Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Sổ Tay Sửa Lỗi Hành Văn (Cao Xuân Hạo)

LỜI NÓI ĐẦU

Khi nói đến nhiệm vụ “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”, khá nhiều người trong chúng ta thường nghĩ trước tiên đến việc thay thế những từ “Hán-Việt” bằng những từ “thuần Việt” (những từ gốc Môn-Khmer hay mượn của tiếng Thái, tiếng Mã Lai thường được mệnh danh như vậy), mà ít khi nghĩ đến việc tìm cách làm sao cho câu văn được đúng mẹo mực, được trong sáng và chững chạc, không què cụt hay ngô nghê như văn một người ngoại quốc. Ở nhà trường, việc giảng dạy tiếng Việt thiên hẳn về lý thuyết, và hầu hết thì giờ dành cho việc tiếp thu những tri thức, ngôn ngữ học không trực tiếp phục vụ cho việc tu luyện cách sử dụng tiếng mẹ đẻ trong văn viết cũng như văn nói. Các sách giáo khoa về tiếng Việt dành phần lớn nội dung cho việc trình bày những khái niệm khó định nghĩa và khó tiếp thu như từ, âm vị, v.v. và những tri thức lý thuyết mà ngay các nhà ngôn ngữ học chuyên nghiệp cũng không mấy ai hiểu rõ, và lại đang là vấn đề tranh luận gay gắt trong các giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Sách vở thường cung cấp cho học sinh không phải những tri thức chắc chắn, mà là những giả thiết còn phải chứng minh của một số nhà nghiên cứu cá biệt. Giáo viên mất thì giờ vào việc truyền đạt những “tri thức” ấy nhiều đến nỗi không thể sửa lỗi hành văn cho học sinh được, và dù có muốn dạy cho học sinh biết nói và viết đúng tiếng Việt cũng không biết làm việc đó vào lúc nào và bằng cách gì, căn cứ vào tài liệu nào.

Hậu quả tất nhiên của tình hình này là học sinh (khi còn ngồi trên ghế nhà trường cũng như khi đã trở thành cán bộ) thường rất yếu về hành văn. Ta có thể nghe thấy ở khắp nơi những lời than phiền, chê trách nặng lời về tình trạng yếu kém về hành văn của những bài báo, những cuốn sách, những bài nói được truyền đi từ các đài phát thanh và truyền thanh, truyền hình. Những câu văn “bất thành cú”, những lỗi thô bạo về lô-gích, những từ ngữ dùng sai nghĩa hay không đúng chỗ, đều có thể gặp nhan nhản trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào.

Tình hình này nghiêm trọng đến nỗi nhiều giáo viên và cán bộ văn hóa đã nhận định rằng đây là một tệ nạn thực sự có nguy cơ làm cho tiếng Việt không còn là một ngôn ngữ văn hóa có đủ sức phục vụ công cuộc xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa thực sự văn minh nữa.

Sau một quá trình nghiên cứu những lỗi ngữ pháp phổ biến trên tư liệu điều tra do nhiều giới cung cấp (bài vở của học sinh các trường phổ thông, báo chí, công văn, bài nói trên các đài phát thanh và truyền hình, thư từ, v.v.), chúng tôi đã được Ban Ngôn ngữ học thuộc Viện Khoa học xã hội tại TP. Hồ Chí Minh (nay là Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) phân công soạn thảo một đề cương phân loại các lỗi ngữ pháp và tìm phương pháp chữa các lỗi đó, dự kiến sẽ lần lượt biên soạn những tập sách mỏng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh ở nhà trường cũng như cho các cán bộ công tác trong các lĩnh vực cần đến những tri thức thực tiễn về hành văn. Công việc này không phải ngay một lúc đã có thể làm được một cách đầy đủ như chúng tôi mong muốn. Những tập sách “Sửa lỗi hành văn” soạn theo đề cương nói trên cần được kiểm nghiệm qua thực tiễn sử dụng và cần được bổ sung, chỉnh lý không ngừng. Tìm mua: Sổ Tay Sửa Lỗi Hành Văn TiKi Lazada Shopee

Tập sách mỏng đầu tiên mà chúng tôi cho ra mắt các bạn đọc là một thí nghiệm mong được chính những người dùng sách tiến hành, nhằm tìm thấy những chỗ thiếu sót cần được khắc phục dần qua những lần tái bản sau này. Trong tập này, chúng tôi thử xử lý một trong những loại lỗi phổ biến nhất: Lỗi trong khi dùng những câu có trạng ngữ đặt ở đầu.

Sách chia ra làm hai phần: Một phần lý thuyết được trình bày một cách ngắn gọn để người dùng thấy rõ quan điểm của chúng tôi về các lỗi ngữ pháp và nắm vững nguyên nhân cũng như cơ chế của loại lỗi ngữ pháp được bàn đến trong tập này; và sau đó là phần chính, phần thực hành, trình bày từng dạng lỗi một, phân tích cơ chế của lỗi, đề ra cách sửa căn cứ trên việc tận dụng những khả năng dùng nhiều phương tiện khác nhau để diễn đạt cái ý mà người phạm lỗi muốn diễn đạt, và đề ra những bài tập (có đáp án) để giúp người dùng làm chủ được cấu trúc câu mà họ nắm chưa vững.

Chúng tôi hiểu rằng tập sách này còn xa mới đạt đến một chất lượng khả quan. Vì vậy chúng tôi tha thiết mong các bạn đọc quan tâm đến công việc trau dồi ngôn ngữ giúp đỡ chúng tôi bằng cách cung cấp thêm những kiểu lỗi chưa được nêu lên, đề nghị những cách sửa lỗi khác, những câu mẫu tốt hơn, v.v., để cho tập sách này khi in lại sẽ được tốt hơn, và các tập sau, ngay khi ra lần đầu cũng tránh được nhiều sai sót.

NHÓM BIÊN SOẠN

***

Ngữ pháp hiểu theo nghĩa rộng là cách tổ chức bên trong của ngôn ngữ. Là một hệ thống dấu hiệu bằng âm thanh được dùng làm công cụ giao tế, ngôn ngữ phải tổ chức các âm thanh như thế nào để một hệ thống đơn vị có số lượng hữu hạn có thể kết hợp với nhau mà làm thành những tín hiệu (những thông điệp, những phát ngôn) có số lượng vô hạn: Ngôn ngữ phải cho phép con người nói ra bất cứ một ý gì mình muốn nói, kể cả những ý chưa bao giờ có ai nói ra cả. Tính phức tạp và yêu cầu phát triển không ngừng của xã hội đòi hỏi như vậy. Nhưng làm sao một tín hiệu chưa bao giờ gặp, mà người bản ngữ mới nghe lần đầu vẫn hiểu được? Sở dĩ có thể có được điều kỳ diệu đó là vì cái tín hiệu hoàn toàn mới ấy dùng toàn những đơn vị mà người nghe đã biết sẵn, được kết hợp lại theo những quy tắc mà người ấy cũng đã quen thuộc. Ngữ pháp, hiểu theo nghĩa hẹp, chính là tổng số những quy tắc ấy.

Những quy tắc tổ chức các đơn vị thành tín hiệu (thành câu) được người bản ngữ quy nạp ra một cách không tự giác từ những lời nói đã nghe được, và dần dần, vào những năm cuối cùng của tuổi thơ ấu, họ đã có được một hệ thống ngữ pháp hoàn chỉnh về cơ bản trong đầu, cho phép họ diễn đạt được bất cứ ý nghĩ nào dưới một hình thức phù hợp với những tập quán diễn đạt của toàn khối cộng đồng ngôn ngữ của họ. Đây là một thứ tri thức ẩn mặc - không nói ra thành lời được - nhưng là một tri thức tuyệt đối. Về nguyên tắc, người bản ngữ không thể nói sai ngữ pháp được, nếu ta không kể những trường hợp nói nhịu nhầm mà xung quanh và ngay người vừa nói nữa cũng nhận thấy ngay. Những quy tắc được trình bày trong các sách ngữ pháp chính là đúc kết từ những tập quán nói năng của cả khối cộng đồng những người bản ngữ.

Nhưng nếu thế thì tại sao lại có trường hợp được coi là một lỗi ngữ pháp của người bản ngữ? Ở đây cần phân biệt rõ hai trường hợp rất khác nhau.

Ngôn ngữ vốn chuyển biến không ngừng. Không những từ ngữ, cách phát âm, mà ngay cả ngữ pháp cũng chuyển biến theo thời gian, tuy chậm hơn nhiều. Và trong những nguyên nhân quy định những sự chuyển biến của ngôn ngữ có cả những “lỗi” của thế hệ sau trong khi hấp thu ngôn ngữ. Những sự đổi khác đó ban đầu có thể bị thế hệ trước trấn áp quyết liệt. Nhưng nếu nó phù hợp với xu thế phát triển của ngôn ngữ (chẳng hạn như khi nói tạo nên một sự tiết kiệm quy tắc hay làm mất một sự thiếu cân bằng), dần dần nó sẽ thắng và sẽ dành được địa vị chuẩn, nghĩa là sẽ được mọi người coi như “đúng ngữ pháp” hơn cách nói trước kia, nay đã trở thành “cổ”.

Trong những trường hợp như thế, nhà ngôn ngữ học không bảo thủ sẽ có thái độ rộng rãi đối với hình thái mới và sẵn sàng chấp nhận nó sau khi đã nghiên cứu nó kỹ về phương diện hiệu quả giao tế cũng như về phương diện thống kê.

Mặt khác, trong quá trình chuyển biến, phát triển, một ngôn ngữ có thể tiếp thu những từ ngữ, những kiểu nói, những cách đặt ngôn ngữ khác, nhằm làm cho mình dồi dào phương tiện hơn. Thường thường, những sự tiếp thu này, trong thời gian đầu chỉ liên quan đến những khu vực “văn hóa” của ngôn ngữ, nghĩa là chỉ thấy có trong văn khoa học, tôn giáo, triết học, v.v., cho nên quần chúng trung bình còn bỡ ngỡ khi nghe hay dùng những cách viết hay nói như vậy. Và vì không mấy khi sử dụng được cái cảm thức vốn có của mình để xử lý những cách nói như vậy, người bản ngữ trung bình (nhất là khi còn ít tuổi hay chưa có trình độ văn hóa cao) không quy nạp được những quy tắc chi phối cách cấu tạo của những câu ít quen thuộc đó, cho nên khi tự mình đặt câu theo kiểu mới tiếp thu được, họ có thể sai. Những kiểu câu không phải du nhập từ tiếng nước ngoài, những thể loại văn nhất định hay ngay cả những kiểu câu chỉ dùng trong văn viết chứ không dùng trong khi nói chuyện bình thường cũng có thể bị dùng sai như vậy nếu không có sự hướng dẫn và luyện tập đầy đủ.

Thường thường trong khi nói năng, người bản ngữ có thể tránh hẳn những kiểu câu mình chưa nắm vững (dĩ nhiên nếu người đó không có thói ăn nói cầu kỳ); nhưng trong khi viết hay trong khi phát biểu ở những môi trường nhất định, họ có thể vì yêu cầu của hoàn cảnh mà buộc lòng phải dùng đến những kiểu câu chưa nắm vững đó.

Đối với loại lỗi này, người làm công tác giảng dạy hay biên tập cần có thái độ nghiêm khắc hơn. Ỏ đây có thể tin chắc rằng chuyện dùng sai không hề do “xu hướng chuyển biến tự nhiên” của ngôn ngữ mà ra, tuy có thể chịu sự chi phối của những quy luật nào đó của bản ngữ làm cho người dùng dễ bị nhầm lẫn. Nói chung, những lỗi này thường làm cho câu văn không tuân theo những quy tắc vốn có của bản ngữ (chứ không riêng gì của thứ tiếng làm cội nguồn cho sự tiếp thu). Nếu người nghiên cứu đã xác định được như vậy, thì người giáo viên hay biên tập viên cần kiên quyết sửa lại cho đúng.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sổ Tay Sửa Lỗi Hành Văn PDF của tác giả Cao Xuân Hạo nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Cuộc Đời - Vở Kịch Chỉ Diễn Một Lần (Tăng Tiểu Ca)
Những câu chuyện trong cuốn sách này đều rất độc đáo, câu chuyện nào cũng đầy ắp sự kết tinh của trí tuệ và sự thông minh. Đây sẽ là một cuốn sách hay, rất có ích cho những ai muốn khơi dậy tiềm năng cảm nhận và tài đánh giá của mình Cuộc sống của con người được ví như một vở kịch, kịch có thể có buổi diễn tập, còn đời người thì không thể lặp lại lần thứ hai. Để diễn tốt vở diễn đời mình bạn không thể xem nhẹ sự định hướng tâm hồn, xem nhẹ bài học từ những bạn diễn khác. Cuốn sách “Cuộc đời - Vở kịch chỉ diễn một lần” như mở ra một sân khấu lớn với những mẩu chuyện ngụ ngôn thời hiện đại, giúp người đọc "trông người, biết ta" để vở diễn đời mình thêm hoàn hảo. Trong cuốn sách, tác giả đã xử lí các vấn đề bằng phương pháp thông minh nhất, đó là thông qua các câu chuyện để thể hiện ý nghĩa, tư tưởng muốn truyền tải. Những câu chuyện trong cuốn sách đều rất độc đáo, câu chuyện nào cũng đầy ắp sự kết tinh của trí tuệ và sự thông minh. Đây sẽ là một cuốn sách hay, rất có ích cho những ai muốn khơi dậy tiềm năng cảm nhận và tài đánh giá của mình. “Cuộc đời - Vở kịch chỉ diễn một lần” nhấn mạnh tinh thần “luôn sống cho hiện tại”, tức là để bản thân cảm nhận được chính mình trong từng phút, từng giây, từng khoảnh khắc của cuộc sống. Để có một tương lai không muộn phiền, không tiếc nuối, hãy sống hết mình ở hiện tại, ở thời điểm đang diễn ra. Tìm mua: Cuộc Đời - Vở Kịch Chỉ Diễn Một Lần TiKi Lazada Shopee Với cuốn sách này, thời gian là một món quà vô giá không gì thay thế được, hiểu được sự quí giá đó mới có thể nhận thức được những điều có ý nghĩa trong hiện tại. Đời người rất ngắn ngủi, để không phải hối hận thì phải cố gắng làm tốt mọi công việc ở hiện tại. Nếu có thể coi mỗi ngày đang sống là ngày cuối cùng của cuộc đời thì chúng ta sẽ biết trân trọng nó hơn. Chỉ đến khi cuộc sống sắp sửa mất đi, mọi người mới chợt nhận thức được giá trị của nó, hiểu được bản thân nên làm những gì và không nên làm những gì. Đó là giá trị nhân văn của cuốn sách.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cuộc Đời - Vở Kịch Chỉ Diễn Một Lần PDF của tác giả Tăng Tiểu Ca nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cứ Đi Để Lối Thành Đường (Ho Phoenix)
TRÊN HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM CON - NGƯỜI - TÔI - MUỐN - TRỞ - THÀNH ứ đi - để lối thành đường” là những thao thức, những trải nghiệm sống động, là những chia sẻ chân tình, tâm huyết của một người chọn nghề tư vấn hướng nghiệp như là tình yêu, như là lẽ sống của đời mình. Cuốn sách gồm 4 phần chính: (1) Hướng nghiệp là một hành trình; (2) Nối liền hai thế hệ; (3) Hướng nghiệp và tâm an; (4) Những nghĩ suy. Ngoài ra, còn có phần phụ lục phân tích về tác dụng hai mặt của phương pháp trắc nghiệm, được minh họa bằng những ca tư vấn cụ thể trong thực tiễn; những chỉ dẫn cần thiết về các bước chọn ngành và chọn trường; về mục tiêu nghề nghiệp và đặt thành câu hỏi: Di dân có nên là mục tiêu nghề nghiệp? Tìm mua: Cứ Đi Để Lối Thành Đường TiKi Lazada Shopee Qua lối viết mang màu sắc “đối thoại”, qua ý kiến phản hồi của các đối tượng được tư vấn, cùng những lời tự sự của chính tác giả được viết như trải lòng, người đọc có thể cảm nhận rất rõ: tác giả là người nhiệt thành, tâm huyết, tự tin, am hiểu tâm lý đối tượng, có tâm và có tầm nhìn về chuyện hướng nghiệp. Độc giả cũng có thể dễ dàng cảm nhận được “tình yêu tiếng Việt” rất đáng trân trọng qua cách viết của một người vốn quen tư duy bằng Anh ngữ. Chính vì thế, đọc “Cứ đi - để lối thành đường”, độc giả có thể thu nhặt nhiều nhận xét bổ ích, có dịp suy nghĩ thêm về nhiều vấn đề thú vị được gợi nêu từ kinh nghiệm tư vấn hướng nghiệp cụ thể của tác giả, chẳng hạn như những ám ảnh về “giấc mơ của cha”, những khác biệt về tâm lý, về bối cảnh hướng nghiệp giữa các thế hệ mà tác giả mong muốn đóng vai trò hòa giải, kết nối bằng “nhịp cầu tư vấn hướng nghiệp”. Nhưng có lẽ điều khiến cho cuốn sách có sức hấp dẫn riêng và có khả năng truyền cảm hứng cho người đọc, trước hết nằm ở chính thái độ dấn thân nhiệt thành, ở cách xem công việc tư vấn hướng nghiệp như lẽ sống hay niềm vui sống của tác giả. Đó là sức hấp dẫn, là nét đẹp của một con chim lửa tự đốt mình lên để không chỉ hồi sinh, không chỉ tỏa sáng cho chính mình, mà còn tỏa sáng và sưởi ấm cho những người đang dấn bước trên hành trình khám phá những năng lực, những khát vọng tiềm ẩn của bản thân. Trong hành trình đó, tác giả tỏ ra rất tự tin khi đồng hành cùng với những bạn trẻ được chị tư vấn. Chị tự tin không phải vì cho rằng mình đã sở hữu được “kho đáp án có sẵn” cho những băn khoăn liên quan đến việc chọn ngành, chọn nghề; cũng không phải vì chị đã rèn được “chiếc chìa khóa vạn năng” cho vấn đề hướng nghiệp, mà vì trong sâu thẳm, chị đã nhận ra: hướng nghiệp là một hành trình tìm kiếm, chọn lựa không ngừng, không phải chỉ chọn lựa một lần, và cũng không có chọn lựa duy nhất đúng. Từ góc độ tâm lý cá nhân, chị đề cao, khuyến khích những chọn lựa phù hợp với nguyện vọng, hứng thú, năng lực, khí chất, tính cách, giúp phát triển nhân cách, giúp mỗi người tự phát hiện được con người mình muốn trở thành, con người biết thích ứng và biết thỏa mãn khi thấy tâm an. Chị tự biết mình không phải là người gieo hạt vì mỗi người phải tự gieo hạt giống nhân cách mà mình muốn trở thành, nhưng chị tự thấy mình có sứ mệnh hỗ trợ cho các bạn trẻ cách chọn hạt giống. Dõi theo mạch suy tư mang cảm hứng khơi nguồn cho một “dòng chảy thiện” của Phoenix Ho, tôi rất đồng cảm với những ngữ đoạn vừa mang âm điệu của một người tư vấn lại vừa như lời tự nhủ dành cho bản thân mình: “Cuộc sống không phải lúc nào cũng như ý ta muốn. Sự công bằng không hiện diện ở mọi nơi, mọi lúc. Tình yêu thương ta nhận được không phải lúc nào cũng thật sự là tình yêu thương, hoặc không phải lúc nào cũng lành mạnh cho ta. Điều tốt nhất, đó là cả cuộc đời này sẽ chẳng ai có thể bắt ta không thể là ta, không ai bẻ gãy được đôi cánh ước mơ, nghị lực, giá trị sống và bản thể của ta. Và nếu có những lúc ta phải rơi xuống vực thẳm, hãy kiên nhẫn liếm láp vết thương để từ từ đứng dậy tìm lối ra. Và nếu có những lúc ta phải mất hết tất cả, thì hãy bình tĩnh vì ta vẫn còn bản thân để tiếp tục cất bước. Như chim phụng hoàng lao vào đống lửa để hồi sinh rực rỡ, ta luôn có thể hồi sinh từ những nghịch cảnh trong cuộc sống. Vì ta mãi mãi còn có chính mình.” Hình như qua cuốn sách của mình, Phoenix Ho còn ngầm chia sẻ một thông điệp khác: Tôi đã sống như cách tôi nghĩ, và tôi đã nghĩ theo cách tôi sống. Và hơn thế, tôi đã thấy tâm an. Thế còn bạn? Nhà báo NGUYỄN THANH BÌNHĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cứ Đi Để Lối Thành Đường PDF của tác giả Ho Phoenix nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Con Sẽ Làm Được (Donna M. Genetit)
Chào các bạn độc giả! Tôi đã viết cuốn sách đầu tay “Người giỏi không phải là người làm tất cả”, với hy vọng phổ biến một trong những kinh nghiệm quản lý hết sức độc đáo - nguyên tắc “Giao việc hiệu quả nhất”. Đã có rất nhiều nhà quản lý nắm được nguyên tắc này và đạt được nhiều thành công. Thế nhưng, tôi hiểu rằng phạm vi áp dụng của nguyên tắc này vẫn còn rất giới hạn. Help your Kids get it done right at home and school! Thông qua một số bạn bè và đồng nghiệp, tôi đã nảy ra ý tưởng áp dụng nguyên tắc tuyệt vời đó, với một chút biến đổi, vào việc giáo dục con cái tại gia đình. “Để con vững bước tương lai” sẽ mang đến cho bạn cách vận dụng nguyên tắc giao việc hiệu quả ấy vào việc giáo dục con cái. Với 6 bước đơn giản nhưng hữu ích, bạn sẽ giúp con trẻ gặt hái thành tích cao nhất và tự tin bước vào đời. Trong quyển “Người giỏi không phải là người làm tất cả”, nhân vật James đã phải nỗ lực rất nhiều mà vẫn không sao đạt được kết quả như Jones, người anh họ của mình. Trong khi James phải làm việc rất vất vả mới có thể hoàn thành công việc một cách tương đối thì Jones, với những kỹ năng quản lý tuyệt vời, đã đạt được nhiều thành công vượt trội một cách nhẹ nhàng. Theo đó, chất lượng cuộc sống của hai người ngày một khác xa nhau. Tìm mua: Con Sẽ Làm Được TiKi Lazada Shopee Cuối cùng, James quyết định dẹp bỏ lòng kiêu hãnh để đến gặp và xin lời khuyên của Jones. Từ sự hướng dẫn của người anh họ, James dần nắm rõ và áp dụng thành công bí quyết “Giao việc hiệu quả nhất”. Lần này, James nhận ra rằng các con của Jones luôn thành công và vượt trội hơn so với các con anh, dù tất cả đều có thời gian học tập và chơi đùa như nhau. Câu chuyện là chuỗi những suy nghĩ và hành động của James nhằm tìm ra bí quyết tự tin và thành công của các con Jones. Từ những gì đã học được, gia đình James đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: Các con đạt được nhiều thành công hơn mà không cần phải cố gắng quá sức. Bọn trẻ học được sự tự tin vào chính bản thân và biết cách phát huy hết tiềm năng; hiểu và chấp nhận những giới hạn cũng như những quy định mà chúng phải tuân theo. Không khí gia đình trở nên thân thiện, ấm áp hơn; các thành viên trong gia đình quan tâm đến nhau nhiều hơn. Loại trừ đến mức tối đa sự tranh chấp và xung đột trong gia đình. Và gia đình bạn cũng vậy, sẽ đạt được những kết quả hằng mong đợi từ kinh nghiệm của Jones và James. Chúc bạn thành công! - Donna M. Gennett, Ph. DĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Con Sẽ Làm Được PDF của tác giả Donna M. Genetit nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Con Sẽ Làm Được (Donna M. Genetit)
Chào các bạn độc giả! Tôi đã viết cuốn sách đầu tay “Người giỏi không phải là người làm tất cả”, với hy vọng phổ biến một trong những kinh nghiệm quản lý hết sức độc đáo - nguyên tắc “Giao việc hiệu quả nhất”. Đã có rất nhiều nhà quản lý nắm được nguyên tắc này và đạt được nhiều thành công. Thế nhưng, tôi hiểu rằng phạm vi áp dụng của nguyên tắc này vẫn còn rất giới hạn. Help your Kids get it done right at home and school! Thông qua một số bạn bè và đồng nghiệp, tôi đã nảy ra ý tưởng áp dụng nguyên tắc tuyệt vời đó, với một chút biến đổi, vào việc giáo dục con cái tại gia đình. “Để con vững bước tương lai” sẽ mang đến cho bạn cách vận dụng nguyên tắc giao việc hiệu quả ấy vào việc giáo dục con cái. Với 6 bước đơn giản nhưng hữu ích, bạn sẽ giúp con trẻ gặt hái thành tích cao nhất và tự tin bước vào đời. Trong quyển “Người giỏi không phải là người làm tất cả”, nhân vật James đã phải nỗ lực rất nhiều mà vẫn không sao đạt được kết quả như Jones, người anh họ của mình. Trong khi James phải làm việc rất vất vả mới có thể hoàn thành công việc một cách tương đối thì Jones, với những kỹ năng quản lý tuyệt vời, đã đạt được nhiều thành công vượt trội một cách nhẹ nhàng. Theo đó, chất lượng cuộc sống của hai người ngày một khác xa nhau. Tìm mua: Con Sẽ Làm Được TiKi Lazada Shopee Cuối cùng, James quyết định dẹp bỏ lòng kiêu hãnh để đến gặp và xin lời khuyên của Jones. Từ sự hướng dẫn của người anh họ, James dần nắm rõ và áp dụng thành công bí quyết “Giao việc hiệu quả nhất”. Lần này, James nhận ra rằng các con của Jones luôn thành công và vượt trội hơn so với các con anh, dù tất cả đều có thời gian học tập và chơi đùa như nhau. Câu chuyện là chuỗi những suy nghĩ và hành động của James nhằm tìm ra bí quyết tự tin và thành công của các con Jones. Từ những gì đã học được, gia đình James đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: Các con đạt được nhiều thành công hơn mà không cần phải cố gắng quá sức. Bọn trẻ học được sự tự tin vào chính bản thân và biết cách phát huy hết tiềm năng; hiểu và chấp nhận những giới hạn cũng như những quy định mà chúng phải tuân theo. Không khí gia đình trở nên thân thiện, ấm áp hơn; các thành viên trong gia đình quan tâm đến nhau nhiều hơn. Loại trừ đến mức tối đa sự tranh chấp và xung đột trong gia đình. Và gia đình bạn cũng vậy, sẽ đạt được những kết quả hằng mong đợi từ kinh nghiệm của Jones và James. Chúc bạn thành công! - Donna M. Gennett, Ph. DĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Con Sẽ Làm Được PDF của tác giả Donna M. Genetit nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.