Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Chuyện Người Tùy Nữ (Margaret Atwood)

“Sự Cám dỗ của Chuyên chế” là tên một cuốn sách của Jean-François Revel (1924-2006) tôi mượn đặt cho bài viết này bởi câu chuyện kỳ dị cay đắng và bóp nghẹt lồng ngực của Chuyện người tùy nữ có lẽ trước hết cảnh cáo ta về một tiềm năng mang tính dị truyền lịch sử của một thứ nhu cầu, ham muốn, và khả năng đáp ứng nhu cầu ấy nơi con người, cái hoàn toàn có thể diễn đạt như là sự cám dỗ của chuyên chế.

Cám dỗ chuyên chế lớn đến độ người ta thấy nó thấp thoáng đằng sau mỗi chân lý hay lẽ phải mà lịch sử từng biết đến.

Ở đây, đó là nền chính trị thần quyền của một “Nước Cộng hòa Gilead” - cái tên có lẽ là một kiểu chơi chữ: Cộng hòa do Chúa dẫn dắt. Khái niệm này bản thân nó là một trong những sản phẩm sáng tạo nhất của trí tưởng tượng: một nền cộng hòa trong khi chờ Chúa trở lại.

Đối với bất cứ ai chỉ cần một chút quan tâm đến thời sự thì đơn giản đó đã là một mẫu hình có trong thực tế, và tính sáng tạo kỳ quái của nó, tính tưởng tượng phi thường của nó, lại phải nhờ đến văn học làm môi trường phát lộ - như trong cuốn tiểu thuyết này.

Chuyện người tùy nữ tuy nhiên lại không đi con đường phân tích có tính chất sử thi các hiện tượng, các sự kiện và biến cố ở tầm mức ta quen hình dung về cái gọi là Lịch sử; việc này có đối chứng ở phần cuối của cuốn tiểu thuyết, không đánh số trang, như một phụ lục hay một vĩ thanh độc đáo dưới tiêu đề “Chú dẫn lịch sử về chuyện người tùy nữ”. Tìm mua: Chuyện Người Tùy Nữ TiKi Lazada Shopee

Toàn bộ câu chuyện chính tập trung vào thể hiện cái trải nghiệm của nhân vật người Tùy nữ, chính là người đã kể câu chuyện này. Và đây là một tác phẩm hiếm hoi cho ta thấy một trải nghiệm cá nhân có thể được mô tả thích hợp, trọn vẹn, sâu sắc và triệt để như thế nào.

Trước hết đó là một thực nghiệm gắt gao: tước bỏ những điểm chuẩn quen thuộc luôn dựng lên gợi lên cái nhìn từ bên ngoài hay là một hình thức cái nhìn bên ngoài về một con người: tên tuổi, những đặc điểm nhân thân và những chuỗi liên hệ xoay quanh, đi và đến từ những đặc điểm ấy.

Nhưng nói cho đúng thì đó không phải là sự tước bỏ, mà, giống như một ngọn đèn không cần tự soi sáng cái đui của nó, nhân vật người Tùy nữ kể chuyện đã đặt ta vào một quan hệ nội tiếp với ý thức của chị ta, vào bên trong cái nhìn của người kể chuyện, bên trong đôi mắt căng thẳng, lo âu, kìm nén và sắc sảo luôn bị chặn giữa “hai cái cánh” khi đi ra ngoài “để chúng tôi không thấy được, nhưng cũng không bị thấy” (tr.17), cũng là đôi mắt luôn luôn nhìn thấy những mảnh vỡ của quá khứ chính mình, những mảnh vỡ của đời sống, và của Lịch sử…

Sự tước bỏ ấy, hay là sự đặt ta vào bên trong cái ý thức cá nhân, cụ thể đặc thù mà vẫn vô danh ấy, lạ thay lại làm nổi bật lên, sắc nét một cách khó có thể sắc nét hơn, chính cái con người cá nhân đó.

Ngay từ những câu kể đầu tiên, người kể đã lôi chúng ta vào một con sông lười của dòng chảy tâm lý nhân vật, cái dòng ý thức của chị ta; nhưng chỉ đến vậy thôi: chúng ta không buộc phải lặn ngụp, chúng ta ngồi trên những chiếc phao để nghe con sông kể về chính nó như một thứ giáo cụ trực quan.

Và người Tùy nữ không quên thỉnh thoảng lại nhắc nhở chúng ta về tình trạng đó. Chị ta sẽ bảo: “Tôi những muốn tin mình chỉ đang kể chuyện” (tr.59), hay: “Bên kia cửa là cuộc sống bình thường. Tôi sửa lại: bên kia cửa trông như cuộc sống bình thường” (tr.187), v.v…

Dường như để nhấn mạnh hành động kể, việc “Tôi” chuyển thành lời cái trải nghiệm của “Tôi” - một việc có tầm quan trọng sống còn, có giá trị bằng toàn bộ tương lai vô vọng trong hoàn cảnh của “Tôi” lúc đó, có giá trị đúng bằng sự sống còn bởi tách mình được khỏi cái thực tại kinh khủng thông qua hành động biến nó thành chuyện (vì tạm thời không có cách nào khác) và do đó, “ai tin được rằng chuyện kể chỉ là chuyện kể sẽ có cơ may cao hơn” (tr.59), có giá trị bằng sự tồn tại của những người thiết thân cho mình bởi hành động kể tạo lập người nghe và “Tôi kể, vì thế người tồn tại” (tr.356), người tạo thành thế giới cho tồn tại của “Tôi” - dường như để nhấn mạnh hành động kể quan trọng như thế nên người Tùy nữ hơn một lần đã ra sức làm rõ việc kể chuyện này.

“Đây là tái dựng…” (tr.183), chị ta cho thấy những câu chuyện trong câu chuyện; chị ta kể lại lời kể của người bạn gái thân Moira mà “không thể nhớ đúng từng từ, bởi không cách nào chép lại”, nhưng “tôi đã cố sao cho càng giống cô càng tốt. Cũng là một cách giữ cho cô sống” (tr.330).

Đó hoàn toàn không phải là điều nằm ở bình diện một mánh lới kể chuyện, hoàn toàn vượt qua cấp độ những thủ pháp của một người kể ý thức sâu sắc về hành động kể của mình. Tôi đã nói rồi: chị ta đưa chúng ta lên những chiếc phao (gì cũng được!) trên một dòng chảy của ý thức.

Có chuyện chị ta kể đến hai lần, liên tiếp; như chuyện chị ta ngủ với Nick lần đầu tiên; vừa kể dứt, chị ta bảo: “Tôi bịa ra đấy. Không phải thế đâu. Mà là thế này” (tr.350).

Hai lần kể cho cùng một câu chuyện - và ta thấy trong khoảng thời gian đó không phải là ta đứng yên hay dòng sông kia ngừng chảy, lại càng không quang cảnh kia lặp lại, cho dù vẫn chuyện đó thôi.

Vậy thì điều ta thấy ở câu chuyện được nhân đối ấy phải chăng là hai cái thực tại khác nhau, cho dù không khác đáng là bao, mà song song tồn tại? Hay phải chăng ở những khe hở giữa hai thực tại không trùng khít lên nhau đó ta lờ mờ thấy một thực tại thứ ba khác hẳn, không được rọi chiếu, không hiển ngôn?

Vâng, nếu có như vậy thì ta cũng không bao giờ biết được.

Mà câu chuyện bảo ta rằng nó kể về những thực tại mang tính ý hướng, những sự kiện chỉ trở nên thực tế bởi có một ý thức soi rọi vào bằng ý định và sự cố ý của mình, bởi có một ý thức đã kinh qua các sự kiện đó để biến chúng thành sự kiện, đã trải nghiệm chúng để liên kết chúng vào kinh nghiệm của chúng ta, biến chúng thành thực tế.

Và cái ý-thức-người-Tùy-nữ đó, trước khi kết thúc câu chuyện, càng tỏ ra day dứt hơn bởi tính trải nghiệm cá nhân mà hành động kể của chị bộc lộ:

“Tôi ước gì câu chuyện này khác đi. Tôi ước nó văn minh hơn. Tôi ước mình hiện ra trong đó tốt đẹp hơn, bớt do dự, bớt phân tâm vào những điều nhỏ nhặt. Tôi ước nó có đầu có đuôi hơn. (…) Thứ lỗi cho tôi vì chuyện này quá nhiều đau thương đến thế. Thứ lỗi cho tôi nó rời rạc từng mảnh vụn, như xác người kẹt giữa hỏa lực cánh sẻ hay ngũ mã phanh thây. Nhưng tôi nào có làm gì sửa được. Tôi cũng đã cố đưa vào ít thứ tốt lành rồi đấy. Hoa chẳng hạn, bởi chúng ta sẽ ra sao nếu không có hoa?” (tr.355-356)

Quả là có một số đoạn rất đẹp, sống động một cách độc đáo, về hoa, mà tôi tin bạn sẽ cảm thấy ở đấy chủ yếu là các chất liệu: nhựa cây, cánh hoa và lá vò nát trên ngón tay, màu đỏ tự nhiên một cách khó hiểu ở chỗ bông hoa rụng ra, v.v… chứ không phải những bức tiểu họa duyên dáng nào đó.

Và không phải là những biểu lộ trữ tình.

Trong câu chuyện của Người Tùy nữ này không có hy vọng, không có tương lai, cho nên những khi hoa hiện lên trong trải nghiệm cá nhân căng thẳng của chị ta thì nó hiện lên như những biểu tượng trong mơ của cả hai điều ấy, đồng thời cũng biểu trưng cho các ký ức về những gì gọi là hy vọng và tương lai.

Hoa đó chính là hoa “ước gì” và hoa “Thứ lỗi cho tôi…” trùng điệp trong đoạn văn trích ở trên.

Người Tùy nữ lăp lại “ước gì” và “xin thứ lỗi” ngay trước một đoạn tàn bạo đến cực điểm - trường đoạn chị ta kể về buổi hành quyết định kỳ được gọi là “Cứu chuộc đàn ông”. Bạn sẽ phải tưởng tượng cảnh một người còn sống bị một nghìn con mèo nhà xé xác.

Nhưng ở đây tôi muốn nói đến sự lặp lại những khẳng định về hành động kể, về việc kể chuyện - sự lặp lại rõ ràng cố ý của Người Tùy nữ.

Đúng là có sự tô đậm, rất phong cách, một nét nữ tính trong những ước gì và xin thứ lỗi đó.

Tuy nhiên không chỉ là như vậy.

Trở lại một chút phần lời kể ở trang 59, đã trích ở trên, chị ta đã phân định rõ ràng: “Tôi những muốn tin mình chỉ đang kể chuyện. Tôi cần tin thế. Tôi phải tin thế…”, song ngay sau đó thì: “Đây không phải tôi đang kể chuyện. Đây cũng là tôi đang kể chuyện, trong đầu mình; trong lúc vẫn đang sống tiếp.”

Như vậy, không thể rõ ràng hơn: trải nghiệm cá nhân phải là một trải nghiệm ở cấp độ thứ hai - cấp độ của ý thức nhận thức về chính nó, cũng như truyện kể luôn luôn là truyện kể về một câu chuyện (“Ngày xửa ngày xưa, có một ông vua…”).

Chính là ở cấp độ đó thì một tính ý hướng của ý thức trải nghiệm mới có được sự xác nhận, bằng sự tách rời tương đối với cái thực tại mà nó kinh qua và quan trọng hơn - như trong bối cảnh của Người Tùy nữ, đặc biệt trong những cảnh như cơn cuồng loạn đám đông một buổi “Cứu chuộc đàn ông” - bằng sự tách rời với một tính ý hướng bị mặc định, bị ám thị thôi miên và do đó mà hợp thức hóa những kinh nghiệm mà mình không muốn, xác nhận một ý thức nào đó bên ngoài ý chí mình.

“Tôi ước gì…”, “Xin thứ lỗi cho tôi…” - bởi thế - là cất lên tiếng nói của một câu chuyện khác bên kia câu chuyện đang kể đây, tiếng nói chống lại sự cám dỗ của việc thích nghi với một thực tại “có quá nhiều đau thương đến thế” này, sự thích nghi mà chính Người Tùy nữ đã có lúc rơi vào, khi chị ta có được Nick giống như “một vợ dân khai khẩn”, một người đàn bà thoát khỏi chiến tranh và kiếm được một người đàn ông; mà chị ta phải thốt lên: “Sửng sốt biết bao, khi thấy người ta tập quen được những gì, miễn là có tí bù đắp” (tr.362).

Câu chuyện của Người Tùy nữ do đó là câu chuyện của một người đàn bà chống lại sự cám dỗ.

Mà không phải người đàn bà đối diện những cám dỗ thông thường ai cũng nghĩ đến ngay.

Ở đây, Người Tùy nữ kể câu chuyện của mình chống lại một Sự Cám dỗ của Chuyên chế.

Nguyễn Chí Hoan

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Người Tùy Nữ PDF của tác giả Margaret Atwood nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Nghệ Thuật Xoay Chuyển Tình Thế
Nghệ Thuật Xoay Chuyển Tình Thế Nghệ Thuật Xoay Chuyển Tình Thế Dù bạn là ai, một CEO, một nhân viên bán hàng hay chỉ đơn thuần là người muốn tạo nên sự khác biệt, bạn đều mong muốn gây ảnh hưởng nhiều hơn tới mọi người. Tuy nhiên, đa số chúng ta lại không thật sự cố gắng tạo ra thay đổi vì nghĩ rằng điều đó quá khó hoặc không thể. Chúng ta thường mải miết phát triển các chiến lược ứng phó phức tạp, trong khi lẽ ra chỉ cần học các công cụ và phương pháp của những người có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Nghệ Thuật Xoay Chuyển Tình Thế sẽ cung cấp cho bạn toàn bộ các bước của quá trình gây ảnh hưởng – bao gồm cả những chiến lược mạnh mẽ để biến chuyển những điều tưởng chừng như không thể thay đổi trong cuộc sống cá nhân, công việc và cả thế giới. Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi 5 cuốn sách nên đọc đi đọc lại trong đời để ngẫm về cuộc sống Làm một tác nhân xoay chuyển, bạn có thể giúp mọi người trưởng thành hơn, thông minh, cuốn hút hơn và sống tốt đẹp hơn. Với một tác nhân xoay chuyển, chỉ có giới hạn duy nhất – Bầu trời. Thư viện Sách Mới trân trọng gửi đến bạn đọc cuốn sách Nghệ Thuật Xoay Chuyển Tình Thế. Đừng quên chia sẻ cuốn sách này lên facebook để bạn bè cùng đọc và đăng ký email nhận sách hay mỗi tuần.
Nghệ Thuật Sống Tự Tin
Nghệ Thuật Sống Tự Tin Nghệ Thuật Sống Tự Tin – Bryan Robinson Nghệ Thuật Sống Tự Tin là cuốn sách hướng dẫn thiết thực giúp bạn kết nối với sự tự tin bên trong con người mình, để đạt được niềm vui và sự thanh thản trong cuộc sống thường nhật. Mười bí quyết trong quyển sách này sẽ giúp bạn sống hài hoà với bản thân và giải phóng bạn khỏi quá khứ. Chúng mang đến cho bạn cách để đạt một cuộc sống trọn vẹn và mãn nguyện ngay trong hiện tại, bất kể điều gì đã xảy ra trong quá khứ. Cuốn sách này là sự đúc kết của những kinh nghiệm cá nhân, kinh nghiệm lâm sàng mà chính tác giả đã tiến hành trong suốt 20 năm cũng như phát hiện của các chuyên gia hàng đầu thế giới. Bạn đọc có thể sàng lọc các ý tưởng bằng nhận thức riêng và sử dụng chúng cho hành trình sống của mình. Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống Bạn Thông Minh Hơn Bạn Nghĩ Làm chủ tư duy thay đổi vận mệnh Cuốn sách sẽ giúp bạn phát triển một thế giới nội tâm vững chắc, mạnh mẽ đồng thời vượt qua mọi thử thách của cuộc đời bằng sự tự tin vốn dĩ đã tồn tại trong chính con người mình. Cách ăn mặc cũng ảnh hưởng đến sự tự tin Dù bạn là ai? Bạn làm việc trong môi trường như thế nào? Bạn là nhân viên hay là sếp? Bạn làm việc ở văn phòng hay không? Hãy ăn mặc để thu hút người khác. Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ và phù hợp với hoàn cảnh không những giúp người khác có cái nhìn thiện cảm với mình, mà còn giúp chúng ta thấy tự tin trong cuộc sống. Bạn sẽ nhận được sự đánh giá cao và tin tưởng của người khác với vẻ ngoài lịch thiệp, dễ mến. Rèn luyện ý chí, niềm tin của bản thân Bạn muốn tự tin trong cuộc sống, bạn cần rèn luyện ý chí và niềm tin của chính bản thân mình. Rèn luyện ý chí giúp mình hướng đến các mục tiêu và đạt thành quả trong công việc, cuộc sống. Sức mạnh ý chí có thể được đẩy mạnh bằng cách kết hợp những bài tập thể chất, tinh thần với khả năng tự kiểm soát với suy nghĩ tích cực. Tập trung vào mục đích, động cơ và nỗ lực thực hiện sẽ giúp bạn cải thiện được sức mạnh ý chí mạnh mẽ. Những hoạt động lành mạnh như thiền, tập yoga, đọc sách, tập thể dục,… giúp bạn nuôi dưỡng cơ thể và ý chí.
Khám Phá Ngôn Ngữ Tư Duy
Khám Phá Ngôn Ngữ Tư Duy Khám phá ngôn ngữ tư duy – Philip Miller Đằng sau thái độ, hành vi của mỗi chúng ta là cả một “bản đồ thế giới” chứa đựng những thói quen, niềm tin, giá trị, ký ức,  định hình nên suy nghĩ, hành động, cách ta nhìn nhận về bản thân, về mọi người và về thế giới xung quanh. Khám Phá Ngôn Ngữ Tư Duy là cuốn sách nói về liệu pháp NLP (Neuro Linguistic Programming – Lập trình Ngôn Ngữ Tư duy) giúp thay đổi tận gốc hành vi, tức là thay đổi kiểu suy nghĩ dẫn đến hành vi của mỗi người. Không giống như các phương pháp truyền thống khác. NLP cũng chính là bí quyết làm nên danh tiếng của Anthony Robbins (một trong những diễn giả hàng đầu thế giới hiện nay), “Nữ hoàng Truyền hình” Oprah Winfrey, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton và nhiều nhân vật tên tuổi khác. Tư Duy Nhanh Và Chậm Tư Duy Như Einstein Bí quyết học đâu nhớ đó Hiện tại, NLP được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: quản lý, huấn luyện, bán hàng, tâm lý học, thể thao, y tế, thương thuyết, diễn thuyết, nuôi dạy con cái và nhiều lĩnh vực khác. Với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ nhoi cho thành công của bạn, First News hân hạnh giới thiệu quyển sách Khám Phá Ngôn Ngữ Tư Duy của tác giả Philip Miller. Là bậc thầy về NLP, tập huấn viên NLP, đồng thời là chuyên gia đào tạo cách ứng dụng NLP trong kinh doanh, tác giả đã dành biết bao tâm huyết và nỗ lực bền bỉ nhằm chia sẻ với mọi người lợi ích thiết thực của NLP. Đây là quyển sách hay, sử dụng ngôn ngữ đơn giản với nhiều hình minh họa sinh động, vui nhộn về NLP. Hy vọng bạn sẽ gặt hái thêm nhiều thành công và trải nghiệm tốt đẹp trong cuộc sống từ những công cụ hữu ích, thiết thực với “bộ công cụ NLP”
Bí Quyết Vượt Qua Kỳ Thi Một Cách Hoàn Hảo
Bí Quyết Vượt Qua Kỳ Thi Một Cách Hoàn Hảo Bí Quyết Vượt Qua Kỳ Thi Một Cách Hoàn Hảo Bí Quyết Vượt Qua Kỳ Thi Một Cách Hoàn Hảo tuy chỉ là một cuốn sách nhỏ nhưng lại mang đến cho bạn giá trị vô cùng to lớn. Ngày nay, khi việc học tập cũng ngày càng chủ động hơn thì việc cắm cúi vào học không còn là cách làm thông minh nữa. Vậy làm thế nào để có thể giảm bớt căng thẳng trong mỗi kỳ thi cho học sinh, sinh viên? Đó là lúc bạn cần đọc Bí Quyết Vượt Qua Kỳ Thi Một Cách Hoàn Hảo. Bạn đã bao giờ sợ việc phải đi học mỗi ngày chưa? Nếu có thì cuốn sách này sẽ giúp bạn tìm ra niềm yêu thích học tậ cũng như giúp bạn có thể ghi nhớ hết khối kiến thức khổng lồ một cách khoa học và tiết kiệm thời gian nhất. Sách hay nên đọc: Lối tư duy của người thông minh Bạn Thông Minh Hơn Bạn Nghĩ Phương Pháp Học Tập Siêu Tốc Bên cạnh đó, cuốn sách còn hướng dẫn bạn cách ghi chép làm sao cho khoa học để không bỏ lỡ những kiến thức quan trọng mà thầy cô giảng dạy và gần như chắc chắn sẽ có trong bài thi. Hy vọng với cuốn sách nhỏ bé này, không chỉ học sinh, sinh viên mà tất cả chúng ta sẽ có cách học tập hiệu quả nhất. Đừng quên chia sẻ sách lền facebook cho bạn bè và đăng ký email nhận sách hay hàng tuần nhé.