Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Lịch Sử Văn Chương Việt Nam - Tập 1 (Hồ Hữu Tường)

Đây là một tập sách nhỏ mở mào bộ Lịch Sử Văn Chương Việt Nam để cho học sinh bực trung học dùng. Trong cả bộ nầy, chúng tôi chọn những điều trọng yếu mà trình bày một cách gọn gãy, với những lời dễ dàng, cho vừa với sức hiểu của học trò độ mười lăm đến mười tám tuổi. Nhưng bao giờ, cái mục đích chánh của nền trung học - ấy là rèn luyện óc phê phán và suy luận hơn là tích súc quá nhiều thành « nhồi sọ » - mục đích ấy vẫn được theo dõi. Vì vậy mà chúng tôi luôn luôn cố gắng làm cho bật nổi cái lý của mỗi việc và những tương quan của các việc. Các học sinh, khi đã làm quen với phương pháp ấy, sẽ hiểu văn chương Việt Nam hơn. Rồi thấy chỗ nào kém, sót thì lo bồi bổ, thấy nơi nào là nơi phong phú thì lo làm cho thạnh mậu nữa, các bạn trẻ sẽ mỗi người một ít nhiều mà gom góp vật liệu cho những tay thợ xây thêm mãi tòa cung điện là văn chương Việt Nam được càng ngày càng nguy nga, tráng lệ.

Tuy bản ý của người viết là dành sách nầy cho học sinh trung học, nhưng nội dung của nó lại không dựa theo một « chương trình trung học » nào cả. Điều ấy, xin mách trước với độc giả, để tránh những chờ đợi vô ích. Độc giả sẽ không thấy chúng tôi bàn đến những tác giả viết ròng bằng chữ Hán, hoặc luận về những tác phẩm bằng chữ Hán của những tác giả được nhắc kể vào trong sách nầy. Đã chọn một quan điểm hẹp hòi như nậy, tức là chúng tôi bác hẳn cái quan điểm của các « chương trình », và cũng là quan điểm của những bộ « văn học sử » đang lưu hành. Bởi vì ghép cái tác phẩm bằng chữ Hán, dầu do người Việt viết ra, vào « văn chương Việt Nam », là một việc vô lý.

Lấy cái lẽ rằng « Việt Nam văn học sử » là lịch sử văn học của người Việt Nam, và vì vậy mà cần phải khảo cứu tất cả những tác phẩm của người Việt, dầu là trước tác bằng tiếng Việt, dầu là viết bằng chữ Hán, thì luận điệu ấy không vững chút nào. Trong những đời Đinh, Lê, Lý, Trần, ở xứ ta, ảnh hưởng của Phật giáo thật là mạnh mẽ hơn ảnh hưởng của Nho giáo. Những giáo tài thuộc về trước đời nhà Hồ đã bị tiêu hủy, nên không có gì làm bằng cớ; nhưng có ai lại dám quả quyết rằng lúc ấy, ở xứ ta không có nhà tăng nào mà Phật học uyên thâm, phạn ngữ uẩn súc và đã trước tác ít nhiều bằng tiếng phạn? Và nếu có như thế, thì những người làm « văn học sử » sao lại không sưu tầm những tác phẩm bằng tiếng phạn của những người Việt mà ghép thêm vào? Lại lịch sử đã nhắc rằng, khi nhà Trần lên ngôi, họ nhà Lý nhiều người không phục, trốn sang nước Triều Tiên và về sau, trong dòng dõi họ, có lắm người lập nên công nghiệp hiển hách ở xứ ấy. Thì sao chẳng sưu tầm những tác phẩm bằng tiếng Triều Tiên mà góp vào? Còn như khi quân Minh kéo sang diệt nhà Hồ, thì vua nhà Minh có ra lịnh thu thập tất cả sách vở và bắt cả nhân tài về nước. Trong bọn « tù binh » nầy, hay con cháu họ, há chẳng có kẻ viết được sách hay? Cũng thời là chữ Hán, sao không nhặt mà nghiên cứu một thể? Hơn nữa, gần đây, kể ra cũng chẳng thiếu chi những người Việt Nam trước tác bằng tiếng Pháp, và khởi đầu sáng tác bằng tiếng Anh. Nếu hiểu rằng « Việt Nam văn học sử » cần phải trình bày tất cả tác phẩm của người Việt, chẳng luận viết bằng tiếng gì, thì sao lại loại những tác phẩm tiếng phạn, tiếng Pháp, tiếng Anh… ra ngoài?

Cho hay, văn chương của một dân tộc tất phải biểu diễn bằng tiếng nói của dân tộc ấy. Mà tiếng Việt không phải là một phương ngữ của tiếng Tàu - điều mà chúng ta sẽ thấy rõ trong tập mở mào của sách nầy, - nên chúng tôi phải loại những tác phẩm viết bằng ngoại ngữ ra ngoài đối tượng, và dành để đó cho những ai nghiên cứu lịch sử tư tưởng của Việt Nam. Chúng tôi cũng ước mong rằng sau nầy các « chương trình » sẽ chọn một quan điểm giống như vậy. Vì làm như thế, chỉ là chữa một cái lầm mà thôi.

Những người không còn bận chi về thi cử cũng có lợi mà đọc bộ sách nầy, vì nó chẳng những trình bày cái quá khứ trong văn chương, lại còn lắm nơi nêu giả thuyết, đặt vấn đề cho mọi người cùng xét. Ở xứ người, một học phái, một tác giả, một tác phẩm, lắm khi một tiểu tiết trong một tác phẩm, đã làm đề cho những luận án hẳn hoi, và mỗi luận án nầy lắm khi là công trình của hàng chục năm nghiên cứu. Rồi « văn học sử » mới là cái kết cấu của tất cả những luận án chính xác ấy. Ở xứ ta, ngoài bộ Đoạn trường tân thanh, thì chưa có tác phẩm nào được xét kỹ lưỡng như thế. Dĩ nhiên là bộ sách nầy phản chiếu cái tình trạng thô sơ chung. Nhưng độc giả thấy rằng đáng lẽ có quyết đoán mà chúng tôi chỉ có thể nêu giả thuyết, hoặc đặt vấn đề, hoặc không đem bằng cớ, ắt sẽ suy nghĩ mà nghiên cứu thêm, hầu trình bày những vấn đề có giá trị. Tìm mua: Lịch Sử Văn Chương Việt Nam - Tập 1 TiKi Lazada Shopee

Có vậy thì những nhà viết văn học sử sau nầy mới có thể tập đại thành các công phu nghiên cứu nọ mà làm những bộ lịch sử văn chương Việt Nam hoàn bị. Ấy là điều mong mỏi hơn hết của chúng tôi. Bởi mong mỏi như vậy mới bạo gan viết bộ sách nầy, mặc dầu xét mình chưa có đủ tư cách để làm một công việc mà ai cũng công nhận là rất khó. Nếu những quyển con nầy khêu gợi cho những bộ sách giá trị hơn ra đời được, thì tác giả lấy làm mãn nguyện vậy.

Khởi viết ngày 10-X-1949.

***

Chính trị gia, ký giả Hồ Hữu Tường sinh tại làng Thường Thạnh, quận Cái Răng, tỉnh Cần Thơ. Năm 1962, ông sang Pháp học tại trường Đại học Marseille và nộp luận san thi cao học ngành Toán tại Đại học Lyon. Tại Pháp, ông kết bạn và tham gia hoạt động chính trị với những nhà ái quốc lưu vong như Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Nguyễn Văn Tạo, Tạ Thu Thâu... và ra nhập Đệ tứ Quốc tế. Ông mất năm 1980 tại Sài Gòn. Giáo sư sử học Đại học Havard Hồ Tài Huệ Tâm là con gái ông.

Năm 1926, sau khi bị đuổi khỏi trường Trung học Cần Thơ do tham gia viết bài ủng hộ nhà ái quốc Phan Bội Châu, ông Hồ Hữu Tường sang Pháp thi đỗ tú tài và xin học Toán tại Đại học Marseille. Trong thời gian du học tại Pháp, ông quen biết và cộng tác với các nhà cách mạng người Việt như Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Nguyễn Văn Tạo, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh…

Năm 1939, chính phủ thuộc địa mở chiến dịch tổng đàn áp, bắt hết những đảng phái đối lập. Đến cuối năm 1940, Hồ Hữu Tường bị đày ra Côn Đảo cùng với các nhà cách mạng chống Pháp khác như Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu... Năm 1944, ông được trả tự do.

Trong thời gian ở tù, Hồ Hữu Tường đã hình thành một hệ thống tư tưởng mới: chủ nghĩa dân tộc. Tháng 8/1945, ông cùng với các nhà trí thức Nguyễn Văn Huyên, Ngụy Như Kon Tum, Nguyễn Xiển cùng ký tên vào bức điện gửi cho Hoàng đế Bảo Đại yêu cầu thoái vị. Năm 1946, Hồ Hữu Tường được mời tham dự hội nghị Đà Lạt với tư cách cố vấn trong phái đoàn Việt Nam đang điều đình với Pháp. Sau đó, ông tham gia soạn chương trình sách giáo khoa bằng tiếng Việt cho bậc trung học cho Bộ Giáo dục Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Văn Chương Việt Nam - Tập 1 PDF của tác giả Hồ Hữu Tường nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Võ Nguyên Giáp - Chiến Thắng Bằng Mọi Giá (Cecil B. Currey)
Sách viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp do Cecil B. Currey viết, sau khi thăm Việt Nam về năm 1997 đã được Đại tướng tiếp ở nhà riêng. Tác giả là giáo sư sử học đã giảng dạy lịch sử tại trường Đại học Nam Florida (Hoa Kỳ) được đánh giá là một trong những sử gia xuất sắc về lịch sử chiến tranh đã viết ba cuốn sách về Việt Nam. Tác giả dựa vào nhiều nguồn tư liệu của ta và cả của tình báo nước ngoài (có nhiều dữ kiện không đảm bảo chính xác, cần phải lược bỏ hoặc biên tập lại) tiếp xúc với nhiều cán bộ cao cấp trong và ngoài quân đội. Cuốn sách này đã được dịch và xuất bản ở Anh, Trung Quốc, Braxin. ở Pháp, sáu năm sau khi cuốn sách ra mắt độc giả ở Mỹ, mới có nhà xuât bản Phebus - một nhà xuất bản địa phương nhận xuất bản sau khi bảy nhà xuất bản khác (trong đó có nhũng nhà xuất bản lớn) từ chối, không hẳn vì trong sách có những đoạn nói về giai đoạn sau 1954, mà vì sách có những chi tiết về nội bộ ta, nói về giai đoạn chống Pháp có sự đánh giá rất cao về tướng Giáp, lại do người Mỹ viết, có thể chạm đến sĩ diên của giới quân sự truyền thống Pháp, thêm một lẽ nữa là cho tới nay, giới nghiên cứu Pháp chưa viết một cuốn sách nào nói riêng về tướng Giáp mà chỉ xuất bản nhưng bản dịch về hồi ức hay những luận văn quân sự của tướng Giáp do Việt Nam xuất bản. Võ Nguyên Giáp được xem như là gương mặt quân sự đặc biệt nhất của thế kỷ XX. Một thế kỷ đầy ắp những tướng lĩnh không được đào tạo chính quy, cũng như Giáp, không hề qua trường lớp đào tạo về quân sự khác hơn là trên chiến trường hay qua nghiên cứu sách vở. Những chiến công của Võ Nguyên Giáp quả là huy hoàng không chỉ đơn thuần về mặt quân sự mà còn là những trận toàn thắng về chính trị. Bởi lẽ, cần nhắc lại rằng, trong cuộc chiến tranh cách mạng, những mối quan tâm đều cả hai mặt chính trị và quân sự và xét đến cùng, trước hết là về chính trị, Tướng Giáp không phải là một quân nhân được lệnh đánh thắng trong cuộc chiến tranh mà không quan tâm đến tầm vóc chính trị của cuộc xung đột và tính mục đích của nó. Hơn thế, một phần quan trọng trong các quan điểm quân sự của ông được vận dụng trong thực tế chiến đấu là kết quả của các sự lựa chọn chính trị. Quân đội nhân dân là sản phẩm của chiến tranh toàn dân. Khi so với Mao Trạch Đông, đôi khi người ta đã hạ thấp sự đóng góp của tướng Giáp vào lý luận chiến tranh cách mạng. Đó là không biết đến việc tướng Giáp và người Việt Nam đã nhấn mạnh sự kết hợp đấu tranh giữa nông thôn và thành thị, một quá trình, đến một lúc nào đó, có vai trò chủ yếu.. Còn về nhân tố có tính quyết định, là nhân tố cho phép tranh thủ thời gian - và về phương diện này, tướng Giáp đã tỏ ra đặc biệt xuất sắc - đó là khả năng động viên và tổ chức quần chúng. Đó là điều mà tác giả Cecil B. Currey, sau một quá trình nghiên cứu tỉ mỉ và khó khăn đã chỉ cho chúng ta, qua cuốn sách của ông, biết rõ hành trạng của tướng Giáp, con người đã đánh thắng người Pháp và tiếp đó người Mỹ cũng phải chấp nhận thua cuộc. Tìm mua: Võ Nguyên Giáp - Chiến Thắng Bằng Mọi Giá TiKi Lazada Shopee Chắc hẳn là trong cuốn sách của ông, phần nói về giai đoạn chống Mỹ - là giai đoan rõ ràng là ít được người Pháp biết đến - sẽ nói rõ hơn. Ngoài ra, tác giả cũng tiết lộ cho chúng ta sự đấu tranh quyết liệt giữa các thế lực đối lập nhau trong ban lãnh đạo Việt Nam về đường lối, và trong đó, Giáp đôi khi là nạn nhân.Cuối cùng và trên hết, tác giả đã phục dựng một cách xuất sắc quan điểm riêng của người Việt Nam về chiến tranh dù được tiến hành chống Pháp hay chống Mỹ.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Võ Nguyên Giáp - Chiến Thắng Bằng Mọi Giá PDF của tác giả Cecil B. Currey nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Giọt Lệ Trong Hồn (Kim Hyun Hee)
Trong công trình sử học “Sách đen về chủ nghĩa cộng sản” (Le livre noir du communistme, Robert Laffont, Paris 1997), tác giả Rémi Kauffer - một chuyên gia về tình báo và khủng bố - đã dành bảy chương sách để nói về mối quan hệ giữa các thể chế “cộng sản hiện thực” (hiểu theo nghĩa: các thể chế tự nhận mình là “cộng sản”, không nhất thiết phải tuân thủ các nguyên tắc của chủ nghĩa Marx) và chủ nghĩa khủng bố. Tác giả cuốn sách trên khẳng định: trong hai thập niên 20 và 30, phong trào cộng sản thế giới dốc toàn lực để chuẩn bị những cuộc khởi nghĩa vũ trang nhưng đều thất bại. Do đó, trong thập niên 40, họ đã lợi dụng cuộc chiến chống phát-xít Đức và giới quân phiệt Nhật, và trong hai thập niên 50 và 60, họ đã nhân danh những cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc để tạo dựng những đội du kích chính qui, dần dần biến thành những đạo quân thực thụ để giúp các Đảng Cộng sản cướp chính quyền tại nhiều xứ như Nam Tư, Trung Hoa, Bắc Hàn… Tuy nhiên, phải đương đầu với sự chống đối của các thế lực thân Hoa Kỳ, thất bại của phong trào “du kích” Nam Mỹ đã khiến một số phe, nhóm cộng sản nhận thấy họ nên trở lại những phương pháp khủng bố “truyền thống”. Lấy danh nghĩa “đấu tranh giải phóng dân tộc”, ở nhiều nơi trên thế giới, khủng bố và chiến tranh du kích đã được hòa quyện một cách “hữu hiệu” trong các hành động vũ trang, như trong trường hợp Mặt trận Giải phóng Dân tộc Algeria hoặc các tổ chức khủng bố Palestine. Có thể tranh luận với các luận điểm trên của tác giả Rémi Kauffer, tuy nhiên, lần giở kho lưu trữ mật được “bạch hóa” sau khi Liên Xô sụp đổ, có thể thấy trong không ít trường hợp, Liên bang Xô-viết đã trợ giúp và ủng hộ một cách hữu hiệu các nhóm khủng bố ở Trung Đông và Mỹ - La Tinh. Đặc biệt, trong nhiều năm liền, Ilich Ramirez Sanchez, một trùm khủng bố khét tiếng từng hoành hành ngang dọc ở các nước Ả Rập và phương Tây, đã được sự che chở của hầu hết các quốc gia “xã hội chủ nghĩa” ở Đông Âu: bằng những tấm thông hành và hộ chiếu giả, y đã sử dụng thủ đô Budapest (Hungary) như một địa bàn chính yếu để tổ chức và tham gia các vụ khủng bố đẫm máu. Tìm mua: Giọt Lệ Trong Hồn TiKi Lazada Shopee Dầu vậy, cần phải nói là bản thân các quốc gia “xã hội chủ nghĩa” (cũ) ít khi đứng ra tổ chức khủng bố, vì mức độ mạo hiểm quá lớn. Một ngoại lệ là trường hợp Bắc Hàn: trong những năm tháng căng thẳng dưới thời “Chiến tranh lạnh”, xứ này đã thường xuyên cử các mật vụ ra nước ngoài để ám sát, giết chóc, bắt cóc và thực hiện những hành vi khủng bố, nhất là đối với các nhân vật Nam Hàn. Nhiều phụ nữ Nhật đã bị bắt cóc và đưa về Bình Nhưỡng để đào tạo thành những điệp viên kiêm khủng bố. Đó là chưa nói đến chuyện trong hai thập niên 60 và 70, Bắc Hàn là nơi ẩn mình của vô số nhóm khủng bố Nhật, Palestine, Phillippines…, với một mục tiêu chính yếu là “lật đổ chế độ tư bản thối nát”. Có thể nói trong một thời gian dài, Bắc Triều Tiên là quốc gia cộng sản duy nhất đã chủ trương khủng bố một cách có hệ thống ở cấp nhà nước. Trong số các hành động khủng bố đẫm máu nhất của Kim Nhật Thành, cần phải kể đến vụ ám sát 16 người xảy ra ở Rangun (trong số đó có bốn bộ trưởng Nam Hàn), hoặc vụ nổ máy bay Hãng hàng không Korean Airline ngày 29-11-1987, gây nên cái chết của 115 hành khách vô tội. Kim Hyun Hee là một trong hai thủ phạm chính của vụ nổ máy bay nói trên. Cùng một điệp viên đứng tuổi và dày dạn kinh nghiệm (Kim Soung Ir), người phụ nữ trẻ trung 25 tuổi và xinh đẹp đó được nhận nhiệm vụ phải “dạy cho Hán Thành một bài học”: mục đích chính của vụ khủng bố là hạ uy tín Nam Hàn, khiến nước này “mất mặt” và chứng tỏ cho thế giới thấy rằng Hán Thành không đủ sức để giữ gìn an ninh cho Thế vận hội 1988, sẽ được tổ chức sau đó ít tháng. Tuy nhiên, ý định đó của nhà độc tài Kim Nhật Thành đã hoàn toàn phá sản. Thế vận hội Hán Thành 1988 thành công mỹ mãn, trở thành một biểu tượng của hòa bình và hữu nghị, khi các vận động viên “tư bản” và “xã hội chủ nghĩa” lại bắt tay nhau trên tinh thần bằng hữu và thể thao sau hai kỳ Olympic không trọn vẹn (1980: Moscow, và 1984: Los Angeles). Sau vụ đặt bom, nhóm khủng bố bị phát hiện: Kim Soung Ir uống độc dược tự tử, còn Kim Hyun Hee định tẩu thoát nhưng bị bắt giam. Sau một thời gian dằn vặt nội tâm và đấu tranh với chính mình, cô gái trẻ tuổi đã cung khai mọi sự trước nhà chức trách Nam Hàn. Về sau, họ Kim đã thuật lại chi tiết những hoạt động gián điệp và khủng bố của mình trong cuốn hồi ký “Giọt lệ trong hồn” (The Tears Of My Soul, 1993), khiến thế giới phải kinh hoàng trước sự tàn ác của các nhà lãnh đạo Bắc Hàn. Cho dù, vì những lý do dễ hiểu, cuốn hồi ký chưa thể nói lên hết được những gì tại hậu trường các sự kiện của 20 năm trước, nhưng đây là một nguồn tư liệu có độ xác tín tương đối cao về một xã hội, một thể chế khép kín mà thế giới có rất ít thông tin. NCTG xin giới thiệu đến quý độc giả “Giọt lệ trong hồn”, thông qua bản dịch tiếng Hung ( “Kémek iskolája: Egy terroristanő vallomásai”, fordította: Gálvölgyi Judit, JGX Kiadó, Budapest 1994). Xin tặng cuốn sách này cho người nhà các nạn nhân chuyến bay 858 của Hãng Hàng không Triều Tiên. Mọi thu nhập xuất phát từ cuốn sách đều dành cho họ. Kim Huyn HeeĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Giọt Lệ Trong Hồn PDF của tác giả Kim Hyun Hee nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Xứ Đàng Trong Năm 1621 (Cristophoro Borri)
"Vào đầu thế kỷ 17, nghĩa là trước đây gần 400 năm, đã có một người Ý tới Đàng Trong. Trong gần năm năm trời, ông đã xem xét và nhận định về đất nước và con người Việt Nam. Rồi vào năm 1621-1622 ông đã viết một bản tường trình rất lạc quan, rất trìu mến.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Xứ Đàng Trong Năm 1621 PDF của tác giả Cristophoro Borri nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Peter Arnett)
Cuốn sách được xuất bản lần đầu tại Mỹ năm 1995, sau đó được tái bản nhiều lần, gây tiếng vang lớn và hấp dẫn độc giả. Dư luận trong và ngoài nước Mỹ đánh giá "Đây là một cuốn tự truyện hay nhất", "Một cuốn hồi ký mẫu mực", "Một tài liệu có sức mạnh hay nhất", v.v,.. Từ chiến trường khốc liệt - cuốn tự truyện - hồi ký mang tính báo chí được ghi chép cẩn thận, công phu, là tập tài liệu lịch sử vô cùng quý giá của một phóng viên chiến trường, gần như dành cả phần lớn thời gian cuộc đời mình viết về đề tài chiến tranh. Ông viết về tất cả những điều cảm nhận, trải qua, chứng kiến ở những nơi chiến sự mà Ông đặt chân tới: VIệt Nam, Lào, Iran, Iraq, Afganistan... Trong cuốn sách, tác giả ghi lại khá kỹ về những sự kiện Chiến tranh Việt Nam, diễn biến những hoạt động tác chiến ở chiến trường, đặc biệt là những sự kiện dấu mốc như: cuộc đấu tranh, biểu tình của các tăng ni, phật tử ở Huế, vụ tự thiêu của nhà sư Thích Quảng Đức, cuộc đảo chính lật đổ anh em Ngô Đình Diệm, các trận đánh, các chiến dịch lớn giữa quân Mỹ - Ngụy và quân giải phóng miền Nam Việt Nam, cuộc nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, các chiến dịch dẫn tới giải phóng Sài Gòn và cuối cùng là giờ khắc sụp đổ của chế độ ngụy quyền Sài Gòn,.. cùng tâm trạng hoang mang, bi quan, thất vọng của các tổng thống, tướng tá Mỹ, ngụy tham gia điều hành bộ máy chiến tranh trước các sự kiện. Tất cả được tác giả ghi chép và kể lại một cách chân thực, khách quan với tư cách là một phóng viên chiến trường chuyên nghiệp. Chính những tin, bài, phóng sự của tác giả được đăng tải trên báo chí khi đó đã gây tranh cãi và có tác động ảnh hưởng sâu sắc tới dư luận Mỹ và nhiều nước trên thế giới, làm cho nhân dân Mỹ và nhân dân nhiều nước trên thế giới hiểu đúng hơn về cuộc chiếntranh Việt Nam. Nhờ đó mà Perter Arnett đã giành được giải thưởng báo chí Pulitzer danh giá vào năm 1966 và rất nhiều giải thưởng khác. Trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và tháng 3-2003, Peter Arnett đã gây chấn động thế giới bởi những phóng sự nóng hổi được truyền hình trực tiếp trên CNN từ chiến trường Baghdad. Những sự kiện vềChiến tranh Iraq cũng được phản ánh chân thực trong cuốn sách. Peter Arnett là phóng viên phương Tây đầu tiên và duy nhất phỏng vấn trùm khủng bố Osama Bin Laden. Tìm mua: Từ Chiến Trường Khốc Liệt TiKi Lazada Shopee Có thể nói đây thực sự là cuốn sách rất có giá trị về mặt tư liệu lịch sử.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Từ Chiến Trường Khốc Liệt PDF của tác giả Peter Arnett nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.