Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Em Hồn Nhiên, Em Sẽ Bình Minh (Minh Niệm)

Dịu dàng từ ái là thứ quyền năng tạo hóa ban cho phụ nữ, là phép màu cho loài người để tạo ra một thế giới bình yên và đầy tình yêu.

Cuộc đời này chẳng có gì là ngẫu nhiên. Tạo hoá không vô tình khi phụ nữ vốn được tạo ra với khí chất mềm mại như lụa, tươi tắn như hoa, ôn hòa như nước, kiên cường như đất mẹ, giọng nói là tiếng ngọc, nụ cười như tỏa nắng, sự thông minh thiên bẩm trong tâm hồn luôn trẻ thơ…

Thế giới này không có phụ nữ xấu. Mỗi người là một tiểu thế giới trong vũ trụ bao la mà phụ nữ chính là những thế giới quyến rũ nhất, mê hoặc nhất và cũng bí ẩn nhất, còn thế giới của những người đàn ông thường đơn giản nhưng gai góc và khô cằn giống như núi đá. Chỉ có điều, ai đủ diễm phúc để tìm thấy người phụ nữ hợp nhất với mình thì đó chính là người phụ nữ đẹp nhất. Mỗi phụ nữ đều là những bông hoa quý, đằm thắm toả cả sắc lẫn hương...

Tạo hóa sinh ra con trai và con gái là đã khẳng định sự khác biệt. Đàn ông như núi, đàn bà như nước. Không có núi thì nước chẳng có nguồn, cũng như không có nước thì núi chẳng còn linh hồn nữa. Vậy thì phụ nữ ơi, xin đừng ám ảnh và chiến đấu vì sự bình đẳng nam nữ vì đó là điều trái với tự nhiên. Cũng đừng chiến đấu vì sự công bằng bởi lẽ thế gian không thể tồn tại sự công bằng theo cách mà ta muốn. Những điều này chỉ đẩy thế gian chìm trong khổ lụy. Bởi vốn tạo hóa sinh ra phụ nữ để mang lại niềm vui và yêu thương cho nhân loại, để cho vũ trụ không còn cô đơn. Tôi tin rằng mỗi phụ nữ đều có thể thành công cùng với hạnh phúc theo cách riêng của mình, giống như nước tồn tại trên trái đất này vậy.

Nước là cái nôi của sinh mệnh, nước là cầu nối tuần hoàn giữa đất và trời, nước là dòng Cam Lồ rửa trôi mọi nỗi buồn phiền, là suối nguồn hiền hòa và bình yên tưới mát và nuôi dưỡng mọi tâm hồn dù khô cằn hay đầy thương tổn… nước có sức mạnh phi thường mà không gì trên thế gian ngăn cản được nhưng lại ôn nhu khiêm nhường, không màu đến lấp lánh, không mùi đến thuần khiết, không vị đến mát lành, mà dù có gặp chướng ngại cản ngăn cũng lặng lẽ kiên cường rẽ lối để rồi vẫn hiền hòa dưỡng nuôi vạn vật. Dịu dàng từ ái là thứ quyền năng tạo hóa ban cho phụ nữ, cũng chính là phép nhiệm màu tạo hóa đã ban cho loài người để tạo ra một thế giới bình yên và đầy tình yêu. Hỡi một nửa yêu thương và diệu kỳ của nhân loại, Em hồn nhiên rồi Em sẽ bình minh, Em bình minh rồi thế giới sẽ bình yên! Tìm mua: Em Hồn Nhiên, Em Sẽ Bình Minh TiKi Lazada Shopee

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Em Hồn Nhiên, Em Sẽ Bình Minh PDF của tác giả Minh Niệm nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Chữ Không Trong Nhà Phật (Lê Sỹ Minh Tùng)
Trong Phật giáo thiền được xem là pháp môn phổ biến của đạo Phật, nhưng trên thực tế thiền được áp dụng trong tất cả mọi sinh hoạt của cuộc sống mà con người không hề để ý đến. Thí dụ trong các lãnh vực khoa học hiện đại thì danh từ thiền được hiểu là sự nghiên cứu để vận dụng tất cả mọi tư duy từng giai đoạn với mục đích tìm ra phương thức ứng dụng để phục vụ cho đời sống con người. Nếu sự nghiên cứu này có kết quả rốt ráo, thành tựu mỹ mãn có thể đem ra ứng dụng làm lợi ích cho cuộc đời thì sự nghiên cứu đó được gọi là “phát minh”. Nhưng tất cả những sự phát minh của khoa học, kỷ thuật là để phục vụ con người đối với thế giới vật chất để có cuộc sống dễ dàng, tiện nghi và đưa con người gần gủi với nhau hơn. Thí dụ khi các khoa học gia khám phá và phóng những vệ tinh vào quỷ đạo của địa cầu nên ngày nay ai ai cũng có điện thoại di động, có thể xem trực tiếp truyền hình trận đá banh vô địch thế giới trên TV ở bất cứ nơi nào. Chẳng hạn có một vị bác sĩ trước khi cho thuốc thì phải suy tư, thẩm xét để suy tìm ra căn bệnh của thân chủ mình do vậy chính vị bác sĩ này hằng ngày đã vô tình vào thiền định rất nhiều lần mà không hề hay biết. Một học sinh đang suy nghĩ để tìm cách giải một phương trình toán học, một bà nội trợ đang suy nghĩ phải nấu món ăn gì cho bửa cơm gia đình tối nay. Tóm lại thiền là sự tư duy, quán chiếu để thấu biết rốt ráo một đối tượng nào. Tu thiền trong Phật giáo cũng vậy, nhưng thay vì tư duy, quán chiếu để tìm những phát minh cho thế giới vật chất thì hành giả xoay ngược vào tâm để thấy biết con người thật của mình. Có vào trong thiền định hành giả mới có thể thật sự sống trong tỉnh thức của tánh giác của mình để biết thấu suốt thế gian là vô thường, khổ, không và bất tịnh. Cho dù hành giả tu theo thiền Tứ Niệm Xứ (thiền minh sát,), tổ sư thiền (Như Lai thanh tịnh thiền) thì cứu cánh tối hậu vẫn là phát minh về mặt trí tuệ. Cũng như nếu một khoa học gia cả đời tận tụy nghiên cứu mà cuối cùng không tìm ra được một phát minh nào thì sự nghiên cứu kia cũng không đến đâu cả, không có lợi ích gì cho mình và cho đời. Do đó dựa theo tinh thần đạo Phật thì thiền định phải phát sinh trí tuệ để nhận biết thấu suốt thật tướng của nhân sinh vũ trụ. Tâm của chúng sinh ví như ngọn đèn vốn sáng tỏ, nhưng vì gió vọng trần lay động làm ánh sáng lý trí bị lu mờ. Bây giờ nếu đi vào thiền định ví cũng như chụp cái bóng che gió vào thì ngọn đèn tâm bây giờ sẽ bừng sáng tức là có định thì trí tuệ sẽ phát sinh. Bây giờ dưới cái nhìn của Phật giáo nguyên thủy thì tam pháp ấn “Vô thường, khổ, vô ngã” là những chất liệu chính để giúp họ vượt thoát ra khỏi sinh tử mà đạt đến cứu cánh tột đỉnh là thanh tịnh Niết bàn. Họ dùng “Tích không quán” để quán rằng thế gian vô thường, tứ đại khổ, không và ngũ uẩn vô ngã (ngũ uẩn là sắc, thọ, tưởng, hành, thức của đại thừa và cũng chính là thân, thọ, tâm, pháp của tiểu thừa) nên thế gian vạn pháp dưới ánh mắt của họ không có gì đáng quý, không có gì đáng tham luyến, say mê, không có gì đáng giữ gìn, bảo thủ ngay cả tấm thân tứ đại của họ. Do đó cái “không” của hàng Thanh văn là vạn pháp không tồn tại, trường cửu, không bền không chắc của sự vô thường nên họ chứng được ngã không. Nói cách khác đối với sự vật hiện tượng của thế giới hữu vi như trời trăng mây nước, chim bay cá lặn thì không có vật gì thoát khỏi luật vô thường nên tất cả vạn pháp trong thế gian dưới ánh mắt của họ thì tât cả đều là không. Vì vậy “ngã không” ở đây chính là nhất thiết pháp vô ngã. Vô ngã nghĩa là vạn pháp ngay cả tấm thân của họ không có tự thể cố định, trường tồn, vĩnh cửu bởi vì chữ “ngã” trong đạo Phật là tự tại, thường nhất, bất biến mà vạn pháp trong thế gian nầy không có cái gì là bất biến, thường nhất, cố định cả. Khi đạt được chân lý ngã không thì các vị trở thành bậc A la hán. Vậy tư tưởng đại thừa về chữ “không” như thế nào?Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Lê Sỹ Minh Tùng":Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng GiảiBát Nhã Tâm Kinh Giảng Giải Vô Thượng Niết BànKinh Duy Ma Cật Giảng GiảiKinh Pháp Hoa Giảng GiảiPhá Mê Khai NgộThanh Tịnh TâmĂn Mày Cửa PhậtVài Nét Về ThiềnMười Tôn Giả - Đại Đệ Tử Của Đức PhậtChữ Không Trong Nhà PhậtLục Độ Ba La MậtĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chữ Không Trong Nhà Phật PDF của tác giả Lê Sỹ Minh Tùng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ăn Mày Cửa Phật (Lê Sỹ Minh Tùng)
Trong cuộc sống, ai cũng mong mình sẽ được điều này, hay điều nọ. Người giàu thì mong sẽ giàu hơn, người nghèo thì mong mình được như người giàu… để rồi họ tìm về chốn tâm linh để cầu xin. Sự cầu xin này cũng như là ăn mày với các đấng thần linh, mà họ không hiểu các đấng thần linh này có giúp cho họ được không? Chuyện kể về một bác nông phu, kéo xe chở hàng rất nặng nhọc. Vào một ngày, bác kéo xe quá nặng nên bị đổ ra đường. Buồn rầu, bác ngồi xuống và nhìn thấy dòng người đi xe hơi tìm đến cửa chùa làm lễ. Bác ngồi nghĩ: Ông trời thật không công bằng, người thì sinh ra đã có tất cả, còn kẻ làm lụng vất vả mà chẳng có gì. Sau đó có một bà đến nói: “Ông đã đến cửa Phật sao ông không vào thành tâm kêu cầu mà ngồi đây than thân trách phận”. Ông lão liền đi vào chùa, ông thấy người ta cầu khấn rất đông, người lớn người nhỏ, kẻ già người trẻ… Lúc đó ông nghe thầy trụ trì hỏi: Thí chủ lần đầu đến đây phải không? Ông đáp: Vâng! Lần đầu con đến cửa Phật nên không biết kêu cầu thế nào, ra làm sao? Mong thầy chỉ dạy. Tìm mua: Ăn Mày Cửa Phật TiKi Lazada Shopee Thầy trụ trì hỏi: Thí chủ thỉnh cầu điều gì? Ông đáp: Con cầu xin Đức Phật ban phát sự công bằng. Con sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, bần hàn, không được học hành tử tế. Từ bé đã phải tự mưu sinh. Lớn lên lấy một người vợ nghèo và nai lưng làm lụng như trâu bò để nuôi một bầy con nheo nhóc. Cuộc đời khốn khổ cơ hàn cứ theo con đằng đẵng trong khi có biết bao người khác sinh ra trong một gia đình giàu sang, chẳng cần cố gắng mà vẫn sống suốt đời trong nhung lụa. Như vậy là không công bằng, nếu Đức Phật linh thiêng xin người hãy ban phát cho con một chút may mắn của những người kia”. Thầy trụ trì hỏi: Những người kia ư!Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Lê Sỹ Minh Tùng":Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng GiảiBát Nhã Tâm Kinh Giảng Giải Vô Thượng Niết BànKinh Duy Ma Cật Giảng GiảiKinh Pháp Hoa Giảng GiảiPhá Mê Khai NgộThanh Tịnh TâmĂn Mày Cửa PhậtVài Nét Về ThiềnMười Tôn Giả - Đại Đệ Tử Của Đức PhậtChữ Không Trong Nhà PhậtLục Độ Ba La MậtĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ăn Mày Cửa Phật PDF của tác giả Lê Sỹ Minh Tùng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lược Giảng Kinh Lăng Nghiêm (Thích Duy Lực)
Tiếng Hán có văn ngôn và bạch thoại: Văn ngôn đời xưa quá súc tích, thường hay có ý mà chẳng có lời, người xưa nói “Đọc chỗ chẳng có chữ” là vậy. Chúng tôi gặp những trường hợp này thì thêm lời vào để sáng tỏ ý nghĩa ẩn trong văn. Những danh từ tiếng Hán mà tiếng Việt ít dùng, lại không thể dịch ra tiếng Việt thì chúng tôi ghi chú; còn những nghĩa lý thâm sâu khó hiểu thì chúng tôi lược giải thêm. Chúng tôi muốn tránh chỗ tối nghĩa, để cho người đọc dễ hiểu, nên chẳng chú ý đến sự trau chuốt lời văn, xin độc giả từ bi hoan hỷ cho.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lược Giảng Kinh Lăng Nghiêm PDF của tác giả Thích Duy Lực nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lược Giảng Kinh Lăng Nghiêm (Thích Duy Lực)
Tiếng Hán có văn ngôn và bạch thoại: Văn ngôn đời xưa quá súc tích, thường hay có ý mà chẳng có lời, người xưa nói “Đọc chỗ chẳng có chữ” là vậy. Chúng tôi gặp những trường hợp này thì thêm lời vào để sáng tỏ ý nghĩa ẩn trong văn. Những danh từ tiếng Hán mà tiếng Việt ít dùng, lại không thể dịch ra tiếng Việt thì chúng tôi ghi chú; còn những nghĩa lý thâm sâu khó hiểu thì chúng tôi lược giải thêm. Chúng tôi muốn tránh chỗ tối nghĩa, để cho người đọc dễ hiểu, nên chẳng chú ý đến sự trau chuốt lời văn, xin độc giả từ bi hoan hỷ cho.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lược Giảng Kinh Lăng Nghiêm PDF của tác giả Thích Duy Lực nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.