Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Thần Tiên trích lục - (Phụ bản Cửu Thiên Thập Nhị Kinh)

Thần Tiên trích lục - (Phụ bản Cử Thiên Thập Nhị Kinh) 

Đã bao nhiêu lần chúng ta tự hỏi mình là ai và từ đâu xuất hiện? Sống hết một đời, rời bỏ thân mạng sẽ đi đâu về đâu? Mất đi rồi, ta có còn tự chủ thế này không...

Hay ta lạc lõng giữa mông lung vô niệm?

Những câu hỏi ngỡ quá xa vời cuộc sống thường nhật, bất ngờ lại là những vấn đề gần gũi nhất. Nếu không giải đáp được, có lẽ ta thực sự vẫn chưa hiểu về chính mình, e sẽ chỉ mãi là một mảnh bèo nước, chơi vơi giữa lượng sóng trần, chẳng tìm được bến đỗ.

Những câu hỏi kia nay được giãi bày nôm na, súc tích trong vài khổ thơ thất ngôn tuyệt diệu của “Cửu Thiên Thập Nhị Kinh”. Bộ kinh gồm 12 bài thơ mộc mạc dễ hiểu, được các Đấng Thiêng Liêng giáng cơ dành tặng, kể về chuyến hành trình mỗi kẻ tìm về nguồn cội của mình, nơi xuất sinh ra vạn linh vạn loại khắp trong Vũ Trụ.

Đọc “Cửu Thiên Thập Nhị Kinh” bản chất là tạo lập một lối thông đạo. Con đường này dẫn chư linh vùng thoát trần hoàn, vẹt ngút tầng mây, tiến nhập thẳng về quê xưa chốn cũ Cực Lạc Quốc, nơi cao xa trong Đất Trời.

Bởi lẽ theo luật xưa, vạn loại đều phải tự mình trải qua muôn kiếp tuần hoàn sinh-tử, phát triển linh hồn mới quay về được nơi mình xuất sinh này. Nhưng, hiện thế đã khác,

Pháp nay đổi dời, lối về đã mở, hầu dẫn người Hiền cận kề với Tạo Hoá. Thực là một dịp gọi mời chư linh khắp nơi quy hồi về với Nguyên Linh, bất kể nghiệp tiền khiên còn đang nặng nợ vậy. Đấng Tạo Đoan quả nhớ nhung con mình xiết đỗi, chỉ mong con cái Người quay về được sau muôn vàn năm lạc đường mờ mệt.

Bộ Kinh là một món quà quý. Tuy dễ dàng và ngọt ngon nhưng cũng cần điều kiện. Tuy không phải luân hồi thêm muôn kiếp, nhưng người truy cầu cũng phải biết sửasoạn lòng mình, tranh tay hành thiện, và trọng yếu là giữ giới chay tịnh.

Việc buông bỏ nghiệp sát chỉ thuần tuý có lợi cho chính mình, để không nhiễm thêm oán khí từ sát mạng trả vay.

Có như thế, các Đấng Thiêng Liêng mới đủ khả năng dìu dắt kẻ thiện tín vậy.

Thế thì, xin mau tay sửa mình khi còn đang tại thế. Nếu để lỡ dịp, vẫn chưa bắt đầu, e là đáng tiếc lắm thay!

Đường về đã hiện, kẻ hữu duyên phải tự mình bước tới.

Ngày nay, để chung tay dẫn bước Hiền nhân trở về Cực Lạc, cuốn Thần Tiên Trích Lục được biên soạn và minh hoạ từng nhân vật được nhắc đến trong bộ “Cửu Thiên Thập Nhị Kinh”, hầu làm sáng tỏ thêm ý vị của bộ kinh quý này vậy.

Mong kẻ hữu duyên nhìn rõ lối về, dạn chân bước tới trên con đường thoát tục tìm nhàn, trở về quê xưa Cực Lạc.

Soạn quyển sách này, nguyện cùng Chư Vị một tay, níu con người rời biển trần mà bước lên thuyền từ Bát Nhã, cũng là đỡ chân cho hạc cũ về tòng vậy.

“Chư linh có biết Tạo Hoá đang ngóng trông con cái Người trở về lắm chăng...”

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Thiếu Thất Lục Môn Yếu chỉ Thiền Đạt Ma - (NXB Tôn Giáo 2006) - Nguyễn Minh Tiến
Thiền học Trung Hoa khởi đầu từ Bồ-đề Đạt – ma, vị tổ sư đã khai mở pháp môn “truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”. Tuy nhiên, từ khi tổ Bồ-đề Đạt-ma đến Trung Hoa (vào khoảng năm 520) cho đến lúc Thiền tông Trung Hoa thực sự phát triển hưng thịnh, đã phải mất gần hai thế kỷ, truyền qua năm đời tổ sư, cho đến vị tổ thứ sáu là Huệ Năng (638 - 713) thì Thiền tông mới thực sự trở thành một trong những tông phái mạnh nhất của Phật giáo Trung Hoa. Với sự hằng hoá của Lục Tổ Huệ Năng ở đất Tào Khê, Thiền Tông đã lan rộng ra khắp nơi và không bao lâu đã phát triển thành 5 tông Lâm tế, Quy Ngưỡng, Tào Động, Vân Môn và Pháp Nhãn. Thiếu Thất Lục MônNXB Tôn Giáo 2006Nguyễn Minh Tiến414 TrangFile PDF-TRUE
Sách Bùa Chú - Trần Lang NXB Mai Lĩnh 1949
LỜI NÓI ĐẦUXưa nay chúng tôi vẫn để ý đến mọi môn khoa học huyền bí, nhất là môn pháp thủy.Chẳng cần phải nói, thì ai nấy cũng đều biết rằng pháp thủy (nhiều người gọi là phù thủy) vốn là do Đạo Lão mà có, nhưng gần đây, bị khoa học Tây phương tràn lấn, môn này hầu như bị đàn áp mất vậy.Một phần lớn, môn này chẳng có thể thịnh hành được, là vì do cái thành kiến cổ hủ của người phương Đông bất cứ cái gì cũng đều muốn giữ kín bí truyền, để làm phép quý riêng cho nhà mình. Cũng bởi vậy, mà khoa học này hầu hết là do khẩu truyền (thầy truyền miệng cho trò, bố truyền miệng cho con) chứ rất ít có sách, ngoài mấy cuốn sách sơ lược còn truyền lại như bộ Vạn pháp quy tông, Thần thư yếu lý của ta và mấy bộ Phù pháp cao môn, Pháp đàn dẫn giải của Tàu. Cứ toàn dạy một lối khẩu truyền như vậy, sách vở thì vừa hiếm vừa nói lờ mờ không rõ, nên khoa học pháp thủy dần dần bị những bỏ, ấy là may mà chưa bị tiêu diệt. Hiện thời, những người theo nghề pháp thủy, trừ ít người có lương tâm không kể, phần lớn thì không được chính truyền, thường dùng những thuật lừa dối giả trá, cũng có kẻ nghề cao, nhưng lại tham tiền mà làm nhiều việc bất lương, vô đạo, khoa học pháp thủy bởi vậy mà bị suy kém, những người theo nghề pháp thủy cũng bởi vậy mà bị khinh rẻ, hoặc bị coi như là kẻ gớm ghê, phản trắc, và nguy hiểm cần phải tránh xa và đề phòng.Cũng bởi vậy, mà ngày nay, những người để ý đến mọi môn khoa học huyền bí của Á Đông, rất khó mà có chỗ khảo cứu, kiếm tầm, vì hỏi han những tay nhà nghề thì chỉ gặp những bọn lường gạt, hay những người ngậm miệng bí truyền, mà tìm sách vở thì đâu có thấy.Trong những cuộc phỏng vấn, hoặc điều tra, chúng tôi được dịp gần gũi nhiều thầy pháp thủy cao tay, nổi tiếng, chúng tôi lại may mắn được lòng tin cậy của họ, nên ngày nay, mới có thể viết được cuốn sách nhỏ này.Và cuốn sách này xuất bản cũng không ngoài ba mục đích: a) Giúp người tò mò một vài phương pháp thực hành, hoặc có thể dùng làm việc lợi ích, hoặc dùng làm trò chơi giải trí.b) Giúp người xưa nay vẫn tin cậy khoa học pháp thủy biết qua loa về bùa chú và những ngụy thuật, để khỏi bị những kẻ bất lương lợi dụng, lừa dối hoặc manh tâm phản ác.c) Giúp những người xưa nay vẫn để ý đến khoa học huyền bí một ít tài liệu để xét nghiệm và khảo cứu.Bởi vậy cho nên chúng tôi chia cuốn Bùa chú này ra làm ba phần:1) Phần thứ nhất: “Phù pháp môn” gồm có tất cả những phép có thể thực hành được hoặc dùng vào những việc lợi ích hoặc dùng vào những trò giải trí.2) Phần thứ hai: “Lục Giáp viên quang đàn pháp”, gồm có những phép rất huyền bí kỳ lạ, muốn thực hành, cần phải lập đàn trá, hoặc đã biết ít nhiều về môn pháp thủy, phần này có thể gọi là những tài liệu độc nhất cho những nhà khảo cứu.3) Phần thứ ba: “Giang hồ ngụy pháp” gồm có những phép giả trá, đeo lốt phù pháp mà những bọn giang hồ tà đạo vẫn thường dùng để lường gạt những người thực thà.Ngoài việc góp nhặt tài liệu bên những tay pháp thủy, chúng tôi còn lọc chọn và trích dịch ít nhiều thuật trong mấy bộ Secrets d’Egypte, Magienoire, của Tây, và cuốn Phủ pháp môn, một cuốn trong Bí bản trung ngoại hỷ pháp của Khang Tái Phong đời Quang Tự bên Tàu.Xưa kia, trong thời Tam Quốc, nhà danh y Hoa Đà bị bắt giam trong ngục, biết mình không thoát tội chết, giao lại cho người canh ngục hiền hậu mấy bộ sách thuốc của mình, để tạ cái ơn săn sóc trông nom, người canh ngục đó giấu giếm mà mang bộ sách về nhà, nhưng chẳng may gặp phải người vợ ngu si và quá rút rát, lừa lúc chồng đi vắng, đốt sách đi, tới lúc chồng về, chỉ kịp giật lại có mấy trang chưa cháy đến, mấy trang dạy những thuật như phép cầm máu, phép thiến gà, thiến chó, vân vân... nghĩa là những thuật nhỏ mọn mà thôi.Cũng vậy, cuốn sách này, nếu so với những phép lạ lùng và ghê gớm trong khoa học pháp thủy thì chỉ dẫn giảng đến những phép nhỏ mà thôi, đó một phần cũng là bởi nhiều sự cản trở giữ gìn hết sức của những người trong nghề, và tất nhiên cũng là vì cái bất tài của kẻ chép sách này. Song chúng tôi cũng mạnh bạo đem ra cống hiến, chẳng qua là mong mỏi nhiều bậc cao minh, sau đây chẳng ngại ngùng gì mà đem phổ thông nhiều sách có giá trị khác vậy.Trần Lang(trong bộ biên tập báo Khoa học Huyền bí)
Kinh Viên Giác (Thích Duy Lực)
Nguyên văn chữ Hán của Kinh Viên Giác chỉ có hơn mười ba ngàn chữ mà bao gồm tất cả Giáo-pháp đốn, tiệm của thượng căn và hạ căn. Phật dùng đủ thứ phương tiện giảng rõ các pháp tu chứng và thiền bệnh, độc giả theo đó tu hành thì chẳng đoạ tà-kiến. Vì dịch giả là người nước Kế Tân, đối với văn phạm tiếng Hán chưa thông thạo lắm, nên lời văn chưa được lưu loát, thành có nhiều chỗ tối nghĩa nên chúng tôi phải nhờ trực giải của Ngài Hám Sơn (người đã kiến Tánh) thêm vào để sáng tỏ nghĩa Kinh, gặp chỗ khó hiểu lại tùy văn ghi chú hoặc lược giải để giúp cho người đọc dễ hiểu, nhưng vẫn cố giữ nguyên văn của người dịch tiếng Phạn, chẳng bỏ sót một câu nào cả. Nói tóm lại, chúng tôi dịch Kinh này là muốn giúp cho người đọc hiểu thấu nghĩa Kinh, để theo đó tu hành cho đến kiến Tánh, nên chẳng chú trọng sự trau chuốt lời văn, có thể còn nhiều khuyết điểm, xin độc giả hoan hỷ chỉ giáo cho. Thích Duy Lực.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Viên Giác PDF của tác giả Thích Duy Lực nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kinh Viên Giác (Thích Duy Lực)
Nguyên văn chữ Hán của Kinh Viên Giác chỉ có hơn mười ba ngàn chữ mà bao gồm tất cả Giáo-pháp đốn, tiệm của thượng căn và hạ căn. Phật dùng đủ thứ phương tiện giảng rõ các pháp tu chứng và thiền bệnh, độc giả theo đó tu hành thì chẳng đoạ tà-kiến. Vì dịch giả là người nước Kế Tân, đối với văn phạm tiếng Hán chưa thông thạo lắm, nên lời văn chưa được lưu loát, thành có nhiều chỗ tối nghĩa nên chúng tôi phải nhờ trực giải của Ngài Hám Sơn (người đã kiến Tánh) thêm vào để sáng tỏ nghĩa Kinh, gặp chỗ khó hiểu lại tùy văn ghi chú hoặc lược giải để giúp cho người đọc dễ hiểu, nhưng vẫn cố giữ nguyên văn của người dịch tiếng Phạn, chẳng bỏ sót một câu nào cả. Nói tóm lại, chúng tôi dịch Kinh này là muốn giúp cho người đọc hiểu thấu nghĩa Kinh, để theo đó tu hành cho đến kiến Tánh, nên chẳng chú trọng sự trau chuốt lời văn, có thể còn nhiều khuyết điểm, xin độc giả hoan hỷ chỉ giáo cho. Thích Duy Lực.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Viên Giác PDF của tác giả Thích Duy Lực nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.