Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Thịnh Vượng Tài Chính Tuổi 30 - Tập 1 (Choi Pyong)

Một trong số những mong muốn chung của mọi người là việc sống mà không cần phải lo lắng về tiền. Dù gì đi nữa nếu thiếu tiền hoặc không có tiền thì sẽ có nhiều khi phiền não, đôi khi sẽ trở nên khốn khổ. Nếu trong cuộc sống nhất thiết phải lựa chọn thời kỳ không có tiền thì nên chọn khi nào?

Dù sao thì không có tiền khi còn nhỏ là tốt nhất. Khi còn nhỏ dù mệt nhọc hay thiếu thốn thì cũng còn tốt hơn là giàu có, an nhàn khi có tuổi. Trong quá khứ dù vất vả thì hiện tại giàu có hơn, hiện tại dù có hơi vất vả thì tương lai thoải mái hơn.

"Tuổi già" chính là tương lai đó. Về già khi năng lực tài chính đã mất, đến tiền còn không có thì không phải là quá khốn khổ ư? Vì thế dù chỉ là một ngày thì cũng phải nhanh chóng chuẩn bị cho một tuổi già không phải lo lắng về tiền bạc.

Vậy thì cái thời gian tuổi già mà chúng ta phải chuẩn bị là bao lâu? Như ở đầu đề đã nói đến con số 30 năm có thể có cảm giác là hơi dài. Thực tế nếu bảo dự tính thời gian tuổi già cho mọi người xung quanh (từ sau khi về hưu đến lúc chết), thì đa số mọi người trả lời là 15-20 năm.

Ở đất nước Hàn Quốc, thời gian tuổi già trung bình của người đi làm nam giới là khoảng 17 năm và nếu chỉ nghĩ về nam giới thì thời gian này tương đối chính xác. Nhưng mà nếu suy xét đến vấn đề vợ thường kém chồng trung bình là 3 tuổi và sống lâu hơn 7 năm thì thời gian tuổi già thực tế của 2 vợ chồng là 27 năm. Nếu kéo dài tuổi thọ theo ước tính tiêu chuẩn cuộc sống hiện tại thì cần phải chú ý là thời gian này sẽ tăng thêm từ 3 đến 5 năm. Tìm mua: Thịnh Vượng Tài Chính Tuổi 30 - Tập 1 TiKi Lazada Shopee

Nếu thế thời gian tuổi già là trên dưới 30 năm. Bạn có nổi da gà không khi nghe người ta nói trải qua 30 năm làm việc và 30 năm tuổi già? Nếu suy nghĩ đơn giản, trải qua tuổi già, chi tiêu theo tiêu chuẩn hiện tại thì chỉ phải tiết kiệm 1 nửa thu nhập.

Cái đó cũng ngoại trừ những khoản chi phí như mua nhà cửa, nuôi dạy con cái… và là chi phí tích lũy được khi chỉ đơn thuần nghĩ đến tuổi già. Khi đã suy nghĩ 15 năm, việc chuẩn bị cho tuổi già đã biết trước sẽ không bất ngờ tiến đến như 1 bức tường khổng lồ phải không các bạn?

Như vậy là trên thực tế phần lớn mọi người đang nghĩ đến việc bắt đầu chuẩn bị cho tuổi già từ tuổi 40. Ở trong những bài báo hoặc những cuốn sách phần lớn đều viết hẳn ra là: "sự chuẩn bị cho tuổi già = tuổi tứ tuần". Tại sao lại như vậy? Không thể hiểu được vì sao lại thế.

Nguyên tắc cơ bản nhất của việc chuẩn bị cho tuổi già là "càng nhanh càng tốt". Câu này được hiểu ngược lại là "càng muộn càng không tốt". Nếu vậy thì việc công thức không được ưa chuộng được sử dụng liên tục có lẽ là do việc thỏa hiệp với độc giả. Phải đến độ tuổi 40 mọi người mới quan tâm đến hai từ "tuổi già" vì vậy điều đó được coi là phù hợp với họ.

Trong cuốn sách này các tác giả đã quả quyết phủ nhận sự thỏa hiệp này.

Anh Kim Min Seok là nhân vật chính của cuốn sách này 35 tuổi và là trưởng phòng một doanh nghiệp lớn nhưng ở trong cuốn sách này được viết từ năm 20 tuổi đến đầu những năm 50 tuổi.

Chúng tôi mong rằng những độc giả ở tầm tuổi 20, 30 sẽ đọc và tập trung vào vấn đề "tại sao phải chuẩn bị cho tuổi già ngay từ bây giờ" theo cách nhìn nhận của nhân vật chính. Nếu là độc giả ở tầm tuổi tứ tuần hoặc đầu ngũ tuần thì dù có hơi muộn một chút cũng hãy tập trung vào việc phải lựa chọn những phương pháp nào để bù đắp lại thời gian đã mất.

Cuốn sách này không thể cho bạn mọi đáp án cho mọi vấn đề. Nhưng các tác giả đã biên tập cuốn sách này để truyền đạt hiểu biết cho các độc giả, để các độc giả không bỏ bê tuổi già của mình, nâng cao ý thức về sự chuẩn bị cho tuổi già, và để chỉ ra phương hướng chuẩn bị cho tuổi già của các bạn.

Chúng tôi hi vong cuốn sách này đã trở thành ngọn hải đăng soi sáng đường khi độc giả hướng ra biển lớn cuộc đời.

Cuối cùng chúng tôi muốn yêu cầu độc giả "hãy bắt đầu ngay từ bây giờ, ngay lúc này!".

Hãy vận động ngay khi bạn đóng cuốn sách này lại. Cuốn sách này không phải là để nuôi dưỡng tâm hồn hay triết lý sâu sắc mà để chỉ ra hướng đi cho độc giả. Nếu đọc cuốn sách này mà thấy sởn gai ốc hay đầu gật gù thì hãy dù chỉ là một ngày cũng hãy nhanh chóng chuyển theo hướng đó.

Khi biên tập cuốn sách chúng tôi đã rất chú tâm đến những phần như làm sao để độc giả dễ dàng đón nhận câu chuyện về sách chuẩn bị cho tuổi già, làm thế nào để có thể cảm nhận được bằng xúc giác vấn đề tuổi già trong tương lai xa không phải là vấn đề trước mắt, phương hướng thật sự mang lại lợi ích cho độc giả là gì? Thông qua cuốn sách này phải mang lại lợi ích đến đâu? …

Ba tác giả cùng nhau làm việc trong vòng một năm và viết ra những lời này không phải là dễ nhưng chúng tôi thấy tự hào ở chỗ đã thu thập ý kiến, suy nghĩ của rất nhiều nhà chuyên môn chứ không chỉ đơn thuần là suy nghĩ của một cá nhân.

Và chúng tôi rất mong muốn cuộc sống hiện tại và tuổi già của độc giả sẽ trở nên sung túc, tươi đẹp hơn.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thịnh Vượng Tài Chính Tuổi 30 - Tập 1 PDF của tác giả Choi Pyong nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Trở Thành Người Lãnh Đạo Hiệu Quả (Dale Carnegie)
Bạn có biết phẩm chất quan trọng nhất một người lãnh đạo có thể có được là gì không? Không phải là khả năng thực hiện; không phải là một tư duy vĩ đại; không phải là sự tử tế, lòng can đảm hay óc khôi hài, dù mỗi một đặc tính trên đều rất quan trọng. "Điều quan trọng là khả năng kết bạn, mà suy cho cùng có nghĩa là khả năng nhìn thấy điều tốt đẹp nhất ở người khác. Những quản trị viên thành công quan tâm nhiều hơn tới việc đạt được những mục tiêu đề ra, hay là tới việc lãnh đạo nhân viên dưới quyền? Các quản trị viên hiệu quả biết rằng để đạt được những mục tiêu đó, họ phải là những người lãnh đạo đích thực, biết dẫn dắt, động viên, huấn luyện và chăm chút nhân viên của mình. Điều quan trọng là phải biết tìm kiếm sự cân bằng giữa những việc chúng ta đang làm với những việc chúng ta lãnh đạo người khác làm..."Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Dale Carnegie":Quẳng Đi Gánh Lo Và Vui SốngBậc Thầy Của Nghệ Thuật Giao TiếpTâm Lý Vợ ChồngChiến Thắng Nỗi Lo Và Sự Căng ThẳngBằng Hữu Chi GiaoTrở Thành Người Lãnh Đạo Hiệu QuảNghệ Thuật Nói Trước Công ChúngQuẳng Gánh Lo Đi Và Vui SốngThay Đổi Để Thành CôngĐứng Dậy Lần NữaLợi Thế Bán HàngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Trở Thành Người Lãnh Đạo Hiệu Quả PDF của tác giả Dale Carnegie nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tối Đa Hóa Năng Lực Bản Thân (Jocelyn K. Glei)
Bạn cũng không thể âm thầm chờ đợi một cố vấn hoàn hảo nào đó sẽ xuất hiện và chỉ cho bạn cách phát triển những kỹ năng thiết yếu của bản thân. Và bạn càng không thể hy vọng vào một tương lai mơ mộng, nơi dựng sẵn những biển chỉ dẫn chi tiết và lập sẵn những kế hoạch khả thi. Để giúp bạn mạnh mẽ tiến lên trong một thế giới cần rất nhiều can đảm này, Tối đa hóa năng lực bản thân sẽ tập trung vào phân tích bốn khía cạnh then chốt mà chúng tôi tin là vô cùng cần thiết cho một sự nghệp dài hạn thành công: + Nắm bắt và tạo ra những cơ hội mới, + Tích lũy kinh nghiệm theo thời gian Tìm mua: Tối Đa Hóa Năng Lực Bản Thân TiKi Lazada Shopee + Tạo dựng quan hệ hợp tác, và + Học cách đương đầu với rủi ro. Đó là những bí quyết căn bản để tạo dựng sự nghiệp với ngập tràn niềm hứng khởi, gặt hái thành công và sống một cuộc đời đầy ý nghĩa.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tối Đa Hóa Năng Lực Bản Thân PDF của tác giả Jocelyn K. Glei nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tâm Lý Học Đám Đông (Gustave Le Bon)
Gustave Le Bon (1841 - 1931) là nhà tâm lý học xã hội nổi tiếng người Pháp với lý thuyết về đám đông. Ông viết về nhiều lĩnh vực và có ảnh hưởng rất lớn trong xã hội Pháp đương thời. Những tác phẩm nền tảng nhất của Le Bon là Quy luật tâm lý về sự tiến hoá của các dân tộc (Les Lois psychologiques de l’évolution des peuples, 1894), Cách mạng Pháp và tâm lý học về các cuộc cách mạng (La Révolution française et la psychologie des révolutions, 1912) và Tâm lý học đám đông (La Psychologie des foules, 1895). Các tác phẩm khác của Le Bon bao gồm: Tâm lý học về chủ nghĩa xã hội (Psychologie du socialisme, 1898), Bài học tâm lý từ cuộc chiến tranh châu Âu (Enseignements psychologiques de la guerre Européenne, 1915), Tâm lý học thời đại mới (La psychologie des temps nouveaux, 1920) và Một thế giới mất cân bằng (Le déséquilibre du monde, 1924)... Le Bon tập trung nghiên cứu về tính cách và tinh thần của các dân tộc, những ưu thế và quá trình phát triển của các chủng tộc. Ông đặt lên hàng đầu khái niệm vô thức tập thể mà chính Freud đã thừa nhận vai trò của nó đối với các nghiên cứu về phân tâm học của mình. Le Bon cho rằng con người được xác định bởi những nhân tố sinh học và tâm lý học. Trong những quy luật lớn thường xuyên chỉ đạo sự tiến triển chung của mỗi nền văn minh, “những quy luật phổ biến nhất, khó quy giản nhất được sinh ra từ cấu tạo tinh thần của những chủng tộc” (Quy luật tâm lý về sự tiến hoá của các dân tộc). Thực ra, mỗi dân tộc “đều có một cấu tạo tinh thần cố định như tính chất giải phẫu học của nó” (sách đã dẫn), được biểu hiện trong “tâm hồn” nó. Tất cả các thể chế, niềm tin, mọi nghệ thuật của một dân tộc, chỉ là “mạng lưới hữu hình trong tâm hồn vô hình của nó”. Chủng tộc cũng núp bóng trong mỗi cá nhân cấu thành một dân tộc; nó chi phối mọi hành động, mọi ham muốn, mọi xung năng của anh ta, nó tạo nên vô thức tập thể của anh ta. Trong khi đó, thời đại của Le Bon đã chứng kiến bản chất di truyền của chủng tộc bị lung lay với sự lớn mạnh của đám đông và những bất ổn về chính trị, xã hội. Ông đã trải nghiệm qua Công xã Paris năm 1871 và nghiên cứu rất kỹ về cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 và 1848. Những trải nghiệm ấy mang lại kinh nghiệm thực tiễn cho việc hình thành tư tưởng về đám đông của ông. Tư tưởng ấy được thể hiện rõ rệt nhất trong tác phẩm Tâm lý học đám đông. Sự kiện nổi bật nhất của đám đông tâm lí là điều sau đây: dù những cá nhân họp thành nó như thế nào, dù đời sống, nghề nghiệp, tính cách hay trí tuệ của những cá nhân ấy giống nhau hay khác nhau ra sao, thì chỉ riêng việc họ chuyển biến thành đám đông, họ đã có một thứ tâm hồn tập thể làm cho họ cảm nhận, suy nghĩ, và hành động theo một cách hoàn toàn khác với cách mà một cá nhân riêng lẻ vẫn cảm nhận, suy nghĩ và hành động. Có những tư tưởng, tình cảm chỉ nảy sinh hay chỉ biến thành hành động ở những cá nhân khi cá nhân ấy nằm trong đám đông. Đám đông tâm lí là một tồn tại tạm thời, hợp thành bởi những yếu tố dị loại chỉ gắn kết với nhau trong một thời đoạn, chúng giống hệt những tế bào cấu thành một cơ thể sống nhờ kết nối với nhau thành một sinh vật mới, biểu lộ những tính cách rất khác biệt với tính cách mà riêng từng tế bào đã có. (Chương 1, quyển 1 “Tâm lý học đám đông”) Chính thời gian chuẩn bị cho ý kiến và niềm tin của đám đông, nghĩa là chuẩn bị mảnh đất cho những thứ đó nảy mầm. Và chính vì vậy một số tư tưởng có thể được thực thi ở một thời đại này lại không thể thực thi trong một thời đại khác. Chính thời gian đã tích tụ vô vàn mảnh vụn của niềm tin, ý tưởng, trên đó nảy sinh tư tưởng của một thời đại. (Chương 1, quyển II “Tâm lý học đám đông”) Tìm mua: Tâm Lý Học Đám Đông TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tâm Lý Học Đám Đông PDF của tác giả Gustave Le Bon nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tâm Lý Học Đám Đông (Gustave Le Bon)
Gustave Le Bon (1841 - 1931) là nhà tâm lý học xã hội nổi tiếng người Pháp với lý thuyết về đám đông. Ông viết về nhiều lĩnh vực và có ảnh hưởng rất lớn trong xã hội Pháp đương thời. Những tác phẩm nền tảng nhất của Le Bon là Quy luật tâm lý về sự tiến hoá của các dân tộc (Les Lois psychologiques de l’évolution des peuples, 1894), Cách mạng Pháp và tâm lý học về các cuộc cách mạng (La Révolution française et la psychologie des révolutions, 1912) và Tâm lý học đám đông (La Psychologie des foules, 1895). Các tác phẩm khác của Le Bon bao gồm: Tâm lý học về chủ nghĩa xã hội (Psychologie du socialisme, 1898), Bài học tâm lý từ cuộc chiến tranh châu Âu (Enseignements psychologiques de la guerre Européenne, 1915), Tâm lý học thời đại mới (La psychologie des temps nouveaux, 1920) và Một thế giới mất cân bằng (Le déséquilibre du monde, 1924)... Le Bon tập trung nghiên cứu về tính cách và tinh thần của các dân tộc, những ưu thế và quá trình phát triển của các chủng tộc. Ông đặt lên hàng đầu khái niệm vô thức tập thể mà chính Freud đã thừa nhận vai trò của nó đối với các nghiên cứu về phân tâm học của mình. Le Bon cho rằng con người được xác định bởi những nhân tố sinh học và tâm lý học. Trong những quy luật lớn thường xuyên chỉ đạo sự tiến triển chung của mỗi nền văn minh, “những quy luật phổ biến nhất, khó quy giản nhất được sinh ra từ cấu tạo tinh thần của những chủng tộc” (Quy luật tâm lý về sự tiến hoá của các dân tộc). Thực ra, mỗi dân tộc “đều có một cấu tạo tinh thần cố định như tính chất giải phẫu học của nó” (sách đã dẫn), được biểu hiện trong “tâm hồn” nó. Tất cả các thể chế, niềm tin, mọi nghệ thuật của một dân tộc, chỉ là “mạng lưới hữu hình trong tâm hồn vô hình của nó”. Chủng tộc cũng núp bóng trong mỗi cá nhân cấu thành một dân tộc; nó chi phối mọi hành động, mọi ham muốn, mọi xung năng của anh ta, nó tạo nên vô thức tập thể của anh ta. Trong khi đó, thời đại của Le Bon đã chứng kiến bản chất di truyền của chủng tộc bị lung lay với sự lớn mạnh của đám đông và những bất ổn về chính trị, xã hội. Ông đã trải nghiệm qua Công xã Paris năm 1871 và nghiên cứu rất kỹ về cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 và 1848. Những trải nghiệm ấy mang lại kinh nghiệm thực tiễn cho việc hình thành tư tưởng về đám đông của ông. Tư tưởng ấy được thể hiện rõ rệt nhất trong tác phẩm Tâm lý học đám đông. Sự kiện nổi bật nhất của đám đông tâm lí là điều sau đây: dù những cá nhân họp thành nó như thế nào, dù đời sống, nghề nghiệp, tính cách hay trí tuệ của những cá nhân ấy giống nhau hay khác nhau ra sao, thì chỉ riêng việc họ chuyển biến thành đám đông, họ đã có một thứ tâm hồn tập thể làm cho họ cảm nhận, suy nghĩ, và hành động theo một cách hoàn toàn khác với cách mà một cá nhân riêng lẻ vẫn cảm nhận, suy nghĩ và hành động. Có những tư tưởng, tình cảm chỉ nảy sinh hay chỉ biến thành hành động ở những cá nhân khi cá nhân ấy nằm trong đám đông. Đám đông tâm lí là một tồn tại tạm thời, hợp thành bởi những yếu tố dị loại chỉ gắn kết với nhau trong một thời đoạn, chúng giống hệt những tế bào cấu thành một cơ thể sống nhờ kết nối với nhau thành một sinh vật mới, biểu lộ những tính cách rất khác biệt với tính cách mà riêng từng tế bào đã có. (Chương 1, quyển 1 “Tâm lý học đám đông”) Chính thời gian chuẩn bị cho ý kiến và niềm tin của đám đông, nghĩa là chuẩn bị mảnh đất cho những thứ đó nảy mầm. Và chính vì vậy một số tư tưởng có thể được thực thi ở một thời đại này lại không thể thực thi trong một thời đại khác. Chính thời gian đã tích tụ vô vàn mảnh vụn của niềm tin, ý tưởng, trên đó nảy sinh tư tưởng của một thời đại. (Chương 1, quyển II “Tâm lý học đám đông”) Tìm mua: Tâm Lý Học Đám Đông TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tâm Lý Học Đám Đông PDF của tác giả Gustave Le Bon nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.