Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tổng tập văn học Việt Nam (trọn bộ 42 tập) Một công trình văn hóa lớn

Một công trình văn hóa lớn đã hoàn thành

Cùng với âm nhạc, mỹ thuật và nghệ thuật sân khấu, VĂN HỌC là một trong những sáng tạo đẹp đẽ nhất của con người. Không kể những thần thoại, truyền thuyết có từ thời các vua Hùng dựng nước, Việt Nam ta đã có một nền văn học dài hơn ngàn năm kể từ thời vua Ngô Quyền dựng lại nước. Văn học nói ở đây là văn học hiểu theo nghĩa rộng vì thời cổ-cận đại từ các vua Hùng trước công nguyên cho đến giữa thế kỷ XX là thời đại văn, sử, triết bất phân, cho nên trong các bộ lịch sử văn học, - bên cạnh những tác gia và tác phẩm thuần túy văn học là đa số,- phải đề cập đến những tác gia và tác phẩm triết học, sử học, địa chí, những tác phẩm có tính chất folklor học, dân tộc học, văn hóa học là một phần quan trọng của di sản tinh thần Việt Nam. Đến năm 2000, khi loài người và văn hoá nhân loại bước sang thế kỷ và thiên kỷ mới, đông đảo các nhà nghiên cứu, các nhà văn hoá đã hợp tác với nhau trong nhiều năm để hoàn thành một công trình đồ sộ góp phần làm cho thế giới biết rõ hơn bộ mặt của văn hoá văn minh Việt Nam: đó là bộ TỔNG TẬP VĂN HỌC VIỆT NAM gồm 42 tập, tổng cộng hơn 4 vạn trang mà tập cuối cùng đã được công bố vào cuối năm 2000 tại Hà Nội (nhà xuất bản Khoa học xã hội). Thật ra, gọi đây là Tổng tập văn học Việt Nam thì cũng chưa hoàn toàn chính xác vì công trình đồ sộ này gồm đến 3 bộ: - Tổng tập văn học Việt Nam thời cổ- cận đại ( bộ I )đề cập đến các tác gia và chứa đựng các tác phẩm từ đời Lý ( thế kỷ XI-XII ) đến 1945 là bộ sách mà ta đang bàn đến; - Tiếp theo là Tổng tập văn học dân gian Việt Nam ( bộ II ) đề cập đến tác phẩm truyền miệng của 54 dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam. Bộ này cũng đã được hoàn thành cùng lúc với bộ I nói trên; - Sau cùng sẽ là Tổng tập văn học Việt Nam thời hiện đại ( bộ III ) sẽ hoàn thành trong những năm tới, đề cập đến các tác gia và chứa đựng các tác phẩm chọn lọc có từ sau 1945 cho đến nay. Phải có đủ cả 3 bộ thì Tổng tập văn học Việt Nam mới là một tập đại thành trọn vẹn, đúng với tên gọi của nó. Bây giờ ta hãy xem xét bộ I. Chỉ cần điểm qua nội dung 42 tập của bộ Tổng tập văn học Việt Nam (thời cổ-cận đại) này cũng sẽ thấy được giá trị và tầm quan trọng của nó. - Tập 1 (gần 500 trang) dành 200 trang đầu cho bài giới thiệu của Nguyễn Duy Quý, bài tựa của Nguyễn Khánh Toàn, bài bạt của Đặng Thái Mai và đáng chú ý nhất là bài tổng luận về bộ Tổng tập văn hoá Việt Nam của Đinh Gia Khánh. Tiếp đến là phần dành cho văn học đời Lý với 50 tác gia, phần lớn là nhà thơ. - Tập 2 (hơn 1000 trang) dành cho 22 tác gia thời Trần và 2 tác phẩm Thiền uyển tập anh, Tam tổ thực lục. - Tập 3 (hơn 1000 trang) dành cho 33 tác gia thời cuối Trần, 7 tác gia thời Hồ và 5 tác phẩm: Đại Việt sử lược, Việt điện u linh, Lĩnh nam chích quái, Nam ông mộng lục và Nam dược thần hiệu. - Tập 4 (hơn 1000 trang) dành cho văn học thời Lê sơ gắn với tên tuổi Nguyễn Trãi và văn học thời thịnh Lê gắn với Hội Tao đàn và Lê Thánh Tông. - Tập 5 (gần 1200 trang) dành cho các tác gia cuối triều Lê sơ, triều Mạc và đầu triều Lê Trung Hưng, nổi bật là tên tuổi Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Tập 6 (hơn 800 trang) dành cho các tác gia thời Lê Trung Hưng, chúa Trịnh, chúa Nguyễn. - Hai tập 7 và 8 (hơn 1400 trang) dành cho các tác gia thời Tây Sơn (Ngô thì Nhậm, Phan Huy Ích, Lê Ngọc Hân...) - Tập 9 (hơn 1100 trang) dành cho những tác phẩm văn học mang tính sử học và địa chí (Hoan châu Ký, Nam triều công nghiệp diễn chí... ) - Tập 10 (gần 1000 trang) dành cho 24 truyện nôm ở các thế kỷ XVII - XVIII, từ Lâm tuyền kỳ ngộ đến Hồng Hoan lương sử. - Tập 11 và 12 (hơn 1600 trang) dành cho 17 vở hát bội cổ điển từ Sơn hậu đến Phong ba đình, 13 vở tuồng của Đào Tấn, Nguyễn Hiển Đĩnh, Bùi Hữu Nghĩa, Phan Bội Châu và 4 vở tuồng đồ khuyết danh mà nổi tiếng là Nghêu, sò, ốc, hến. - Tập 13 (1400 trang) dành cho các khúc ngâm Chinh phụ, Cung oán, Truyện Kiều, Hoa Tiên, Sơ kính tân trang, Mai đình mộng ký... tiêu biểu cho văn học cổ điển Việt Nam. - Tập 14, 15 và 16 (hơn 3000 trang) dành cho 75 tác gia từ cuối Lê đến cuối Nguyễn: từ Lê Quý Đôn đến Nguyễn Đình chiểu. - Tập 17 (hơn 600 trang) dành cho các tác gia thời Cần Vương từ Tôn Thất Thuyết đến Nguyễn Quang Bính. - Hai tập 18 và 19 (hơn 1800 trang) dành cho các tác gia dùng văn học yêu nước đầu thế kỷ XX Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh... -Tập 20 (gần 1200 trang) dành cho các tác gia văn học và các nhà nghiên cứu văn hoá cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX : Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của. - Tập 21 (hơn 1000 trang) dành cho văn học báo chí cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: từ Nông cổ mín đàm, Nam Phong đến Tri Tân, Thanh Nghị... - Hai tập 22 và 23 (hơn 2500 trang) dành cho các nhà nghiên cứu văn học và văn hoá nửa đầu thế kỷ XX : từ Phan Kế Bính, Vũ Ngọc Phan đến Đào Duy Anh, Nguyễn Đổng Chi... - Tập 24 (hơn 1100 trang) dành cho 16 kịch tác gia nửa đầu thế kỷ XX từ Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc đến Đoàn Phú Tứ, Huy Thông... - Tập 25 (gần 700 trang) dành cho 50 nhà "thơ mới" từ Thế Lữ đến T.T.Kh - Tám tập từ 26 đến 33 (gần 8000 trang) dành cho 48 nhà văn trong và ngoài Tự lực Văn đoàn từ Khái Hưng, Nhất Linh, Vũ Trọng Phụng đến Nam Cao, Nguyên Hồng... - Năm tập từ 34 đến 38(gần 4000 trang) dành cho các tác gia văn học cách mạng từ Tố Hữu đến Hồ Chí Minh. - Ba tập từ 39 đế 41 (gần 2700 trang) dành cho các truyền thuyết, luật tục, truyện thơ, tình ca, trường ca của các dân tộc thiểu số : Tày, Nùng, Thái, Mường, E đê đến Khơ me... - Cuối cùng, tập 42 là tập sách dẫn cho 41 tập của Bộ sách, gồm tổng mục lục, sách dẫn tên tác giả, sách dẫn tên tác phẩm. Hơn 1000 năm văn học của người Việt và nhiều dân tộc anh em khác được tập hợp trong hơn 4 vạn trang sách của bộ Tổng tập văn học Việt Nam thời cổ-cận đại này đã làm nên xuất bản phẩm đồ sộ nhất mà trí tuệ Việt Nam đã thực hiện thành công vào năm 2000, làm cho con người Việt Nam thế kỷ XXI và con cháu ta ở thiên kỷ III thêm tự hào về ông cha, về dân tộc, văn hoá, văn minh Việt Nam. Bản quyền của bài viết thuộc tác giả Lê Văn Hảo

Cùng với âm nhạc, mỹ thuật và nghệ thuật sân khấu, VĂN HỌC là một trong những sáng tạo đẹp đẽ nhất của con người. Không kể những thần thoại, truyền thuyết có từ thời các vua Hùng dựng nước, Việt Nam ta đã có một nền văn học dài hơn ngàn năm kể từ thời vua Ngô Quyền dựng lại nước.

Văn học nói ở đây là văn học hiểu theo nghĩa rộng vì thời cổ-cận đại từ các vua Hùng trước công nguyên cho đến giữa thế kỷ XX là thời đại văn, sử, triết bất phân, cho nên trong các bộ lịch sử văn học, - bên cạnh những tác gia và tác phẩm thuần túy văn học là đa số,- phải đề cập đến những tác gia và tác phẩm triết học, sử học, địa chí, những tác phẩm có tính chất folklor học, dân tộc học, văn hóa học là một phần quan trọng của di sản tinh thần Việt Nam.

Đến năm 2000, khi loài người và văn hoá nhân loại bước sang thế kỷ và thiên kỷ mới, đông đảo các nhà nghiên cứu, các nhà văn hoá đã hợp tác với nhau trong nhiều năm để hoàn thành một công trình đồ sộ góp phần làm cho thế giới biết rõ hơn bộ mặt của văn hoá văn minh Việt Nam: đó là bộ TỔNG TẬP VĂN HỌC VIỆT NAM gồm 42 tập, tổng cộng hơn 4 vạn trang mà tập cuối cùng đã được công bố vào cuối năm 2000 tại Hà Nội (nhà xuất bản Khoa học xã hội).

Thật ra, gọi đây là Tổng tập văn học Việt Nam thì cũng chưa hoàn toàn chính xác vì công trình đồ sộ này gồm đến 3 bộ:

- Tổng tập văn học Việt Nam thời cổ- cận đại ( bộ I )đề cập đến các tác gia và chứa đựng các tác phẩm từ đời Lý ( thế kỷ XI-XII ) đến 1945 là bộ sách mà ta đang bàn đến;

- Tiếp theo là Tổng tập văn học dân gian Việt Nam ( bộ II ) đề cập đến tác phẩm truyền miệng của 54 dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam. Bộ này cũng đã được hoàn thành cùng lúc với bộ I nói trên;

- Sau cùng sẽ là Tổng tập văn học Việt Nam thời hiện đại ( bộ III ) sẽ hoàn thành trong những năm tới, đề cập đến các tác gia và chứa đựng các tác phẩm chọn lọc có từ sau 1945 cho đến nay.

Phải có đủ cả 3 bộ thì Tổng tập văn học Việt Nam mới là một tập đại thành trọn vẹn, đúng với tên gọi của nó.

Bây giờ ta hãy xem xét bộ I.

Chỉ cần điểm qua nội dung 42 tập của bộ Tổng tập văn học Việt Nam (thời cổ-cận đại) này cũng sẽ thấy được giá trị và tầm quan trọng của nó.

- Tập 1 (gần 500 trang) dành 200 trang đầu cho bài giới thiệu của Nguyễn Duy Quý, bài tựa của Nguyễn Khánh Toàn, bài bạt của Đặng Thái Mai và đáng chú ý nhất là bài tổng luận về bộ Tổng tập văn hoá Việt Nam của Đinh Gia Khánh. Tiếp đến là phần dành cho văn học đời Lý với 50 tác gia, phần lớn là nhà thơ.

- Tập 2 (hơn 1000 trang) dành cho 22 tác gia thời Trần và 2 tác phẩm Thiền uyển tập anh, Tam tổ thực lục.

- Tập 3 (hơn 1000 trang) dành cho 33 tác gia thời cuối Trần, 7 tác gia thời Hồ và 5 tác phẩm: Đại Việt sử lược, Việt điện u linh, Lĩnh nam chích quái, Nam ông mộng lục và Nam dược thần hiệu.

- Tập 4 (hơn 1000 trang) dành cho văn học thời Lê sơ gắn với tên tuổi Nguyễn Trãi và văn học thời thịnh Lê gắn với Hội Tao đàn và Lê Thánh Tông.

- Tập 5 (gần 1200 trang) dành cho các tác gia cuối triều Lê sơ, triều Mạc và đầu triều Lê Trung Hưng, nổi bật là tên tuổi Nguyễn Bỉnh Khiêm.

- Tập 6 (hơn 800 trang) dành cho các tác gia thời Lê Trung Hưng, chúa Trịnh, chúa Nguyễn.

- Hai tập 7 và 8 (hơn 1400 trang) dành cho các tác gia thời Tây Sơn (Ngô thì Nhậm, Phan Huy Ích, Lê Ngọc Hân...)

- Tập 9 (hơn 1100 trang) dành cho những tác phẩm văn học mang tính sử học và địa chí (Hoan châu Ký, Nam triều công nghiệp diễn chí... )

- Tập 10 (gần 1000 trang) dành cho 24 truyện nôm ở các thế kỷ XVII - XVIII, từ Lâm tuyền kỳ ngộ đến Hồng Hoan lương sử.

- Tập 11 và 12 (hơn 1600 trang) dành cho 17 vở hát bội cổ điển từ Sơn hậu đến Phong ba đình, 13 vở tuồng của Đào Tấn, Nguyễn Hiển Đĩnh, Bùi Hữu Nghĩa, Phan Bội Châu và 4 vở tuồng đồ khuyết danh mà nổi tiếng là Nghêu, sò, ốc, hến.

- Tập 13 (1400 trang) dành cho các khúc ngâm Chinh phụ, Cung oán, Truyện Kiều, Hoa Tiên, Sơ kính tân trang, Mai đình mộng ký... tiêu biểu cho văn học cổ điển Việt Nam.

- Tập 14, 15 và 16 (hơn 3000 trang) dành cho 75 tác gia từ cuối Lê đến cuối Nguyễn: từ Lê Quý Đôn đến Nguyễn Đình chiểu.

- Tập 17 (hơn 600 trang) dành cho các tác gia thời Cần Vương từ Tôn Thất Thuyết đến Nguyễn Quang Bính.

- Hai tập 18 và 19 (hơn 1800 trang) dành cho các tác gia dùng văn học yêu nước đầu thế kỷ XX Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh...

-Tập 20 (gần 1200 trang) dành cho các tác gia văn học và các nhà nghiên cứu văn hoá cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX : Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của.

- Tập 21 (hơn 1000 trang) dành cho văn học báo chí cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: từ Nông cổ mín đàm, Nam Phong đến Tri Tân, Thanh Nghị...

- Hai tập 22 và 23 (hơn 2500 trang) dành cho các nhà nghiên cứu văn học và văn hoá nửa đầu thế kỷ XX : từ Phan Kế Bính, Vũ Ngọc Phan đến Đào Duy Anh, Nguyễn Đổng Chi...

- Tập 24 (hơn 1100 trang) dành cho 16 kịch tác gia nửa đầu thế kỷ XX từ Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc đến Đoàn Phú Tứ, Huy Thông...

- Tập 25 (gần 700 trang) dành cho 50 nhà "thơ mới" từ Thế Lữ đến T.T.Kh

- Tám tập từ 26 đến 33 (gần 8000 trang) dành cho 48 nhà văn trong và ngoài Tự lực Văn đoàn từ Khái Hưng, Nhất Linh, Vũ Trọng Phụng đến Nam Cao, Nguyên Hồng...

- Năm tập từ 34 đến 38(gần 4000 trang) dành cho các tác gia văn học cách mạng từ Tố Hữu đến Hồ Chí Minh.

- Ba tập từ 39 đế 41 (gần 2700 trang) dành cho các truyền thuyết, luật tục, truyện thơ, tình ca, trường ca của các dân tộc thiểu số : Tày, Nùng, Thái, Mường, E đê đến Khơ me...

- Cuối cùng, tập 42 là tập sách dẫn cho 41 tập của Bộ sách, gồm tổng mục lục, sách dẫn tên tác giả, sách dẫn tên tác phẩm.

Hơn 1000 năm văn học của người Việt và nhiều dân tộc anh em khác được tập hợp trong hơn 4 vạn trang sách của bộ Tổng tập văn học Việt Nam thời cổ-cận đại này đã làm nên xuất bản phẩm đồ sộ nhất mà trí tuệ Việt Nam đã thực hiện thành công vào năm 2000, làm cho con người Việt Nam thế kỷ XXI và con cháu ta ở thiên kỷ III thêm tự hào về ông cha, về dân tộc, văn hoá, văn minh Việt Nam.

Bản quyền của bài viết thuộc tác giả Lê Văn Hảo

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Cuộc Phỏng Vấn Các Nhà Văn (NXB Đời Mới 1942) - Lê Thanh
Còn các bài viết của chúng tôi là bài phỏng vấn … thứ thiệt, với nghĩa đúng là những cuộc đối thoại. Sau các câu hỏi, là những câu trả lời. Chúng do người phỏng vấn bịa ra. Nhưng tôi tin rằng trong hoàn cảnh ấy, trước các câu hỏi ấy, người đối thoại với tôi — trung thành với tính cách vốn có của mình — có thể đưa ra câu trả lời như vậy. Họ sẽ ký duyệt cho bài phỏng vấn của tôi.Cố nhiên đấy là mong muốn chủ quan. Xin bạn đọc xa gần, nhất là các đồng nghiệp thử xác minh hộ xem những người đối thoại với tôi có đúng là những Hồ Xuân Hương Tú Xương Tản Đà Nam Cao Xuân Diệu thật không, hay là những hồn ma nào khác.. Cuộc Phỏng Vấn Các Nhà VănNXB Đời Mới 1942Lê Thanh184 TrangFile PDF-SCAN
Cánh Diều No Gió (Thành Đô)
Ngày nay đời sống vật chất và tinh thần của thiếu nhi đã được nâng lên rõ rệt. Các em được vui chơi, học tập, được gia đình và cộng đồng thường xuyên quan tâm, chăm sóc để phát triển một cách toàn diện. Bên cạnh các môn khoa học, các em còn được tiếp xúc với một số nghệ thuật như hội họa, âm nhạc, thi ca… Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa ý thức được vai trò của thơ ca trong việc gieo hạt giống tâm hồn và giáo dục nhân cách cho thiếu nhi. So với các đề tài khác thì hiện nay thơ viết cho thiếu nhi vẫn còn ít và những bài thơ có thể lôi cuốn, hấp dẫn được các em chưa nhiều. Song vẫn còn đâu đó những nhà thơ bằng tình yêu dành cho lứa tuổi thần tiên đã viết lên những vần thơ trong trẻo, trẻ trung, đáng yêu, đầy tính sáng tạo và chứa chan tình cảm. Thành Đô là một nhà thơ như vậy! Trên tay quý độc giả là tập thơ “Cánh diều no gió” một thi tập rất tâm huyết của anh. Còn nhớ ở thế hệ chúng tôi khi còn nhỏ hầu như ai cũng say mê đọc truyện: “Dế Mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài - tập truyện không chỉ có cốt truyện hấp dẫn, lôi cuốn mà còn giàu giá trị nhân văn và có tính giáo dục cao. Về thơ thì chủ yếu là đọc thơ Trần Đăng Khoa bởi thơ anh hồn nhiên, trong sáng, giàu tính nhân văn. Giờ đây các em nhỏ thường thích đọc truyện tranh hơn bởi truyện tranh với những hình vẽ rất sinh động, bắt mắt làm khơi gợi trí tò mò và tưởng tượng của người đọc, các nhân vật trong truyện rất đa dạng, câu chuyện và lời thoại ngắn. Truyện tranh thường mang tính chất giải trí nhiều hơn là mang tính giáo dục và nghệ thuật. Trở lại với tác giả Thành Đô, ông không viết truyện mà đưa các em đến với những vần thơ giản dị, dễ hiểu mà chứa đựng ý nghĩa rất sâu sắc. Tất cả những gì diễn ra xung quanh cuộc sống của lứa tuổi thần tiên cùng những câu truyện dân gian mà tác giả sưu tầm được ông đã viết thành thơ, rất sinh động, dễ đọc và dễ nhớ. Tìm mua: Cánh Diều No Gió TiKi Lazada Shopee Hãy xem nhà thơ đưa các em nhỏ đến với bầu trời mơ ước qua cánh diều no gió: “Diều được làm từ tre/ Toàn thân làm bằng giấy/ Còn có tiếng sáo trong/ Chiều chiều ở trên đê/ Trời trong xanh gió mát/ Cưỡi trâu đi thả diều/ Diều bay vút lên cao/ Vì gặp làn gió mát/ Chơi diều là thú vui/ Nghe tiếng sáo vui tai/ Lại còn ngắm trời xanh/ Cùng diều bay no gió”; (Chơi thả diều). Tác giả tiếp tục đưa các em đi khám phá thế giới nhiệm màu: “Trăng tròn như quả bóng/ Lơ lửng trên bầu trời/ Mãi mãi mà không rơi/ Em đi trăng đi theo/ Để soi sáng con đường/ Cho em đi khỏi ngã” (Trăng và em). Cái hay của thơ Thành Đô là ở tính giáo dục. Thông qua thi phẩm của mình anh đã dạy các em nhỏ nhiều bài học quý để các em tiếp nhận một cách rất tự nhiên, nhẹ nhàng: “Em bé ngoan/ Em bé giỏi/ Thích xem tranh/ Thì nhẹ nhàng/ Giở từng tờ/ Không làm nhàu/ Thì tranh đẹp” (Học giở sách). Nhà thơ dẫn dắt các em nhỏ vào các câu chuyện lôi cuốn, hấp dẫn và lồng ghép vào đó sự giáo dục về nhân cách đạo đức rất khéo léo. Đó là bài học về sự nhường nhịn nhau trong cuộc sống để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc: “Có hai chú Dê con/ Cùng qua một cái cầu/ Đến giữa cái cầu nọ/ Nhưng không ai nhường ai/ Cả hai đành húc nhau/ Và cùng nhau xuống vực/ Đáng đời hai Dê con/ Vì không biết nhường nhịn” (Hai Dê con). Đó là bài học về sự dũng cảm, sẵn sàng giúp đỡ người khác những lúc khó khăn, những lúc nguy nan: “Chú Thỏ con tội nghiệp/ Bị Cáo chiếm mất nhà/ Trâu muốn cứu giúp Thỏ/ Nhưng chẳng biết làm sao/. Chú Gà trống dũng cảm/ Đã dụ được con Cáo/ Thò đầu ra cửa sổ/ Liền bị mỏ nhọn hoắt/ Mổ liên hồi vào đầu/ Cáo già không chịu được/ Bèn chạy biến vào rừng.” (Chú gà trống dũng cảm). Ở bài “Cái kim đồng hồ”; tác giả đã thông qua cách hướng dẫn xem giờ để nhắc nhở các em phải học bài chăm chỉ, đúng giờ: “Kim ngắn chỉ giờ/ Kim dài chỉ phút/ Kim ngắn chạy chậm/ Kim dài chạy nhanh/ Đến giờ học rồi/ Ta phải học thôi!”. Và đây là bài học về sự an toàn, giúp các em ngay từ nhỏ đã có hiểu biết và ý thức khi tham gia giao thông: “Đến giữa ngã tư/ Bé cần người dắt/ Đi qua ngã tư/ Cột đèn xanh đỏ/ Nhắc bé điều gì?/ Màu đỏ dừng lại/ Màu xanh bé đi/ Màu vàng bé đợi/ Bé ơi nhớ nhé!” (Đi qua ngã tư). Trong tập thơ này Thành Đô đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật miêu tả, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa… để làm toát lên dụng ý nghệ thuật của mình: “Mèo con ơi! Mèo con!/ Khăn mặt đâu không lấy?/ Mà dùng tay để lau/ Lại còn dùng lưỡi liếm/ Ôi, thật là bẩn quá!/ Làm thế không sạch đâu!” (Mèo rửa mặt). Không những thế tập thơ còn cho thấy cái tài quan sát của tác giả. Chính vì có óc quan sát, luôn tìm tòi, khám phá lại vận dụng vào thơ rất khéo léo, tài tình nên thơ ông tránh được sự khô khan, tẻ nhạt: “Tôi là một con rùa/ Sinh ra nơi biển cả / Tôi đội cả mái nhà/ Không sợ mưa sợ nắng/ Tôi bước đi chậm chạp/ Mỗi khi tôi mệt mỏi/ Hay có kẻ thù nào/ Thì đầu tôi rụt vào/ Cả chân và đuôi nữa” (Tôi là một con rùa). Tập thơ: “Cánh diều no gió” đã cho thấy tình yêu của tác giả Thành Đô dành cho thơ và cho tuổi thần tiên. Thơ anh chân thật, mộc mạc mà sâu sắc, lắng đọng lại trong tâm trí người đọc. Đó là những vần thơ chứa đựng giá trị nhân văn cao cả. Tin rằng tập thơ sẽ nằm ở một vị trí trang trọng tủ sách yêu thích của mỗi gia đình. Nhà báo Vương HùngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cánh Diều No Gió PDF của tác giả Thành Đô nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Truyện Thúy Kiều - Nguyễn Du (Bùi Kỷ)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Truyện Thúy Kiều - Nguyễn Du PDF của tác giả Bùi Kỷ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tập Thơ Nguyễn Du (Nguyễn Du)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tập Thơ Nguyễn Du PDF của tác giả Nguyễn Du nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.