Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Bộ Tổng Tham Mưu Xô Viết Trong Chiến Tranh (Sergei Matveevich Shtemenko)

Đã 6 năm trôi qua kể từ khi cuốn sách này được xuất bản lần đầu tiên. Tác giả đã nhận được nhiều thư của bạn đọc đánh giá cuốn sách, trao đổi những cảm tưởng của mình về các sự kiện được trình bày trên các trang sách, làm rõ thêm một số sự việc và thiết tha đề nghị nên tiếp tục kể về hoạt động của Bộ tổng tham mưu trong những năm chiến tranh đã qua. Để đáp ứng những nguyện vọng đó, tôi đã viết hồi ký quyển hai, được Nhà xuất bản quân đội xuất bản năm 1973. Và bây giờ tôi cho ra lần xuất bản thứ hai của quyển một “Bộ tổng tham mưu xô-viết trong chiến tranh”, có bổ sung và sửa chữa căn cứ vào những ý kiến nhận xét và đề nghị của bạn đọc.

Cần nhận thấy rằng trong những năm gần đây, số người viết hồi ký tăng lên đáng kể. Hồi ký của các vị thống soái lừng danh của chúng ta - Gh. C. Giu-cốp, A. M. Va-xi-lép-xki, C. C. Rô-cô-xốp-xki, I. X. Cô-nép, K. A. Mê-rét-xcốp cũng như A. A. Grê-xcô, C. X. Mô-xca-len-cô và các tướng lĩnh khác - đã được công bố, trong đó có dành một vị trí xứng đáng cho hoạt động của Đại bản doanh, của tư lệnh các phương diện quân và tập đoàn quân. Thế nhưng các tác phẩm hấp dẫn ấy cũng không viết hết được đề tài về ban lãnh đạo quân sự tối cao của Liên Xô và không lặp lại những gì đã được viết ra trước đây.

Đại bản doanh Bộ tổng tư lệnh tối cao và cơ quan công tác của nó - Bộ tổng tham mưu - đã hoàn thành nhiệm vụ đầy trọng trách của mình trong thời kỳ chiến tranh gay go đó. Họ đã nắm chắc việc vạch kế hoạch và chỉ đạo các chiến dịch, đã tổ chức những lực lượng dự bị, đã chăm chú theo dõi sự phát triển của các sự kiện trong không gian rộng lớn của toàn cuộc chiến tranh: Không một chuyển biến nào của một mặt trận hoặc của một binh đoàn đã diễn ra mà họ lại không biết. Không một phút nào những mối quan hệ sinh động giữa họ với bộ đội lại bị đứt quãng.

Các đại diện của Đại bản doanh và Bộ tổng tham mưu thường xuyên có mặt tại những khu vực quyết định ở các binh đoàn đang tác chiến, kiểm tra việc chấp hành những chỉ thị, mệnh lệnh của Tổng tư lệnh tối cao và đóng góp ý kiến của mình trong quá trình chiến đấu Những thắng lợi của cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại chứng minh rõ ràng rằng Đại bản doanh và Bộ tổng tham mưu đã hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ của mình. Trong cuộc đọ trí, đọ tài và nghệ thuật chỉ huy bộ đội, các tướng lĩnh Liên Xô đã hơn hẳn bộ máy lãnh đạo quân sự tối cao của cái Đế chế thứ ba khét tiếng.

Chúng ta đã giành được thắng lợi đó bằng cách nào? Trong những năm chiến tranh, tập thể Bộ tổng tham mưu, trước hết là những tướng lĩnh và sĩ quan trợ lý, đã sang và làm việc ra sao? Đó là những vấn đề tôi muốn kể lại trong cuốn sách này. Sách chủ yếu viết về tập thể, vì chỉ có trí tuệ và kinh nghiệm của tập thể mới có thể thực sự hoàn toàn bao quát được các sự kiện trong chiến tranh và tìm ra nhưng con đường giải quyết đúng đắn những nhiệm vụ khó khăn nhất được đặt ra cho các Lực lượng vũ trang. Nhưng vì một tập thể nào cũng được hợp thành từ những con người cá biệt - những người lãnh đạo và những người chấp hành, tôi thấy mình không có quyền bỏ qua công việc của những người mà hồi đó mình đã tiếp xúc gần gũi. Tìm mua: Bộ Tổng Tham Mưu Xô Viết Trong Chiến Tranh TiKi Lazada Shopee

Một lần nữa, tôi cần nói rõ trước rằng: không nên hiểu nhan đề cuốn sách theo nguyên từng chữ của nó. Sách không miêu tả (và lại càng không nghiên cứu) toàn diện và chi tiết hoạt động quả là bao trùm mọi mặt của Bộ tổng tham mưu. Tác giả không đặt cho mình một nhiệm vụ rộng lớn như thế... Sách cũng không miêu tả một cách nhất quán theo thứ tự thời gian toàn bộ quá trình đấu tranh vũ trang của nhân dân Liên Xô chống nước Đức Hít-le và bọn chư hầu của nó, mặc dầu cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại là cơ sở cho những hồi ức của tôi.

Các bạn đọc! Bạn còn trẻ hay bạn đã từng trải nhiều bão tố trong cuộc đời, cũng như trước đây, tôi hy vọng cuốn sách sẽ được các bạn quan tâm và rất biết ơn mọi ý kiến nhận xét và phê bình của các bạn đối với lần xuất bản thứ hai của cuốn sách này. Năm 1975

***

Đảng và nhân dân ngợi khen những người con xứng đáng. - Bàn về những phần thưởng hàng đầu và những chiến sĩ có công đầu. - Nhật lệnh chào mừng đầu tiên. - Loạt súng chào ở Mát-xcơ-va, lịch sử và sự kế tục truyền thống. - Duyệt binh Chiến thắng. - Tiệc ở Cung lớn điện Crem-li. - Vài lời về những vị chỉ huy quân sự.

Việc gì cũng có lúc phải kết thúc và tôi đã đi tới phần cuối tập hồi ký của mình viết về bốn năm chiến tranh. Tôi mong muốn được kết thúc tập hối ký này bằng những dòng chữ nói về những con người đã lấy ngực mình ra bảo vệ Tổ quốc Xô-viết

Vì lẽ ấy mà đã có chương này, hơi khác với các chương khác đôi chút. Trong chương này, hồi ức của tác giả quyện chặt với những tư liệu giới thiệu rõ nét việc Đảng và Chính phủ đã ghi công một cách xứng đáng chiến công của các anh hùng và những người chiến thắng. Tôi lại phải tham khảo những tư liệu có nói tới Bộ tổng tham mưu và trong chừng mực nào đó, đã phản ánh một phần những công việc hàng ngày của Bộ tổng tham mưu.

Chúng tôi, trong Bộ tổng tham mưu, khi xây dựng kế hoạch các chiến dịch, theo dõi diễn biến và phân tích kết cục các chiến dịch ấy, đã tiếp xúc với đông đảo quần chúng bộ đội với khả năng chiến đấu của các tập đoàn chiến dịch lớn mà ta cần phải sử dụng tốt nhất đế chiến thắng quân thù theo đúng tất cả những nguyên tắc và quy luật của chiến tranh. Dường như ở đây khó mà có thể lo nghĩ được tới từng người một. Mới nhìn, thì Bộ tổng tham mưu là một cơ quan cách xa người chiến sĩ và người chỉ huy đơn vị.

Không có gì phải tranh luận nữa, đúng là giữa các đơn vị bộ đội với Bộ tổng tham mưu có những điểm khác nhau về tình hình và đặc điểm hoạt động. Và, tất nhiên lại còn khác xa nữa. Nhưng, trong thực tế thì giữa bộ đội với Bộ tổng tham mưu lại không có gì ngăn cách.

Ở đây ta không đề cập tới vấn đề sâu xa của triết học về vai trò con người trong chiến tranh, nhưng tôi cần phải nói là chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy thấm thía rằng mọi dự định và kế hoạch của chúng tôi, rốt cuộc phải phụ thuộc vào người chiến sĩ xô-viết, phụ thuộc vào khát vọng chiến thắng kẻ thù của họ. Qua những dòng chữ ít ỏi trong các thông báo tác chiến và báo cáo chiến đấu ngắn gọn, cuộc sống đã nhắc nhở chúng tôi hàng ngày nhớ đến những điều ấy Những khái niệm như “gan dạ”, “dũng cảm”, “anh hùng” mà Bộ tổng tham mưu hằng cảm thụ được, như sờ thấy, như trông thấy, cả bằng mắt lẫn bằng tay.

Ngày 24 tháng Sáu 1941, Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sán (b) toàn Liên bang đã quyết nghị thành lập Phòng Thông tin Liên Xô, một cơ quan thông tấn riêng về tình hình các mặt trận và tinh thần dũng cảm của bộ đội ta. Nhiều nơi gửi tài liệu đến đây và một trong nhưng nơi đó là Cục tác chiến Bộ tổng tham mưu. Đảng giao cho chúng tôi trách nhiệm chuẩn bị tài liệu cho Phòng Thông tin Liên Xô củng cố mối liên hệ giữa chúng tôi với bộ đội thêm chặt chẽ, buộc chúng tôi phải chú ý đến con người đang xông lên chiến đấu vì Đảng và sẵn sàng xả thân vì tự do, độc lập của đất nước thân yêu của mình và của nhân dân mình.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bộ Tổng Tham Mưu Xô Viết Trong Chiến Tranh PDF của tác giả Sergei Matveevich Shtemenko nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Hoàng Đế Quang Trung (Nguyễn Thu Hiền)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hoàng Đế Quang Trung PDF của tác giả Nguyễn Thu Hiền nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hồ Quý Ly - Nhân Vật Lỗi Lạc Nhất Thời Đại (Quốc Ấn)
Suốt lịch sử Việt Nam, một nhân vật lỗi lạc nhứt trong thời đại của người từ Đông sang Tây lại bị hậu thế đối xử thật bất công, đó là HỒ QUÍ LY. Nói đến HỒ QUÍ LY, đại đa số người Việt Nam đã đọc qua lịch sử nước nhà, đều nghĩ ngay đến một kẻ soán nghịch, một gian thần cướp ngôi nhà Trần. Nền luân lý Khổng Mạnh, vị thần giữ nhà của chế độ quân chủ, đã đầu độc dân ta hằng bao nhiêu thế kỷ, dạy người dân thần thánh hóa vua chúa, trung quân một cách mù quáng, và từ đó nảy sanh thành kiến trọng chính thống, thẳng tay kết án tất cả những ai nắm quyền bằng một đường lối khác hơn là truyền tử lưu tôn trong một triều đại đã có sẳn, dầu những ông vua cuối triều - con cháu của một đấng anh hùng dân tộc hoặc của một kẻ đoạt ngôi cũng thế - đã bị hủ hóa, trở thành những cá nhân vô giá trị, gian dâm vô đạo, ngu xuẩn hay tàn bạo, hại dân hại nước. Một LÊ CHIÊU THỐNG dắt voi về dầy mồ, suýt dâng tổ quốc cho quân Thanh xâm lăng chà đạp nếu không có một chiến lược gia thần tốc, một NẢ PHÁ LUÂN Việt Nam - một NẢ PHÁ LUÂN bất bại - đứng lên đánh đuổi bọn ngoại xâm tham tàn trong vài trận đánh chớp nhoáng sáng chói vào bực nhứt lịch sử, thì một ông vua tâm địa nhỏ nhen hèn hạ, ông vua đầy tội lỗi với dân tộc như vậy, vẫn được đẳng cấp sĩ phu đương thời, trong đó có những nhà đại trí thức, triệt để trung thành, sẳn lòng chết cho cá nhân tồi tệ ấy. Cả một đám di thần, thà chịu mai một tài danh, tức là hủy bỏ, phá hoại một phần quan trọng của nguồn tài nguyên quốc gia là nhân lực - hơn là mang tài sức phụng sự đất nước dưới một triệu đại khác xứng đáng hơn. Một đại thi hào như NGUYỄN DU, vẫn mang cái mặc cảm di thần nhà Lê nghĩa là trung với ông vua phản quốc kia - cho đến chết. Chính cái tinh thần hẹp hòi trọng chính thống của đẳng cấp nho sĩ thời Trần Mạt - cũng là giai cấp thống trị trong xã hội Việt Nam thời ấy - trong một thời đại mà trình độ trưởng thành chính trị của quần chúng quá thấp kém, và quần chúng lại chịu ảnh hưởng nặng nề của giai cấp thống trị ấy, đã nối giáo cho giặc Minh, tiêu diệt cha con họ Hồ, làm sụp đổ cả một chương trình cải cách quốc gia tiến bộ nhứt thời đại, xuất phát từ một bộ óc thông minh nhứt thế kỷ từ Đông sang Tây và cũng vì đó mà nước Việt Nam mất một dịp canh tân, có thể biến cái quốc gia nhỏ bé nầy thành một cường quốc lãnh đạo cả Á Châu, nếu trình độ giác ngộ quyền lợi của quần chúng Việt Nam thời ấy chấp nhận được « hiện tượng HỒ QUÍ LY. » Nhưng nếu đẳng cấp nho sĩ xem HỒ QUÍ LY là một kẻ thoán đoạt không hơn không kém, chẳng cần kể đến chân tài và tính cách tiến bộ vượt bực của chương trình họ Hồ, là vì quyền lợi của họ bị đụng chạm, địa vị của họ bị lung lay; nếu nhân dân thời bấy giờ không tán thành nhà Hồ là vì họ chịu ảnh hưởng trực tiếp của đẳng cấp nho sĩ - cũng là giai cấp lãnh đạo - mà họ xem như khuôn vàng thước ngọc; nếu các sử thần và sử gia thời sau vẫn xem Hồ Quí Ly là kẻ giựt ngôi là vì truyền thống tinh thần đẳng cấp hoặc vì họ đang phục vụ chế độ quân chủ; nhưng chúng ta ngày nay, những người dân chủ, không có bổn phận triệt để trung thành với một cá nhân nào cả, chúng ta phải có thái độ nào đối với tiền nhân? Tìm mua: Hồ Quý Ly - Nhân Vật Lỗi Lạc Nhất Thời Đại TiKi Lazada Shopee Quan niệm về luân lí, về công và tội của chúng ta khác biệt hẳn với các thời đại trước. Hồ Quí Ly có đoạt ngôi nhà Trần hay không? Điều đó đối với chúng ta không quan trọng. Điều quan trọng là động cơ nào đã thúc đẩy Hồ Quí Ly lật đổ nhà Trần? Tìm hiểu được động cơ này, xét qua chân giá trị của họ Hồ và toàn bộ sự nghiệp của con người lịch sử ấy, ta mới có thể quả quyết Hồ Quý Ly có công hay có tội với đất nước và nhân dân Việt Nam. Người xưa, vì những quan niệm luân lý hẹp hòi, vì những thành kiến khắc khe của xã hội, vì những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, đã chịu quá nhiều bất công và thiệt thòi rồi. Các bậc anh hùng, nghĩa sĩ hành động oanh oanh liệt liệt, nhưng tài bất thắng thời, hy sinh cả thân thể, sự nghiệp, tánh mạng của mình và có khi của cả gia tộc; những bậc chân tài cặm cụi cả đời họ phụng sự cho một lý tưởng, chịu nghèo khó, khổ cực nhục nhã; tất cả những người đó đều muốn ghi tên trong lịch sử để lại danh thơm cho đời sau. Bổn phận của hậu thế là phải công bình đối với họ.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồ Quý Ly - Nhân Vật Lỗi Lạc Nhất Thời Đại PDF của tác giả Quốc Ấn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hồ Quý Ly - Nhân Vật Lỗi Lạc Nhất Thời Đại (Quốc Ấn)
Suốt lịch sử Việt Nam, một nhân vật lỗi lạc nhứt trong thời đại của người từ Đông sang Tây lại bị hậu thế đối xử thật bất công, đó là HỒ QUÍ LY. Nói đến HỒ QUÍ LY, đại đa số người Việt Nam đã đọc qua lịch sử nước nhà, đều nghĩ ngay đến một kẻ soán nghịch, một gian thần cướp ngôi nhà Trần. Nền luân lý Khổng Mạnh, vị thần giữ nhà của chế độ quân chủ, đã đầu độc dân ta hằng bao nhiêu thế kỷ, dạy người dân thần thánh hóa vua chúa, trung quân một cách mù quáng, và từ đó nảy sanh thành kiến trọng chính thống, thẳng tay kết án tất cả những ai nắm quyền bằng một đường lối khác hơn là truyền tử lưu tôn trong một triều đại đã có sẳn, dầu những ông vua cuối triều - con cháu của một đấng anh hùng dân tộc hoặc của một kẻ đoạt ngôi cũng thế - đã bị hủ hóa, trở thành những cá nhân vô giá trị, gian dâm vô đạo, ngu xuẩn hay tàn bạo, hại dân hại nước. Một LÊ CHIÊU THỐNG dắt voi về dầy mồ, suýt dâng tổ quốc cho quân Thanh xâm lăng chà đạp nếu không có một chiến lược gia thần tốc, một NẢ PHÁ LUÂN Việt Nam - một NẢ PHÁ LUÂN bất bại - đứng lên đánh đuổi bọn ngoại xâm tham tàn trong vài trận đánh chớp nhoáng sáng chói vào bực nhứt lịch sử, thì một ông vua tâm địa nhỏ nhen hèn hạ, ông vua đầy tội lỗi với dân tộc như vậy, vẫn được đẳng cấp sĩ phu đương thời, trong đó có những nhà đại trí thức, triệt để trung thành, sẳn lòng chết cho cá nhân tồi tệ ấy. Cả một đám di thần, thà chịu mai một tài danh, tức là hủy bỏ, phá hoại một phần quan trọng của nguồn tài nguyên quốc gia là nhân lực - hơn là mang tài sức phụng sự đất nước dưới một triệu đại khác xứng đáng hơn. Một đại thi hào như NGUYỄN DU, vẫn mang cái mặc cảm di thần nhà Lê nghĩa là trung với ông vua phản quốc kia - cho đến chết. Chính cái tinh thần hẹp hòi trọng chính thống của đẳng cấp nho sĩ thời Trần Mạt - cũng là giai cấp thống trị trong xã hội Việt Nam thời ấy - trong một thời đại mà trình độ trưởng thành chính trị của quần chúng quá thấp kém, và quần chúng lại chịu ảnh hưởng nặng nề của giai cấp thống trị ấy, đã nối giáo cho giặc Minh, tiêu diệt cha con họ Hồ, làm sụp đổ cả một chương trình cải cách quốc gia tiến bộ nhứt thời đại, xuất phát từ một bộ óc thông minh nhứt thế kỷ từ Đông sang Tây và cũng vì đó mà nước Việt Nam mất một dịp canh tân, có thể biến cái quốc gia nhỏ bé nầy thành một cường quốc lãnh đạo cả Á Châu, nếu trình độ giác ngộ quyền lợi của quần chúng Việt Nam thời ấy chấp nhận được « hiện tượng HỒ QUÍ LY. » Nhưng nếu đẳng cấp nho sĩ xem HỒ QUÍ LY là một kẻ thoán đoạt không hơn không kém, chẳng cần kể đến chân tài và tính cách tiến bộ vượt bực của chương trình họ Hồ, là vì quyền lợi của họ bị đụng chạm, địa vị của họ bị lung lay; nếu nhân dân thời bấy giờ không tán thành nhà Hồ là vì họ chịu ảnh hưởng trực tiếp của đẳng cấp nho sĩ - cũng là giai cấp lãnh đạo - mà họ xem như khuôn vàng thước ngọc; nếu các sử thần và sử gia thời sau vẫn xem Hồ Quí Ly là kẻ giựt ngôi là vì truyền thống tinh thần đẳng cấp hoặc vì họ đang phục vụ chế độ quân chủ; nhưng chúng ta ngày nay, những người dân chủ, không có bổn phận triệt để trung thành với một cá nhân nào cả, chúng ta phải có thái độ nào đối với tiền nhân? Tìm mua: Hồ Quý Ly - Nhân Vật Lỗi Lạc Nhất Thời Đại TiKi Lazada Shopee Quan niệm về luân lí, về công và tội của chúng ta khác biệt hẳn với các thời đại trước. Hồ Quí Ly có đoạt ngôi nhà Trần hay không? Điều đó đối với chúng ta không quan trọng. Điều quan trọng là động cơ nào đã thúc đẩy Hồ Quí Ly lật đổ nhà Trần? Tìm hiểu được động cơ này, xét qua chân giá trị của họ Hồ và toàn bộ sự nghiệp của con người lịch sử ấy, ta mới có thể quả quyết Hồ Quý Ly có công hay có tội với đất nước và nhân dân Việt Nam. Người xưa, vì những quan niệm luân lý hẹp hòi, vì những thành kiến khắc khe của xã hội, vì những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, đã chịu quá nhiều bất công và thiệt thòi rồi. Các bậc anh hùng, nghĩa sĩ hành động oanh oanh liệt liệt, nhưng tài bất thắng thời, hy sinh cả thân thể, sự nghiệp, tánh mạng của mình và có khi của cả gia tộc; những bậc chân tài cặm cụi cả đời họ phụng sự cho một lý tưởng, chịu nghèo khó, khổ cực nhục nhã; tất cả những người đó đều muốn ghi tên trong lịch sử để lại danh thơm cho đời sau. Bổn phận của hậu thế là phải công bình đối với họ.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồ Quý Ly - Nhân Vật Lỗi Lạc Nhất Thời Đại PDF của tác giả Quốc Ấn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hồ Chí Minh - Chân Dung Một Cuộc Đời (William J. Duiker)
Giáo sư William J. Duiker, cựu cán bộ tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn từ những năm 1960s, sau gần 30 năm sưu tầm tài liệu, ông lần theo dấu vết người thanh niên Nguyễn Tất Thành từ thời thơ ấu, quá trình học tập thuở thiếu thời đến khi rời cảng Nhà Rồng làm phụ bếp, sang Pháp tìm con đường giải phóng dân tộc, trở thành điệp vụ Đệ Tam Quốc Tế với cái tên Nguyễn Ái Quốc, lang thang đây đó qua châu Phi, Anh, Nga, Mỹ, Thái Lan…về Trung Quốc hoạt động với nhiệm vụ của đặc vụ Đệ Tam Quốc tế. Trở về Việt Nam lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Sau 9 năm kháng chiến, trận thắng Điện Biên Phủ đã đưa đến Hội Nghị Generva 1954, chấm dứt chiến tranh, tạm thời chia cắt hai miền ở vĩ tuyến 17 bên bờ sông Bến Hải, chờ cuộc tổng tuyển cử và những năm cuối đời trong căn nhà sàn cạnh Phủ Chủ tịch sống và làm việc như thế nào phác họa lại chân dung Hồ Chí Minh một cách trung thực và rõ nét nhất so với những cuốn tiểu sử Hồ Chí Minh đã xuất bản trong và ngoài nước.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồ Chí Minh - Chân Dung Một Cuộc Đời PDF của tác giả William J. Duiker nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.