Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Chánh Niệm Thực Tập Thiền Quán (Nguyễn Duy Nhiên)

Lời giới thiệu

Mục đích của quyển sách này là trình bày phương pháp thực hành thiền quán vipassana. Tôi lặp lại, phương pháp thực hành. Đây là một kim chỉ nam thiền tập, là những lời hướng dẫn chi tiết, từng bước từng bước một cho phương pháp thiền quán (insight meditation).

Tôi thấy chúng ta đã có khá nhiều những quyển sách bàn về các khía cạnh triết lý và lý thuyết của thiền tập Phật giáo. Có nhiều quyển rất hay. Nhưng đây là một quyển sách viết về thực hành. Tôi viết quyển sách này cho những người muốn thực tập thiền quán, và nhất là cho những ai muốn bắt đầu ngay bây giờ. Ý định của tôi là muốn trao cho bạn những dữ kiện căn bản cần thiết, để giúp bạn có thể khởi đầu cho suôn sẻ. Tôi nghĩ, chỉ những ai thật sự thực hành theo những lời chỉ dẫn ở đây mới có thể nói là tôi đã thành công hay thất bại. Và chỉ có những ai thực hành đều đặn và tinh tiến mới có thể phê bình những nỗ lực của chúng tôi.

Tôi nghĩ, không có bất cứ một quyển sách nào có thể trình bày được hết tất cả những vấn đề mà một thiền sinh có thể gặp phải. Cuối cùng rồi chúng ta cũng cần phải tìm đến một vị thầy có khả năng. Nhưng trong lúc này, đây là những quy luật nền tảng và căn bản Chính niệm - Thực tập Thiền quán mà tôi muốn chia sẻ với bạn. Hiểu rõ được những gì tôi trình bày trong những trang kế, sẽ giúp bạn tiến được những bước thật xa trên con đường thiền tập.

Có nhiều phương pháp thiền tập (meditation) khác nhau. Trong bất cứ truyền thống tôn giáo lớn nào, cũng có những phương cách mà ta thường gọi là tĩnh tâm, hoặc thiền. Danh từ này thường được dùng với tính cách chung chung. Cũng xin bạn hiểu rằng, trong quyển sách này chúng tôi chỉ đặc biệt nói về thiền vipassana trong truyền thống Phật giáo Nam tông mà thôi. Vipassana thường được dịch từ tiếng Pali sang là Minh sát tuệ, hay còn gọi là thiền quán. Mục đích của loại thiền này là mang lại cho hành giả một tuệ giác, hiểu được tự tính của mọi vật và nhìn thấy sâu sắc được sự vận hành của tất cả mọi hiện tượng trong cuộc sống. Tìm mua: Chánh Niệm Thực Tập Thiền Quán TiKi Lazada Shopee

Một đạo Phật toàn vẹn thật ra khác rất xa các tôn giáo thần học mà đa số chúng ta thường biết. Nó là một cánh cửa dẫn ta bước thẳng vào cảnh giới tâm linh hoặc siêu hình mà không cần phải nhờ vào sự giúp đỡ của bất cứ một vị thần linh hoặc một trung gian nào khác. Mùi vị của đạo Phật có tính chất gần với môn tâm lý học thực nghiệm hơn là cái mà ta gọi là tôn giáo. Trong đạo Phật, con đường tu tập là một sự quán chiếu thực tại không ngừng nghỉ, luôn luôn xem xét tỉ mỉ mọi tiến trình của tri giác. Mục đích là để lọc bỏ đi những gì sai lầm và giả dối, vén lên tấm màn che phủ thực tại, để ta có thể trực tiếp tiếp xúc được với tự tính của mọi sự vật chung quanh mình. Và Ven. Henepola Gunaratana 7 pháp môn thiền quán vipassana này là một phương cách cổ truyền và mầu nhiệm, giúp ta có thể thực hiện được việc ấy.

Phật giáo Nam tông, Theravada, đã cung hiến cho chúng ta một phương pháp khai phá nội tâm rất hiệu quả, thật ra nó còn giúp ta tiếp xúc được với ngay chính gốc rễ tâm thức của mình nữa. Và truyền thống này là kết quả tự nhiên của hơn 2.500 năm phát triển trong những nền văn hóa truyền thống tốt đẹp nhất của vùng Nam Á và Đông Nam Á.

Trong quyển sách này, tôi sẽ cố gắng tách biệt ra những gì là trang sức với những gì là nền tảng thật sự, để trao cho bạn một sự thật cốt lõi nhất. Đối với những bạn nào thích về nghi lễ, có thể tìm đọc thêm về truyền thống Phật giáo Nam tông trong những quyển sách khác, chắc chắn bạn sẽ tìm được một gia tài phong phú đầy những nghi thức, cúng lễ, rất đẹp và đầy ý nghĩa. Và những bạn nào có khuynh hướng thực tiễn có thể chỉ cần chọn phương pháp thực hành thiền tập, và có thể đem áp dụng nó vào bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sống. Vấn đề chính ở đây là sự thực hành.

Điểm khác biệt giữa thiền quán, vipassana, và những loại thiền khác rất là quan trọng. Chúng ta cần phải hiểu cho thật rõ điều này. Trong đạo Phật có hai loại thiền (meditation) khác nhau. Chúng khác nhau về phương pháp thực hành, về cách hoạt động, và về những trạng thái tâm thức. Hai loại thiền ấy là thiền quán (vipassana) và thiền định (samatha).

Thiền quán, vipassana, còn được dịch là thiền Minh sát, có nghĩa là một ý thức, một cái thấy rõ ràng và chính xác về những gì đang xảy ra. Thiền định, samatha, còn được dịch là thiền tĩnh lặng hay thiền chỉ, có nghĩa là dừng lại. Đây là một trạng thái khi tâm ta tập trung vào một đối tượng duy nhất nào đó, dừng lại, và không đi ra ngoài đối tượng ấy. Khi làm được như vậy, một trạng thái an vui sẽ lan tỏa khắp thân tâm hành giả. Một trạng thái tĩnh lặng rất sâu sắc mà ta phải tự mình trải nghiệm mới có thể hiểu được. Và đa số thì những phương pháp thiền của chúng ta đều được dựa trên yếu tố định này. Theo phương pháp này thì hành giả tập trung tâm ý mình vào một đối tượng duy nhất nào đó, như là một lời cầu nguyện, một bài kinh, một ngọn nến, hoặc là một linh ảnh... và loại bỏ tất cả những tư tưởng, nhận thức khác ra khỏi tâm thức của mình. Kết quả là hành giả sẽ cảm thấy một sự hỷ lạc rất lớn, nhưng nó chỉ có mặt cho đến khi ta xả thiền. Cảm giác ấy rất là nhiệm mầu, tốt đẹp, nhiều ý nghĩa, và lôi cuốn, nhưng nó cũng chỉ là tạm bợ mà thôi.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Duy Nhiên":Chánh Niệm Thực Tập Thiền QuánCòn Nương Tựa Thì Còn Dao Động30 Ngày Thiền QuánĐức Phật Bên TrongSống Với Tâm Từ

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chánh Niệm Thực Tập Thiền Quán PDF của tác giả Nguyễn Duy Nhiên nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

An Nam phong thổ thoại (bản chép tay) - Trần Tất Văn lược biên
 An Nam phong thổ thoại (bản chép tay) - Trần Tất Văn lược biên
DUY MA CẬT - SỞ THUYẾT KINH - ĐOÀN TRUNG CÒN
SỰ TÍCH CỦA CUỐN KINH “DUY-MA-CẬT”LÀ NHƯ VẦY:(Lời của người trực tiếp viết Kinh cho “Bác” lúc bấy giờ)Vào dịp giữa hè 1988, gia đình tôi đang sắp sửa để dùng bữa cơm trưa, bỗng nhiên thấy một người con dắt người cha mù hai mắt tới xin ăn. Tôi vội vàng chào hỏi hai cha con và bảo rằng: “Mời hai cha con vào nhà uống nước nghỉ ngơi, thế nào gia đình cũng có ít nhiều gì về gạo cho cha con”.  Hai cha con cảm ơn rối rít, nhưng tâm trạng vẫn còn rụt rè. Tôi lại bảo: “Không việc gì cả, cứ tự nhiên, tôi cũng như ông, không có thì phải xin chớ sao?” Lúc đó, hai cha con đành mạnh dạn uống nước. Tôi bảo các con dọn cơm ra để ăn kẻo trưa. Hai cha con vội vã ra đi, nhưng tôi ngăn lại không cho và bảo: “Ở lại ít nhiều ăn với gia đình bữa cơm đạm bạc". Hai cha con thấy gia đình tôi mời niềm nở đành ở lại. Xong bữa cơm đạm bạc, tôi mời hai cha con nằm nghỉ kéo đi nắng quá.Thế là tôi lên nhà Thờ Học Kinh Tẩy Tâm. Người cha ở dưới nhà nghe tôi đọc hay quá. Khi đọc xong, tôi quay lại học chuyện với hai cha con và để biết ở đâu đến.Người cha nói với tôi là “Quê ở vùng Sơn cước cách xa lắm. Sao anh đọc sách gì mà nghe thật ý nghĩa?”.Tôi bảo: “Tôi đọc sách “Tẩy Tâm' cho thuộc”.Người ăn xin ấy lại hỏi tiếp tôi: “Như vậy anh theo Phật, Thánh”. Tôi bảo: “Tôi đang tập”.Kẻ ăn xin lại nói với tôi rằng: “À, như vậy, nhà tôi từ đời cố đến đời ông còn dự một quyển, nghe nói là quyển Kinh, không biết Kinh gì bằng Hán Nôm. Hiện tại cố đã mất, cha của tôi không còn, tôi thì mù hai mắt làm sao xem được. Thôi, hôm nào tôi quay lại đây, tôi sẽ tặng lại cho anh, nhờ người xem mà giữ lấy nó.”Nghe thấy nói là Kinh, tôi sẵn sàng.Quả nhiên ba ngày sau, hai cha con người mù đó cũng đến đúng giờ đó và, đưa cho tôi quyến Kinh bằng chữ Hán Nôm và dặn tôi bảo vệ lấy cuốn sách đó. Tôi nhận lời, và hỏi: “Hai cha con tên gì?”Người đó bảo: “Tôi tên là Tại”, con tôi tên là “Cư”.Tôi bèn giật mình, thật hay giả? Rồi mời hai cha con ở lại ăn cơm trưa với gia đình. Hai cha con từ chối, ra đi một mạch. Thấy vậy, các con tôi xúc một bơ gạo, chạy theo hai cha con và đổ vào đạy.Cách vài hôm, Bác (tên là "VƯƠNG ĐÌNH THỤ”. Mật danh “TÂM TUỆ HỌ VƯƠNG") đi Cửa Lò về, tôi liền kề đầu đuôi như vậy và dâng lên Bác cuốn sách Kinh bằng chữ Hán Nôm đó.Bác xem đi, xem lại nhiều ngày. Lúc đầu, tôi không giám hỏi. Sau nhiều ngày, tôi mạnh dạn hỏi: “Thưa Bác cuốn Kinh là gì?”Bác quay lại nói tôi rằng: “Chắc là Trời đã sai khiến cho Bác cháu ta có quyển Kinh này làm đèn sáng để dẫn dắt mọi người”.Tôi lại hỏi: “Quan trọng như vậy, thưa Bác?”Bác bảo: “Thật là quan trọng, những ai đã được đọc Kinh này thì ít nhiều cũng đã biết đúng nghĩa như thế nào là xuất gia? Tu ở nhà ra sao? Những lớp người này, ở thời hiện tại cũng có nhưng số lượng chăng được là bao”.Thế rồi, một hôm sau, Bác bao tôi lấy bút giây, đồng thành sách, Bác dịch ra nghĩa từng câu và bảo tôi viết. Khi xong, Bác khảo duyệt lại, nơi nào đúng, nơi nào sai để chỉnh sửa. Khi được Bác chấp nhận, Bác bảo tôi chép ra cho nhiều để thiên hạ đọc. Từ đó, tôi đã không biết bao đêm tranh thủ chép ra nhiều quyển để Thiên hạ có dùng. Riêng tôi đành một quyển.Đó, chính là sự tích của cuốn "DUY-MA-CẬT SỞ THUYẾT KINH" này vậy. Xin Thiện nam, Tín nữ lưu giữ và bảo vệ nó!Nguyễn Đắc Khôi
SỰ TÍCH CÁC LOÀI HOA - STOVICEK VRATISLAV - PHẠM BÍCH LIỄU DỊCH
 Từ rất lâu, lâu lắm rồi, Hoa Sen vốn là nữ hoàng của vương quốc loài hoa. Vì chìm đắm trong quá nhiều mơ ước, để mặc cho những con sóng của mặt hồ trêu đùa, trọc ghẹo nên Hoa Sen chẳng có một phút nào rảnh rỗi để quan tâm, săn sóc đến công việc của một nữ hoàng. Muôn loài hoa không còn đủ kiên nhẫn đứng nhìn nữ hoàng của mình chỉ suốt ngày mơ mộng rong chơi nên đã gửi thông điệp cầu xin Ngọc Hoàng tạo lập cho họ một vị nữ hoàng mới. Tuy nhiên, lời cầu xin của các loài hoa quá yếu ớt nên không tới được tai Ngọc Hoàng. Chính vì vậy, họ phải nhờ cậy đến họa mi bay lên đó mang thông điệp đến Ngọc Hoàng, họa mi tốt bụng giúp họ không ngại khó khăn nên cuối cùng Ngọc Hoàng cũng biết chuyện. Từ rất lâu, lâu lắm rồi, Hoa Sen vốn là nữ hoàng của vương quốc loài hoa. Vì chìm đắm trong quá nhiều mơ ước, để mặc cho những con sóng của mặt hồ trêu đùa, trọc ghẹo nên Hoa Sen chẳng có một phút nào rảnh rỗi để quan tâm, săn sóc đến công việc của một nữ hoàng. Muôn loài hoa không còn đủ kiên nhẫn đứng nhìn nữ hoàng của mình chỉ suốt ngày mơ mộng rong chơi nên đã gửi thông điệp cầu xin Ngọc Hoàng tạo lập cho họ một vị nữ hoàng mới. Tuy nhiên, lời cầu xin của các loài hoa quá yếu ớt nên không tới được tai Ngọc Hoàng. Chính vì vậy, họ phải nhờ cậy đến họa mi bay lên đó mang thông điệp đến Ngọc Hoàng, họa mi tốt bụng giúp họ không ngại khó khăn nên cuối cùng Ngọc Hoàng cũng biết chuyện. Ngài liền lệnh cho một vị thần xuống trần gian đánh thức hoa hồng, một loài hoa đẹp rực rỡ nhưng rất nhiều gai nhọn. Làn da của hoa hồng trắng như tuyết tạo nên một vẻ đẹp vô cùng trong sáng khiến cho họa mi phải đem lòng say mê ngay từ cái nhìn đầu tiên. Ngây ngất trước vẻ đẹp của hoa hồng, họa mi sà xuống muốn vuốt ve những cánh hoa trắng mịn nhưng lại phải thu mình lại ngay. Trời đất, những cái gai sắc nhọn đâm ngay vào ngực họa mi một cách không thương tiếc khiến dòng máu đỏ từ ngực họa mi chảy nhuộm đỏ cả cánh hoa hồng. Từ đó trở đi hoa hồng đỏ trở thành Nữ hoàng của các loại hoa bên cạnh rất nhiều loại hoa đủ màu sắc khác.Vào một ngày chớm đông, lúc mà các vị thần tiên của loài hoa đang trút bỏ những tràng hoa héo tàn trên đầu để đến trú ngụ trong khu vườn thần kì, thì Hoa Hồng, vị nữ hoàng các loài hoa quyết định tổ chức một buổi dạ hội lớn trong lâu đài. Buổi dạ hội này dự định sẽ kéo dài đến tận ngày mà thần Pan- vị thần của đồng cỏ và gia súc thổi cây sáo thần kỳ báo hiệu mùa xuân đang về trên hạ giới.Hàng triệu loài hoa tuyệt đẹp nô nức tụ họp trong buổi dạ hội đó thật là đông đủ với hàng triệu vẻ đẹp rực rỡ khác nhau. Những nàng tiên bé nhỏ cũng không quên rủ các nàng công chúa xiêm y rực rỡ cùng các chàng hoàng tử tuấn tú mặc những áo choàng dài bên ngoài áo giáp sáng loáng và chiếc mũ tinh tế trên đầu đến. Trong khu vườn của lâu đài, những quý bà đáng kính đang đi dạo với dáng vẻ nghiêm trang trong những chiếc váy dài xòe rất đẹp. Vẻ duyên dáng, kiêu sa của họ hiện cả trên đôi mắt long lanh, ở nụ cười e lệ giấu sau những chiếc quạt bằng long chim. Các nàng công chúa thì hớn hở, xách váy chạy chân trần trên những thảm cỏ xanh mướt của vườn hồng. Còn các bà tiên đang ung dung đi dạo quanh hồ nước trong xanh. Phía xa xa, trên thảo nguyên, vài chú thị đồng đanh chơi trò đánh trận bằng những chiếc gai và dùng cây cỏ làm cung tên bắn lên bầu trời trêu trọc lũ cò bạch.Rồi bàn đêm kéo xuống, hằng hà sa số những ngôi sao lấp lánh chiếu sáng cho lâu đài. Bằng một cử chỉ rất tinh tế, nữ hoàng của các loài hoa lệnh cho dàn kèn đồng tấu lên những bản nhạc du dương. Và thế là muôn loài hoa bắt đầu khiêu vũ trong lâu đài và cả ở bên ngoài. Họ nhảy rất điêu luyện và hấp dẫn như những vũ công thực thụ. Tiếng nhạc hòa lẫn tiếng cười tạo nên một không khí thật vui nhộn khiến những giọt nước hồ, những con bướm đủ màu sắc trong vườn, những chú ngựa xinh đẹp và những chú chim duyên dáng cũng muốn hòa mình vào điệu nhảy đó. Khi điệu nhảy kết thúc, nữ hoàng Hoa Hồng rung nhẹ chiếc vòng tay yêu cầu mọi người im lặng rồi bằng giọng nói rành mạch, người nói:- Xin chào mừng các vị khách quý đã đến dự. Ta mong các vị sẽ có những đêm ngày vui vẻ khó quên ở buổi dạ hội dành cho các loài hoa trong lâu đài của ta. Bên cạnh đó, ta cũng muốn bày tỏ một mong muốn rất khiêm tốn: ta sẽ rất thích thú nếu trong lúc diễn ra những buổi dạ hội tiếp theo được nghe các vị kể về những chuyện cổ tích trên thế giới.Và đến khi kết thúc chúng ta cùng bình chọn xem câu chuyện nào là hay nhất. Bây giờ ai muốn bắt đầu nhỉ?Muôn loài hoa nghe xong nhìn nhau, bàn luận nhưng chẳng ai có đủ dũng cảm để bắt đầu. Một nàng công chúa nhỏ đội trên đầu chiếc vương miện màu tím của hoa Violet, tỏ vẻ nhút nhát giấu mình một cách vội vã vào đám đông và vô tình đánh rơi một chiếc hài. Dù không muốn, nhưng nàng đành quay lại tìm chiếc hài bị tuột khỏi chân. Nữ hoàng Hoa Hồng thấy vậy liền gọi và hỏi:- Công chúa Violet, loài hoa yêu thích của hoàng hậu Marie Louise, nàng sợ điều gì vậy? Nàng là loài hoa chuyên khoe sắc khi mùa xuân đến chẳng lẽ lại không có điều gì kể với mọi người hay sao? Có người kể với ta rằng nàng được sinh ra nhờ nước mắt của Adam nhỏ xuống và nàng còn là một thông điệp bí mật của tình yêu. Nào, đừng có e lệ như vậy. Hãy kể cho mọi người nghe những câu chuyện tình mà các chàng trai thổ lộ với nàng.Trước sự khuyến khích của nữ hoàng Hoa Hồng, công chúa Violet càng đỏ mặt, e lệ cúi đầu. Nhưng nụ hôn ngọt ngào, tình cảm của nữ hoàng Hoa Hồng khiến nàng thêm dũng khí. Bằng giọng nói dịu dàng nàng bắt đầu kể. Và đây là câu chuyện đó.
VÀO THIỀN - DOÃN QUỐC SỸ
Tôi chẳng nhớ là mình đã đi vào Thiền tự bao giờ, chỉ biết rằng những ý tưởng nhuốm màu Thiền đã nhật tích nguyệt lũy thấm dần vào tôi như những giọt nước rơi liên tục làm lõm phiến đá. Xưa có lần nghe chuyện kể ngài Tuệ Trung đời Trần tu mà vào tiệc vẫn ăn thịt cá. Em gái ngài là Khâm Từ hoàng hậu ngạc nhiên hỏi: “Anh đã tu Thiền mà còn ăn mặn làm sao thành Phật được?” Ngài cười đáp: “Phật là Phật, anh là anh, anh chẳng cần làm Phật, cũng như Phật chẳng cần làm anh!”... Lời nói thật hồn nhiên phá chấp. Lần khác nghe kể thầy Đạt Ma Huệ Năng nói gánh nước bổ củi cũng là Thiền (Vận thủy, ban sài, công phu đệ nhất). Gần đây tôi đọc cuốn Nẻo Về Của Ý của Thầy Nhất Hạnh cũng có đoạn tác giả nói quét nhà, lau cầu tiêu mà lòng thơ thới, mà hồn phơi phơi tức thị cũng là Thiền rồi. Mở đầu đoạn này – tôi còn nhớ – Thầy Nhất Hạnh tả một thằng bé con vừa ngồi ăn cơm với quả trứng vừa ngắm trời mưa và đã gợi tả được trạng thái vô tư thơ thới – trạng thái Thiền – của thằng bé con nhà nghèo đó. Trên các sách báo gặp bất kỳ đoạn nào, bài nào nói về Thiền tôi cũng đọc, rồi cái gì hợp với mình thì nhớ (nhiều khi chỉ nhớ mang máng) còn cái gì rơi vào quên lãng ắt là những cái vô bổ với tạng mình. Tôi vẫn nghĩ một cách rất chủ quan rằng thái độ đọc Thiền như vậy mới thật là… Thiền.