Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Chuyện Người Tùy Nữ (Margaret Atwood)

“Sự Cám dỗ của Chuyên chế” là tên một cuốn sách của Jean-François Revel (1924-2006) tôi mượn đặt cho bài viết này bởi câu chuyện kỳ dị cay đắng và bóp nghẹt lồng ngực của Chuyện người tùy nữ có lẽ trước hết cảnh cáo ta về một tiềm năng mang tính dị truyền lịch sử của một thứ nhu cầu, ham muốn, và khả năng đáp ứng nhu cầu ấy nơi con người, cái hoàn toàn có thể diễn đạt như là sự cám dỗ của chuyên chế.

Cám dỗ chuyên chế lớn đến độ người ta thấy nó thấp thoáng đằng sau mỗi chân lý hay lẽ phải mà lịch sử từng biết đến.

Ở đây, đó là nền chính trị thần quyền của một “Nước Cộng hòa Gilead” - cái tên có lẽ là một kiểu chơi chữ: Cộng hòa do Chúa dẫn dắt. Khái niệm này bản thân nó là một trong những sản phẩm sáng tạo nhất của trí tưởng tượng: một nền cộng hòa trong khi chờ Chúa trở lại.

Đối với bất cứ ai chỉ cần một chút quan tâm đến thời sự thì đơn giản đó đã là một mẫu hình có trong thực tế, và tính sáng tạo kỳ quái của nó, tính tưởng tượng phi thường của nó, lại phải nhờ đến văn học làm môi trường phát lộ - như trong cuốn tiểu thuyết này.

Chuyện người tùy nữ tuy nhiên lại không đi con đường phân tích có tính chất sử thi các hiện tượng, các sự kiện và biến cố ở tầm mức ta quen hình dung về cái gọi là Lịch sử; việc này có đối chứng ở phần cuối của cuốn tiểu thuyết, không đánh số trang, như một phụ lục hay một vĩ thanh độc đáo dưới tiêu đề “Chú dẫn lịch sử về chuyện người tùy nữ”. Tìm mua: Chuyện Người Tùy Nữ TiKi Lazada Shopee

Toàn bộ câu chuyện chính tập trung vào thể hiện cái trải nghiệm của nhân vật người Tùy nữ, chính là người đã kể câu chuyện này. Và đây là một tác phẩm hiếm hoi cho ta thấy một trải nghiệm cá nhân có thể được mô tả thích hợp, trọn vẹn, sâu sắc và triệt để như thế nào.

Trước hết đó là một thực nghiệm gắt gao: tước bỏ những điểm chuẩn quen thuộc luôn dựng lên gợi lên cái nhìn từ bên ngoài hay là một hình thức cái nhìn bên ngoài về một con người: tên tuổi, những đặc điểm nhân thân và những chuỗi liên hệ xoay quanh, đi và đến từ những đặc điểm ấy.

Nhưng nói cho đúng thì đó không phải là sự tước bỏ, mà, giống như một ngọn đèn không cần tự soi sáng cái đui của nó, nhân vật người Tùy nữ kể chuyện đã đặt ta vào một quan hệ nội tiếp với ý thức của chị ta, vào bên trong cái nhìn của người kể chuyện, bên trong đôi mắt căng thẳng, lo âu, kìm nén và sắc sảo luôn bị chặn giữa “hai cái cánh” khi đi ra ngoài “để chúng tôi không thấy được, nhưng cũng không bị thấy” (tr.17), cũng là đôi mắt luôn luôn nhìn thấy những mảnh vỡ của quá khứ chính mình, những mảnh vỡ của đời sống, và của Lịch sử…

Sự tước bỏ ấy, hay là sự đặt ta vào bên trong cái ý thức cá nhân, cụ thể đặc thù mà vẫn vô danh ấy, lạ thay lại làm nổi bật lên, sắc nét một cách khó có thể sắc nét hơn, chính cái con người cá nhân đó.

Ngay từ những câu kể đầu tiên, người kể đã lôi chúng ta vào một con sông lười của dòng chảy tâm lý nhân vật, cái dòng ý thức của chị ta; nhưng chỉ đến vậy thôi: chúng ta không buộc phải lặn ngụp, chúng ta ngồi trên những chiếc phao để nghe con sông kể về chính nó như một thứ giáo cụ trực quan.

Và người Tùy nữ không quên thỉnh thoảng lại nhắc nhở chúng ta về tình trạng đó. Chị ta sẽ bảo: “Tôi những muốn tin mình chỉ đang kể chuyện” (tr.59), hay: “Bên kia cửa là cuộc sống bình thường. Tôi sửa lại: bên kia cửa trông như cuộc sống bình thường” (tr.187), v.v…

Dường như để nhấn mạnh hành động kể, việc “Tôi” chuyển thành lời cái trải nghiệm của “Tôi” - một việc có tầm quan trọng sống còn, có giá trị bằng toàn bộ tương lai vô vọng trong hoàn cảnh của “Tôi” lúc đó, có giá trị đúng bằng sự sống còn bởi tách mình được khỏi cái thực tại kinh khủng thông qua hành động biến nó thành chuyện (vì tạm thời không có cách nào khác) và do đó, “ai tin được rằng chuyện kể chỉ là chuyện kể sẽ có cơ may cao hơn” (tr.59), có giá trị bằng sự tồn tại của những người thiết thân cho mình bởi hành động kể tạo lập người nghe và “Tôi kể, vì thế người tồn tại” (tr.356), người tạo thành thế giới cho tồn tại của “Tôi” - dường như để nhấn mạnh hành động kể quan trọng như thế nên người Tùy nữ hơn một lần đã ra sức làm rõ việc kể chuyện này.

“Đây là tái dựng…” (tr.183), chị ta cho thấy những câu chuyện trong câu chuyện; chị ta kể lại lời kể của người bạn gái thân Moira mà “không thể nhớ đúng từng từ, bởi không cách nào chép lại”, nhưng “tôi đã cố sao cho càng giống cô càng tốt. Cũng là một cách giữ cho cô sống” (tr.330).

Đó hoàn toàn không phải là điều nằm ở bình diện một mánh lới kể chuyện, hoàn toàn vượt qua cấp độ những thủ pháp của một người kể ý thức sâu sắc về hành động kể của mình. Tôi đã nói rồi: chị ta đưa chúng ta lên những chiếc phao (gì cũng được!) trên một dòng chảy của ý thức.

Có chuyện chị ta kể đến hai lần, liên tiếp; như chuyện chị ta ngủ với Nick lần đầu tiên; vừa kể dứt, chị ta bảo: “Tôi bịa ra đấy. Không phải thế đâu. Mà là thế này” (tr.350).

Hai lần kể cho cùng một câu chuyện - và ta thấy trong khoảng thời gian đó không phải là ta đứng yên hay dòng sông kia ngừng chảy, lại càng không quang cảnh kia lặp lại, cho dù vẫn chuyện đó thôi.

Vậy thì điều ta thấy ở câu chuyện được nhân đối ấy phải chăng là hai cái thực tại khác nhau, cho dù không khác đáng là bao, mà song song tồn tại? Hay phải chăng ở những khe hở giữa hai thực tại không trùng khít lên nhau đó ta lờ mờ thấy một thực tại thứ ba khác hẳn, không được rọi chiếu, không hiển ngôn?

Vâng, nếu có như vậy thì ta cũng không bao giờ biết được.

Mà câu chuyện bảo ta rằng nó kể về những thực tại mang tính ý hướng, những sự kiện chỉ trở nên thực tế bởi có một ý thức soi rọi vào bằng ý định và sự cố ý của mình, bởi có một ý thức đã kinh qua các sự kiện đó để biến chúng thành sự kiện, đã trải nghiệm chúng để liên kết chúng vào kinh nghiệm của chúng ta, biến chúng thành thực tế.

Và cái ý-thức-người-Tùy-nữ đó, trước khi kết thúc câu chuyện, càng tỏ ra day dứt hơn bởi tính trải nghiệm cá nhân mà hành động kể của chị bộc lộ:

“Tôi ước gì câu chuyện này khác đi. Tôi ước nó văn minh hơn. Tôi ước mình hiện ra trong đó tốt đẹp hơn, bớt do dự, bớt phân tâm vào những điều nhỏ nhặt. Tôi ước nó có đầu có đuôi hơn. (…) Thứ lỗi cho tôi vì chuyện này quá nhiều đau thương đến thế. Thứ lỗi cho tôi nó rời rạc từng mảnh vụn, như xác người kẹt giữa hỏa lực cánh sẻ hay ngũ mã phanh thây. Nhưng tôi nào có làm gì sửa được. Tôi cũng đã cố đưa vào ít thứ tốt lành rồi đấy. Hoa chẳng hạn, bởi chúng ta sẽ ra sao nếu không có hoa?” (tr.355-356)

Quả là có một số đoạn rất đẹp, sống động một cách độc đáo, về hoa, mà tôi tin bạn sẽ cảm thấy ở đấy chủ yếu là các chất liệu: nhựa cây, cánh hoa và lá vò nát trên ngón tay, màu đỏ tự nhiên một cách khó hiểu ở chỗ bông hoa rụng ra, v.v… chứ không phải những bức tiểu họa duyên dáng nào đó.

Và không phải là những biểu lộ trữ tình.

Trong câu chuyện của Người Tùy nữ này không có hy vọng, không có tương lai, cho nên những khi hoa hiện lên trong trải nghiệm cá nhân căng thẳng của chị ta thì nó hiện lên như những biểu tượng trong mơ của cả hai điều ấy, đồng thời cũng biểu trưng cho các ký ức về những gì gọi là hy vọng và tương lai.

Hoa đó chính là hoa “ước gì” và hoa “Thứ lỗi cho tôi…” trùng điệp trong đoạn văn trích ở trên.

Người Tùy nữ lăp lại “ước gì” và “xin thứ lỗi” ngay trước một đoạn tàn bạo đến cực điểm - trường đoạn chị ta kể về buổi hành quyết định kỳ được gọi là “Cứu chuộc đàn ông”. Bạn sẽ phải tưởng tượng cảnh một người còn sống bị một nghìn con mèo nhà xé xác.

Nhưng ở đây tôi muốn nói đến sự lặp lại những khẳng định về hành động kể, về việc kể chuyện - sự lặp lại rõ ràng cố ý của Người Tùy nữ.

Đúng là có sự tô đậm, rất phong cách, một nét nữ tính trong những ước gì và xin thứ lỗi đó.

Tuy nhiên không chỉ là như vậy.

Trở lại một chút phần lời kể ở trang 59, đã trích ở trên, chị ta đã phân định rõ ràng: “Tôi những muốn tin mình chỉ đang kể chuyện. Tôi cần tin thế. Tôi phải tin thế…”, song ngay sau đó thì: “Đây không phải tôi đang kể chuyện. Đây cũng là tôi đang kể chuyện, trong đầu mình; trong lúc vẫn đang sống tiếp.”

Như vậy, không thể rõ ràng hơn: trải nghiệm cá nhân phải là một trải nghiệm ở cấp độ thứ hai - cấp độ của ý thức nhận thức về chính nó, cũng như truyện kể luôn luôn là truyện kể về một câu chuyện (“Ngày xửa ngày xưa, có một ông vua…”).

Chính là ở cấp độ đó thì một tính ý hướng của ý thức trải nghiệm mới có được sự xác nhận, bằng sự tách rời tương đối với cái thực tại mà nó kinh qua và quan trọng hơn - như trong bối cảnh của Người Tùy nữ, đặc biệt trong những cảnh như cơn cuồng loạn đám đông một buổi “Cứu chuộc đàn ông” - bằng sự tách rời với một tính ý hướng bị mặc định, bị ám thị thôi miên và do đó mà hợp thức hóa những kinh nghiệm mà mình không muốn, xác nhận một ý thức nào đó bên ngoài ý chí mình.

“Tôi ước gì…”, “Xin thứ lỗi cho tôi…” - bởi thế - là cất lên tiếng nói của một câu chuyện khác bên kia câu chuyện đang kể đây, tiếng nói chống lại sự cám dỗ của việc thích nghi với một thực tại “có quá nhiều đau thương đến thế” này, sự thích nghi mà chính Người Tùy nữ đã có lúc rơi vào, khi chị ta có được Nick giống như “một vợ dân khai khẩn”, một người đàn bà thoát khỏi chiến tranh và kiếm được một người đàn ông; mà chị ta phải thốt lên: “Sửng sốt biết bao, khi thấy người ta tập quen được những gì, miễn là có tí bù đắp” (tr.362).

Câu chuyện của Người Tùy nữ do đó là câu chuyện của một người đàn bà chống lại sự cám dỗ.

Mà không phải người đàn bà đối diện những cám dỗ thông thường ai cũng nghĩ đến ngay.

Ở đây, Người Tùy nữ kể câu chuyện của mình chống lại một Sự Cám dỗ của Chuyên chế.

Nguyễn Chí Hoan

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Người Tùy Nữ PDF của tác giả Margaret Atwood nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Nghệ Thuật Hiểu Thấu Tâm Lý Người Khác
Nghệ Thuật Hiểu Thấu Tâm Lý Người Khác Nghệ Thuật Hiểu Thấu Tâm Lý Người Khác Cuộc sống bao gồm các  mối quan hệ con người với nhau, từ với người thân trong gia đình, bạn bè, anh em, đồng chí xung quanh ta mà hằng ngày ta cùng chung sống và giao tiếp. Bởi vậy, khi bạn nắm bắt được tâm lý con người thì ta mới có cách ứng xử tốt hơn và có hiệu quả tốt hơn trong cuộc sống và trong công việc. Vậy làm thế nào để hiểu tâm lý người khác, để được nhiều người yêu mến, kể cả việc giúp ta “chinh phục” những người bạn khác giới mà ta hằng yêu quý? Tất cả sẽ có trong Nghệ Thuật Hiểu Thấu Tâm Lý Người Khác. Tâm Lý Học Trong Nháy Mắt Đắc Nhân Tâm Đọc Vị Bất Kỳ Ai – Để Không Bị Lừa Dối Và Lợi Dụng Đừng ngạc nhiên nếu bạn tìm thấy bóng dáng của mình – những diễn biến tâm lý thường gặp ở tuổi yêu – tuổi trẻ trong cuốn sách này. Bạn sẽ hiểu được cách làm thế nào để hiểu mình, hiểu người mình yêu để làm chủ các tình huống tâm lý Nghệ Thuật Hiểu Thấu Tâm Lý Người Khác còn giúp bạn sử dụng những kiến thức về tâm lý con người nhằm gìn giữ tình yêu mà mình mất bao công tìm kiếm. Thư viện Sách Mới mời các bạn đón đọc. Đừng quên đăng ký email nhận sách hay hàng tuần và chia sẻ cuốn sách này đến thật nhiều người.
Tự Học - Một Nhu Cầu Thời Đại
Tự Học – Một Nhu Cầu Thời Đại Tự Học – Một Nhu Cầu Thời Đại – Nguyễn Hiến Lê Tự học để thành công, “tiền thân” của cuốn Tự Học – Một Nhu Cầu Thời Đại, là tác phẩm đầu tiên của nhà xuất bản Nguyễn Hiến Lê. Trong Hồi kí, cụ Nguyễn Hiến Lê cho biết trước khi rời Long Xuyên để lên Sài Gòn sống bằng cây bút, cụ đã “có gần đủ tài liệu để viết ba bốn cuốn nữa như Tự học để thành công, Nghề viết văn, Bí quyết thi đậu, Đông Kinh nghĩa thục…”. Và trong thời gian ở sau hãng Sáo Tân Định, cụ viết ngay cuốn Tự học để thành công để “đem chút ít kinh nghiệm của tôi giúp những bạn trẻ ít học mà muốn mở mang kiến thức, và những bạn mới ra trường muốn bổ túc sự học ở trường”. Trí Thông Minh Thực Dụng Bí quyết học đâu nhớ đó Người Thông Minh Học Tập Như Thế Nào Trong thời đại Công nghệ thông tin phát triển, việc tự học trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Giữa một đại dương kiến thức mới luôn cập nhật theo từng phút, sẽ không có một người thầy hay một giáo trình nào có thể giúp bạn nắm bắt được hết những tri thức này. Vì vậy bạn phải rẻn luyện cho mình một đức tính tốt đó là Tự Học. Thư viện Sách Mới trân trọng gửi đến bạn đọc cuốn sách Tự Học – Một Nhu Cầu Thời Đại. Đừng quên chia sẻ sách cho bạn bè và đăng ký email nhận sách mới hàng tuần.
Dẫn Dắt Sếp
Dẫn Dắt Sếp Dẫn Dắt Sếp – John Baldoni Bạn đã sẵn sàng tạo một bước nhảy vọt từ vị trí khiêm tốn hiện tại (chuyên gia kỹ thuật, nhà sản xuất) tới vị trí lãnh đạo có tầm ảnh hưởng lớn, gây được sự chú ý và được mọi người tán dương chưa? Dẫn Dắt Sếp sẽ chỉ cho bạn cách thực hiện điều đó. Cuốn sách vô giá này sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng cân bằng, sự bền bỉ, ý chí và niềm đam mê phong cách lãnh đạo mang tên “quản lý cấp trên”. Phong cách đó được hình thành từ những nhà quản lý cấp trung, vị trí đòi hỏi phải gây được ảnh hưởng tới sếp, đồng nghiệp và cả cấp dưới, những người có tác động tích cực đến sự cam kết cũng như những đóng góp của bạn. Ba Người Thầy Vĩ Đại Nhà Lãnh Đạo Không Chức Danh Nghệ Thuật Giao Tiếp Ứng Xử Quản lý cấp trên, tức là phải xây dựng được phẩm chất khiến người khác luôn khâm phục và được đánh giá là liêm chính, nghị lực, cảm thông, và đặc biệt là khả năng tư duy tổng hợp… Dẫn Dắt Sếp chứa đựng kiến thức lãnh đạo tinh tế và những chiến lược thiết yếu nhằm củng cố niềm tin cho mọi người để mang lại kết quả tốt đẹp cho bản thân, nhân viên và sếp của bạn.
Đọc Sách Như Một Nghệ Thuật
Đọc Sách Như Một Nghệ Thuật Đọc Sách Như Một Nghệ Thuật – Mortimer J. Adler Đọc Sách Như Một Nghệ Thuật ngay từ lần xuất bản đầu tiên năm 1940, đã được đánh giá là cuốn sách hướng dẫn đọc hiểu lý thú và hiệu quả nhất dành cho độc giả phổ thông. Cuốn sách đã nhanh chóng trở thành một tác phẩm kinh điển về cách đọc sách thông minh. Bạn có thể nghĩa rằng đọc sách là một việc rất dễ dàng, chỉ cần biết đọc là được. Nhưng sự thực không hề đơn giản như bạn nghĩ. Rất nhiều người đọc sách nhưng không phải ai cũng biết cách đọc sách đúng. Đọc sách nếu như không biết cách sẽ gây ra tình trạng buồn ngủ, khó tập trung vào các trang sách hoặc đọc trước quên sau. Bời vậy những lời khuyên được đưa ra trong cuốn sách này sẽ giúp bạn trở thành một người đọc sách thực thụ. 5 cuốn sách nên đọc đi đọc lại trong đời để ngẫm về cuộc sống Tuyển tập Nguyễn Nhật Ánh Tư Duy Nhanh Và Chậm Nếu là một người đọc sách chân chính, chắc chắn Đọc Sách Như Một Nghệ Thuật sẽ là một cuốn cẩm nang bạn nên đọc đầu tiên để bắt đầu hành trình khám phá tri thức nhân loại của bạn thân. Thư viện Sách Mới trân trọng gửi đến bạn đọc bộ sách Đọc Sách Như Một Nghệ Thuật. Đừng quên chia sẻ sách cho bạn bè và đăng ký email nhận thông báo sách hay hàng tuần.