Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Giết Con Chim Nhại

Giết Con Chim Nhại

Giết Con Chim Nhại – Harper Lee

Giết Con Chim Nhại là cuốn tiểu thuyết của Harper Lee; đây là cuốn tiểu thuyết rất được yêu chuộng, thuộc loại bán chạy nhất thế giới với hơn 10 triệu bản.

Nội dung tiểu thuyết dựa vào cuộc đời của nhiều bạn bè và họ hàng tác giả, nhưng tên nhân vật đã được thay đổi. Tác giả cho biết hình mẫu nhân vật Jean Louise “Scout” Finch, người dẫn truyện, được xây dựng dựa vào chính bản thân mình.

Nào, hãy mở cuốn sách này ra. Bạn phải làm quen ngay với bố Atticus của hai anh em – Jem và Scout, ông bố luật sư có một cách riêng, để những đứa trẻ của mình cứng cáp và vững vàng hơn khi đón nhận những bức xúc không sao hiểu nổi trong cuộc sống.

Bạn sẽ nhớ rất lâu người đàn ông thích trốn trong nhà Boo Radley, kẻ bị đám đông coi là lập dị đã chọn một cách rất riêng để gửi những món quà nhỏ cho Jem và Scout, và khi chúng lâm nguy, đã đột nhiên xuất hiện để che chở.

Và tất nhiên, bạn không thể bỏ qua anh chàng Tom Robinson, kẻ bị kết án tử hình vì tội hãm hiếp một cô gái da trắng, sự thật thà và suy nghĩ quá đỗi đơn giản của anh lại dẫn đến một cái kết hết sức đau lòng, chỉ vì lý do anh là một người da đen.

 

Đọc thêm

Những người khốn khổ Cuốn theo chiều gió Tiếng gọi nơi hoang dã

Cho dù được kể dưới góc nhìn của một cô bé, Giết Con Chim Nhại không né tránh bất kỳ vấn đề nào, gai góc hay lớn lao, sâu xa hay phức tạp: nạn phân biệt chủng tộc, những định kiến khắt khe, sự trọng nam khinh nữ…

Góc nhìn trẻ thơ là một dấu ấn đậm nét và cũng là đặc sắc trong Giết con chim nhại. Trong sáng, hồn nhiên và đầy cảm xúc, những câu chuyện tưởng như chẳng có gì to tát gieo vào người đọc hạt mầm yêu thương.

Thông điệp yêu thương trải khắp các chương sách là một trong những lý do khiến Giết Con Chim Nhại giữ sức sống lâu bền của mình trong trái tim độc giả ở nhiều quốc gia, nhiều thế hệ.

Những độc giả nhí tìm cho mình các trò nghịch ngợm và cách nhìn dí dỏm về thế giới xung quanh. Người lớn lại tìm ra điều thú vị sâu xa trong tình cha con nhà Atticus, và đặc biệt là tình người trong cuộc sống, như bé Scout quả quyết nói “em nghĩ chỉ có một hạng người. Đó là người”.

Nguồn: sachmoi.net

Đọc Sách

Nửa Kia Của Hitler
Nửa Kia Của Hitler Nửa Kia Của Hitler – Eric-Emmanuel Schmitt Ở tuổi 20, Adolf Hitler nuôi giấc mộng trở thành họa sĩ. Nhưng sau hai lần bị Đại học Mỹ thuật Viên đánh trượt, Hitler trở thành gã lông bông, nay đây mai đó rồi dần dà tìm được chỗ đứng, trở thành một “con quái vật” khổng lồ của nhân loại nhờ cuộc thế chiến I. Đó là những dòng tiểu sử mà bất cứ ai muốn tìm hiểu đều có thể dễ dàng biết được về một dị nhân của thế kỷ 20, nỗi ám ảnh khôn nguôi của người Do Thái. Đó cũng là căn cứ để tiểu thuyết gia người Pháp bắt đầu một câu chuyện chỉ có trong tưởng tượng. Nửa Kia Của Hitler dựng lên hai chân dung song song và đối lập: Adolf H. và Hitler. Cuộc đời hai con người này bị rẽ đôi bởi một quyết định của Đại học Mỹ thuật Viên. Đồi gió hú Hai Số Phận Những người khốn khổ Adolf H. trúng tuyển còn Adolf Hitler. trượt. Adolf H. trở thành một họa sĩ tài danh, kết bạn cùng những họa sĩ nổi tiếng như Picasso, André Breton… tận hưởng cuộc đời bình thường với những người tình và kết thúc sự sống bên cạnh những người thân. Còn Adolf Hitler dần dà căm phẫn cuộc đời, khước từ những mối quan hệ nhân bản với con người và trở thành gã độc tài đồng trinh. Nửa Kia Của Hitler như một cỗ máy thời gian, giúp người đọc có cơ hội sắp đặt lại lịch sử chỉ bằng cách hình dung: Điều gì sẽ xảy ra nếu Adolf Hitler cũng như Adolf trúng tuyển Đại học Mỹ thuật Viên? Giả định đó liệu sẽ tác động thế nào đến Thế chiến II, đến cuộc đại đồ sát dân Do Thái, đến số phận của nhà nước Israel…
Trạng Quỳnh
Truyện Trạng Quỳnh Truyện Trạng Quỳnh – Nhiều tác giả Cho đến nay, vấn đề Trạng Quỳnh vẫn còn đòi hỏi thêm sự nghiên cứu và phân tích. Qua sử sách, gia phả, người ta tìm thấy một Nguyễn Quỳnh thực, cũng giỏi thơ văn, có tài hài hước. Tuy nhiên không thể đồng nhất hương cống Nguyễn Quỳnh với Trạng Quỳnh dân gian, bởi vì trong kho tàng chuyện Trạng ở Việt Nam có sự khác nhau giữa những câu chuyện có thật của những ông Trạng có thật và những chuyện mang tính chất hoặc giá trị “Trạng”. Ở vế thứ hai, trong dân gian đã lưu truyền những giai thoại về những nhà khoa bảng trí thức không đỗ Trạng Nguyên. Trạng Lợn Các cụ Trạng Việt Nam Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam Tuy không có học vị nhưng vì tài năng và những hoạt động, hoặc trong cuộc sống của của các vị “Trạng” này có những nét đặc biệt, mang phong cách Trạng và đậm màu cổ tích nên họ được dân gian ngưỡng mộ, tôn vinh làm Trạng. Thậm chí, có cả những nhân vật mà không ai dám quyết đoán đó là những người đã sống giữa cõi nhân gian hay chỉ là những nhân vật hoàn toàn được hư cấu. Càng ngày, những mẫu chuyện, giai thoại về họ càng được dân gian sáng tác, thêm thắt khiến hình ảnh của các vị Trạng này càng trở nên gần gũi, thân thuộc với mọi người. Để cung cấp thêm cho bạn đọc, chúng tôi xin giới thiệu vài nét về ông hương cống Nguyễn Quỳnh, một người được tin rằng là khởi hình lịch sử của Trạng Quỳnh dân gian.
Emmanuelle – Tập 1
Emmanuelle – Tập 1 Emmanuelle – Emmanuelle Arsan Vào cuối thập niên sáu mươi, cuốn Emmanuelle được xuất bản ở Pháp và gây sôi nổi trong dư luận rộng lớn. Lý do chính không phải vì tác giả cuốn này, Emmanuelle Arsan, là một phụ nữ mà lại đi viết truyện dâm tình. Lý do làm cuốn Emmanuelle nổi tiếng phức tạp hơn nhiều. Lý do thứ nhất là tại từ trước đến giờ đa số dâm thư đều do đàn ông viết theo cảm quan và thân xác của nam iới. Lần này Emmanuelle Arsan viết theo cảm quan và thân xác nữ giới – dĩ nhiên là phải khác. Lý do thứ hai có nguyên nhân văn hóa văn minh. Trong các xã hội phụ hệ của thế giới hiện tại, người đàn bà thường được giản lược vào hai hình ảnh, hai chức năng: hình ảnh thứ nhất là một thánh nữ trên bục cao, hoàn toàn trong sạch, bước xuống bục đi lấy chồng chỉ cốt để đẻ con; hình ảnh thứ hai là làm gái điếm, làm một dụng cụ để thỏa mãn dục tình cho đàn ông. Kim Bình Mai 50 Sắc Thái – Tập 1: Xám Hồng Lâu Mộng Tác giả Emmanuelle Arsan không chịu như vậy. Bà chủ trương rằng người đàn bà cũng là một con người, cũng là một chủ thể tính dục, nghĩa là cũng có nhu cầu nhục tình cần phải được thỏa mãn, và có quyền được thoả mãn – như đàn ông vậy. Vì tác giả không phải chỉ định viết về những thú vui dục tình của nhân vật Emmanuelle, mà còn dưa ra cả mặt triết lý sống nữa. Một nhân sinh quan vượt thoát ra khỏi sự khống chế của chủ nghĩa thanh giáo của bất cứ đạo nào, đặc biệt là thanh giáo của Công Giáo cũng như Tin Lành. Bời có chủ đích như thế nên truyện có nhiều đoạn triết lý rườm rà, sử dụng nhiều điển tích cũng như trích dẫn thơ văn Âu Châu xa lạ với một tác giả trung bình người Việt, do đó người dịch đã mạn phép lược bỏ bớt.
Thép Đã Tôi Thế Đấy
Thép Đã Tôi Thế Đấy Thép Đã Tôi Thế Đấy – Nikolai A.Ostrovsky Nikolai Ostrovsky viết Thép Đã Tôi Thế Đấy trên giường bệnh, trong khi bại liệt và mù, bệnh tật tàn phá chín phần mười cơ thể. Chưa bao giờ có một nhà văn sáng tác trong những điều kiện gian khổ như vậy. Trong lòng người viết phải có một nhiệt độ cảm hứng nồng nàn không biết bao nhiêu mà kể. Nguồn cảm hứng ấy là sức mạnh tinh thần của người chiến sĩ cách mạng bị tàn phế, đau đớn đến cùng cực, không chịu nằm đợi chết, không thể chịu được xa rời chiến đấu, do đó phấn đấu trở thành một nhà văn và viết nên cuốn sách này. Càng yêu cuốn sách, càng kính trọng nhà văn, càng tôn quý phẩm chất của con người cách mạng. Thép Đã Tôi Thế Đấy là cuốn sách gối đầu giường của bao thế hệ thanh niên Việt Nam. Pavel là một thanh niên, được tôi luyện, được nung rèn trong lò lửa của cách mạng và đã vượt qua được nhiều khó khăn, cực khổ. Tác phẩm lột tả được niềm tự hào đã vượt qua những thử thách cam go, sức mạnh của niềm tin và khát khao được sống, được cống hiến, được bùng cháy trọn vẹn ngọn lửa đời mình cho tố quốc, cho cách mạng. Cuộc Cách Mạng Một Cọng Rơm Suối nguồn 30 Tháng 4 – Chuyện Những Người Tháo Chạy Nhân dân Liên Xô, nhân loại tiến bộ chờ đợi văn học phản ánh và đào sâu cho mình hình ảnh con người anh hùng mới ấy. Lần đầu tiên trong văn học, N. A- xtơ-rốp-xki thu gọn được hình ảnh con người mới trong nhân vật Pa-ven Ca-rơ-sa-ghin. Pa-ven không những khác hẳn với những anh hùng của các thời đại trước. Khác hẳn với những tác phẩm văn nghệ của những năm đầu cách mạng, thường ca ngợi lòng dũng cảm vô tổ chức, tả sức mạnh tràn trề, lớn khỏe của quần chúng như một sức mạnh bột phát, tự nhiên. Thép đã tôi thế đấy cho ta thấy từng con người trong một quần chúng rộng lớn nảy nở như thế nào, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Thép đã tôi thế đấy ghi lại cả một quá trình tôi thép, bước đường gian khổ trưởng thành của thế hệ thanh niên Xô viết đầu tiên.