Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Hồi Ký Alex Ferguson (Alex Ferguson)

Cuối cùng, sau nhiều chờ đợi cuốn tự truyện của Sir Alex với tựa đề “My autobiography” (tạm dịch: “Cuốn tự truyện của đời tôi”) đã ra mắt người hâm mộ. Cựu huấn luyện viên của MU đã tổ chức một cuộc họp báo tại London để giới thiệu về cuốn tự truyện với rất nhiều tình tiết ly kì, hấp dẫn trong suốt hơn 26 năm ông cầm quyền tại sân Old Trafford.

Câu chuyện thú vị nhất trong cuốn tự truyện của Sir Alex có lẽ là vụ án “Chiếc giầy bay” với nhân vật chính là ông và danh thủ David Beckham khiến Becks bị đem bán sau đó cho Real năm 2003. “Ông già gân” nói rõ ràng, Becks bị bán là do tự cho mình cái quyền lớn hơn Alex Ferguson. Còn vụ án “chiếc giầy bay” là bởi Beckham đã chửi thề trong phòng thay đồ khiến Sir Alex nổi giận và đá một chiếc giầy vào trúng mắt trái của Becks. Tất nhiên, Becks đã muốn xông về phía ông thầy nhưng các cầu thủ khác đã ngăn anh lại.

Một câu chuyện cũng hết sức ly kì khác đó là việc Sir Alex đã phải đứng ra giải quyết mâu thuẫn giữa Rooney và Ronaldo (CR7 gây sức ép khiến gã Shrek bị đuổi tại World Cup 2006). Chính “ông già gân” là chìa khóa để 2 cầu thủ giỏi nhất của ông bắt tay nhau trở lại để tạo ra sự đoàn kết trong phòng thay đồ. Chính điều đó đã giúp MU gặt hái được rất nhiều thành công ở những mùa giải sau đó với phong độ chói sáng của cả Ronaldo và Rooney.

Ngoài ra, Sir Alex còn tiết lộ hàng loạt các bí mật khác trong thời gian ông cầm quân tại Old Trafford. Trong sự nghiệp của mình, Ronaldo chính là cầu thủ xuất sắc nhất mà Ferguson từng dẫn dắt. Còn với Rooney, học trò cưng một thời của Sir Alex nhưng đã có mâu thuẫn nặng nề với ông ở mùa giải cuối, chiến lược gia lão làng người Scotland khẳng định gã Shrek đã tới gặp ông để yêu cầu được ra đi. Tìm mua: Hồi Ký Alex Ferguson TiKi Lazada Shopee

Cuối cùng, 1 chi tiết nữa rất đáng chú ý trong sự nghiệp của Sir Alex tại “nhà hát của những giấc mơ”, đó là thất bại đau đớn nhất của “ông già gân”. Không hề giấu giếm, Ferguson đã thẳng thắn cho biết đó chính là việc để mất chức vô địch NHA mùa giải 2011/12 vào tay đối thủ cùng thành phố Man City. Như Sir Alex miêu tả: “Trong tất cả những nỗi đau tôi đã phải trải qua, không gì có thể so sánh bằng việc MU để mất chức vô địch vào tay Man City”.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồi Ký Alex Ferguson PDF của tác giả Alex Ferguson nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Nỗi Buồn Chiến Tranh (Bảo Ninh)
Tác phẩm là dòng hồi ức của người lính về chiến tranh và thời tuổi trẻ đã trải qua trong bom đạn. Đó là lòng tiếc thương vô hạn đối với những người cùng thế hệ với mình đã nằm xuống, là ám ảnh về thân phận con người trong thời buổi loạn ly, và thông qua thân phận là sự tái hiện đầy xót xa về quá khứ, những suy tư nghiền ngẫm về con đường dấn thân của cả một thế hệ sinh ra trong chiến tranh. Bao trùm lên tất cả, là nỗi buồn sâu xa gắn với từng mảnh đời riêng. Tác phẩm đã bước ra khỏi lối mòn về lòng tự hào dân tộc cùng những chiến công và vinh quang tập thể để nêu lên thông điệp về sự ghê tởm, về tính chất hủy diệt của chiến tranh đối với con người. Vào thời điểm ra đời cuối thập niên 1980, “Nỗi buồn chiến tranh” có thể được xem là tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại đầu tiên viết về chiến tranh có cái nhìn khác với quan niệm truyền thống, khẳng định mạnh mẽ vai trò cá nhân trong xã hội, quyền sống, hạnh phúc và đau khổ của con người với tư cách một cá thể độc lập. Tiểu thuyết nhận được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nỗi Buồn Chiến Tranh PDF của tác giả Bảo Ninh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nỗi Buồn Chiến Tranh (Bảo Ninh)
Tác phẩm là dòng hồi ức của người lính về chiến tranh và thời tuổi trẻ đã trải qua trong bom đạn. Đó là lòng tiếc thương vô hạn đối với những người cùng thế hệ với mình đã nằm xuống, là ám ảnh về thân phận con người trong thời buổi loạn ly, và thông qua thân phận là sự tái hiện đầy xót xa về quá khứ, những suy tư nghiền ngẫm về con đường dấn thân của cả một thế hệ sinh ra trong chiến tranh. Bao trùm lên tất cả, là nỗi buồn sâu xa gắn với từng mảnh đời riêng. Tác phẩm đã bước ra khỏi lối mòn về lòng tự hào dân tộc cùng những chiến công và vinh quang tập thể để nêu lên thông điệp về sự ghê tởm, về tính chất hủy diệt của chiến tranh đối với con người. Vào thời điểm ra đời cuối thập niên 1980, “Nỗi buồn chiến tranh” có thể được xem là tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại đầu tiên viết về chiến tranh có cái nhìn khác với quan niệm truyền thống, khẳng định mạnh mẽ vai trò cá nhân trong xã hội, quyền sống, hạnh phúc và đau khổ của con người với tư cách một cá thể độc lập. Tiểu thuyết nhận được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nỗi Buồn Chiến Tranh PDF của tác giả Bảo Ninh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hải Trình Ven Bờ (Jorge Amado)
Nhà văn Brazil nổi tiếng Jorge Amado (1912-2001) không có ý định viết hồi ký. Tác phẩm “Hải trình ven bờ” (Navigation de cabotage, 1992) chỉ là những mảnh vụn hồi ức qua nhiều năm được ông ghi lại và quyết định cho công bố với hy vọng đưa ra câu trả lời cho một số câu hỏi “thế nào” và “vì sao”về những sự kiện và con người thế kỷ XX mà ông có dịp chứng kiến và trải qua. Với ông, đó là những điều vui buồn ông đã trải trên hải trình đi sát bờ của chuyến tàu có tên gọi là Cuộc Sống. Ông viết “Tôi vốn không phải sinh ra để thành người nổi tiếng, đừng đo tôi bằng những thước đo “cỡ lớn - cỡ nhỏ” - lạy Chúa, tôi không bao giờ cảm thấy mình là một nhà văn nổi tiếng, một cá nhân xuất sắc cả. Tôi chỉ đơn giản là một nhà văn, đơn giản là một cá nhân? Như thế còn ít sao?” Thời gian và địa điểm ở đây là lúc và nơi diễn ra sự việc, chứ không phải chỗ khi ông ghi chép lại. Bản dịch được thực hiện theo bản tiếng Nga của A. Bordanovski đăng trên tạp chí “Văn học nước ngoài” của Nga số 7 năm 1998. *** Jorge Amado de Faria Leal (10/8/1912 - 06/8/2001) Trong lịch sử văn học Brazil, không có nhà văn nào nổi tiếng, có uy tín và nhiều độc giả như Jorge Amado. Bằng những tác phẩm văn học và hoạt động chính trị không mệt mỏi, nhà văn cộng sản này đã được sự ngưỡng mộ của tầng lớp người nghèo khổ, người da đen bị áp bức. Hầu hết những tiểu thuyết của Jorge Amado đều được thai nghén tại thành phố Salvador, thủ phủ bang Bahia thuộc vùng Đông Bắc vốn là thủ đô của Brazil c đến năm 1763. Tìm mua: Hải Trình Ven Bờ TiKi Lazada Shopee Ra đời năm 1912 trong ngôi làng Ferradas, con một nông dân trồng ca cao, J. Amado trải qua thời thơ ấu trong một khu phố nghèo của Salvador mà mọi đường phố, ngôi nhà giờ đây vẫn gợi nhớ về quá khứ thuộc địa của Bồ Đào Nha từ thế kỷ 17. Là nhà văn hiến mình cho sự nghiệp giải phóng người nghèo khổ, Jorge Amado bắt đầu cuộc chiến đấu từ nghề làm báo năm 14 tuổi. 5 năm sau, ông xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên O País do Carnaval (1931) trong khi đang học luật tại Rio. Tuy nhiên, Amado không hề hành nghề luật sư mà tự nguyện đứng vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Brazil, đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng người nghèo. Cho đến những năm 1950 của thế kỷ trước, hàng loạt tác phẩm của Amado viết về người nghèo đã ra đời như: Cacau (Cacao, 1933), Suor (1934), Jubiabá (1935), Mar Morto (Sea of Death, 1936)… Đến cuối những năm 50, các tác phẩm của Amado có một bước ngoặt sang hướng trào lộng và phê phán mà ông tự nhận là theo chủ nghĩa hiện thực XHCN. Các cuốn tiểu thuyết Gabriela, Cravo e Canela (Gabriela, Clove and Cinnamon, 1958) hoặc Dona Flor e Seus Dois Maridos (Dona Flor and Her Two Husbands, 1966) nói lên sức sống mãnh liệt của nhân dân Brazil. Đây là 2 cuốn tiểu thuyết được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất trên thế giới, kể cả ở Việt Nam (cuốn Dona Flor và hai người chồng do NXB Đà Nẵng ấn hành năm 1987) và được dựng thành phim năm 1977 và 1984 do các nghệ sĩ tên tuổi Marcello Mastroianni và Sonia Braga thể hiện. Đây là phim thành công nhất trong lịch sử điện ảnh Brazil, đã được các đề cử cho giải Quả cầu vàng và Giải BAFTA. Đã nhiều lần được đề cử giải Nobel, nhưng do bị thành kiến, Amado chưa lần nào đoạt giải. Năm 1998, đất nước Brazil của Amado là khách mời danh dự tham gia Hội chợ Triển lãm sách Paris trong đó tên tuổi Amado được tôn vinh xứng đáng. Những thành công của Amado có phần đóng góp không nhỏ của bà Zélia Gattai, người bạn đời cũng là một nhà văn và nhà trí thức có tên tuổi ở Brazil. Các tác phẩm của J. Amado đã được dịch ra 50 thứ tiếng ở 55 nước trên thế giới và được chuyển thành phim, kịch. Ở VN nhiều tiểu thuyết của J. Amado đã được dịch: Đất dữ, Miền đất quả vàng, Ca cao, Têrêza, Dona Flor và hai người chồng, Gabriela nhành quế và hoa đinh hương… Một số tác phẩm được xuất bản tại Việt Nam: Biển Chết Dona Flor Và Hai Người Chồng Hảo Hán Nơi Trảng Cát Đất Dữ Hải Trình Ven BờĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hải Trình Ven Bờ PDF của tác giả Jorge Amado nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ký Ức Lạc Loài (W. G. Sebald)
Ký ức lạc loài (nguyên tác tiếng Đức: Die Ausgewanderten) là tuyển tập bút ký của W.G. Sebald ấn hành năm 1992; từng được trao các giải thưởng văn chương danh giá: Berlin Literature Prize, the Literatur Nord Prize và Huy chương Johannes Bobrowski. Bản tiếng Việt do Đăng Thư dịch lại từ phiên bản tiếng Anh có nhan đề The Emigrants của Michael Hulse, in 1997. Cuốn sách là bốn câu chuyện đầy u uẩn của bốn nhân vật: Henry Selwyn, Paul Bereyter, Ambros Adelwarth và Max Aurach - những người Đức di cư đến Anh, Mỹ sau Thế chiến Thứ hai. Các nhân vật của Sebald đa phần thuộc thành phần trí thức: bác sĩ, giáo viên,… trở thành những người di dân và bị lưu đày trong vùng ký ức ngột ngạt. Trong buổi hoàng hôn của cuộc đời, họ không thể tìm thấy bình yên. Họ tự sát, tự đi vào nhà thương điên hay tìm cách trở về rồi biến mất… Lối viết tỉ mỉ, cùng hình ảnh tư liệu minh họa, các câu chuyện đan bện vào nhau như những thước phim tài liệu có màu sắc ảm đạm, chậm rãi và ẩn giấu nhiều sự thật tàn khốc, chạm vào tầng sâu kín nhất của tâm thức di dân. Tìm mua: Ký Ức Lạc Loài TiKi Lazada Shopee Đọc W. G. Sebald cũng có thể nhận ra tâm trí con người là thứ bị hủy hoại nặng nề và khó tái thiết nhất sau những dư chấn lịch sử.***Giữa những trang sách như một mê cung của ký ức, chiến tranh âm thầm len lỏi, những thất vọng và đổ vỡ được chất chứa trong một hình thức bình thản đến kỳ lạ Có những nhà văn sinh ra để lưu giữ ký ức của một dân tộc, để không gì bị lãng quên. Đối với những người Đức nhập cư, W.G. Sebald là người trao truyền ký ức của họ. "Ký ức lạc loài" (Đăng Thư dịch, Phanbook và NXB Đà Nẵng ấn hành 2019) là tác phẩm ký thác những mảnh vụn đời sống của một thế hệ người nhập cư sau Đệ nhị Thế chiến. Thật khó để định dạng rõ ràng thể loại của tác phẩm này. Là một tiểu thuyết, nó đầy ắp tư liệu hình ảnh, những ngày tháng. Là một hồi ký, nó bàng bạc tính hư cấu và những liên tưởng văn chương. W.G. Sebald đưa người đọc vào thế giới của những thước phim tài liệu, như một biên niên ký ghi nhận 4 cuộc đời song hành cùng nhau, đau thương cùng nhau và hủy diệt cùng nhau. Lần lượt trải qua 4 nhân vật: bác sĩ Henry Selwyn, Paul Bereyter, Ambros Adelwarth và Max Aurach, nhà văn tái hiện bức chân dung của những con người tha hương lưu lạc nơi đất khách, từng người mang theo trong mình gánh nặng quá khứ. Đối với họ, đời sống ở nơi chốn mới không khác chi sự lưu đày, khi mà những thương tổn xa xưa vĩnh viễn in hằn trong trí nhớ. Ký ức đối với họ "là một thứ ngu ngốc. Nó làm đầu óc ta choáng váng, chẳng khác gì ta không nhìn ngược về phối cảnh đang lùi xa dần của thời gian mà là nhìn xuống mặt đất từ một độ cao chót vót, từ trên một tòa tháp nào đó mà đỉnh đã chìm khuất trong mây". Trên cái "độ cao chót vót" ấy, W.G. Sebald nhìn xuống quá khứ như nhìn xuống một vực thẳm, từ vực thẳm, những tiếng nói tưởng chừng bị chôn vùi bỗng vang vọng, sống động và chân xác như thể ở cái chốn thâm u của lịch sử ấy, những số phận lạc loài vẫn ngày ngày cất lên lời ai oán về những nỗi đau chiến tranh. Có thể xếp W.G. Sebald vào những nhà văn Đức hậu chiến, mặc cho ông bắt đầu sự nghiệp văn chương khá muộn, dù rằng ông rời bỏ nước Đức khi tuổi đời còn rất trẻ và quyết định sống nốt phần đời còn lại ở nước ngoài. Dường như ông muốn giữ khoảng cách với quê hương, một khoảng cách vừa đủ để ông nhìn lại nó dưới thấu kính của mình. "Ký ức lạc loài" từ đầu đến cuối giữ một điểm nhìn trung lập, người kể chuyện giữ mối quan hệ nhất định với các nhân vật nhưng đồng thời lại có vẻ biết rất ít về những con người đã dần phai nhạt trên cuộc đời, thứ nhắc nhớ chỉ còn là những di vật từng thuộc về một ai đó đã tồn tại cứ khiến ta băn khoăn đến sự hiện hữu của họ. Trong tác phẩm của W.G. Sebald, chiến tranh hiện lên chớp nhoáng. Khác với những nhà văn khác, ông không miêu tả một xã hội Đức rệu rã, hỗn loạn, đánh mất niềm tin không chỉ vì nỗi nhục thua trận trong chiến tranh mà còn bởi những giá trị về con người và nhân phẩm bị rạn vỡ. Ông sinh vào giai đoạn Thế chiến thứ hai đã đến hồi tàn, ông không trực tiếp trải qua cuộc chiến, không đứng hẳn về phía những kẻ chiến bại, không phát điên về nó. Ông trưởng thành trong một thời đại không thấy anh hùng, cho nên không khắc họa sự thiếu vắng lý tưởng ở các nhân vật của thời đại. Ông đối thoại với quá khứ bằng số liệu, ông lạnh lùng nhìn lại thế hệ cha ông với đôi mắt tinh tường và một tinh thần phán xét. W.G. Sebald có người cha đi lính cho Đức quốc xã, trở thành tù binh chiến tranh, chỉ được thả vào năm 1947. Sinh năm 1944, ký ức chiến tranh hiện diện sâu sắc nhất trong đời ông chính là khi ở trường, ông được cho xem những bức ảnh về trại tập trung Holocaust. Từ đó Holocaust và nước Đức thời hậu chiến trở thành chủ đề lớn trong các tác phẩm của ông. W.G. Sebald làm công việc của một sử quan nhưng không mấy chú trọng vào toàn cảnh của lịch sử mà tập trung vào những nhân vật phụ, những tiểu cảnh lẩn khuất phía xa trong tổng thể của một bức tranh lớn. Với cái nhìn nhẹ bẫng, ông bày biện ra trước mắt người đọc những vật chứng, bức ảnh một người đàn ông bắt bướm, một nghĩa trang hoang lạnh, một tờ báo cũ, một sơ đồ... Gabriel García Márquez từng nói: "Trong báo chí, một dữ liệu sai phủ nhận toàn bộ công trình. Ngược lại, trong tiểu thuyết, một chi tiết thật cũng tạo được sự tin cậy cho toàn tác phẩm". Sự tin cậy mà W.G. Sebald tạo được không chỉ đến từ những "vật chứng" được ông bày ra khắp cuốn sách mà còn từ chỗ các nhân vật của ông từ một tiểu sử cá nhân đã phổ quát thành mẫu số chung của những thân phận lưu dân, được tác giả khéo léo đan cài trong những trang sách. Giữa những trang sách như một mê cung của ký ức ấy, chiến tranh âm thầm len lỏi như một bóng ma truy đuổi con người, những thất vọng và đổ vỡ, sự thiếu quê hương được chất chứa trong một hình thức bình thản đến kỳ lạ.***W. G. SEBALD (1944-2001): Là một trong những nhà văn, học giả người Đức quan trọng sau Thế chiến thứ hai. Các tác phẩm của ông xoay quanh chủ đề người Đức với ký ức, sự lãng quên và những thương tổn tinh thần trong thời hậu chiến. Ngoài ra, ông còn viết về sự hủy diệt, mất mát của các nền văn minh, của truyền thống và các biểu trưng lịch sử văn hóa thông qua những vật thể. Văn chương của ông được giới phê bình, học thuật đánh giá cao. Ông được nhiều nhà phê bình văn học xem là một trong những nhà văn lớn nhất ở thời đại. Tủ sách Danh tác của Phanbook sẽ lần lượt giới thiệu đến độc giả Việt Nam các tác phẩm lớn của W. G. Sebald: Ký ức lạc loài, Vành Thổ tinh, Vertigo và Austerlitz. Dù sống chủ yếu ở Anh, W.G. Sebald vẫn là nhà văn viết tiếng Đức, một thứ tiếng Đức mà các nhà phê bình nhận xét là cổ điển và cầu kỳ, nên nhà văn đã rất kỹ lưỡng theo dõi quá trình dịch tác phẩm của ông sang tiếng Anh. "Ký ức lạc loài" nằm trong bộ tứ: "Vertigo" (1990), "Ký ức lạc loài" (1992), "The Rings of Saturn" (1995) và "Austerlitz"(2001). Ông được nhiều nhà phê bình văn học ca ngợi là một trong những tác giả vĩ đại nhất lúc sinh thời, tuy nhiên, một tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng nhà văn năm 2001. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2007, Horace Engdahl, cựu thư ký của Viện Hàn lâm Thụy Điển, đã nhắc đến W.G. Sebald, Ryszard Kapuściński và Jacques Derrida là 3 nhà văn vừa qua đời gần đây, những người đáng được nhận giải Nobel Văn chương.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ký Ức Lạc Loài PDF của tác giả W. G. Sebald nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.