Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Kinh Tiểu Bộ - Tập 1 (Thích Minh Châu)

Tiểu Bộ kinh có nhan đề "Tiểu Bộ", nhưng lại chứa đựng số lượng kinh lớn nhất trong năm bộ Nikàya là 15 tập, so với Trường Bộ (3 tập), Trung Bộ (3 tập), Tương Ưng Bộ (5 tập) và Tăng Chi Bộ (3 tập). Chữ "Tiểu" ở đây, theo các vị luận sư, muốn chỉ tính cách hỗn hợp nhiều đề tài được diễn tả bằng nhiều thể văn khác nhau, từ các kinh kệ ngắn gọn do Đức Phật thuyết giảng, các tiền thân Đức Phật với hàng ngàn bài kệ do các vị Tỳ kheo cảm tác, tiểu sử các Đức Phật, các vị A la hán, sự tích Thiên cung, Ngạ quỷ do chư vị kết tập kinh điển biên soạn..., đến các luận thư phân tích giáo lý mở đầu cho văn học A Tì Đàm (Abhidhamma) của Luận tạng về sau. Tóm lại Tiểu Bộ kinh là một hợp tuyển đa diện gồm 15 tập theo thứ tự như sau:

1) Khuddaka Pàtha (Tiểu tụng): gồm 9 kinh và kệ ngắn gọn do Đức Phật thuyết về Tam quy, Thập giới, Các điềm lành, Phật bảo, Lòng từ v.v. cho các đệ tử mới học đạo.

2) Dhammapada (Pháp cú): gồm 423 bài kệ do Đức Phật thuyết được sắp theo các chủ đề trong 26 phẩm, là tập kinh phổ biến nhất trong các nước theo đạo Phật Nam truyền vì tính cách cô đọng phần cốt tủy của giáo lý qua các bài kệ ngắn gọn làm nền tảng của nếp sống đạo, từ đó nhiều bộ kinh lớn được phát triển về sau.

3) Udàna (Cảm hứng ngữ, Phật tự thuyết): gồm 80 chuyện gợi niềm cảm hứng để Đức Phật phát biểu những vấn đề hoan hỉ có tính cách giáo dục và khích lệ hội chúng, được chia làm 8 phẩm.

4) Itivuttaka (Phật thuyết như vậy): gồm 112 kinh chia ra 4 chương theo lối văn xuôi pha lẫn thơ kệ. Tập này cũng trích dẫn những cảm hứng ngữ trang nghiêm của Đức Phật nhưng bắt đầu bằng câu "Đây là điều được Đức Thế Tôn thuyết và tôi nghe như vậy". Tìm mua: Kinh Tiểu Bộ - Tập 1 TiKi Lazada Shopee

5) Suttanipàta (Kinh tập): gồm 71 kinh trong 5 chương viết theo thể kệ, miêu tả hoàn cảnh xã hội cổ Ấn Độ và bàn luận những lời dạy đầy tính cách triết học và đạo đức của Đức Phật, cùng lý tưởng trong nếp sống thanh tịnh của các Tỳ kheo.

6) Vimanavatthu (Chuyện Thiên cung): gồm 85 chuyện chia ra 7 chương, miêu tả mọi cảnh huy hoàng của các lâu đài Thiên giới ở đời sau dành cho những người sống theo chánh đạo và làm thiện sự ở đời này.

7) Petavatthu (Chuyện Ngạ quỷ): gồm 51 chuyện trong 4 chương miêu tả cảnh giới khổ đau của các loài quỷ do ác nghiệp của chúng tạo ra ở đời này. Cả hai tập chuyện Thiên cung và Ngạ quỷ này nhằm nói lên tương quan giữa Nghiệp và Quả, cùng khích lệ sự tu tập của giới tại gia.

8) Theragàthà (Trưởng lão Tăng kệ): gồm 1,360 bài thơ kệ do 264 vị Tỷ kheo cảm tác từ đời sống tu tập của chư vị.

9) Therigàthà (Trưởng lão Ni kệ): gồm 524 bài kệ do 73 Tỷ kheo ni cảm tác. Cả hai tập thi kệ Theragàthà và Therigàthà được đánh giá là những tác phẩm đẹp nhất trong văn học Ấn Độ vì tính cách mang nặng tình người hòa lẫn thiền vị của các đệ tử Phật. Đây là những khúc hoan ca phản ánh đời sống thanh tịnh của những người tầm cầu giải thoát giác ngộ, chân hạnh phúc.

10) Jàtaka (Bổn sanh hay Chuyện tiền thân Đức Phật): gồm 547 chuyện ngắn và dài theo thể văn xuôi xen kẽ thi kệ trong 22 chương, theo thứ tự các bài kệ tăng dần từ chương một với một bài kệ cho đến chương 22, chấm dứt với tiền thân Vessantara nổi tiếng qua cả ngàn bài kệ. Các chuyện tiền thân có mục đích tạo niềm tin vào đạo pháp trong mọi tầng lớp xã hội từ vua chúa, Bà la môn cho đến các giới bình dân cùng khổ. Đối với các học giả, các chuyện tiền thân có tầm quan trọng lịch sử vì chúng được xây dựng trong khung cảnh Ấn Độ cổ đại.

11) Nidesa (Nghĩa tích): là một luận thư trình bày sự phân tích bình giải các vấn đề giáo lý của tập kinh Sutta Nipata. Sách này gồm hai phần: Đại nghĩa tích và Tiểu nghĩa tích.

12) Patisambhidàmagga (Vô ngại giải đạo): một luận thư trình bày các vấn đề phân tích giáo lý theo hình thức hỏi đáp như trong bộ A Tì Đàm. Hai tập kinh này được đánh giá là các tác phẩm tiền phong của văn học A Tì Đàm và được xem là do Tôn giả Sariputta (Xá Lợi Phất) thuyết giảng và bình luận 32 vấn đề giáo lý trong 3 phẩm.

13) Apadana (Sự nghiệp anh hùng): kể theo thể thơ kệ cuộc đời Đức Phật và các Thánh đệ tử của Ngài. Tập kinh gồm 4 phần: cuộc đời Đức Phật Gotama (Thích Ca), 41 vị Độc giác Phật, và 559 vị Tỷ kheo và Tỷ kheo ni đã trải qua những cuộc chiến đấu anh hùng cao thượng để đạt cứu cánh giải thoát giác ngộ.

14) Buddhavamsa (Phật sử): tập kinh theo thể thơ kệ nói về sự tích 24 vị cổ Phật từ Đức Phật Dipankara (Nhiên Đăng) đến Đức Phật Kassapa (Ca Diếp) và phương cách các Đức Phật chuyển Pháp luân. Tất cả đều do Đức Phật Gotama kể lại từ khi Ngài còn là Bồ tát được Đức Phật Dipankara thọ ký cho đến khi Ngài diệt độ trong Niết bàn Vô dư y.

15) Cariyà Pitaka (Sở hạnh tạng): gồm 35 chuyện tiền thân Đức Phật được kể theo lời thỉnh cầu của Tôn giả Sariputta, với mục đích nêu rõ ý chí tầm cầu giải thoát với nỗ lực cao độ và sự hy sinh vô thượng mà Bồ tát đã thực hiện qua mười công hạnh Ba la mật (viên mãn) của Ngài. (Trích Nguyệt san Giác Ngộ, 01-1999)Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Minh Châu":Đại Thừa Và Sự Liên Hệ Với Tiểu ThừaKinh Tiểu Bộ - Tập 1Kinh Tiểu Bộ - Tập 2Kinh Tiểu Bộ - Tập 3Kinh Tiểu Bộ - Tập 4Kinh Tiểu Bộ - Tập 5Kinh Tiểu Bộ - Tập 6Kinh Tiểu Bộ - Tập 7Kinh Tiểu Bộ - Tập 8Kinh Tiểu Bộ - Tập 9Kinh Tiểu Bộ - Tập 10Kinh Tiểu Bộ - Tập 11Kinh Tiểu Bộ - Tập 12Kinh Trung Bộ - Tập 1Kinh Trung Bộ - Tập 2Kinh Trung Bộ - Tập 3Kinh Trường Bộ - Tập 1Kinh Trường Bộ - Tập 2Kinh Trường Bộ - Tập 3Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 1Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 2Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 3Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 4Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 5Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 6Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 1Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 2Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 3Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 4Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 5Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 6

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Tiểu Bộ - Tập 1 PDF của tác giả Thích Minh Châu nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

LÀN SÓNG TÔN GIÁO TRÊN ĐẤT VIỆT
Trong tập này tác giả chỉ trình bày những tin lý, những luận thuyết cơ bản của các trào lưu tôn giáo và triết học Âu á đã ảnh hưởng đến quốc hồn Việt Nam ta. còn những nghi lễ phụng vụ, quan niệm chính trị xã hội thì không bàn đến. Chúng tôi cũng không bình luận, phân rõ chỗ nào đúng, chỗ nào sai.Tâm lý dân Việt sâu thẩm, ý thức siêu việt vượt qua thế giới hữu hình, tìm lẽ sống ở một thế giới siêu nhiên.
MA QUỶ TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY
Lời Chúa Trong Tin MừngKhi nói một quả quyết nào đó là "Lời Chúa trong Tin Mừng", chúng ta xác nhận rằng quả quyết ấy là chân lý vững chắc không cần phải bàn cãi nữa. Đối với Kitô hữu, Đức Kitô là một quyền bính tối thượng, quyền bính mà ta phải cúi đầu tuân phục, phải hết lòng tin cậy và yêu mến. Ngay cả đối với những người không tin Chúa, Đức Kitô cũng là một trong số những nhân vật phi phàm nhất của lịch sử. Ngài là biểu tượng của ngay thẳng và chân thật. Ngài là người đã nói: "Lời nói của các con phải: có thì nói có, không thì nói không". Tất cả những gì không theo nguyên tắc đó đều thiếu đúng đắn! Vậy chúng ta hãy tự hỏi Đức Kitô nghĩ gì và nói gì về Satan. Về điểm này cũng như về mọi điểm khác liên quan đến đời sống tôn giáo của con người, sách Tin Mừng đều nói rất chuẩn mực và dứt khoát. Nếu những người mất đức tin không chấp nhận tính chuẩn mực và dứt khoát của Tin Mừng, thì chắc chắn, nếu không nại đến Tin Mừng, họ sẽ không hiểu gì về não trạng tôn giáo của những thế kỷ trước đây ở Pháp. Những ai đã hoặc đang tin rằng mình đã tiếp xúc với ma quỷ, những ai đã bị chúng tấn công như cha sở họ Ars, những ai bị mọi người coi là "bị quỷ nhập" và được người ta trừ quỷ cho, tất cả những người đó đều đã hết lời giải thích những tình trạng mà họ cảm thấy, đã được nói đến trong sách Tin Mừng và trong Truyền Thống phát xuất từ Tin Mừng.
Am Mây Ngủ - Thích Nhất Hạnh
Truyện  tuy nói về công chúa Huyền Trân nhưng ở đây hình ảnh công chúa Huyền Trân không thể tách rời ra khỏi hình ảnh của người tăng sĩ áo vải sống trên am Ngọa Vân núi Yên Tử. Người ấy là Trúc Lâm Đại sĩ, tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm. ...Ông đã du hành sang đất Chiêm Thành để thắt chặt tình hữu nghị Chiêm - Việt, mong dựng nên một nền hòa bình lâu dài giữa hai nước. Công chúa Huyền Trân, con gái của ông, đã tự nguyện làm một trong những viên gạch đầu tiên cho nền móng hòa bình ấy. Trong  Am Mây Ngủ, tác giả đã lấy lòng của một Thiền sư để hiểu lòng một vị Thiền sư. Đó là nét cảm động nhất trong tác phẩm mà chúng tôi trân trọng giới thiệu với các độc giả thân mến hôm nay. ...Ông đã du hành sang đất Chiêm Thành để thắt chặt tình hữu nghị Chiêm - Việt, mong dựng nên một nền hòa bình lâu dài giữa hai nước. Công chúa Huyền Trân, con gái của ông, đã tự nguyện làm một trong những viên gạch đầu tiên cho nền móng hòa bình ấy.Trong , tác giả đã lấy lòng của một Thiền sư để hiểu lòng một vị Thiền sư. Đó là nét cảm động nhất trong tác phẩm mà chúng tôi trân trọng giới thiệu với các độc giả thân mến hôm nay.- Làng Mai
Kinh Dịch với năng lượng cảm xạ học
Hầu hết sách viết về KINH DỊCH đều khó hiểu và dùng quá nhiều từ Hán, Nôm làm cho người nào dù có ham thích đi nữa, khi đọc qua vài lần rồi cũng buông xuôi, KINH DỊCH vẫn là KINH DỊCH, lúc nào cũng như có một bức màn vô hình che chắn, nên mặc dù có sức hấp dẫn nhưng vẫn không tiếp cận được. Chúng tôi thì lại không tin điều đó, phải làm sao cho mọi người ai cũng có thể hiểu KINH DỊCH một cách dễ dàng cũng như sách dạy nấu ăn vậy. Mục Lục:Lời giới thiệuNhững dòng suy nghĩHãy làm quen với Kinh Dịch– Kinh Dịch là gì?– Cần hiểu Kinh Dịch như thế nào?– Lịch sử của Kinh Dịch– Âm Dương là gì?– Tra cứu Kinh Dịch như thế nào?– Làm thế nào để tạo ra một quẻ Dịch?1. Cách dùng cỏ thi (Dương kỳ thảo)2. Thực hiện bằng đồng tiền điếu3. Kỹ thuật dùng các ngón tay4. Cách lập quẻ Hổ và quẻ BiểnỨng dụng Cảm xạ học tìm quẻ Dịch–  Cách tính quẻ Dịch trên bàn tay–  Quẻ dịch và các thứ bậcPhương vị của 64 quẻ Dịch bảng tra cứuCách thiết lập quẻ Dịch bằng Cảm xạ năng lượng họcQuẻ số:  1. Thiên vi CànQuẻ số: 2. Địa Vi Khôn……Quẻ số: 64. Hoa Thủy Vị Tế