Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Người Đàn Bà Mù Chữ (Agota Kristof)

Người Đàn Bà Mù Chữ - L’Analphabète - là quyển tự truyện đầu tiên.

Mười một chương là mười một khoảng khắc đời của một cô bé đi từ thuở thơ ấu mê sách ở Hung đến thời viết những quyển sách đầu tiên bằng tiếng Pháp. Tuổi thơ ấu hạnh phúc, nạn nghèo khổ sau chiến tranh, những năm tháng cô quạnh ở nội trú, cái chết của Staline, ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ thù nghịch là tiếng Đức và tiếng Nga, cuộc đào trốn qua nước Áo và định cư ở Lausanne-Thụy Sĩ với con còn nhỏ.

Những câu chuyện này không buồn bã nhưng buồn cười. Câu ngắn, chữ đúng, sáng suốt một cách thẳng thừng, khôi hài. Đúng là thế giới của Agota Kristof ở đó, trong câu chuyện đời bà cũng như trong tiểu thuyết của bà.

***

Agota Kristof sinh năm 1935 tại Hungary, rời bỏ quê hương năm 1956 khi quân đội Liên-Xô tràn vào đàn áp cuộc nổi dậy của sinh viên và công nhân ở Budapest. Cùng chồng và đứa con gái 4 tuổi, bà sang tỵ nạn ở Neuchâtel, Thụy-sĩ. Sau 5 năm sống với cảm thức cô đơn và đau đớn của một người lưu vong, bà quyết định từ bỏ việc làm của một công nhân, ly dị với chồng, rồi bắt đầu học tiếng Pháp và viết truyện, viết kịch, viết tiểu thuyết và làm thơ. Sau nhiều năm vật vã với ngòi bút, Agota Kristof cho ra đời cuốn tiểu thuyết đầu tay Le Grand Cahier [Cuốn sổ lớn] năm 1986. Tác phẩm này là một thành công, đoạt giải "Prix du Livre Européen", và thúc đẩy bà tiếp tục viết thêm hai cuốn tiểu thuyết nữa để hoàn tất một bộ ba. Cuốn thứ nhì La Preuve [Bằng chứng] được xuất bản năm 1988, và cuốn cuối cùng của bộ ba tiểu thuyết là Le Troisième Mensonge [Lời nói dối thứ ba] được xuất bản năm 1991 và đoạt giải "Prix du Livre Inter" năm 1992. Sau đó, bà xuất bản tiểu thuyết Hier [Hôm qua] năm 1995, rồi tiểu thuyết L'Analphabète [Người Đàn Bà Mù Chữ] năm 2004. Tìm mua: Người Đàn Bà Mù Chữ TiKi Lazada Shopee

Hoàng Ngọc-Tuấn

Sydney, 14/08/2006

***

Tôi đọc. Như một loại bệnh. Tôi đọc tất cả những gì rơi vào tay tôi, rớt xuống mắt tôi: báo chí, sách học, phích quảng cáo, mẫu giấy rơi ngoài đường, công thức nấu ăn, sách trẻ con. Tóm gọn, tất cả những gì được in ra.

Tôi bốn tuổi. Chiến tranh vừa bắt đầu.

Vào thời đó, chúng tôi ở trong một căn làng nhỏ không nhà ga, không điện, không nước máy, không điện thoại.

Cha tôi là thầy giáo duy nhất của làng. Cha dạy mọi lớp, từ lớp một đến lớp sáu. Trong cùng một căn phòng. Trường học chỉ cách nhà tôi một cái sân chơi, cửa sổ nhà trường ngó xuống vườn rau mẹ tôi. Khi tôi leo lên cái cửa sổ trên cùng ở căn phòng lớn trong nhà, tôi có thể thấy hết cả lớp, thấy cha tôi đứng trước lớp, thấy ông đang viết trên bảng đen.

Căn phòng của cha tôi thơm mùi phấn, mùi mực, mùi giấy, mùi thanh thản, mùi thinh lặng, mùi tuyết dù trời đang hè.

Căn bếp của mẹ tôi thơm mùi thịt nấu sôi, mùi con vật bị giết, mùi sữa, mùi mức, mùi bánh mì, mùi áo quần ẩm, mùi khai nước tiểu con nít, mùi chao động, mùi ồn ào, mùi nóng nực dù trời đang đông.

Khi thời tiết không cho phép chúng tôi ra ngoài chơi, khi em bé hét to hơn bình thường, khi anh em tôi ồn ào phá phách trong bếp, mẹ tôi gởi chúng tôi qua trường cha để “bị phạt.”

Chúng tôi ra khỏi nhà. Anh tôi ngừng ở nhà kho nơi chất củi để sưởi:

- Anh thích ở đây. Anh sẽ chẻ mấy thanh củi nhỏ.

- Đúng rồi. Mẹ sẽ bằng lòng.

Tôi băng ngang sân, đi vào căn phòng lớn, tôi đứng gần cánh cửa, mắt ngó xuống.

Cha tôi nói:

- Con đến gần đây.

Tôi đến gần. Tôi nói nhỏ vào tai cha:

- Bị phạt... Mẹ...

- Không có chuyện gì khác à?

Cha hỏi “không có chuyện gì khác” vì thỉnh thoảng tôi chạy qua đem cho cha một mẩu giấy nhỏ của mẹ mà không nói gì hoặc đôi khi chỉ nói một tiếng: “bác sĩ”, “gấp lắm”, đôi khi lại vài con số: 38 hay 40. Tất cả chỉ vì em bé lúc nào cũng có những loại bệnh con nít.

Tôi nói với cha tôi:

- Không. Không có gì khác.

Cha đưa tôi một quyển sách hình:

- Ngồi xuống.

Tôi đi xuống cuối lớp, ở đó, đàng sau các anh chị lớn, lúc nào cũng có những chỗ trống.

Và như thế, ngay từ lúc còn rất nhỏ, chưa kịp nhận thức và hoàn toàn bất ngờ, tôi mang vào người chứng bệnh không bao giờ chữa lành được: chứng bệnh đọc sách.

Khi chúng tôi đi thăm ông bà ngoại ở làng kế cận, căn nhà đầy ánh sáng và nước, ông ngoại hay cầm tay tôi dắt tôi đi một vòng các nhà quen.

Ông lôi một tờ nhật báo trong túi áo khoác và nói với các ông bà hàng xóm:

- Nhìn đây, nghe đây!

Và nói với tôi:

- Cháu đọc đi.

Và tôi đọc. Ông vừa nói là tôi đọc ngay. Trôi chảy, không vấp.

Ngoài lòng tự hào của ông ngoại, chứng bệnh đọc sách cũng làm cho tôi bị trách cứ và khinh chê:

- “Nó không làm gì cả. Nó đọc cả ngày.”

- “Nó không biết làm cái gì khác.”

- “Nó thụ động quá đi.”

- “Nó lười quá đi.”

Và nhất là: “Nó đọc thay vì...”

Thay vì gì?

“Có rất nhiều chuyện khác hữu ích hơn, phải không?”

Và ngay cả bây giờ, buổi sáng khi căn nhà vắng lặng, khi hàng xóm đã đi làm, tôi có một chút mặc cảm không tốt khi tôi ngồi xuống cái bàn trong bếp, tôi đọc báo hàng giờ thay vì... làm việc nhà, rửa chén, đi chợ, giặt đồ, ủi đồ, làm mức, làm bánh...

Và, nhất là, nhất là! Viết!

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Người Đàn Bà Mù Chữ PDF của tác giả Agota Kristof nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Đêm Giới Nghiêm - Hồi Ức Về Cuộc Sống, Tình Yêu Và Chiến Tranh Ở Kashmir (Basharat Peer)
Nằm giữa Ấn độ và Pakistan, Kashmir là một trong những nơi đẹp nhất trên Trái đất. Tuy nhiên, cuộc sống ở đây lại là một thực tế hoàn toàn khác. Kể từ khi phong trào ly khai bùng phát vào năm 1989, hàng vạn người đã bị giết trong cuộc chiến giành quyền kiểm soát khu vực này. Basharat Peer đã tái dựng hiện thực kinh hoàng của vùng đất này trong cuộc xung đột. Đó là câu chuyện về bước đầu gia nhập trại huấn luyện vũ trang ở Pakistan của một thanh niên, về một người mẹ chứng kiến con trai mình bị toán quân Ấn Độ buộc ôm một trái bom, về một nhà thơ đi tìm đức tin tôn giáo khi toàn bộ gia đình ông bị giết, về các chính khách sống trong các phòng tra tấn được tân trang, những ngôi làng bị xé toang bởi mìn và các đền thờ Sufi cổ kính bị đánh bom tan hoang… Tác phẩm là một thiên phóng sự của một cây bút trẻ can đảm, người mang cả một thế giới mới - sống động và chân thực - đến với độc giả. *** “Con người bị mắc kẹt trong lịch sử và lịch sử bị mắc kẹt trong con người.” Tìm mua: Đêm Giới Nghiêm - Hồi Ức Về Cuộc Sống, Tình Yêu Và Chiến Tranh Ở Kashmir TiKi Lazada Shopee • Những ghi chép của người con trai bản xứ, - James Baldwin “Cái thành phố, nơi không tin tức nào có thể đến được, lúc này hiện ra mồn một trong đêm giới nghiêm của nó đến nỗi thứ tồi tệ nhất cũng trở nên xác thực: Từ cầu Zero, một cái bóng bị rượt đuổi bởi ánh đèn pha đang bỏ chạy để đi tìm thân xác của nó.” • Đất nước không có bưu điện, - Agha Shahid Ali *** Tôi sinh ra vào mùa đông ở Kashmir. Làng tôi nằm trên rìa một rặng núi ở vùng phía nam của Anantnag. Bao quanh những ngôi nhà được đắp bằng bùn và gạch là những cánh đồng lúa xanh mướt vào đầu hè và vàng ươm khi thu đến. Vào mùa đông, tuyết trượt chầm chậm từ trên mái nhà của chúng tôi rồi đổ uỵch xuống mặt cỏ. Tôi và đứa em trai cùng đắp những thằng người tuyết với đôi mắt làm bằng những mẩu than vụn. Và khi mẹ bận rộn với việc nội trợ và Ngoại đi ra ngoài, chúng tôi phóng lên mái nhà, bẻ mấy cục nước đá trên đó, trộn chúng với hỗn hợp sữa và đường ăn cắp ở nhà bếp rồi cùng ăn món kem tự chế của mình. Bọn tôi thường đi trượt tuyết trên sườn đồi, nhìn xuống làng mình hoặc chơi cricket trên một cái hồ đóng băng. Chúng tôi cũng liều, vì chơi như thế có thể bị Ngoại, cũng là hiệu trưởng của trường tôi, mắng mỏ hoặc đánh đòn. Nếu bắt gặp chúng tôi chơi cricket vào mùa đông, ông sẽ bộc lộ chủ trương chú trọng sách vở hơn là cricket bằng tiếng quát tháo khiếp đảm: “Cái lũ ăn hại!” Nghe tiếng quát quen thuộc của ông, mấy đứa chơi cricket tản ra và lẩn đi mất. Không chỉ lũ cháu ngoại mà tất cả trẻ con trong làng đều sợ ông thầy hiệu trưởng như lính sợ quân luật. Những chiều mùa đông, Ngoại và mấy người hàng xóm ngồi trước những cửa tiệm và sưởi ấm bằng kangris, một loại bình giữ lửa tiện dụng, rồi tán gẫu, hoặc nói chuyện tuyết rơi sẽ ảnh hưởng thế nào đến vụ mù tạt vào mùa xuân. Sau khi thầy tu báo giờ triệu tập cuộc lễ chiều, họ rời các cửa tiệm để về nhà, cho đàn gia súc ăn, cầu nguyện ở đền thờ trong làng, rồi quay lại mấy cửa tiệm đó để trò chuyện tiếp.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đêm Giới Nghiêm - Hồi Ức Về Cuộc Sống, Tình Yêu Và Chiến Tranh Ở Kashmir PDF của tác giả Basharat Peer nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tôi Cần Một Cái Khuôn Khác Méo Mó Cũng Được! (Lê Bùi Thảo Nguyên)
“Tôi cần một cái khuôn khác - Méo mó cũng được” của Lê Bùi Thảo Nguyên gây ám ảnh với người đọc với những câu chuyện của một kỹ thuật viên gây mê. Cô gái ấy sau hơn một năm làm việc tại một trong những bệnh viện phụ sản hàng đầu đã quyết định xin nghỉ việc bởi “mọi thứ dường như quá sức chịu đựng” và cô muốn “an lành ru giấc ngủ hằng đêm”. Tiếng chuông điện thoại, tiếng chuông báo cấp cứu, tiếng tít tít của máy theo dõi, tiếng khóc, tiếng chửi rủa hay tiếng hát vang vọng giữa đêm đều gợi lên sự ám ảnh, thương xót không chỉ với người kể chuyện mà cho cả người đọc. Thậm chí, có nhiều lúc, cô gái ấy còn không kịp phân định mình đang ở nhà hay ở viện mà cứ thế lao đi theo phản xạ khi nghe thấy tiếng chuông, để rồi khi định hình được không gian đang đứng mới nhận ra mình chỉ vừa kết thúc ca trực đêm. Theo chân cô cử nhân gây mê từ lúc còn là một sinh viên thực tập đến khi là nhân viên chính thức trong bệnh viện, người đọc được “ghé thăm” phòng cấp cứu, phòng phẫu thuật, phòng sinh. Không có những tình tiết gay cấn, các câu chuyện được Thảo Nguyên kể bằng giọng văn nhẹ nhàng, súc tích nhưng không kém phần trần trụi. “Tôi cần một cái khuôn khác - Méo mó cũng được” một lần nữa khẳng định rằng: Môi trường làm việc ở bệnh viện không dành cho những người “yếu tim”. Bạn sẽ phải mạnh mẽ, có cái đầu lạnh hơn nhiều người, phải học cách quên thật nhanh khi ở bệnh viện sự sống - cái chết luôn song hành cùng nhau. Điều đặc biệt của cuốn sách cũng là cái tài của Thảo Nguyên chính là duy trì hai mạch truyện trong hai không gian với hai con người khác nhau, tuy cùng một bản thể. Bên cạnh một Thảo Nguyên hiền lành, ít nói ở bệnh viện là một Thảo Nguyên dữ dội với những chuyến du lịch một mình. Điều gì khiến Thảo Nguyên quyết định rời khỏi bệnh viện? Và hành trình của cô gái ấy qua những miền đất lạ là để tìm kiếm điều gì? 6 chương sách với 51 mẩu chuyện dường như không chỉ là trải nghiệm của cá nhân Thảo Nguyên mà đâu đó trên hành trình của cô gái trẻ, ta cũng nhìn thấy mình bởi đã có lúc ta rơi vào tình trạng như cô: “Đối với tôi, lạnh, đói, đau, hay mệt mỏi luôn là những cảm giác… dễ chịu, vì có thể dễ dàng gọi tên, cũng dễ dàng giải quyết. Còn những cảm xúc khác, tôi không tài nào kiểm soát được, ngay cả những khi bất chợt tâm trạng trượt xuống chạm sàn, cũng chỉ có thể gói gọn trong hai chữ “không ổn”, không cách nào diễn tả được. Vì sao không ổn? Không ổn như thế nào? Và, làm sao để ổn?” Tìm mua: Tôi Cần Một Cái Khuôn Khác Méo Mó Cũng Được! TiKi Lazada Shopee Đoạn trích tiêu biểu: Một người bạn từng nói, hãy nghĩ rằng, họ - những người chúng tôi không níu lại được, đang đến một nơi tốt hơn. Nhưng tôi nghĩ mãi rồi, còn nơi nào tốt hơn là ở bên đứa con chưa đầy một tháng tuổi và ngắm nhìn chúng đang say giấc nồng? Gương mặt chưa vướng bụi trần ấy có thiên thần nào sánh kịp? Chúng tôi đã không thể giữ lại mẹ cho đứa bé ấy. Và đứa trẻ, vĩnh viễn không còn biết đến bầu sữa ấm áp, không còn được nghe câu hát ru à ơi. Suốt đêm, khi chúng tôi hối hả giành giật mẹ nó với thần chết, khi người thân đang khóc ngất, nó vẫn say ngủ trên tay bà ngoại, an yên. Người cha, người chồng ấy quỳ xuống bên giường bệnh, “Cứu vợ em đi bác sĩ ơi, bao nhiêu tiền em cũng trả, bác sĩ đừng dừng lại mà.” Trước đó, anh níu tay anh đồng nghiệp, rồi tay tôi, đặt lên ngực vợ mình, xin chúng tôi tiếp tục nhấn tim. Tôi nhìn những giọt mồ hôi của các anh rơi, những cái nhấn tim đến kiệt sức. Giá như mọi chuyện chỉ đơn giản là tiền bạc! Chúng tôi tránh không nhìn vào mắt nhau, hiểu rằng ai cũng đang kìm nén để không bật khóc, không gào thét. Tại sao? Tại sao sáu tiếng đồng hồ đổ sông đổ bể? Tại sao đến lúc quyết định buông xuôi tôi vẫn không chịu được khi nhìn thấy số 0 và đường thẳng chạy dài lạnh lùng trên màn hình theo dõi? Khi người nhà vây quanh, nắm tay bóp chân, động viên người bệnh, tôi đã hy vọng phép màu sẽ xảy ra, những nhịp tim đều đặn lại xuất hiện trên màn hình và ngón tay trỏ bất chợt nhấc lên. Nhưng, cuộc đời không phải một tập phim truyền hình, nó tàn nhẫn hơn rất nhiều lần! Và điều đáng sợ nhất là sau khi chiếc xe đưa người phụ nữ ấy về an nghỉ nơi cố hương lăn bánh, tôi lại phải quay trở lại công việc, như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Tôi cũng là con người, cũng có cảm xúc. Tôi phải làm sao để sống an lành suốt những tháng năm còn lại, với những ánh mắt van nài và tiếng khóc thê lương?Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tôi Cần Một Cái Khuôn Khác Méo Mó Cũng Được! PDF của tác giả Lê Bùi Thảo Nguyên nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nỗi Buồn Chiến Tranh (Bảo Ninh)
Tác phẩm là dòng hồi ức của người lính về chiến tranh và thời tuổi trẻ đã trải qua trong bom đạn. Đó là lòng tiếc thương vô hạn đối với những người cùng thế hệ với mình đã nằm xuống, là ám ảnh về thân phận con người trong thời buổi loạn ly, và thông qua thân phận là sự tái hiện đầy xót xa về quá khứ, những suy tư nghiền ngẫm về con đường dấn thân của cả một thế hệ sinh ra trong chiến tranh. Bao trùm lên tất cả, là nỗi buồn sâu xa gắn với từng mảnh đời riêng. Tác phẩm đã bước ra khỏi lối mòn về lòng tự hào dân tộc cùng những chiến công và vinh quang tập thể để nêu lên thông điệp về sự ghê tởm, về tính chất hủy diệt của chiến tranh đối với con người. Vào thời điểm ra đời cuối thập niên 1980, “Nỗi buồn chiến tranh” có thể được xem là tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại đầu tiên viết về chiến tranh có cái nhìn khác với quan niệm truyền thống, khẳng định mạnh mẽ vai trò cá nhân trong xã hội, quyền sống, hạnh phúc và đau khổ của con người với tư cách một cá thể độc lập. Tiểu thuyết nhận được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nỗi Buồn Chiến Tranh PDF của tác giả Bảo Ninh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nỗi Buồn Chiến Tranh (Bảo Ninh)
Tác phẩm là dòng hồi ức của người lính về chiến tranh và thời tuổi trẻ đã trải qua trong bom đạn. Đó là lòng tiếc thương vô hạn đối với những người cùng thế hệ với mình đã nằm xuống, là ám ảnh về thân phận con người trong thời buổi loạn ly, và thông qua thân phận là sự tái hiện đầy xót xa về quá khứ, những suy tư nghiền ngẫm về con đường dấn thân của cả một thế hệ sinh ra trong chiến tranh. Bao trùm lên tất cả, là nỗi buồn sâu xa gắn với từng mảnh đời riêng. Tác phẩm đã bước ra khỏi lối mòn về lòng tự hào dân tộc cùng những chiến công và vinh quang tập thể để nêu lên thông điệp về sự ghê tởm, về tính chất hủy diệt của chiến tranh đối với con người. Vào thời điểm ra đời cuối thập niên 1980, “Nỗi buồn chiến tranh” có thể được xem là tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại đầu tiên viết về chiến tranh có cái nhìn khác với quan niệm truyền thống, khẳng định mạnh mẽ vai trò cá nhân trong xã hội, quyền sống, hạnh phúc và đau khổ của con người với tư cách một cá thể độc lập. Tiểu thuyết nhận được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nỗi Buồn Chiến Tranh PDF của tác giả Bảo Ninh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.