Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tiền Của Thế Giới - Thế giới này tiêu tiền như thế nào và tại sao?

Tiền Của Thế Giới – Thế giới này tiêu tiền như thế nào và tại sao?

Chúng ta đều nhất trí Tất cả những ai dùng tiền – nói cách khác là tất cả chúng ta – đều đồng ý với nhau những điểm sau:

Tiền là đơn vị tính giá trị tài sản.

Tiền có thể dùng đổi lấy thứ khác. Bạn có thể mua bán bằng tiền.

Tiền cũng là hàng hóa. Bạn có thể mua bán đô la hay bảng Anh y như mua bán cà phê.

Bạn có thể dùng tiền để thưởng, để tặng cho người khác, hoặc làm gì mình muốn…… nhưng mọi người đều công nhận rằng tiền có giá trị Theo thời gian Mọi người đều đồng ý về giá trị của tiền khi đi mua đồ. Nhìn chung, giá trị – hay sức mua – của một đồng xu hay một tờ tiền không thay đổi quá nhiều theo thời gian. Một đô la là một đô la, lượng hàng mua được nói chung là giống nhau từ ngày này sang ngày khác.

Dĩ nhiên, nếu ở đất nước đó xảy ra một sự kiện chấn động như chiến tranh chẳng hạn, giá trị của tiền xu và tiền giấy có thể thay đổi bất ngờ. Chẳng hạn nếu thức ăn khan hiếm, bạn mua một bao gạo sẽ mất nhiều tiền hơn trước. Nhưng không phải chỉ có thảm họa mới gây ra chuyện như thế! Tin tưởng vào tiền Chúng ta ai cũng có đồng tiền của mình. Và ta tin tưởng nó, dùng nó cũng như chấp nhận rằng nó có giá trị nhất định. Nhưng ta có tin và dùng đến tiền của người khác không? Mà tại sao cần làm thế?

Đấy là vì chúng ta có thể ở xa nhau tới hàng ngàn cây số, nhưng khi mua bán, nói chung mua ở nước nào thì phải trả bằng tiền nước ấy.

Mọi loại tiền đều là tiền của thế giới.

6.000 năm Tiền của thế giới chẳng phải là chuyện mới. Bởi ngay cả thương mại cũng đã xưa như Trái Đất. Các nước đã buôn bán với nhau hàng ngàn năm, nghĩa là tiền đã được liên tục trao đổi khi các thương nhân đi khắp nơi mua bán hàng hóa.

Hàng đổi hàng Đổi chác hàng với hàng là cách rất hiệu quả để hai người cùng có thứ mình muốn. Thật ngạc nhiên là hình thức hàng đổi hàng vẫn còn tồn tại rất lâu trong rất nhiều cộng đồng.

Kể từ thời định cư tại một vùng đất và bắt tay vào trồng trọt, người tiền sử đã nhận ra những thứ mình trồng thì có quá nhiều mà thứ không trồng lại có quá ít. Người ấy cần đổi sản phẩm thừa lấy những thứ mình cần nhưng không có. Vậy là người ấy đi ra chợ để giao dịch.

Giao dịch thương mại ban đầu chỉ có thế – đổi món hàng này lấy món hàng khác. Dĩ nhiên, cả người mua và người bán đều phải đồng ý về giá trị sản phẩm mỗi bên, và cả hai đều phải muốn thứ người kia có – một điều không phải lúc nào cũng dễ gặp.

Rộng hơn làng Lúc đầu người ta chỉ trao đổi hàng với làng hay bộ lạc láng giềng, nhưng khi đồ làm ra nhiều hơn – cả hàng thiết yếu như đồ gốm hay vải vóc, và hàng xa xỉ như trang sức và rượu – thì các thương nhân đi mỗi lúc một xa hơn để trao đổi hàng hóa. Và khi thương mại phát triển và đổi chác dần trở nên phức tạp, người ta cần phải nghĩ ra cách nào hiệu quả hơn.

Tiền xu thế chỗ Cuối cùng, tiền dưới dạng tiền xu – và sau này là tiền giấy – đã được đưa vào làm phương tiện trao đổi. Có nghĩa là mọi người chấp nhận coi tiền làm vật thay thế cho hàng hóa, và có giá trị riêng. Nói cách khác, đến lúc này hàng hóa đã có thể được đổi lấy, hay bán lấy tiền.

Tiền xu mang lại hòa bình Thực ra, tiền xu đã được dùng đến từ lâu trước khi “hạ bệ” hàng đổi hàng. Tuy nhiên tiền ấy không được dùng để trao đổi buôn bán mà để xoa dịu kẻ thù. Động từ “trả tiền” trong nhiều thứ tiếng châu Âu (pay, payer, pagar, pagare v.v.) xuất phát từ tiếng Latinh pacare, có nghĩa gốc là bình định hay giảng hòa. Nếu một bộ lạc muốn dàn hòa với bộ lạc khác, họ phải “trả” cho hòa bình một đơn vị giá trị được cả hai bên chấp nhận.

Và những đồng xu đầu tiên là dùng cho mục đích này.

Nguồn: sachhaymienphi.com

Đọc Sách

Thị Trường Chứng Khoán - Tạ Văn Hùng
Thị Trường Chứng Khoán – Tạ Văn HùngTrong nền kinh tế hiện đại này, thị trường chứng khoán đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Thông qua các hoạt động mua bán, giao dịch chứng khoán và các loại giấy tờ có giá trị, thị trường này đã cung cấp một lượng vốn khổng lồ cho nền kinh tế.Thị Trường Chứng Khoán – Dành cho những người mới bắt đầu nhầm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, học hỏi của các bạn yêu thích lĩnh vực Chứng khoán.Thị Trường Chứng Khoán – Dành cho những người mới bắt đầu bao gồm 19 chương chỉ dẫn hoàn chỉnh về việc mua, sở hữu và bán cổ phiếu, trái phiếu, cách đầu tư và cách phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra hết sức bất ngờ trong lĩnh vực này.Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây: – Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; – Quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán.Thị trường chứng khoán là bộ phận chủ yếu của thị trường vốn, nơi các chứng khoán được phát hành và mua bán, trao đổi. Thị trường chứng khoán ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi chứng khoán. Thị trường chứng khoán có đặc trưng là hình thức tài chính trực tiếp, người cần vốn và người có khả năng cung ứng vốn đều trực tiếp tham gia vào thị trường, giữa họ không có các trung gian tài chính.
10 Điều Răn Về Những Thất Bại Trong Kinh Doanh
10 Điều Răn Về Những Thất Bại Trong Kinh Doanh10 điều răn về những thất bại trong kinh doanh” là một cuốn cẩm nang hết sức có giá trị cho mọi nhà lãnh đạo kinh doanh. Bản thân tác giả là một doanh nhân có tên tuổi, được rất nhiều người có uy tín khác xin ý kiến tư vấn.Rất nhiều diễn giả và người viết đã đưa ra các lời khuyên về việc làm sao để có được thành công trong kinh doanh. Những “chuyên gia” về thành công trong các lĩnh vực dường như hiện diện ở khắp mọi nơi, từ những huấn luyện viên bóng đá, các cựu CEO, đến những nhà tâm lý, người thuyết giảng… Tuy nhiên chẳng ai trong số họ có thể đưa ra bất cứ sự đảm bảo nào cho những lời tư vấn: nói cho cùng thì bí quyết thành công vẫn không thể được diễn tả bằng một kế hoạch cụ thể với các bước tiếp nhau được.Thất bại thì hoàn toàn không giống như thế. Thất bại là một cái gì đó… dễ dàng. Trên thực tế, có mười lỗi lầm ngớ ngẩn mà các doanh nghiệp và cá nhân liên tục lặp đi lặp lại, đến mức phải lập ra một danh sách để ghi nhớ suốt đời!Nếu bạn cũng muốn tránh vấp phải những sai lầm và cạm bẫy trên, những sai lầm và cạm bẫy có thể xảy ra với bất kỳ cá nhân và doanh nghiệp nào, thì đây chính là cuốn sách dành cho bạn.
Tâm Lý Học Về Tiền
Tâm Lý Học Về TiềnTiền bạc có ở khắp mọi nơi, nó ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, và khiến phần lớn chúng ta bối rối. Mọi người nghĩ về nó theo những cách hơi khác nhau một chút. Nó mang lại những bài học có thể được áp dụng tới rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, như rủi ro, sự tự tin, và hạnh phúc. Rất ít chủ đề cung cấp một lăng kính phóng to đầy quyền lực giúp giải thích vì sao mọi người lại hành xử theo cách họ làm hơn là về tiền bạc. Đó mới là một trong những chương trình hoành tráng nhất trên thế giới.Chúng ta hiếm khi lâm vào hoàn cảnh nợ ngập đầu ư? Biết tiết kiệm để dành cho lúc khốn khó hơn ư? Chuẩn bị sẵn sàng cho việc nghỉ hưu? Có những cái nhìn thiết thực về mối quan hệ giữa tiền và hạnh phúc của chúng ta hơn phải không?Chúng ta đều làm những điều điên rồ với tiền bạc, bởi vì chúng ta đều còn khá mới mẻ với trò chơi này và điều có vẻ điên rồ với bạn lại có khi hợp lý với tôi. Nhưng không ai là điên rồ cả – chúng ta đều đưa ra các quyết định dựa trên những trải nghiệm độc đáo riêng có mang vẻ hợp lý với mình ở bất cứ thời điểm nào. Thông qua một tập hợp những thử nghiệm và sai lầm của nhiều năm chúng ta đã học được cách trở thành những nông dân giỏi giang hơn, những thợ sửa ống nước nhiều kỹ năng hơn, và những nhà hóa học tiên tiến hơn. Nhưng liệu việc thử nghiệm và sai lầm có dạy chúng ta trở nên giỏi hơn trong cách quản lý tài chính cá nhân của chính mình không?Nhiều tiền không liên quan nhiều đến việc bạn thông minh như thế nào mà lại liên quan lớn đến cách bạn hành xử. Và cách hành xử thì rất khó để uốn nắn, ngay cả đối với những người thực sự thông minh.Một thiên tài không kiểm soát được cảm xúc của anh ta có thể dẫn tới một thảm họa tài chính. Điều ngược lại cũng đúng. Những người bình thường không có kiến thức về tài chính có thể trở nên giàu có nếu họ nắm trong tay những kỹ năng hành xử không liên quan đến những thước đo chính thống về trí thông minh.Sự thành công trong tài chính không phải là một lĩnh vực khoa học khó nhằn. Nó là một kỹ năng mềm, nơi mà cách bạn hành xử quan trọng hơn điều mà bạn biết. Trong “Tâm lý học về tiền”, tác giả từng đoạt giải thưởng Morgan Housel chia sẻ 19 câu chuyện ngắn khám phá những cách kỳ lạ mà mọi người nghĩ về tiền bạc và dạy bạn cách hiểu rõ hơn về một trong những chủ đề quan trọng nhất của cuộc sống.
Nhà Đầu Tư Thông Minh - Benjamin Graham
Nhà Đầu Tư Thông Minh Nhà Đầu Tư Thông Minh là tác phẩm kinh điển về tư vấn đầu tư. Tác giả là nhà tư vấn đầu tư vĩ đại nhất của thế kỷ 20, Benjamin Graham đã giảng dạy và truyền cảm hứng cho nhiều người trên khắp thế giới. Triết lý “đầu tư theo giá trị“ của Graham, bảo vệ nhà đầu tư khỏi những sai lầm lớn và dạy anh ta phát triển các chiến lược dài hạn, đã khiến Nhà Đầu Tư Thông Minh trở thành cẩm nang của thị trường chứng khoán kể từ lần xuất bản đầu tiên vào năm 1949.Trải qua năm tháng, diễn biến thị trường đã chứng minh tính sáng suốt trong các chiến lược của Graham. Trong khi vẫn giữ lại toàn vẹn văn bản ban đầu của Graham, ấn phẩm tái bản này bổ sung thêm bình luận cập nhật của ký giả chuyên về tài chính nổi tiếng Jason Zweig. Cái nhìn của Zweig bao quát hiện thực của thị trường ngày nay, vạch ra sự tương tự giữa những ví dụ của Graham và các tít báo về tài chính hiện nay, giúp bạn đọc có sự hiểu biết kỹ lưỡng hơn về cách thức áp dụng các nguyên tắc của Graham.Sống động và cần thiết, Nhà Đầu Tư Thông Minh là cuốn sách quan trọng nhất mà bạn có dịp đọc về cách thức đạt được các mục tiêu tài chính của mình.