Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Vĩnh Sinh (Mộng Nhập Thần Cơ)

Thân Thể, Thần Thông, trường sinh, Thành tiên, vĩnh sinh, năm cảnh giới. Một sinh linh hèn mọn, làm Thế nào mở ra cánh cửa vĩnh sinh? Trong Thiên Địa, kết cấu Thân Thể, Thần Thông huyền bí, trường sinh tiêu dao, lực lượng Thành tiên, hy vọng vĩnh sinh, đều ở trong đó. Pháp bảo tân kỳ vô cùng vô tận, Thế giới mới, Môn phái tiên đạo, nhân, yêu, Thần, tiên, ma, vương, hoàng, đế, nhân gian cùng yêu hận tình cừu...Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Mộng Nhập Thần Cơ":Lâm Vũ Thiên HạVĩnh SinhVĩnh Sinh - Phần 2Vĩnh Sinh - Phần 3Vĩnh Sinh - Phần 4

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vĩnh Sinh PDF của tác giả Mộng Nhập Thần Cơ nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Lục Xì (Vũ Trọng Phụng)
Lục xì là phóng sự của Vũ Trọng Phụng xuất bản từ năm 1937. Trước đấy một năm đã nổ ra cuộc bút chiến dữ dội giữa Thái Phỉ chủ báo Tin văn với Vũ Trọng Phụng. Thái Phỉ lên án các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng là “văn chương dâm uế”. Ngày ấy Vũ Trọng Phụng viết cho báo Tương lai. Lê Thăng viết báo bao giờ cũng chung cái bằng của mình thi đỗ bên Pháp: “Lê Thăng luật khoa tiến sĩ” và báoPhong hóa, rồi Ngày nay châm biếm, đả kích Lê Thăng thêm cho học hàm, học vị của ông ta bốn chữ nữa: “Lê Thăng, luật khoa tiến sĩ, con đĩ đánh bồng”. Nhưng mà cả Lê Thăng và Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, thủ lĩnh và linh hồn của các báo Phong hóa rồi Ngày nay đều ghét báo Tương lai và Vũ Trọng Phụng. Trong một bài báo, Vũ Trọng Phụng viết năm 1937 khi Lục xì mới ra đời: “Cũng như ông Lê Thăng trả thù Tương lai bằng cách bảo tôi là thằng khốn nạn. Ngày nay cũng trả thủ Tương lai bằng cách công kích thiên phóng sự Lục xì”. Và gần đây tôi (Hoàng Thiếu Sơn) lại được đọc trong tập Di bút và di cảo của Hoài Thanh ghi năm 1938, một lời phê bình, đánh giá sự nghiệp văn chương của Vũ Trọng Phụng, nguyên văn: “Văn chương hạ cấp. Đồ rác rưởi”. Sinh thời Vũ Trọng Phụng đã trả lời các ông Thái Phỉ và Nhất Linh rồi một cuốn văn học sử Việt Nam mà chân chính nào cũng phải nói rõ, nói đúng về cuộc luận chiến giữa các người cầm bút ấy. Ở đây chúng tôi chỉ xin nhắc lại Vũ Trọng Phụng đã trả lời thế nào về vụ Lục xì. Trước tiên là về thể loại của tác phẩm và chức năng của tác giả: “Viết thiên phóng sự Lục xì tôi không phải chỉ là một nhà văn, nhưng còn là một nhà báo. Nhà báo thì phải nói sự thật cho mọi người biết. Nếu một việc đã có thực thì bổn phận của tôi chỉ là thông báo cho mọi người biết, chứ không phải là lo sợ rằng cái việc làm phận sự ấy lợi hại cho ai. Thí dụ như tờ nhật báo, trong khi đăng tin ông Đinh Công Huy làm giấy bạc giả, ông sư Hà văn Thụy hiếp dâm, ông Vi văn Huyền giết người và tự tử vì tình thì tờ báo ấy đã làm tròn phận sự thông tin rồi, chứ không phải lo thông tin như thế là hại cho quan trường, hại cho Phật giáo, hại cho tiếng thơm họ Vi”. Tìm mua: Lục Xì TiKi Lazada Shopee Nạn mại dâm thì thời nào cũng là tệ nạn xã hội, nhà báo làm ngơ sao được trước những tệ nạn xã hội thời ấy không riêng gì Vũ Trọng Phụng viết phóng sự về nạn mại dâm mà có không ít người khác nữa nhưng đem so sánh với người đồng thời thì ai cũng phải ngạc nhiên về cách đặt vấn đề của Vũ Trọng Phụng, về phương pháp đi sâu vào nghiên cứu vấn đề, về các biện pháp giải quyết vấn đề, về các chính sách của chính quyền để ngăn ngừa tệ nạn, chữa chạy nạn nhân, về cách phân tích lợi hại của các biện pháp đã thực hành đã áp dụng… Người viết phải quan tâm thật sâu sắc đến vấn đề xã hội mới đứng ra làm các việc như thế. Và nhất là phải có tinh thần khoa học cao, có phương pháp khoa học giỏi mới làm được việc có kết quả. Lục xì là một phóng sự có giá trị khoa học lớn, trong lịch sử văn học của ta đã ở một vị trí độc nhất vô nhị trong văn học về mặt y học và pháp lý; đã có vị bác sĩ nào, bậc lương y nào, nhà luật học nào nêu lên được vấn đề như thế, phân tích tình hình như thế và về nhiều mặt góp ý kiến xác đáng như thế với người có trách nhiệm trong xã hội. Và ngày nay trong xã hội ta nạn mại dâm đâu phải đã bị xóa bỏ, những biện pháp phòng ngừa, những phương pháp chữa trị vẫn còn là quan tâm lớn của Nhà nước và nhân dân, thì đọc lại, mà phải đọc Lục xì, ta không rút được bao nhiêu kinh nghiệm và ý kiến bổ ích sao? Cuốn phóng sự này nên đọc như một cuốn sách khoa học hơn là cuốn sách văn chương. Nói như thế không phải là gạt nó ra khỏi di sản văn học của dân tộc, mà để tự hào đúng mức là ta cũng có một tác phẩm thuộc về văn chương khoa học chứ không phải chỉ toàn là sách văn chương. Vũ Trọng Phụng đã để lại cho ta một mẫu mực về văn chương phục vụ xã hội và khoa học với cuốn Lục xì.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Vũ Trọng Phụng":Số ĐỏLàm ĐĩCạm Bẫy NgườiDứt TìnhLấy Nhau Vì TìnhTập Truyện Ngắn Một Đồng BạcTrúng Số Độc ĐắcCơm Thầy Cơm CôGiông TốLục XìTruyện Ngắn - Vũ Trọng PhụngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lục Xì PDF của tác giả Vũ Trọng Phụng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lục Xì (Vũ Trọng Phụng)
Lục xì là phóng sự của Vũ Trọng Phụng xuất bản từ năm 1937. Trước đấy một năm đã nổ ra cuộc bút chiến dữ dội giữa Thái Phỉ chủ báo Tin văn với Vũ Trọng Phụng. Thái Phỉ lên án các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng là “văn chương dâm uế”. Ngày ấy Vũ Trọng Phụng viết cho báo Tương lai. Lê Thăng viết báo bao giờ cũng chung cái bằng của mình thi đỗ bên Pháp: “Lê Thăng luật khoa tiến sĩ” và báoPhong hóa, rồi Ngày nay châm biếm, đả kích Lê Thăng thêm cho học hàm, học vị của ông ta bốn chữ nữa: “Lê Thăng, luật khoa tiến sĩ, con đĩ đánh bồng”. Nhưng mà cả Lê Thăng và Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, thủ lĩnh và linh hồn của các báo Phong hóa rồi Ngày nay đều ghét báo Tương lai và Vũ Trọng Phụng. Trong một bài báo, Vũ Trọng Phụng viết năm 1937 khi Lục xì mới ra đời: “Cũng như ông Lê Thăng trả thù Tương lai bằng cách bảo tôi là thằng khốn nạn. Ngày nay cũng trả thủ Tương lai bằng cách công kích thiên phóng sự Lục xì”. Và gần đây tôi (Hoàng Thiếu Sơn) lại được đọc trong tập Di bút và di cảo của Hoài Thanh ghi năm 1938, một lời phê bình, đánh giá sự nghiệp văn chương của Vũ Trọng Phụng, nguyên văn: “Văn chương hạ cấp. Đồ rác rưởi”. Sinh thời Vũ Trọng Phụng đã trả lời các ông Thái Phỉ và Nhất Linh rồi một cuốn văn học sử Việt Nam mà chân chính nào cũng phải nói rõ, nói đúng về cuộc luận chiến giữa các người cầm bút ấy. Ở đây chúng tôi chỉ xin nhắc lại Vũ Trọng Phụng đã trả lời thế nào về vụ Lục xì. Trước tiên là về thể loại của tác phẩm và chức năng của tác giả: “Viết thiên phóng sự Lục xì tôi không phải chỉ là một nhà văn, nhưng còn là một nhà báo. Nhà báo thì phải nói sự thật cho mọi người biết. Nếu một việc đã có thực thì bổn phận của tôi chỉ là thông báo cho mọi người biết, chứ không phải là lo sợ rằng cái việc làm phận sự ấy lợi hại cho ai. Thí dụ như tờ nhật báo, trong khi đăng tin ông Đinh Công Huy làm giấy bạc giả, ông sư Hà văn Thụy hiếp dâm, ông Vi văn Huyền giết người và tự tử vì tình thì tờ báo ấy đã làm tròn phận sự thông tin rồi, chứ không phải lo thông tin như thế là hại cho quan trường, hại cho Phật giáo, hại cho tiếng thơm họ Vi”. Tìm mua: Lục Xì TiKi Lazada Shopee Nạn mại dâm thì thời nào cũng là tệ nạn xã hội, nhà báo làm ngơ sao được trước những tệ nạn xã hội thời ấy không riêng gì Vũ Trọng Phụng viết phóng sự về nạn mại dâm mà có không ít người khác nữa nhưng đem so sánh với người đồng thời thì ai cũng phải ngạc nhiên về cách đặt vấn đề của Vũ Trọng Phụng, về phương pháp đi sâu vào nghiên cứu vấn đề, về các biện pháp giải quyết vấn đề, về các chính sách của chính quyền để ngăn ngừa tệ nạn, chữa chạy nạn nhân, về cách phân tích lợi hại của các biện pháp đã thực hành đã áp dụng… Người viết phải quan tâm thật sâu sắc đến vấn đề xã hội mới đứng ra làm các việc như thế. Và nhất là phải có tinh thần khoa học cao, có phương pháp khoa học giỏi mới làm được việc có kết quả. Lục xì là một phóng sự có giá trị khoa học lớn, trong lịch sử văn học của ta đã ở một vị trí độc nhất vô nhị trong văn học về mặt y học và pháp lý; đã có vị bác sĩ nào, bậc lương y nào, nhà luật học nào nêu lên được vấn đề như thế, phân tích tình hình như thế và về nhiều mặt góp ý kiến xác đáng như thế với người có trách nhiệm trong xã hội. Và ngày nay trong xã hội ta nạn mại dâm đâu phải đã bị xóa bỏ, những biện pháp phòng ngừa, những phương pháp chữa trị vẫn còn là quan tâm lớn của Nhà nước và nhân dân, thì đọc lại, mà phải đọc Lục xì, ta không rút được bao nhiêu kinh nghiệm và ý kiến bổ ích sao? Cuốn phóng sự này nên đọc như một cuốn sách khoa học hơn là cuốn sách văn chương. Nói như thế không phải là gạt nó ra khỏi di sản văn học của dân tộc, mà để tự hào đúng mức là ta cũng có một tác phẩm thuộc về văn chương khoa học chứ không phải chỉ toàn là sách văn chương. Vũ Trọng Phụng đã để lại cho ta một mẫu mực về văn chương phục vụ xã hội và khoa học với cuốn Lục xì.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Vũ Trọng Phụng":Số ĐỏLàm ĐĩCạm Bẫy NgườiDứt TìnhLấy Nhau Vì TìnhTập Truyện Ngắn Một Đồng BạcTrúng Số Độc ĐắcCơm Thầy Cơm CôGiông TốLục XìTruyện Ngắn - Vũ Trọng PhụngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lục Xì PDF của tác giả Vũ Trọng Phụng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nhà Tôi (Duyên Anh)
Nhà mình.. Nửa đêm… Phượng yêu dấu, Đêm nay, anh cố ý thức thật khuya để khỏi viết cuốn thứ ba trong bộ truyện dài sáu cuốn của anh. Đời anh sẽ chỉ loay hoay ở bộ truyện này. Bởi vì, bộ truyện này anh viết tặng con chúng ta. Bởi vì, khi anh viết bộ truyện này tâm hồn anh không phải là tâm hồn của anh hiện tại, thứ tâm hồn què quặt, xảo trá, thủ đoạn của người sớm bước xuống cuộc đời, sớm biết cuộc đời để sớm ghê tởm cuộc đời. Tâm hồn anh, khi viết truyện tặng con chúng ta là tâm hồn của ngày xưa còn bé. Tâm hồn ấy đã ngập ứ kỷ niệm hoa bướm, trong suốt pha lê. Cho nên, hễ anh viết, ý tưởng từ óc chảy xuống tim chảy ra năm đầu ngón tay anh. Và anh viết rất nắn nót. Viết cả đêm chỉ được ba trang giấy. Như lần khởi sự viết cuốn thứ nhất. Phượng ạ, anh đốt hết nửa gói thuốc lá, uống cạn một chai nước lọc mà vẫn chưa “đẻ” được dòng nào. Thế mới biết thực hiện đúng ý muốn của mình bao giờ cũng khó. Anh ngó em… Qua tấm màn lan tiêu, em đang thiêm thiếp ngủ. Dạo này em ngủ ngon giấc, ngủ không cần thuốc an thần của anh Đức cho. Em ngủ được nhờ anh. Em nói thế. Nhờ anh đã thật tình với em. Không nói dối em. Không bắt tội em băn khoăn, sầu khổ. Chợt anh nhớ tới một truyện ngắn trong tập truyện “Cái bong bóng lợn” của ông Phan văn Tạo. Truyện ngắn đó là một bức thư của một người chồng viết cho vợ và dán tem đem bỏ vào thùng thư. Anh luôn luôn xúc động sau mỗi lần đọc những truyện viết về gia đình. Đọc truyện ngắn “Hai chị em” của bà Nguyễn thị Vinh anh rơm rớm nước mắt. Nhưng đọc những tiểu thuyết tình ái dang dở, lâm ly, anh không mảy may xúc động. Bởi vậy anh chưa hề viết nổi một cuốn tiểu thuyết ái tình lâm ly nước mắt. Mà chỉ viết chuyện gia đình, truyện con nít tầm thường. Lại viết giản dị, hiền lành và… bình dân! Đến nỗi các nhà phê bình văn học ở đây coi anh như kẻ đi về đường xưa lối cũ để lượm nhặt những cái mảnh sành, mảnh kính chìm lấp dưới lớp cát dầy. Tiểu thuyết của anh không biết mổ xẻ thân phận làm người. Nghĩa là không bầy chân dung của Jean-Paul Sartre, Albert Camus, Nathalie Sarraute, Simone de Beauvoir, André Malraux.. Điều ấy dễ hiểu. Vì anh không đủ chữ Pháp để đọc và thấu hiểu những Sartre, những Camus. Vì anh không thích đọc để chẳng hiểu gì mà cứ toan làm dáng sự hiểu biết của mình. Và, có thể, vì anh kiêu hãnh. Anh không muốn giống những người khác, không muốn làm con trâu nhai lại. Anh rất mừng là, tuy những gì anh đã viết chẳng hay hớm, cao siêu nhưng chúng thuộc của riêng anh, chỉ anh mới có. Anh ví anh như cây dại giữa đồng không mông quạnh. Cây dại ấy chịu đựng nắng cháy mưa tầm mà lớn dần để nở hoa. Hoa không hương sắc. Vẫn là hoa. Cuộc đời anh khởi tự dưới lớp đất khô cằn cỗi hay ủng mục. Không một bóng mát của đại thụ che chở. Bóng mát duy nhất của đời anh là em. Anh giống thứ trái cây chín hoang. Anh hãnh diện ngoảnh mặt nói “Tôi làm lấy đời tôi, chưa là mầm non do ai đào tạo, tôi không thích làm vệ tinh của người nào”. Cuộc chiến đấu vươn mình thoát khỏi túng quẫn và lãng quên của anh rất âm thầm, vất vả. Em chấp nhận hạnh phúc thật giản dị. Em muốn anh sống đời sống tầm thường miễn là vợ chồng con cái sum họp hạnh phúc. Anh thương em, tội nghiệp em và muốn em có một người chồng không tầm thường. Anh lăn xả vào nghề làm báo để gây chút tiếng tăm. Tiếng tăm trở thành tai tiếng. Anh đã làm khổ em. Do đó mà, mỗi lần đọc những tiểu thuyết viết về hạnh phúc hay tình thương gia đình, anh đã xúc động. Anh muốn bắt chước ông Phan văn Tạo, viết cho em một bức thư nhờ bưu điện chuyển tận tay em. Anh dẹp bàn, viết đây, viết thư cho Trần thị Phượng, người vợ đau khổ tám năm ròng rã của anh. Tìm mua: Nhà Tôi TiKi Lazada Shopee Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Duyên Anh":Ảo Vọng Tuổi TrẻĐêm Thánh Vô CùngDzũng ĐakaoGiấc Mơ Một Loài CỏNhà TôiMây Mùa ThuTruyện Ngắn - Duyên AnhVết Thù Hằn Trên Lưng Ngựa HoangĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nhà Tôi PDF của tác giả Duyên Anh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Những Thiếu Nữ Cô Đơn (Sidney Sheldon)
Sidney Sheldon - Sheldon (11 tháng 2 năm 1917 - 30 tháng 1 năm 2007), sinh tại Chicago, Illinois, với tên khai sinh là Sidney Schechtel, có bố là người Do Thái gốc Đức, mẹ là gốc Nga. Nhà văn người Mỹ này có 2 đời vợ. Ông sống với diễn viên Jorja Curtright Sheldon hơn 30 năm, cho tới khi bà qua đời năm 1985. Bốn năm sau, Sidney Sheldon tái hôn với Alexandra Kostoff, người từng đóng phim khi còn nhỏ và hoạt động trong ngành quảng cáo. Ông là cha của nhà văn nữ Mary Sheldon. Trải qua một tuổi thơ khốn khó và nhờ đó mà kinh nghiệm, vốn sống của ông vô cùng phong phú, là điểm tựa cho ông viết nên những bộ tiểu thuyết hay nhất và đi sâu vào lòng người… Tác giả: Sidney Sheldon - Thực hiện: Lê DuyênDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Sidney Sheldon":Âm Mưu Ngày Tận ThếBóng Tối Kinh HoàngCát Bụi Thời GianDòng MáuLộ MặtNgười Lạ Trong GươngSáng, Trưa, ĐêmTay Cự PháchNgười Đàn Bà Quỷ QuyệtNếu Còn Có Ngày MaiPhía Bên Kia Nửa ĐêmNhững Thiếu Nữ Cô ĐơnSứ Giả Của Thần ChếtĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Thiếu Nữ Cô Đơn PDF của tác giả Sidney Sheldon nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.