xuất hàng đầu ở khu công nghiệp Dow Jones bằng cách tập trung vào thói quen quyết định như thế nào; và làm thế nào Starbucks đưa một người bỏ học trung học giữa chừng thành nhà quản lý hàng đầu bằng cách truyền dẫn những thói quen giúp nâng cao ý chí. Nó cũng giải thích tại sao một bác sĩ phẫu thuật tài năng có thể mắc những lỗi thảm khốc khi thói quen tổ chức của bệnh viện không như ý muốn.

Phần ba nói về các thói quen xã hội. Nó kể lại chi tiết việc Martin Luther King và cuộc vận động quyền dân chủ thành công một phần bằng cách thay đổi thói quen cố hữu của xã hội

Montgomery, Alabama và tại sao Rick Warren, một vị mục sư lại xây dựng được nhà thờ lớn nhất nước ở thung lũng Saddleback thuộc bang Carlifornia. Cuối cùng, nó lý giải những vấn đề đạo đức hóc búa như một tên sát nhân ở Anh có nên được thả tự do không nếu hắn có thể thuyết phục rằng thói quen của hắn dẫn đến việc giết người.

Mỗi chương suy xét xung quanh một lý lẽ quan trọng: Thói quen có thể thay đổi được nếu chúng ta hiểu được cách thức nó hoạt động.

Cuốn sách này dẫn đến hàng trăm nghiên cứu học thuật, bài phỏng vấn trên 300 nhà khoa học và lãnh đạo, nghiên cứu tiến hành tại nhiều công ty. (Để biết thêm về số liệu các nguồn, xin tham khảo ghi chú của cuốn sách và trang http://www.thepowerofhabit.com.) Nó tập trung vào những thói quen được định nghĩa chính xác: những lựa chọn mà tất cả chúng ta quyết định theo chủ ý tại thời điểm nào đó và sau đó dù không tiếp tục suy nghĩ nhưng vẫn còn thực hiện thường xuyên mỗi ngày. Vào một thời điểm, chúng ta quyết định nên ăn uống bao nhiêu, tập trung vào điều gì khi đến văn phòng, nên uống rượu hay đi bộ thường xuyên thế nào. Sau đó chúng ta ngừng quyết định và lề thói đó tiếp tục xảy ra. Đó là kết quả hiển nhiên của hệ thần kinh. Và khi hiểu được cách nó xảy ra, bạn có thể xây dựng lại cấu trúc đó theo cách bạn lựa chọn.

* * *

Tôi bắt đầu quan tâm đến khoa học về thói quen lần đầu tiên khi đọc được một bài báo cáo trên một tờ báo ở Baghdad cách đây 8 năm. Theo quan sát của tôi, quân đội Mỹ là một trong những thí nghiệm lớn nhất về sự hình thành thói quen trong lịch sử. Huấn luyện cơ bản dạy cho các binh lính cách tạo thói quen kỹ lưỡng để biết cách bắn, suy nghĩ và giao tiếp khi có hỏa hoạn. Trên chiến trường, mọi mệnh lệnh được giao đều dựa trên những lề thói được luyện tập để trở nên nhuần nhuyễn. Toàn bộ tổ chức dựa trên những thói quen luyện tập không ngừng để xây dựng căn cứ, đặt định trọng điểm chiến lược và quyết định xem nên đáp trả sự tấn công của đối phương như thế nào. Trong những ngày đầu nổ ra chiến tranh, sự nổi loạn ở khắp nơi và chết chóc gia tăng không ngừng, các vị chỉ huy tìm kiếm những thói quen mà họ có thể truyền dẫn cho binh lính và nhờ thế người Iraq có thể tạo được hòa bình lâu dài.

Tôi đã ở Iraq được hai tháng khi nghe tin một viên sĩ quan quân đội đang tiến hành chương trình điều chỉnh thói quen ứng khẩu ở Kufa, một thành phố nhỏ nằm cách thủ đô 90 dặm về phía nam. Anh ta là một thiếu tá quân đội đã phân tích những đoạn băng ghi hình các cuộc náo loạn gần đây và tìm ra cấu trúc: Bạo lực thường mở đầu từ một đám đông người Iraq tụ tập ở trung tâm mua sắm hay những không gian mở khác, rồi tăng dần về kích cỡ qua vài giờ. Những người bán thức ăn dạo cũng như người xem sẽ xuất hiện. Rồi có ai đó ném đá hay ném một cái chai và ồn ào sẽ bũng nổ quá sức tưởng tượng.

Khi viên thiếu tá gặp thị trưởng của Kufa, anh ta đã có một yêu cầu kỳ lạ: có thể giữ những người bán thức ăn dạo ngoài trung tâm mua sắm được không? Chắc chắn rồi, ngài thị trưởng trả lời. Vài tuần sau đó, có một đám đông nhỏ tập trung gần Masjid al-Kufa, hay nhà thờ Great Mosque of Kufa. Đến buổi chiều, đám đông lớn dần. Vài người bắt đầu hô những khẩu hiệu giận dữ. Cảnh sát Iraq vì cảm thấy rắc rối đã đánh điện qua radio cho căn cứ nhờ quân đội Mỹ chuẩn bị hành động. Đến chạng vạng, đám đông bắt đầu đói và lo lắng. Mọi người tìm kiếm những người bán thịt xiên nướng thường ở khắp trung tâm mua sắm nhưng lúc đó chẳng tìm thấy ai.

Người xem bỏ đi. Những người hò hét cũng bắt đầu chán nản. Đến 8 giờ tối, tất cả đều rời đi.

Khi tôi đến căn cứ quân sự gần Kufa, tôi đã có cuộc nói chuyện với ngài thị trưởng. Ngài thị trưởng bảo tôi: “Ông không cần phải xem động lực của đám đông là theo thói quen”. Nhưng ông ấy đã dành toàn bộ sự nghiệp vào nghiên cứu tâm lý học của sự hình thành thói quen.

Tại doanh trại quân đội, ông rèn luyện thói quen nạp đạn vũ khí, ngủ ở vùng chiến sự, duy trì sự tập trung giữa chiến trường hỗn loạn, ra quyết định khi đang kiệt sức và choáng váng. Ông tham gia các lớp dạy thói quen tiết kiệm, tập thể dục hàng ngày và giao tiếp với bạn ngủ chung giường tầng. Khi được thăng chức, ông tìm hiểu tầm quan trọng của thói quen tổ chức trong việc bảo đảm cấp dưới có thể ra quyết định mà không phải lúc nào cũng hỏi ý kiến cấp trên và làm sao lề thói đúng đắn hàng ngày có thể giúp ông làm việc dễ dàng hơn cùng với những người ông không ưa. Giờ đây, với vai trò một nhà xây dựng đất nước bằng ứng khẩu, ông đang xem xét làm thế nào đám đông và văn hóa tiếp tục tồn tại bằng những quy định giống nhau.

Trong suy nghĩ của mình, ông cho rằng cộng đồng là một tập hợp lớn những thói quen của hàng ngàn người, cách thức nó bị tác động có thể dẫn đến bạo lực hay hòa bình. Bên cạnh việc ngăn cản những người bán thức ăn dạo, ông đã tiến hành rất nhiều thí nghiệm khác ở Kufa để tác động đến những thói quen của dân cư. Kể từ khi ông đến chưa từng có cuộc bạo động nào.

“Am hiểu thói quen là điều quan trọng nhất tôi học được trong quân đội”, ngài thị trưởng kể với tôi. “Nó thay đổi cách tôi nhìn thế giới. Bạn muốn ngủ thật nhanh và thức dậy trong trạng thái tốt nhất ư? Hãy chú ý đến những việc bạn làm ban đêm và những gì bạn hay làm khi thức dậy. Bạn muốn chạy dễ dàng hơn? Hãy tạo ra động lực để biến nó trở thành công việc hàng ngày. Tôi luyện cho con tôi những công việc nhỏ như thế. Tôi cùng vợ tôi viết ra kế hoạch thói quen trong đời sống vợ chồng. Đó là tất cả những gì chúng tôi nói trong các buổi gặp mặt.

Không một ai ở Kufa nói với tôi rằng chúng ta có thể tác động đến đám đông bằng cách dẹp bỏ những gian hàng bán thịt xiên nướng, nhưng một khi bạn nhìn mọi thứ là những thói quen, bạn cảm thấy ai đó đã cho bạn một tín hiệu hay cần gạt để làm việc đó.”

Ngài thị trưởng là một người nghèo khổ đến từ Georgia. Ông không ngừng phun hạt hướng dương hay sợi thuốc đã nhai rồi vào một cái tách. Ông nói với tôi, trước khi vào quân đội, lựa chọn nghề nghiệp tốt nhất của ông là sửa đường dây điện thoại, hoặc một người bán chất kích thích, con đường mà vài người bạn phổ thông của ông đã chọn. Bây giờ, ông là người giám sát 800 quân lính ở một trong những tổ chức chiến đấu phức tạp nhất thế giới.

“Tôi đang nói với anh, nếu một kẻ quê mùa như tôi có thể hiểu được những điều như thế thì bất kỳ ai cũng có thể. Lúc nào tôi cũng nói với các binh lính của tôi rằng không gì bạn không thể làm được nếu bạn có thói quen đúng.”

Vào những thập kỷ trước, chúng ta đã mở mang hiểu biết về thần kinh học, tâm lý học thói quen và cách những cấu trúc đó hoạt động trong cuộc sống, xã hội và các tổ chức theo cách mà chúng ta đã không tưởng tượng đến 50 năm trước. Bây giờ chúng ta biết được tại sao thói quen hình thành, nó thay đổi như thế nào và khoa học đằng sau những quy trình đó. Chúng ta biết cách chia chúng thành từng thành phần và xây dựng nó lại theo cách của chúng ta. Chúng ta hiểu làm thế nào để mọi người ăn ít hơn, tập thể dục nhều hơn, làm việc hiệu quả hơn và sống khỏe mạnh hơn. Thay đổi một thói quen không dễ dàng hay nhanh chóng. Nó chẳng bao giờ đơn giản.

Nhưng hoàn toàn có thể. Và giờ đây, chúng ta biết cách làm thế nào

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sức Mạnh Của Thói Quen PDF của tác giả Charles Duhigg nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Nếu Đã Hiểu Nhau Rồi, Sao Trông Anh Lạ Thế? (Alan Alda)
Học cách thấu cảm người khác Thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ. Giống như cái lạnh thấu vào tủy hay cái đau thấu xương, thấu cảm là sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ, và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét. Khả năng đọc được tâm trí và tâm hồn của người khác là một khả năng phát triển ở những người mẫn cảm Thấu cảm, thấu hiểu người khác có thể là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà một người có thể có. Nhìn chung, thấu cảm không chỉ là yếu tố để xây dựng và duy trì những mối quan hệ lành mạnh và tích cực, mà còn góp phần giúp con người giao tiếp, làm việc hiệu quả hơn và thành công hơn trong cuộc sống. Thấu cảm - Kim chỉ nam của giao tiếp Bạn điều hành một công ty và bạn cho rằng mình có thể cảm thấu với khách hàng và nhân viên của bạn, và họ hiểu được những gì bạn nói, nhưng thực tế là họ không hiểu nổi, rồi cả khách hàng và nhân viên đều rời bỏ bạn. Tìm mua: Nếu Đã Hiểu Nhau Rồi, Sao Trông Anh Lạ Thế? TiKi Lazada Shopee Bạn là một nhà khoa học, nhưng không nhận được tài trợ chỉ vì những người có tiền chẳng thể hiểu nổi những gì bạn nói với họ. Bạn là một bác sĩ nhưng lại phản ứng với một bệnh nhân đang cần giúp đỡ theo cách làm cho họ khó chịu; hoặc bạn yêu một người nhưng người đó thấy bạn thật phiền toái, chỉ vì họ không hiểu được bạn đang cố gắng nói với họ điều gì. Xây dựng niềm đồng cảm và học cách hiểu điều mà người khác nghĩ đều cần thiết để giao tiếp tốt, và đó cũng chính là chủ đề của cuốn sách này. Nếu đã hiểu nhau rồi, sao trông anh lạ thế? - Alan Alda Bạn đang cầm trên tay cuốn sách bán chạy nhất NEWYORK TIMES của diễn viên từng đạt 7 giải thưởng Emmy. Với sự thông minh và dí dỏm của mình, ông đã giúp rất nhiều người tự tin giao tiếp tốt hơn với mọi người. Alan Alda đã trải qua một hành trình dài hàng thập kỷ để khám phá những cách mới nhằm giúp mọi người giao tiếp và tương tác với nhau hiệu quả hơn. Với luận điệu của một người dày dặn kinh nghiệm, ông đã cho thấy rằng giao tiếp có thể cải thiện được. Ông hướng dẫn chúng ta cải thiện kỹ năng giao tiếp thông qua việc tạo liên hệ với người khác: lắng nghe bằng mắt, tìm kiếm biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt của người khác, sử dụng sức mạnh của một câu chuyện hấp dẫn, tránh biệt ngữ và hiểu rõ họ đang nghĩ gì và cảm thấy thế nào, đặc biệt là khi bạn nói về những thứ khó khăn. Cuốn sách này sẽ giúp bạn tự tin và trở thành một bậc thầy giao tiếp.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nếu Đã Hiểu Nhau Rồi, Sao Trông Anh Lạ Thế? PDF của tác giả Alan Alda nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Không Thể Bị Đánh Bại - Đừng Bao Giờ Đầu Hàng Nghịch Cảnh (Brian F. Martin)
Trong cuốn sách Không thể bị đánh bại: Đừng bao giờ đầu hàng nghịch cảnh, tác giả đã trả lời câu hỏi: “Liệu tuổi thơ đầy bạo hành và đau thương có thể được chuyển hóa thành sức mạnh, tình yêu và tự do không?” Câu trả lời đơn giản là: “Có thể!” Bạn có khả năng định hình những gì xảy ra trong quá khứ và biến nó thành cuộc sống mà bạn muốn. Thực tế, điều thu hút tôi nhất trong cách tiếp cận của Brian là nó luôn dựa trên việc “biến mọi thứ thành có thể” Những câu chuyện đời thực trong "Không thể bị đánh bại" Như tôi đã từng nói, quá khứ của bạn không quyết định vận mệnh của bạn. Số mệnh của chúng ta không phải là lặp lại những gì đã xảy ra mười, hai mươi hay 30 năm trước. Ở bất cứ khoảnh khắc nào trong cuộc sống, chúng ta cũng có thể chọn bất cứ con đường nào mình muốn. Không có lí do gì để bị kẹt trong cùng một câu chuyện. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để đảo ngược kịch bản. Những con người dũng cảm bạn sẽ gặp trong cuốn sách này đã từng cảm nhận nỗi đau đó. Một vài trong số chúng ta cảm nhận được nỗi đau của cha mẹ nhờ nỗi đau của chính bản thân mình. Nhiều người khác cũng từng bị vướng vào cái vòng lặp này, nhưng họ đã phá vỡ nó thành công và vượt thoát ra ngoài. Họ đã học được cách sống dựa trên sự cống hiến, sức mạnh nội tại và tình yêu. Con đường này luôn rộng mở chào đón bạn và đây là bản đồ dẫn lối cho bạn” - Tony Robbins Brian F.Martin, tác giả cuốn sách này chính là một người lớn lên trong bạo hành gia đình. Điều này đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự trưởng thành của ông. Chính nỗi đau đó đã thôi thúc ông tìm kiếm câu trả lời và rồi ông đã phát hiện ra được những “món quà tuyệt vời” mà những trải nghiệm đó để lại. Tác giả đã dành cả đời để làm sáng tỏ những gì đã xảy ra với những người lớn lên trong bạo hành gia đình. Trong cuốn sách Không thể bị đánh bại, tác giả đã đưa vào đó những câu chuyện đời thực, những câu chuyện của những người vốn đã rất can đảm để kể ra câu chuyện của cuộc đời mình để chúng ta có thể thấy một phần của chính chúng ta hoặc của một ai đó mà chúng ta quan tâm. Quá khứ không quyết định tương lai của bạn! Tìm mua: Không Thể Bị Đánh Bại - Đừng Bao Giờ Đầu Hàng Nghịch Cảnh TiKi Lazada Shopee Cuốn sách này là tập hợp nhiều câu chuyện của những người đã trải qua tuổi thơ sống trong bạo hành gia đình, nhưng họ đã đi qua và vượt thoát ra ngoài đó một cách thành công. Trong số những người như vậy có cả tổng thống, hoa hậu, vận động viên…Sau vô vàn những đau thương và bất công, những điều tốt đẹp cũng đã đến với họ. Sự khác biệt giữa những người thành công và không thành công chính là sức mạnh tinh thần và sức khỏe tâm lí. Đó chính là khả năng đối mặt với những thất bại tồi tệ nhất và việc tìm thấy năng lực tiềm tàng để thúc đẩy bản thân và chiến thắng, dù hoàn cảnh có thế nào. Quá khứ không quyết định tương lai, mỗi người đều có trong mình những năng lực mạnh mẽ, quan trọng là phải biết nắm lấy và đánh thức nó. Bạn sẽ nhận được gì trong cuốn sách này? Nằm trong tủ sách phát triển bản thân, bạn sẽ được trả lời câu hỏi: “Liệu tuổi thơ đầy bạo hành và đau thương có thể được chuyển hóa thành sức mạnh, tình yêu và tự do không?” Câu trả lời đơn giản là “có thể!” Bạn có khả năng định hình và định hình lại những gì đã xảy ra trong quá khứ và biến nó thành cuộc sống mà bạn muốn. Không thể bị đánh bại chính là chất xúc tác cho sự thay đổi trong cuộc sống của hàng triệu người lớn lên với bạo hành gia đình. Đây là một lộ trình đầy thuyết phục để làm dịu đi những vết thương trong quá khứ, là niềm tin để sống một cuộc sống như họ đã hằng ước mơ. Tôi chúc cho những ai đã, đang và sẽ đọc cuốn sách này sẽ luôn có đủ niềm tin để sống một cuộc đời ý nghĩa với tất cả năng lực của mình.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Không Thể Bị Đánh Bại - Đừng Bao Giờ Đầu Hàng Nghịch Cảnh PDF của tác giả Brian F. Martin nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Khiêu Vũ Với Nỗi Sợ Hãi (Harriet Lerner)
Lo lắng, sợ hãi và xấu hổ là những vị khách hàng không mời trong cuộc sống của chúng ta. Khi bi kịch hoặc khó khăn ập đến, chúng có thể trở thành bạn đồng hành “dai dẳng” và “bất đắc dĩ”. Lo lắng có thể cuốn trôi chúng ta như một làn sóng thủy triều hoặc hoạt động như một lực đẩy thầm lặng dưới bề mặt của cuộc sống hàng ngày. Với những câu chuyện đôi lúc vui nhộn và xen chút đau lòng, Lemer đưa chúng ta từ “nỗi sợ hãi” để đến những bài học khó khăn nhất mà vũ trụ gửi gắm, bạn sẽ hiểu được nỗi lo lắng của bản thân, có được những bước hành động đơn giản để tống cổ sự lo lắng, sợ hãi và hổ thẹn không mong muốn khỏi cuộc đời mãi mãi. Tại sao chúng ta lo lắng, sợ hãi? “Chúng ta được sinh ra với tình yêu. Nỗi sợ hãi là những gì chúng ta đã học được ở thế giới này.” - Marianne Williamson Khi còn là những đứa trẻ, chúng ta chưa biết gì về thế giới. Trong thế giới của một đứa trẻ vừa chào đời, không có các tiêu chuẩn, không có quy tắc cứng nhắc và các quy định phải tuân theo. Không có chỗ cho sự đánh giá hay phán xét bản thân và người khác. Chúng ta vẫn chưa biết chán ghét hay không hài lòng với chính mình. Và chúng ta tò mò mọi thứ về thế giới, để vui chơi, để học hỏi và phát triển. Tất cả chúng ta đều được sinh ra là những linh hồn tự do. Nhưng sau đó, môi trường sống bao gồm: gia đình, trường học, tôn giáo và hệ thống chính trị đã hình thành nên suy nghĩ và cách hành xử của mỗi người. Tìm mua: Khiêu Vũ Với Nỗi Sợ Hãi TiKi Lazada Shopee Sợ hãi là một trong những thói quen mà ta đã học được. Khi còn bé, chúng ta thường không sợ thất bại, không ngại cố gắng, vấp ngã là đứng dậy. Đó là cách mà chúng ta học những bước đi đầu tiên. Chúng ta không cảm thấy xấu hổ, cũng không trừng phạt mình mỗi khi vấp ngã, chúng ta chỉ đơn giản đứng dậy và thử bước đi một lần nữa. Lúc còn là những đứa trẻ, chúng ta chẳng hề lo sợ khi bước khỏi vùng thoải mái của mình và thử những điều mới mẻ. Vậy nỗi lo lắng, sợ hãi là gì và tại sao chúng ta lại sợ hãi quá nhiều thứ? Thực tế thứ chúng ta thiếu chính là hiểu biết về tâm trí của bản thân, về bản chất của nỗi sợ hãi và cách chúng vận hành. Có gì trong cuốn sách “Khiêu Vũ Với Nỗi Sợ Hãi” Cuốn sách Khiêu Vũ Với Nỗi Sợ Hãi sẽ giúp bạn nhìn thẳng vào nỗi sợ, thách thức bạn phải nhìn nhận cảm xúc khó khăn này vừa như một vật cản lại vừa như một người bạn. Thay vì né tránh các cảm xúc đó, hãy coi sự lo lắng và sợ hãi là cần thiết, các cảm xúc có thể giẫm nát hi vọng của chúng ta nhưng cũng thúc đẩy chúng ta chấp nhận các rủi ro lành mạnh; chúng đe dọa các mối quan hệ của chúng ta nhưng cũng giúp bảo vệ các mối quan hệ đó; chúng khiến chúng ta trở nên dễ đoán trước nhưng cũng nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta đang còn sống. Trong ba chương đầu tiên, tác giả sẽ đưa ra một số ví dụ “nhẹ nhàng” của nỗi sợ để minh họa rằng việc đối mặt với việc sợ một điều gì đó (ở đây là sự chối bỏ và việc phát biểu trước đám đông) không nhất thiết lúc nào cũng là một vấn đề u tối và nặng nề. Trong ba chương này, chúng ta sẽ thấy những lợi ích tiềm ẩn khi điều bạn ghê sợ thực sự xảy ra. Chương 4 và chương 5 giải thích cách nỗi sợ giữ cho chúng ta sống sót và khỏe mạnh, và cả cách nó tàn phá những hoạt động của chúng ta trên mọi khía cạnh. Chương 6 bật mí lý do tại sao chúng ta sợ sự thay đổi, việc học điều mới và sự phiêu lưu - và tại sao làm vậy là chính đáng. Chương 7 chứng minh sự lo lắng không chỉ là nỗi sợ cá nhân mà còn là một thế lực vô hình chảy trong mọi hệ thống trong xã hội loài người. Tôi lấy ví dụ nơi công sở để chỉ rõ các dấu hiệu và triệu chứng của một hệ thống lo âu, và để chỉ ra cách chúng ta có thể kiểm soát sự lo lắng cá nhân hiệu quả hơn. Chương 8, 9 và 10 bao gồm một cái nhìn sâu sắc hơn về những cách thức đau đớn mà qua đó vũ trụ dạy cho ta những bài học về nỗi sợ hãi và sự hổ thẹn, ví dụ như sở hữu một cơ thể có vẻ ngoài hoàn toàn “không như mơ” hoặc thậm chí là tệ hại; nỗi hổ thẹn về một thành viên trong gia đình hoặc về chính bản thân con người khiếm khuyết, không hoàn hảo trong ta. Chương 11 nói về những mặt ẩn giấu của lòng dũng cảm và thử thách vô tận giúp ta dám nói và hành động ngay cả khi chúng ta đang sợ, và đã tiếp thu những lời lăng mạ của người khác. Hy vọng thông qua cuốn sách, bạn sẽ hiểu được nỗi lo lắng của bản thân, có được những bước hành động đơn giản để tống cổ sự lo lắng, sợ hãi và hổ thẹn không mong muốn khỏi cuộc đời mãi mãi Khiêu Vũ Với Nỗi Sợ Hãi - Các cách giúp gạt bỏ sự lo lắng, xấu hổ để hành động tới thành công.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Khiêu Vũ Với Nỗi Sợ Hãi PDF của tác giả Harriet Lerner nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nghệ Thuật Bán Hàng Bằng Câu Chuyện (Paul Smith)
Câu chuyện là vũ khí bán hàng quan trọng nhất của người bán hàng. Tuy nhiên rất nhiều nhân viên quản lý kinh doanh và nhân viên bán hàng thường kể chuyện rất dở. Rất dở! Các câu chuyện của họ nhàm chán, lộn xộn, thường vô nghĩa, và hầu hết luôn hướng về bản thân. Trên thực tế, như bạn sẽ đọc được trong Chương 1 của cuốn sách Nghệ thuật bán hàng bằng câu chuyện, nhiều câu chuyện thậm chí còn thiếu các thành phần quan trọng để có thể được xem là một “câu chuyện”. Câu chuyện là vũ khí bán hàng quan trọng nhất của người bán hàng Một câu chuyện bán hàng tuyệt hay sẽ thay đổi tất thảy. Nó khiến người mua gỡ bỏ hàng rào đề phòng. Nó giúp họ thư giãn. Nó chiếm được lý trí lẫn tình cảm của họ bằng cách lôi cuốn được trí tuệ và cảm xúc của họ. Một câu chuyện hay xây dựng được uy tín và định vị bạn trong mắt người mua một cách chuẩn xác. Thay vì chỉ được coi là một người chào hàng (bằng những kiến thức quý báu Smith đã đúc rút từ người làm nghề thu mua vật tư), một câu chuyện hấp dẫn sẽ giúp bạn trở thành một người tạo ra giá trị, người giải quyết vấn đề một cách chuyên nghiệp, và là nhà tư vấn mà bạn mong muốn trở thành. Thậm chí, có lẽ còn quan trọng hơn, câu chuyện đầy sức mạnh của bạn cho phép người mua mở lòng và chia sẻ câu chuyện của chính họ. Chẳng gì có thể khích lệ khách hàng tiềm năng trả lời cho những câu hỏi mang tính chất thăm dò của bạn, tiết lộ vấn đề, nhu cầu, kết quả họ muốn, tâm tình, thất vọng, và những cơ hội hơn là năng lực kể được một câu chuyện liên quan, đúng cách và đúng lúc! Thường thường, chúng ta làm hỏng chuyện rất nhanh ở giai đoạn tìm hiểu, bởi lẽ người mua chưa sẵn sàng chia sẻ thông tin. Điển hình là sự thăm dò của bạn không hiệu quả vì chúng ta chưa “hâm nóng” được khách hàng tiềm năng, thiết lập lòng tín nhiệm, hay giành được quyền nêu lên những câu hỏi gợi mở mạnh - tất thảy những gì một câu chuyện tuyệt vời có thể thực hiện cho chúng ta. Có gì trong cuốn sách: Nghệ thuật bán hàng bằng câu chuyện Tìm mua: Nghệ Thuật Bán Hàng Bằng Câu Chuyện TiKi Lazada Shopee Nghệ thuật bán hàng bằng câu chuyện thể hiện đúng hứa hẹn trong tiêu đề phụ của sách: Phương pháp gây chú ý, xây dựng niềm tin, và chốt được đơn hàng - bằng cách cho thấy các nhân viên bán hàng bỏ thật kể các câu chuyện xuyên suốt từng giai đoạn của quá trình bán hàng như thế nào. Riêng các câu chuyện chân thật về cách những người bán hàng triển khai các câu chuyện của mình trong lúc xây dựng mối quan hệ, thuyết trình, xử lý ý kiến phản bác, chốt đơn hàng, và chăm sóc khách hàng hậu mãi, đã đáng để độc giả bỏ tiền mua sách. Một trong những khía cạnh thú vị nhất của cuốn sách này là, ngoài việc mang tính giải trí cao và dễ đọc (vì chứa đầy những câu chuyện hấp dẫn!), nó còn giúp bạn áp dụng những nguyên tắc hữu ích này vào thực tế. Hãy coi nó như sách bài tập: giữ một cây bút và cuốn sổ tiện dụng; tải các bảng mẫu về; xác định những chuyện kể bạn cần, và chế tác chúng thành những câu chuyện lôi cuốn có thể sử dụng. Tác giả đã thực hiện phần bài tập của ông, là phỏng vấn hàng trăm người, và ông ấy giành được quyền để yêu cầu bạn làm bài tập của bạn. Nếu bạn nghiêm túc muốn nâng cao hiệu suất trong vai trò một người truyền tải thông điệp, và mong muốn cải biến kết quả bán hàng của mình, thì Nghệ thuật bán hàng bằng câu chuyện là dành cho bạn.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nghệ Thuật Bán Hàng Bằng Câu Chuyện PDF của tác giả Paul Smith nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.