Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tổng tập văn học Việt Nam (trọn bộ 42 tập) Một công trình văn hóa lớn

Một công trình văn hóa lớn đã hoàn thành

Cùng với âm nhạc, mỹ thuật và nghệ thuật sân khấu, VĂN HỌC là một trong những sáng tạo đẹp đẽ nhất của con người. Không kể những thần thoại, truyền thuyết có từ thời các vua Hùng dựng nước, Việt Nam ta đã có một nền văn học dài hơn ngàn năm kể từ thời vua Ngô Quyền dựng lại nước. Văn học nói ở đây là văn học hiểu theo nghĩa rộng vì thời cổ-cận đại từ các vua Hùng trước công nguyên cho đến giữa thế kỷ XX là thời đại văn, sử, triết bất phân, cho nên trong các bộ lịch sử văn học, - bên cạnh những tác gia và tác phẩm thuần túy văn học là đa số,- phải đề cập đến những tác gia và tác phẩm triết học, sử học, địa chí, những tác phẩm có tính chất folklor học, dân tộc học, văn hóa học là một phần quan trọng của di sản tinh thần Việt Nam. Đến năm 2000, khi loài người và văn hoá nhân loại bước sang thế kỷ và thiên kỷ mới, đông đảo các nhà nghiên cứu, các nhà văn hoá đã hợp tác với nhau trong nhiều năm để hoàn thành một công trình đồ sộ góp phần làm cho thế giới biết rõ hơn bộ mặt của văn hoá văn minh Việt Nam: đó là bộ TỔNG TẬP VĂN HỌC VIỆT NAM gồm 42 tập, tổng cộng hơn 4 vạn trang mà tập cuối cùng đã được công bố vào cuối năm 2000 tại Hà Nội (nhà xuất bản Khoa học xã hội). Thật ra, gọi đây là Tổng tập văn học Việt Nam thì cũng chưa hoàn toàn chính xác vì công trình đồ sộ này gồm đến 3 bộ: - Tổng tập văn học Việt Nam thời cổ- cận đại ( bộ I )đề cập đến các tác gia và chứa đựng các tác phẩm từ đời Lý ( thế kỷ XI-XII ) đến 1945 là bộ sách mà ta đang bàn đến; - Tiếp theo là Tổng tập văn học dân gian Việt Nam ( bộ II ) đề cập đến tác phẩm truyền miệng của 54 dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam. Bộ này cũng đã được hoàn thành cùng lúc với bộ I nói trên; - Sau cùng sẽ là Tổng tập văn học Việt Nam thời hiện đại ( bộ III ) sẽ hoàn thành trong những năm tới, đề cập đến các tác gia và chứa đựng các tác phẩm chọn lọc có từ sau 1945 cho đến nay. Phải có đủ cả 3 bộ thì Tổng tập văn học Việt Nam mới là một tập đại thành trọn vẹn, đúng với tên gọi của nó. Bây giờ ta hãy xem xét bộ I. Chỉ cần điểm qua nội dung 42 tập của bộ Tổng tập văn học Việt Nam (thời cổ-cận đại) này cũng sẽ thấy được giá trị và tầm quan trọng của nó. - Tập 1 (gần 500 trang) dành 200 trang đầu cho bài giới thiệu của Nguyễn Duy Quý, bài tựa của Nguyễn Khánh Toàn, bài bạt của Đặng Thái Mai và đáng chú ý nhất là bài tổng luận về bộ Tổng tập văn hoá Việt Nam của Đinh Gia Khánh. Tiếp đến là phần dành cho văn học đời Lý với 50 tác gia, phần lớn là nhà thơ. - Tập 2 (hơn 1000 trang) dành cho 22 tác gia thời Trần và 2 tác phẩm Thiền uyển tập anh, Tam tổ thực lục. - Tập 3 (hơn 1000 trang) dành cho 33 tác gia thời cuối Trần, 7 tác gia thời Hồ và 5 tác phẩm: Đại Việt sử lược, Việt điện u linh, Lĩnh nam chích quái, Nam ông mộng lục và Nam dược thần hiệu. - Tập 4 (hơn 1000 trang) dành cho văn học thời Lê sơ gắn với tên tuổi Nguyễn Trãi và văn học thời thịnh Lê gắn với Hội Tao đàn và Lê Thánh Tông. - Tập 5 (gần 1200 trang) dành cho các tác gia cuối triều Lê sơ, triều Mạc và đầu triều Lê Trung Hưng, nổi bật là tên tuổi Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Tập 6 (hơn 800 trang) dành cho các tác gia thời Lê Trung Hưng, chúa Trịnh, chúa Nguyễn. - Hai tập 7 và 8 (hơn 1400 trang) dành cho các tác gia thời Tây Sơn (Ngô thì Nhậm, Phan Huy Ích, Lê Ngọc Hân...) - Tập 9 (hơn 1100 trang) dành cho những tác phẩm văn học mang tính sử học và địa chí (Hoan châu Ký, Nam triều công nghiệp diễn chí... ) - Tập 10 (gần 1000 trang) dành cho 24 truyện nôm ở các thế kỷ XVII - XVIII, từ Lâm tuyền kỳ ngộ đến Hồng Hoan lương sử. - Tập 11 và 12 (hơn 1600 trang) dành cho 17 vở hát bội cổ điển từ Sơn hậu đến Phong ba đình, 13 vở tuồng của Đào Tấn, Nguyễn Hiển Đĩnh, Bùi Hữu Nghĩa, Phan Bội Châu và 4 vở tuồng đồ khuyết danh mà nổi tiếng là Nghêu, sò, ốc, hến. - Tập 13 (1400 trang) dành cho các khúc ngâm Chinh phụ, Cung oán, Truyện Kiều, Hoa Tiên, Sơ kính tân trang, Mai đình mộng ký... tiêu biểu cho văn học cổ điển Việt Nam. - Tập 14, 15 và 16 (hơn 3000 trang) dành cho 75 tác gia từ cuối Lê đến cuối Nguyễn: từ Lê Quý Đôn đến Nguyễn Đình chiểu. - Tập 17 (hơn 600 trang) dành cho các tác gia thời Cần Vương từ Tôn Thất Thuyết đến Nguyễn Quang Bính. - Hai tập 18 và 19 (hơn 1800 trang) dành cho các tác gia dùng văn học yêu nước đầu thế kỷ XX Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh... -Tập 20 (gần 1200 trang) dành cho các tác gia văn học và các nhà nghiên cứu văn hoá cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX : Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của. - Tập 21 (hơn 1000 trang) dành cho văn học báo chí cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: từ Nông cổ mín đàm, Nam Phong đến Tri Tân, Thanh Nghị... - Hai tập 22 và 23 (hơn 2500 trang) dành cho các nhà nghiên cứu văn học và văn hoá nửa đầu thế kỷ XX : từ Phan Kế Bính, Vũ Ngọc Phan đến Đào Duy Anh, Nguyễn Đổng Chi... - Tập 24 (hơn 1100 trang) dành cho 16 kịch tác gia nửa đầu thế kỷ XX từ Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc đến Đoàn Phú Tứ, Huy Thông... - Tập 25 (gần 700 trang) dành cho 50 nhà "thơ mới" từ Thế Lữ đến T.T.Kh - Tám tập từ 26 đến 33 (gần 8000 trang) dành cho 48 nhà văn trong và ngoài Tự lực Văn đoàn từ Khái Hưng, Nhất Linh, Vũ Trọng Phụng đến Nam Cao, Nguyên Hồng... - Năm tập từ 34 đến 38(gần 4000 trang) dành cho các tác gia văn học cách mạng từ Tố Hữu đến Hồ Chí Minh. - Ba tập từ 39 đế 41 (gần 2700 trang) dành cho các truyền thuyết, luật tục, truyện thơ, tình ca, trường ca của các dân tộc thiểu số : Tày, Nùng, Thái, Mường, E đê đến Khơ me... - Cuối cùng, tập 42 là tập sách dẫn cho 41 tập của Bộ sách, gồm tổng mục lục, sách dẫn tên tác giả, sách dẫn tên tác phẩm. Hơn 1000 năm văn học của người Việt và nhiều dân tộc anh em khác được tập hợp trong hơn 4 vạn trang sách của bộ Tổng tập văn học Việt Nam thời cổ-cận đại này đã làm nên xuất bản phẩm đồ sộ nhất mà trí tuệ Việt Nam đã thực hiện thành công vào năm 2000, làm cho con người Việt Nam thế kỷ XXI và con cháu ta ở thiên kỷ III thêm tự hào về ông cha, về dân tộc, văn hoá, văn minh Việt Nam. Bản quyền của bài viết thuộc tác giả Lê Văn Hảo

Cùng với âm nhạc, mỹ thuật và nghệ thuật sân khấu, VĂN HỌC là một trong những sáng tạo đẹp đẽ nhất của con người. Không kể những thần thoại, truyền thuyết có từ thời các vua Hùng dựng nước, Việt Nam ta đã có một nền văn học dài hơn ngàn năm kể từ thời vua Ngô Quyền dựng lại nước.

Văn học nói ở đây là văn học hiểu theo nghĩa rộng vì thời cổ-cận đại từ các vua Hùng trước công nguyên cho đến giữa thế kỷ XX là thời đại văn, sử, triết bất phân, cho nên trong các bộ lịch sử văn học, - bên cạnh những tác gia và tác phẩm thuần túy văn học là đa số,- phải đề cập đến những tác gia và tác phẩm triết học, sử học, địa chí, những tác phẩm có tính chất folklor học, dân tộc học, văn hóa học là một phần quan trọng của di sản tinh thần Việt Nam.

Đến năm 2000, khi loài người và văn hoá nhân loại bước sang thế kỷ và thiên kỷ mới, đông đảo các nhà nghiên cứu, các nhà văn hoá đã hợp tác với nhau trong nhiều năm để hoàn thành một công trình đồ sộ góp phần làm cho thế giới biết rõ hơn bộ mặt của văn hoá văn minh Việt Nam: đó là bộ TỔNG TẬP VĂN HỌC VIỆT NAM gồm 42 tập, tổng cộng hơn 4 vạn trang mà tập cuối cùng đã được công bố vào cuối năm 2000 tại Hà Nội (nhà xuất bản Khoa học xã hội).

Thật ra, gọi đây là Tổng tập văn học Việt Nam thì cũng chưa hoàn toàn chính xác vì công trình đồ sộ này gồm đến 3 bộ:

- Tổng tập văn học Việt Nam thời cổ- cận đại ( bộ I )đề cập đến các tác gia và chứa đựng các tác phẩm từ đời Lý ( thế kỷ XI-XII ) đến 1945 là bộ sách mà ta đang bàn đến;

- Tiếp theo là Tổng tập văn học dân gian Việt Nam ( bộ II ) đề cập đến tác phẩm truyền miệng của 54 dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam. Bộ này cũng đã được hoàn thành cùng lúc với bộ I nói trên;

- Sau cùng sẽ là Tổng tập văn học Việt Nam thời hiện đại ( bộ III ) sẽ hoàn thành trong những năm tới, đề cập đến các tác gia và chứa đựng các tác phẩm chọn lọc có từ sau 1945 cho đến nay.

Phải có đủ cả 3 bộ thì Tổng tập văn học Việt Nam mới là một tập đại thành trọn vẹn, đúng với tên gọi của nó.

Bây giờ ta hãy xem xét bộ I.

Chỉ cần điểm qua nội dung 42 tập của bộ Tổng tập văn học Việt Nam (thời cổ-cận đại) này cũng sẽ thấy được giá trị và tầm quan trọng của nó.

- Tập 1 (gần 500 trang) dành 200 trang đầu cho bài giới thiệu của Nguyễn Duy Quý, bài tựa của Nguyễn Khánh Toàn, bài bạt của Đặng Thái Mai và đáng chú ý nhất là bài tổng luận về bộ Tổng tập văn hoá Việt Nam của Đinh Gia Khánh. Tiếp đến là phần dành cho văn học đời Lý với 50 tác gia, phần lớn là nhà thơ.

- Tập 2 (hơn 1000 trang) dành cho 22 tác gia thời Trần và 2 tác phẩm Thiền uyển tập anh, Tam tổ thực lục.

- Tập 3 (hơn 1000 trang) dành cho 33 tác gia thời cuối Trần, 7 tác gia thời Hồ và 5 tác phẩm: Đại Việt sử lược, Việt điện u linh, Lĩnh nam chích quái, Nam ông mộng lục và Nam dược thần hiệu.

- Tập 4 (hơn 1000 trang) dành cho văn học thời Lê sơ gắn với tên tuổi Nguyễn Trãi và văn học thời thịnh Lê gắn với Hội Tao đàn và Lê Thánh Tông.

- Tập 5 (gần 1200 trang) dành cho các tác gia cuối triều Lê sơ, triều Mạc và đầu triều Lê Trung Hưng, nổi bật là tên tuổi Nguyễn Bỉnh Khiêm.

- Tập 6 (hơn 800 trang) dành cho các tác gia thời Lê Trung Hưng, chúa Trịnh, chúa Nguyễn.

- Hai tập 7 và 8 (hơn 1400 trang) dành cho các tác gia thời Tây Sơn (Ngô thì Nhậm, Phan Huy Ích, Lê Ngọc Hân...)

- Tập 9 (hơn 1100 trang) dành cho những tác phẩm văn học mang tính sử học và địa chí (Hoan châu Ký, Nam triều công nghiệp diễn chí... )

- Tập 10 (gần 1000 trang) dành cho 24 truyện nôm ở các thế kỷ XVII - XVIII, từ Lâm tuyền kỳ ngộ đến Hồng Hoan lương sử.

- Tập 11 và 12 (hơn 1600 trang) dành cho 17 vở hát bội cổ điển từ Sơn hậu đến Phong ba đình, 13 vở tuồng của Đào Tấn, Nguyễn Hiển Đĩnh, Bùi Hữu Nghĩa, Phan Bội Châu và 4 vở tuồng đồ khuyết danh mà nổi tiếng là Nghêu, sò, ốc, hến.

- Tập 13 (1400 trang) dành cho các khúc ngâm Chinh phụ, Cung oán, Truyện Kiều, Hoa Tiên, Sơ kính tân trang, Mai đình mộng ký... tiêu biểu cho văn học cổ điển Việt Nam.

- Tập 14, 15 và 16 (hơn 3000 trang) dành cho 75 tác gia từ cuối Lê đến cuối Nguyễn: từ Lê Quý Đôn đến Nguyễn Đình chiểu.

- Tập 17 (hơn 600 trang) dành cho các tác gia thời Cần Vương từ Tôn Thất Thuyết đến Nguyễn Quang Bính.

- Hai tập 18 và 19 (hơn 1800 trang) dành cho các tác gia dùng văn học yêu nước đầu thế kỷ XX Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh...

-Tập 20 (gần 1200 trang) dành cho các tác gia văn học và các nhà nghiên cứu văn hoá cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX : Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của.

- Tập 21 (hơn 1000 trang) dành cho văn học báo chí cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: từ Nông cổ mín đàm, Nam Phong đến Tri Tân, Thanh Nghị...

- Hai tập 22 và 23 (hơn 2500 trang) dành cho các nhà nghiên cứu văn học và văn hoá nửa đầu thế kỷ XX : từ Phan Kế Bính, Vũ Ngọc Phan đến Đào Duy Anh, Nguyễn Đổng Chi...

- Tập 24 (hơn 1100 trang) dành cho 16 kịch tác gia nửa đầu thế kỷ XX từ Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc đến Đoàn Phú Tứ, Huy Thông...

- Tập 25 (gần 700 trang) dành cho 50 nhà "thơ mới" từ Thế Lữ đến T.T.Kh

- Tám tập từ 26 đến 33 (gần 8000 trang) dành cho 48 nhà văn trong và ngoài Tự lực Văn đoàn từ Khái Hưng, Nhất Linh, Vũ Trọng Phụng đến Nam Cao, Nguyên Hồng...

- Năm tập từ 34 đến 38(gần 4000 trang) dành cho các tác gia văn học cách mạng từ Tố Hữu đến Hồ Chí Minh.

- Ba tập từ 39 đế 41 (gần 2700 trang) dành cho các truyền thuyết, luật tục, truyện thơ, tình ca, trường ca của các dân tộc thiểu số : Tày, Nùng, Thái, Mường, E đê đến Khơ me...

- Cuối cùng, tập 42 là tập sách dẫn cho 41 tập của Bộ sách, gồm tổng mục lục, sách dẫn tên tác giả, sách dẫn tên tác phẩm.

Hơn 1000 năm văn học của người Việt và nhiều dân tộc anh em khác được tập hợp trong hơn 4 vạn trang sách của bộ Tổng tập văn học Việt Nam thời cổ-cận đại này đã làm nên xuất bản phẩm đồ sộ nhất mà trí tuệ Việt Nam đã thực hiện thành công vào năm 2000, làm cho con người Việt Nam thế kỷ XXI và con cháu ta ở thiên kỷ III thêm tự hào về ông cha, về dân tộc, văn hoá, văn minh Việt Nam.

Bản quyền của bài viết thuộc tác giả Lê Văn Hảo

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

SÀO NAM ẤN TẬP
 SÀO NAM ẤN TẬP
KIM VÂN KIỀU - NGUYỄN DU (1943) NGUYỄN VĂN VĨNH
Vào giữa năm 1924, Hãng phim và chiếu bóng Đông Dương (Indochine films et cinémas) đã tiến hành nhanh các công đoạn cuối của việc làm bộ phim Kim Vân Kiều. Việc dàn dựng, quay hoàn tất bộ phim tại Hà Nội, còn làm hậu kỳ thì tại Pháp.Trên nhiều báo và tạp chí đương thời đã giới thiệu rộng rãi với dân chúng cả nước: Hãng phim và cinéma Đông Dương trình bày phim Kim Vân Kiều… Truyện cổ An Nam trích từ tiểu thuyết nổi tiếng, quen thuộc của Nguyễn Du… Bộ phim Đông Dương đầu tiên được thực hiện với diễn viên, trang trí, phục trang hoàn toàn bản xứ. Diễn viên do Đoàn tuồng của “Hãng khai thác sân khấu An Nam Quảng Lạc” ở Hà Nội… Trong cuốn sách Nhớ và ghi (NXB Tác Phẩm Mới, 1978), nhà văn Nguyễn Công Hoan cũng viết về sự kiện làm phim Kim Vân Kiều ở Hà Nội như sau: “… Các vai đóng đều là đào, kép rạp tuồng Quảng Lạc. Bảy Tắc đóng vai Hoạn Thư, Tư Lê đóng vai ông Phú. Phong cảnh là cảnh thật chung quanh Hà Nội. Sân chùa Láng là dinh Từ Hải, cổng Sanh làng Thọ là cửa vào nhà Tú Bà, bãi tha ma làng Yên Thái là chỗ Kiều viếng Đạm Tiên…”.Như vậy, có thể ghi nhận rằng, phim Kim Vân Kiều là bộ phim truyện đầu tiên của Việt Nam, ra đời năm 1924! Xin lưu ý bạn đọc rằng, tại Pháp, năm 1895 Điện ảnh mới ra đời với những cuốn phim ghi cảnh sống thực dài chừng 1 phút. Ví dụ, bộ phim nổi tiếng thuở ban đầu ấy: Người tưới vườn bị tưới có thời lượng 38 giây. Và, mươi năm đầu, điện ảnh chỉ là phim tài liệu, cho đến sau Chiến tranh thế giới thứ nhất mới có phim truyện.Như thế mới biết, việc Việt Nam làm phim truyện năm 1924 là rất tân kỳ! Trước đó, Hãng phim và chiếu bóng Đông Dương đã sản xuất nhiều bộ phim tài liệu. Cho đến đầu năm 1923, Hãng mới lên kế hoạch thực hiện bộ phim truyện đầu tiên ở Việt Nam, và đã chọn Truyện Kiều để đưa lên màn ảnh. Đó là tác phẩm tiêu biểu của văn học dân tộc Việt Nam, mà học giả Nguyễn Văn Vĩnh vừa dịch ra tiếng Pháp để giới thiệu với Tây Âu.Về việc chọn Truyện Kiều đưa lên phim, ông Nguyễn Văn Vĩnh cũng cổ vũ rất nhiều trên báo chí. Ông cũng là người đi đầu trong việc giới thiệu, dàn dựng những vở kịch nổi tiếng của phương Tây trên sân khấu Việt Nam khi đó.Trên báo Trung Bắc Tân văn ngày 9/6/1923, Nguyễn Văn Vĩnh nêu ý kiến của mình về việc làm phim Kim Vân Kiều:“Nay tôi lại muốn rủ đồng nhân làm một việc thí nghiệm như thế nữa, mà kết quả có lẽ còn hay hơn cuộc diễn kịch Bệnh tưởng, Trưởng giả học làm sang.Vì nếu chúng ta đóng nổi tích Kim Vân Kiều cho khéo theo cái phương pháp nhà nghề chớp bóng là một kỹ nghệ tối tân trong xã hội Âu Mỹ thì, trước nữa chúng ta tỏ được cho người Âu biết rằng không có điều gì mới cho sức hiểu của chúng ta.Sau nữa, nếu chúng ta làm ra được phim hay, nổi tiếng cho hiệu Indochine film để cho khách cinéma trong thế giới thưởng thức một cuộc vui thi vị đặc biệt, ai nấy phải khen văn chương, khen tư tưởng Việt Nam, ấy có phải ta cũng làm được một việc quảng cáo chung cho nước ta với toàn cầu…”.Ngay sau đó, trên báo Trung Bắc Tân văn ngày 11/6/1923, ông Nguyễn Văn Vĩnh còn viết bài giới thiệu về điện ảnh thế giới đã trở thành một thực nghiệp của cuộc làm giàu. Và ông nhìn nhận: “… Người Việt Nam ta doanh nghiệp rất khó khăn, về đường công thương thực nghiệp thật là thua thiệt, thì tưởng nghề gì dễ kiếm tiền thiên hạ cũng nên đem bá cáo cho bao kẻ có khiếu tự nhiên bắt chước đó mà làm, ấy cũng là một cách giúp đồng chủng trong buổi cạnh tranh khó khăn này”.Tiếp nữa, trên tờ Trung Bắc Tân văn ngày 13/6/1923, ông Nguyễn Văn Vĩnh cổ vũ cho cuộc làm phim Kim Vân Kiều: “Bộ phim cả thảy hơn ba mươi vai. Vị đào nào đóng nổi vai Kiều tức là thuỷ tổ của nghề đóng cinema ở đất Việt Nam này. Bởi vì, hễ vai Kiều mà đóng được thật tài, người ngoại quốc xem cinéma phải nghĩ: “Bên họ, một Thuý Kiều hồng nhan bạc mệnh, một kiếp long đong như thế, mà con người trong truyện còn đáng kính đáng vì, tất nhiên những người đàn bà khác trong dân tộc ấy phải hay, phải giỏi, phải thuần thục nết na biết dường nào…”.Học giả Nguyễn Văn Vĩnh không những quan tâm sâu sắc về nghề nghiệp cinéma có vai trò quan trọng trong thực nghiệp kinh tế, văn hoá xã hội, mà còn nêu ra những chi tiết nghề làm phim cụ thể: “… Có vài điều cần dặn trước là người đóng cinéma phải có một tư cách riêng là nước da phải ăn ảnh (photogénique). Điều thứ hai là răng phải để trắng. Những người răng đen mà đóng cinéma thì khi chớp ra, nó hoá như không có răng, miệng rỗng toác coi không đẹp…”.Được sự cổ vũ nhiệt thành, sâu sắc của báo chí cũng như của học giả Nguyễn Văn Vĩnh như vậy, khiến việc làm phim Kim Vân Kiều trở thành mối quan tâm lớn của nhiều người Việt Nam đương thời.Khi bắt tay vào thực hiện, đoàn làm phim gặp một khó khăn lớn nhất là: không tìm được diễn viên đáp ứng nổi các số phận nhân vật trong truyện phim này. Những đào, kép của rạp tuồng Quảng Lạc thời đó không thể là những diễn viên của nghệ thuật điện ảnh tân kỳ. Do vậy, khi phim làm xong, đem trình chiếu, những công chúng mong muốn có được một thành công của điện ảnh Việt Nam đã rất thất vọng.Ngày 19/9/1924, phim Kim Vân Kiều được công chiếu buổi đầu tiên ở rạp Casino tại Sài Gòn. Ngay sau đó, trên tờ Đông Pháp thời báo do ông Trần Huy Liệu làm chủ bút, có bài Chớp bóng Kim Vân Kiều của Công Luận, viết: “…Trong bản chớp bóng có ba nhân vật quan trọng là Kim Vân Kiều, Kim Trọng và Hoạn Thư. Vai Kim Trọng thì chẳng khác gì một thằng ngốc, diện mạo chẳng ra chi, thái độ lại khả bỉ làm sao chẳng khác chi cái thái độ của mấy anh bôi nhọ mặt ở rạp Quảng Lạc. Nhất là lúc đi tìm nhà trọ… Đến lúc đối diện với Kiều coi thái độ chàng Kim đối với nàng Kiều chả khác gì cái tư cách một bác lính “chào mào” ngồi lần khân với một gái giang hồ… Tóm lại, cuộc chớp bóng vừa rồi thiệt không có giá trị gì, chả lột được đôi chút tinh thần Truyện Kiều, chớp bóng có lẽ lại làm giảm mất cái chân giá trị đối với thế giới…”. (Đông Pháp thời báo số ra ngày 24/9/1924).Có lẽ, như chính ông Nguyễn Văn Vĩnh đã viết về việc làm phim Kim Vân Kiều: “… Làm một việc thí nghiệm”, bộ phim đã như một cuộc thử sức của các nghệ sĩ Việt Nam khi bước vào Nghệ thuật thứ bảy.Dù vậy, phim Kim Vân Kiều cũng là dấu mốc đầu tiên trong lịch sử Điện ảnh nghệ thuật Việt Nam, gây nên một ấn tượng mạnh trong đời sống văn hoá đương thời với việc đưa tích truyện quen thuộc là Truyện Kiều lên màn ảnh – một loại hình nghệ thuật còn mới mẻ ngay cả đối với Âu Mỹ.
KIM TÚY TÌNH TỪ - NGUYỄN DU (PHẠM KIM CHI CHÚ THÍCH)
Cuốn "Kim Túy tình từ" này được Huỳnh Thúc Mậu dịch thuở triều vua Duy Tân, năm thứ 9 tháng Giêng từ bản chính gốc "Kim Túy Tình Từ" (bản cũ do cháu dòng họ Nguyễn Du là Nguyễn Mai, hiệu Long Khê hữu tuyết cất giữ, có chú dẫn điển tích rõ ràng). Chữ nghĩa để đời thêm nặng giá; dầu xứ khác kiểu thơm truyền đặng khắp, bia bài nơi chúng ví dường hoa. Cuốn "Kim Túy tình từ" này được Huỳnh Thúc Mậu dịch thuở triều vua Duy Tân, năm thứ 9 tháng Giêng từ bản chính gốc "Kim Túy Tình Từ" (bản cũ do cháu dòng họ Nguyễn Du là Nguyễn Mai, hiệu Long Khê hữu tuyết cất giữ, có chú dẫn điển tích rõ ràng). Chữ nghĩa để đời thêm nặng giá; dầu xứ khác kiểu thơm truyền đặng khắp, bia bài nơi chúng ví dường hoa.Cuốn sách in ra cho tài nhản tao khách xem chung, ngỏ biết ý nhiệm màu, lời tao nhã và khuôn linh sắp đặt cho người đời, ít ai tròn qua trời đặng. Xin chư vị cao minh vui lòng xem chơi, dẫu thấy sai suyễn cho nào, rộng lòng sông biển. Phạm Kim Chi - chú thích.
KIM VÂN KIỀU TÂN TRUYỆN (1894) - NGUYỄN DU
KIM VÂN KIỀU TÂN TRUYỆN, khắc in ở Hà Nội năm 1894. Hiện lưu trữ ở Thư viện Anh Quốc.Đặc biệt bản Truyện Kiều chữ Nôm này mỗi trang đều có tranh minh hoạ, tất cả có khoảng 150 bức minh hoạ rất tuyệt vời!