Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tự Truyện Wanbi Tuấn Anh - Bắt Đầu Từ Một Kết Thúc (Lý Minh Tùng)

Câu chuyện của Bi trong đợt điều trị thứ hai ở Singapore, phải cắt bỏ dây thần kinh một bên mắt đã cho tôi một cảm xúc rất mạnh. Tôi rất khâm phục bản lĩnh và tâm hồn của Bi, tôn trọng tình bạn, tình anh em giữa Bi và Tùng. Tôi mong quyển sách này sẽ đến tay thật nhiều bạn trẻ, không phải vì Bi mà là vì chính họ, những con người luôn cần được truyền cảm hứng sống tích cực. - NGUYỄN QUANG HUY- Nhạc sĩ, Đạo diễn.

Đây là cuốn sách nhiều nước mắt, chắc chắn bạn sẽ khóc từ nhỏ nhẹ đến bù lu bù loa khi xuôi theo những câu chữ. Nhiều nước mắt nhưng không nặng nề, vì WanBi đã sống rất mạnh mẽ và chân thật. Bạn sẽ trải qua nhiều nấc lên xuống của cảm xúc, tốt có, xấu có. Rồi mỗi người sẽ hiểu thêm về thời gian, về ước mơ, về sự dũng cảm và lòng yêu thương. Đây là cuốn sách khó viết và có những đoạn hơi rắc rối khi một sự việc được kể theo những nhân xưng “tôi” khác nhau.

Cách duy nhất giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan và khách quan nhất về một phần cuộc đời của WanBi Tuấn Anh, về giai đoạn cậu chống chọi với bệnh nặng. Có nhiều điều WanBi không nói và không muốn nói, chúng ta chỉ có thể hiểu thêm nhờ trí nhớ và nhật ký của người thân và bạn bè cậu, những người đã cùng WanBi vượt qua chuỗi ngày khó khăn. Là một ca sĩ, nhưng WanBi đã để lại cho cuộc sống nhiều nhiều hơn là những bài hát. Chúc cậu một hành trình mới bình an!” PLOY NGỌC BÍCH- Nhà văn***

Cậu em tôi- Wanbi Tuấn Anh, nhìn bề ngoài có vẻ không giống mấy một người sâu sắc và có nhiều tâm sự. Cùng với nụ cười lúc nào cũng rạng rỡ, tươi tắn, người ngoài dễ nhận xét em là một cậu nhóc vô ưu, vô lo và hời hợt.

Tôi cũng có suy nghĩ như vậy khi lần đầu tiên gặp WanBi ở studio Phạm Hoài Nam, khi một em stylist chọn Bi làm người mẫu trang bìa cho số mới nhất của tờ báo học trò mà tôi làm thư ký toà soạn. Đó là năm 2004, Bi đang là cậu người mẫu học trò nổi bật nhất trong số bạn bè đồng trang lứa, là hotboy được chú ý nhất trong lứa đầu tiên khi “danh xưng” này bắt đầu được sử dụng. Một cậu bé hiền lành, lễ phép, hay cười (nhưng cười chưa đẹp). Ấn tượng chỉ có vậy. Tìm mua: Tự Truyện Wanbi Tuấn Anh - Bắt Đầu Từ Một Kết Thúc TiKi Lazada Shopee

Bẵng đi một thời gian, run rủi sao một người bạn của tôi lại chơi thân với Bi. Vậy là hai anh em có nhiều cơ hội gặp nhau hơn, nhưng cũng chẳng thân thiết gì. Tuy vậy, càng tiếp xúc nhiều với Bi, tôi bắt đầu cảm nhận cậu bé này biết cách xử sự hơn những gì người khác nói về, và hơn hết cậu rất đam mê ca hát mà loay hoay chưa biết thực hiện ước mơ của mình thế nào. Những tâm sự về việc muốn thay đổi cách nhìn của người khác về mình khiến tôi thấy đồng cảm. Và tin cậu thanh niên này sẽ làm nên chuyện nếu được đặt đúng vị trí. Lần đầu tiên tôi chấp nhận giúp đỡ một ai đó chỉ với lòng tin mơ hồ như vậy. Tôi dành 6 tháng để thử thách Bi trước khi chính thức trở thành quản lý của cậu. Tôi cũng ngạc nhiên về chính mình, chưa bao giờ một con người thích sự an toàn như tôi lại có một quyết định mạo hiểm là đầu tư và đào tạo Bi trở thành ca sĩ, dù tôi cũng chưa có bất kỳ kinh nghiệm gì với công việc này. Như một định mệnh…

Trên cuộc đời này có những mối thân tình không thể đặt tên, và cũng chẳng thể có nổi một lý do. Bản thân tôi cũng không hiểu tại sao mình có thể hết lòng với Bi đến vậy. Và cũng không hiểu tại sao Bi lại tin tưởng tôi tuyệt đối và luôn nghe lời tôi như thế. Giữa chúng tôi không chỉ là tình nghĩa quản lý- ca sĩ, là tình anh em, mà còn có một sự ràng buộc duyên nợ tình-thân-gia-đình- không-máu-mủ không giải thích được. Gắn bó với em từ lúc chỉ là cậu học trò lớp 11 cho đến giai đoạn đỉnh cao của sự nghiệp, từ lúc còn là chàng trai khỏe mạnh đến những tháng ngày chiến đấu dai dẳng với bệnh tật, và mãi mãi trở về với cát bụi, tôi tin mình là người hiểu rõ em nhất, cảm nhận được rõ ràng nhất những gì em đã trải qua trong những giai đoạn thăng trầm của cuộc đời.

Tôi biết, suốt mấy năm qua, trong lòng Bi luôn cảm thấy mang nợ về những gì tôi (và bạn bè) đã làm cho em, dù tôi luôn an ủi Bi bằng một câu không thể vụng về hơn: “Kệ đi, coi như kiếp trước anh và mọi người nợ em thì kiếp này phải trả!”. Nhưng thật tình chính tôi cũng nợ em nhiều thứ. Đến lúc em ra đi, tôi vẫn còn nợ em một lời khen. Từ khi bắt đầu làm việc với nhau, mặc cho Bi nỗ lực thế nào, câu khen “rộng rãi” nhất của tôi cũng chỉ là: “Được!”. Vì tôi sợ em tự mãn. Vì tôi muốn em luôn hiểu rõ mình cần phải cố gắng hơn nữa. Tôi cũng nợ em một lời cảm ơn, vì nhờ có em, tôi phát hiện ra mình có thể làm được những điều mà bản thân luôn lo sợ mình không làm được, và có những trải nghiệm không phải ai cũng có được trong cuộc đời. Tôi còn nợ em những lời hứa, trong đó có một quyển sách kể lại những gì em đã trải qua để mọi người hiểu rõ ẩn sau nụ cười vô tư kia, em đã từng mạnh mẽ đến thế nào.

Cuộc đời ai cũng từng có những nỗi đau, nhưng nỗi đau mất đi một phần máu thịt có lẽ là kinh khủng nhất. Đã dặn lòng thôi đừng khóc, nhưng có những nỗi buồn rất oái oăm, cứ tẩm ngẩm tầm ngầm bào mòn người ta bằng những hồi ức rực rỡ, những kỷ niệm chẳng thể nào phai, dù 5 năm, 10 năm hay đi trọn vẹn hết một đời người. Đã dặn lòng thôi nhớ, nhưng nhìn cảnh đó, vật đó là nỗi nhớ lại tự líu ríu dắt nhau tìm về. Những nỗi nhớ mà nước mắt cũng bất lực vì chẳng thể nào khỏa lấp được.

Tôi không dám gọi những dòng ghi chép chắp vá này là tự truyện, vì lúc còn rạng rỡ giữa cuộc đời, Bi cũng nhiều lần băn khoăn: “Em có là gì đâu mà viết tự truyện?”. Những ghi chép này có cả những đoạn tôi viết lại theo lời kể của Bi, có khi lại là cảm xúc của chính tôi khi cùng san sẻ mọi biến cố trong cuộc đời em suốt mấy năm qua. Hãy xem đây là những cảm xúc mà tôi dành cho cậu- em-luôn-mỉm-cười của mình, để làm tròn lời hứa chưa kịp thực hiện. Tôi muốn dành những trang viết này cho những ai yêu quý đứa em tôi, để phần nào giải tỏa những uẩn ức của em suốt thời gian qua, và cũng để gói ghém nỗi buồn của chính mình vào từng con chữ. Để lại an nhiên bước tới…

Tôi cũng muốn thay mặt WanBi và gia đình cảm ơn tất cả những ân tình mà đồng nghiệp, bạn bè và khán giả đã dành cho em suốt những năm qua. Và thành thật xin lỗi nếu những chia sẻ này vô tình khiến ai đó được nhắc đến trong hành trình cuộc đời của Bi cảm thấy phiền lòng. Dù chuyện gì đã xảy ra, thì tất cả những hỉ-nộ-ái-ố ấy cũng đã theo em đi về cát bụi…

Lời cảm ơn cuối cùng, tôi muốn dành cho WanBi, cậu-em-trai-không-máu- mủ của tôi. Vì những gì em đã mang lại cho cuộc sống của tôi và mọi người. Cảm ơn nụ cười của em đã giúp tôi nhận ra rằng, ngay trong những giây phút sinh tử của cuộc đời, người ta vẫn có thể mỉm cười thanh thản để vượt qua. Và trước những nỗi đau, nụ cười còn có giá trị gấp vạn lần nước mắt…

Nhà báo LÝ MINH TÙNG

Quản lý Ca sĩ WanBi Tuấn Anh

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tự Truyện Wanbi Tuấn Anh - Bắt Đầu Từ Một Kết Thúc PDF của tác giả Lý Minh Tùng nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Trăng Du Đãng (Shoko Tendo)
Trăng Du Đãng là hồi ký về cuộc đời có thật, đầy bi kịch của nhân vật Shoko Tendo, cũng chính là tác giả cuốn sách. Shoko Tendo là con gái một gangster Nhật. Từ một cô bé yếu đuối quen sống trong vòng tay yêu thương che chở của mẹ, thích làm bạn với chó, mèo, cá vàng, hoa anh đào... cô nhanh chóng trở thành tội phạm tuổi vị thành niên khi mới 12 tuổi và mắc vào ma túy, tình dục rồi dính líu với hàng loạt những người đàn ông đã lập gia đình. Có kẻ đầu độc cô bằng thuốc phiện, ma túy với mục đích khiến cô trở thành nô lệ tình dục. Có kẻ gặp vấn đề về thần kinh, sau khi đánh đập cô đến máu hộc ra và kẹt tại khoang cổ khiến cô không thở được lại ôm ấp, xin lỗi như một đứa trẻ vừa phạm lỗi với mẹ. Có kẻ bao bọc che chở cho cô nhưng rốt cuộc, cô cũng chỉ là nhân tình của những người đàn ông đó. Cho đến một ngày, bố mẹ Shoko đều chết, cô cố gắng để quay lại cuộc sống bình thường - khi gặp một người đàn ông - một tay anh chị yakuza làm việc nghiêm túc để hướng tới một cuộc sống tự chủ. Shoko thức tỉnh và xây dựng cuộc đời mới với người đàn ông này. “Cuốn sách được ca ngợi với những đánh giá nghiêm khắc và trân trọng nhất, [Tendo] bị những người đàn ông xăm mình đánh đập và chửi mắng, những người thường xuyên tới viếng thăm gia đình cô. Đáp lại, cô gia nhập một băng đảng, hút ma túy và trở thành người tình của một tên gangster. Nhưng cô đã kịp thay đổi cuộc sống trước khi bị đánh đập và sốc ma túy đến chết.” - Recuters “Tendo? Như một phần của xã hội Nhật Bản, mà phần lớn “đồng bào” của cô không còn tồn tại nữa. Câu chuyện của cô? Như tạo nên tia sáng cho một góc tối tăm, một góc nhỏ chưa từng được tìm hiểu của xã hội Nhật Bản”. - The Guardian Tìm mua: Trăng Du Đãng TiKi Lazada Shopee “Những xúc cảm phức tạp và chân thành, cuốn sách đáng để đọc cho những ai muốn tìm hiểu kỹ hơn và muốn có hiểu biết cá nhân mình về một phần xã hội Nhật Bản” - Publishers WeeklyĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Trăng Du Đãng PDF của tác giả Shoko Tendo nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Một Mùa Hè Vắng Bóng Chim (Han Suyin)
Birdless Summer là cuốn thứ ba trong một bộ sách của Han Suyin và là cuốn duy nhất được Nguyễn Hiến Lê dịch ra tiếng Việt. Bản thân tác giả là một phụ nữ Trung Hoa lai Bỉ, có chồng là một sĩ quan tương đối cao cấp trong chính quyền Tưởng Giới Thạch. Han Suyin - đang theo học đại học y khoa tại Bỉ - vì tình yêu quê hương tha thiết đã quyết định bỏ trường đại học, bỏ hôn phu, bỏ cuộc sống yên bình, bỏ châu Âu để trở về Trung Hoa kháng Nhật. Trên chuyến tàu định mệnh ấy, cô gặp lại Pao - người bản thuở ấu thơ khi còn ở Bắc Kinh. Hai con người cùng lý tưởng ấy dễ dàng cảm thấy gần gũi rồi thành vợ chồng. Thế nhưng ngay khi về đến Trung Hoa, ảo tưởng của cô gái trẻ Han Yu Sin về lý tưởng, về tình yêu… dần dần bị đập vỡ. Và từ đó, qua tác phẩm của mình, bà đã dựng lại cho người đọc thấy một mảng khuất ít người biết của lịch sử Trung Quốc thời kì Tưởng Giới Thạch: sự tàn bạo, bất nhân và nỗi thống khổ của hàng triệu, triệu người Trung Hoa. Chân thực là thế nhưng sách của Han Yu Sin không phải tiểu thuyết lịch sử khô khan, nó thực ra chỉ là một tác phẩm tự sự về cuộc đời bà. Bên cạnh một dân tộc cùng các sự kiện to lớn, ta còn thấy cuộc hôn nhân bi kịch mà bà đã vướng vào. Một cuộc hôn nhân không phải không có tình yêu nhưng đã bị chính những ảo tưởng vò nát, để lại những vết rạn vỡ không bao giờ có thể hàn gắn được. Tình yêu trong trái tim cô gái trẻ Han Suyin cứ lụi tàn theo năm tháng cho đến khi tất cả chỉ còn là sự vô cảm chai sạn. Đọc xong Birdless summer, tôi cảm thấy trong mình là sự choáng ngợp trước dòng chảy lịch sử vĩ đại mà nó truyền tải nhưng đâu đó còn là sự xót xa cho những số phận cụ thể mà tác phẩm nhắc đến. Và tôi đã hiểu tại sao Nguyễn Hiến Lê lại so sánh Han Suyin với Pearl Buck ngay từ những trang sách đầu tiên. Tìm mua: Một Mùa Hè Vắng Bóng Chim TiKi Lazada Shopee *** Mùa hè vắng bóng chim 1, cuốn tiểu thuyết tự truyện của Han Suyin (Hàn Tú Anh), thuật truyện riêng đời tác giả, một thiếu nữ Trung Quốc lai Bỉ (cha gốc Hán, mẹ người Bỉ), nhiệt tình yêu đất nước Trung Hoa, và tình nguyện trở về cứu nước, khi thấy đất nước trước hoạ xăm lăng của Nhật Bản. Han Suyin, xuống Tàu Laborde, nhổ neo ở Marseille (Pháp) và đi Hương Cảng. Bà gặp bạn cũ là Tang Pao Huang 2, hồi nhỏ học ở Bắc Kinh, tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, vì lí tưởng, họ yêu nhau và cưới nhau trên đường về nước 3. Nhưng ngay sau ngày cưới, Han Suyin đã thấy ngay những dự định của mình thành ảo tưởng. "Mùa hè vắng bóng chim" bắt đầu từ đấy… Cuốn tự truyện thuật lại hết sức sinh động, bi kịch từ hai phía: lí tưởng phục vụ tổ quốc và tình yêu… Chỉ khi về đến Tổ quốc, chỉ khi chung sống với Pao, một sĩ quan trẻ của quân đội Tưởng Giới Thạch, Han Suyin mới thật sự vỡ mộng. Tổ quốc Trung Hoa mà bà yêu tha thiết, trong tay chính quyền Tưởng Giới Thạch, đã thực sự suy yếu. Tập đoàn cai trị, từ Tưởng Giới Thạch, Hà Ứng Khâm, Hồ Tôn Nam, Tai Lee 4, dưới mắt tác giả, đều là những chính khách bất tài, dùng những thủ đoạn chính trị để bốc lột đàn áp dân chúng, đàn áp phong trào kháng chiến, bòn rút tiền viện trợ của ngoại quốc, để làm giàu cho bản thân họ. Còn Tang Pao Huang chồng Han Suyin, bề ngoài tưởng là một thanh niên yêu nước thật sự, nhưng thực ra hệ tư tưởng của anh cũng không thoát khỏi ý thức của lớp trí thức trẻ, con các gia đình phong kiến rất hám danh lợi, ích kỉ. Dù là hạng tân học, song đầu óc Pao đặc sệt tư tưởng cổ hủ của phong kiến xưa. Dù yêu vợ, song Pao không hề mong vợ có chí tiến thủ, chỉ muốn vợ biến thành một người lệ thuộc, phục vụ riêng cho mình… Han Suyin là một phụ nữ tiến bộ, lại ở nước ngoài từ bé 5, sẵn có tư tưởng dân chủ trong mình, hoàn toàn chống lại… Và Pao đã hành hạ Han Suyin rất thậm tệ, đánh đập không tiếc tay, ở trong nhà và ngay ở công viên… Nhờ vào chức vụ của Pao, thói hãnh tiến của anh ta mà Han đã tiếp xúc với được nhiều hạng người trong giới thượng lưu, do đó bà đã rõ bộ mặt thối nát của tập đoàn Tưởng Giới Thạch, và thất vọng về tương lai của Tổ quốc. Cuốn tự truyện đã vượt ra khỏi đời riêng của một phụ nữ Trung Hoa, vẽ ra một bức tranh toàn cảnh, rất sinh động về tình hình đất nước của bà từ ngày Nhật xâm lăng, chiếm Mãn Châu, cho đến lúc Thế Chiến thứ hai kết thúc 6. Bằng bút pháp linh động, tinh tế, mổ xẻ những hiện tượng tâm lí xã hội của tấm bi kịch riêng của vợ chồng bà, cũng như tấn bi kịch lớn của đất nước Trung Hoa. "Mùa hè vắng bóng chim" là một cuốn tiểu thuyết có giá trị về nhiều phương diện.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Một Mùa Hè Vắng Bóng Chim PDF của tác giả Han Suyin nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Người Không Quê Hương (Kurt Vonnegut)
Người không quê hương là tuyển tập các tiểu luận và bài phát biểu của Vonnegut với những trang minh họa của chính tác giả, được dày công thực hiện trong suốt năm năm. Đứng trên lập trường của một nhà nhân văn và tư tưởng gia tự do, ông đã công khai thể hiện quan điểm sắc bén về nước Mỹ trên nhiều lĩnh vực, chính trị, nghệ thuật, tình dục…Xuyên suốt cuốn sách mỏng là một Vonnegut trào phúng mà sâu sắc, một người tự nhận mình là “người không quê hương” nhưng lại không hề bàng quan trước thực tại đất nước. Kurt Vonnegut (1922-2007), là một trong những nhà văn Mỹ xuất sắc nhất thế kỷ XX. Vai trò của ông được đánh giá cao đến nỗi nếu thiếu ông, thuật ngữ văn học Mỹ sẽ chẳng còn trọn vẹn. Ông sinh tại Indianapolis, tiểu bang Indiana, theo học chuyên ngành Hóa-Sinh, Đại học Cornell từ năm 1940-1942, sau đó đăng lính phục vụ trong Thế Chiến II. Xuất ngũ trở về, Vonnegut theo học Đại học Chicago và bắt tay vào sự nghiệp cầm bút. Tiểu thuyết đầu tay của ông, Player Piano, xuất bản năm 1952. Các tác phẩm tiêu biểu khác bao gồm Slaughterhouse-Five, Cat’s Cradle, Jailbird, Deadeye Dick…Vonnegut nổi tiếng vì văn phong đặc biệt với những câu văn dài và rất ít dấu câu, thẫm đẫm tinh thần hài hước. Người không quê hương (2005) là tác phẩm cuối cùng trong văn nghiệp của ông. *** Kurt Vonnegut (1922-2007), là một trong những nhà văn Mỹ xuất sắc nhất thế kỷ XX. Vai trò của ông được đánh giá cao đến nỗi nếu thiếu ông, thuật ngữ văn học Mỹ sẽ chẳng còn trọn vẹn. Ông sinh tại Indianapolis, tiểu bang Indiana, trong một gia đình người Mỹ gốc Đức, và sớm phải đối mặt với sóng gió cuộc đời. Cuộc Đại Khủng Hoảng 1930 đã khiến gia đình ông khánh kiệt, cha ông suy sụp, mẹ mất vì dùng thuốc ngủ quá liều. Chủ đề “Giấc mơ Mỹ - đạt được và đánh mất” xuất hiện khá nhiều trong những tác phẩm của ông sau này.Vonnegut theo học chuyên nghành Hóa-Sinh, Đại học Cornell từ năm 1940-1942, sau đó đăng lính phục vụ trong Thế Chiến II. Ông từng tham gia trận Bulge lịch sử và bị bắt làm tù binh tại Dresden, Đức. Trải nghiệm khốc liệt đó được tái hiện trong cuốn sách nổi tiếng nhất của ông, Slaughterhouse-Five (1969). Tìm mua: Người Không Quê Hương TiKi Lazada Shopee Xuất ngũ trở về, ông theo học ngành Nhân chủng học, Đại học Chicago, sau đó chuyển đến làm việc tại công ty General Electric, Schenectady. Trong thời gian này, ông bắt đầu viết báo và truyện ngắn. Năm 1951, ông từ chức và dành toàn bộ tâm sức vào văn nghiệp. *** Khi còn bé tôi là thành viên nhỏ tuổi nhất trong gia đình, và đứa trẻ nhỏ tuổi nhất trong bất kỳ gia đình nào cũng luôn thích đùa, vì nói đùa là cách duy nhất để nó có thể tham gia câu chuyện của người lớn. Chị tôi lớn hơn tôi năm tuổi, anh tôi hơn tôi chín tuổi, và cả bố lẫn mẹ tôi đều là những người hoạt ngôn. Vì thế hồi tôi còn nhỏ xíu, mỗi khi ăn tối với cả nhà, tôi luôn khiến mọi người chán chết. Họ không muốn nghe mấy chuyện trẻ con ngốc nghếch đã xảy ra trong ngày với tôi. Họ muốn nói về những thứ thực sự quan trọng xảy ra ở trường phổ thông không thì cũng ở trường đại học hay chốn công sở. Vì vậy cách duy nhất để tôi có thể tham gia một câu chuyện là nói cái gì đó vui vui. Tôi nghĩ mới đầu chắc chỉ do tôi tình cờ thôi, tình cờ chơi chữ trong lời nói khiến cuộc đàm thoại phải ngừng lại, đại loại vậy. Và sau đó tôi nhận ra rằng bông đùa là một cách để xen vào cuộc trò chuyện của người lớn.Tôi lớn lên trong thời kỳ mà hài kịch ở đất nuớc này rất huy hoàng - thời kỳ Đại Suy Thoái. Có rất nhiều diễn viên hài kỳ cựu hàng đầu trên sóng phát thanh. Và dù không chủ định, tôi đã thực sự học hỏi họ. Tôi thường nghe hài kịch ít nhất một tiếng đồng hồ mỗi đêm suốt cả thời trai trẻ và rất quan tâm muốn biết thế nào là chuyện đùa, làm cách nào nó lại gây cười.Khi nói đùa, tôi cố gắng không xúc phạm đến ai. Tôi nghĩ phần lớn những gì mình làm chưa gây phản cảm cho người nào. Tôi nghĩ mình chưa làm nhiều người phải ngượng ngùng hay căng thẳng. Cách nói chuyện gây sốc duy nhất mà tôi sử dụng là thỉnh thoảng dùng một từ dung tục. Có vài thứ chẳng thể gây cười. Chẳng hạn, tôi không thể tưởng tượng ra nổi một cuốn sách hay một vở kịch trào phúng nào nói về trại tập trung Auschwitz. Tôi cũng chẳng thể nào đùa giỡn về cái chết của John F. Kennedy hay Martin Luther King. Ngoài những thứ đó ra, chưa có đề tài nào mà tôi lại tránh né hay không thể tận dụng. Những thảm họa lớn cũng hài hước chết đi được, như Voltaire đã từng chứng minh. Các bạn biết đó, vụ động đất ở Lisbon thật buồn cười[1].Tôi đã chứng kiến Dresden bị tàn phá. Tôi đã thấy cái thành phố đó trước khi trốn vào hầm tránh bom và thấy lại nó sau khi ra khỏi hầm, và dĩ nhiên tiếng cười là một phản ứng. Có Chúa chứng giám, ấy là linh hồn tìm kiếm chút khuây khỏa.Bất cứ đề tài nào cũng có thể gây cười, và tôi cho rằng có một loại tiếng cười rất kinh hãi - tiếng cười của những nạn nhân ở trại Auschwitz.Tiếng cười là một phản ứng gần như bản năng của cơ thể trước nỗi sợ hãi. Freud[2] nói tiếng cười là một trong những phản ứng trước sự thất vọng. Ông nói một con chó khi không thể ra khỏi cổng sẽ cào cửa và bắt đầu đào bới rồi có những động tác vô nghĩa, có lẽ là gầm gừ hay làm gì đó, để đối phó với sự thất vọng hay ngạc nhiên hay sợ hãi.Và rất nhiều tiếng cười phát sinh từ nỗi sợ. Mấy năm trước tôi tham gia thực hiện một chương trình truyền hình hài dài tập. Chúng tôi cố gắng cùng tạo nên một chương trình theo nguyên tắc cơ bản: luôn đề cập tới cái chết trong mỗi tập. Yếu tố này làm cho tiếng cười trở nên sâu sắc hơn mà khán giả không nhận ra được cách thức chúng tôi tạo ra những tiếng cười thắt ruột.Có một loại tiếng cười hời hợt. Bob Hope chẳng hạn, ông không hẳn là nhà hài hước. Ông là diễn viên hài với thiên tư rất mỏng, chưa bao giờ đề cập đến bất cứ vấn đề gì nhức nhối. Trước đây tôi thường cười ngặt nghẽo khi xem Laurel và Hardy[3] diễn xuất. Có một sự bi ai thê lương phảng phất đâu đó trong cách diễn của họ. Những con người ấy quá hiền lành để có thể tồn tại trong thế giới này và luôn đứng trước nguy cơ rất lớn. Họ có thể dễ dàng bị thủ tiêu. *** Ngay cả những chuyện đùa đơn giản nhất cũng dựa trên những cái giật mình sợ hãi khe khẽ, chẳng hạn như câu hỏi, “Cái thứ màu trăng trắng trong phân chim là gì?” Người nghe, như thể bị gọi trả bài trong trường, ngập ngừng trong giây lát vì sợ sẽ nói ra điều gì đó ngu ngốc. Khi nghe được câu trả lời, “Cũng là phân chim thôi!”, họ xua tan nỗi sợ bản năng bằng tiếng cười. Dù sao thì họ cũng chưa từng bị làm vật thí nghiệm bao giờ mà.“Tại sao lính cứu hỏa lại mặc dây đeo quần màu đỏ?” Và “Tại sao người ta lại chôn George Washington trên sườn đồi?” Vân vân và vân vân.Lẽ đương nhiên, còn có những chuyện đùa không cười nổi, cái mà Freud gọi là “hài hước giá treo cổ”[4]. Có những tình huống thật ngoài đời vô vọng đến nỗi không bao giờ người ta có thể thấy khuây khỏa.Khi chúng tôi bị dội bom ở Dresden, ngồi trong hầm trú, hai tay ôm đầu đề phòng trần hầm sụp xuống, chúng tôi nghe một anh chiến sĩ nói như thể mình là nữ công tước trong lâu đài vào một đêm mưa lạnh lẽo, “Ta tự hỏi những người dân nghèo đang làm gì tối nay.” Chẳng ai cười, nhưng chúng tôi ai cũng vẫn mừng là anh đã nói câu ấy. Ít ra thì chúng tôi vẫn còn sống! Anh đã chứng minh được điều đó.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Người Không Quê Hương PDF của tác giả Kurt Vonnegut nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Namaskar! Xin Chào Ấn Độ (Hồ Anh Thái)
Namaskar! Xin chào Ấn Độ của Hồ Anh Thái được xuất bản lần đầu vào năm 2008, nay được NXB Trẻ tái bản lại cùng lúc với cuốn Salam! Chào Ba Tư - một sáng tác mới của tác giả, làm thành một bộ 2 cuốn về hai nền văn hóa lâu đời của thế giới.Namaska! Xin chào Ấn Độ phác họa đất nước Ấn Độ khái quát từ chiều dài lịch sử đến bề rộng, chiều sâu về văn hóa, tôn giáo,… được trình bày theo lối nghĩ khoa học, sắc bén của một nhà ngoại giao, tiến sĩ văn hóa Phương Đông qua lối viết mềm mại của nhà văn Hồ Anh Thái. Được đánh giá là một cuốn sách độc đáo có ích dành cho những ai lần đầu tiên đến Ấn Độ, hoặc muốn khám phá đất nước - văn hóa - con người Ấn Độ, vì đọc Namaska! Xin chào Ấn Độ có thể tìm thấy ngay những điều cần quan tâm: Lịch sử hay Kinh sách; Tôn giáo hay Văn hóa hay Văn chương… Những khái niệm về Ấn Độ đã được tóm lược một cách súc tích, ngắn gọn nhưng sáng rõ ở mức dễ tiếp nhận nhất, được trình bày theo quan niệm của đạo Hindu: Tư tưởng, sản phẩm văn hóa, biểu tượng ký hiệu, phong tục tập quán… Cuốn sách hấp dẫn hơn một cuốn nhập môn là bởi giọng văn Hồ Anh Thái. Anh sử dụng nhiều thể loại cho từng phần: du ký dành cho các miền văn hóa, tản văn khi viết về tính cách Ấn, khảo cứu, tiểu luận khi đề cập tôn giáo,lịch sử, phong tục tập quán. Sách còn đẹp vì còn có nhiều minh họa - là những bức tranh thần thánh Hindu theo phong cách tranh thờ dân gian hoặc tranh tượng hiện đại, và hình các biểu trưng. *** Vốn có một sự đam mê cuồng nhiệt với Ấn Độ nên chỉ cần có quyển sách nào viết về Ấn là tôi sẽ lôi về đọc thử, có lẽ đó cũng như là một sự thương nhớ Ấn, đọc để soi mình trong đó, để tìm thấy những điểm chung rồi “à, mình biết” hoặc để tìm thấy những điều mình không biết rồi bứt rứt và lên kế hoạch cho những lần đến Ấn Độ sau đó. Tìm mua: Namaskar! Xin Chào Ấn Độ TiKi Lazada Shopee “Namaskar!” cũng vậy. Hồ Anh Thái là một cái tên lạ lẫm nhưng đọc phần tiểu sử thấy ông đã từng có những năm tháng sống và làm việc ở Ấn Độ nên cũng háo hức mượn Yến về đọc thử. Cảm nhận đầu tiên à, sách dày, giấy nhẹ được bọc rất cẩn thận, khổ cầm vừa tay, các phần tiêu đề khá promising và tràn cảm xúc cũng như suy nghĩ của người Viết. Khởi đầu cũng không tệ. Đọc thử xem sao. Đọc hết quyển rồi đóng sách lại, ấn tượng duy nhất của mình về quyển sách là một mớ kiến thức chen lẫn với những cảm xúc của người viết, một cách lộn xộn. Để rồi đọc xong vẫn không hình dung được Ấn Độ, vẫn thấy những mơ hồ chen lấn, tựa như dòng suy nghĩ của người viết cũng lộn xộn. Theo từ điển định nghĩa “khảo luận” là dạng “nghiên cứu và bàn luận sâu một vấn đề gì, thường là dưới dạng luận, dạng một cuốn sách” Vây mà những kiến thức được trình bài trong này lại không sâu, đọc và có cảm giác như mình đang đọc một mớ kiến thức wiki được tổng hợp lại, những thứ kiến thức bề mặt, chỉ search internet là ra. Những kiến thức không có sự đối chiếu từ nhiều nguồn cũng như sự reflect thông qua những trải nghiệm của bản thân người viết (với dân bản xứ chẳng hạn) để có cái nhìn từ nhiều khía cạnh của vấn đề. Cũng phải thôi, cả một nền văn hóa mà gọi gọn trong mấy trăm trang sách là điều không thể thế nhưng quả thật cách viết một vấn đề theo những thông tin quá bề mặt như vậy thực sự làm mình thấy khó chịu. Là một người đã từng ở Ấn, đã từng đến thăm hàng loạt đền thờ, nhảy múa trong lễ hội với dân địa phương nên những điều tác giả viết về các vị thần ở Ấn thật sự khiến mình thất vọng khi nó cứ đều đều và thậm chí còn chẳng giống những câu chuyện dân gian mà mình từng được nghe các bạn Ấn kể. Thấy đất nước Ấn Độ của Hồ Anh Thái hiện ra xa lạ. Một phần mình thấy không ổn trong cuốn sách đó là sự ưu ái mà tác giả dành cho ngôi chùa Việt Nam cùng sư chủ trì của ngôi chùa ở đất Phật Ấn Độ. Nếu như trong những phần trước, Hồ Anh Thái chỉ đóng vai trò là người gom nhặt, liệt kê các thông tin thì trong những câu chuyện về ngôi chùa, Hồ Anh Thái đã đóng vai trò như một nhân vật của câu chuyện, và cuốn khảo luận trở nên giống một cuốn du ký hơn khi Hồ Anh Thái kể lại những câu chuyện của mình, những mẩu đối thoại, suy nghĩ mang tính cảm xúc hơn là suy luận, phân tích. Nhưng một lần nữa, mình không thấy Ấn Độ của mình trong những câu chuyện này, câu chuyện vậy là cứ trôi tuột. Hơn nữa, mình đọc vì Ấn Độ, để xem con người Ấn Độ, văn hóa Ấn Độ được thể hiện trong từng bữa ăn, nhịp thở, từng cử chỉ hàng ngày. Hoàn toàn không phải để đọc về văn hóa Phât giáo Việt đã được mang vào Ấn như thế nào và phát triển ra sao. Hồ Anh Thái chỉ là không cho người đọc cái quyền lựa chọn ấy. Cứ thê, câu chuyện về ngôi chùa và vị sư chủ trì kéo dài, kéo dài. Cuối cùng là nói về kết cấu cuốn sách. Mỗi phần của cuốn sách được phân ra theo tiêu đề của các chủ đề sẽ được nói đến trong cuốn sách. Chủ đề hay nhưng sắp xếp loạn, không theo một logic nào hết khiến người đọc không tạo được dòng suy nghĩ, không xâu chuỗi được sự việc. Cuốn sách cứ dài thượt mà sau này tìm lai mục phần có thông tin quan trọng chắc là điều bất khả thi lắm. Mình suggest cuốn sách này cho ai nhỉ? Cho những bạn mới biết ít về Ấn Độ hoặc đang thu thập thông tin chuẩn bị cho cuộc dạo chơi ở vùng đất này nhé. Còn với những bạn yêu Ấn, hiểu Ấn, đã từng ở Ấn thì có lẽ cuốn sách là một sự thừa thãi mà bạn chưa chắc đã nhất tiết phải đọc. Cứ giữ Ấn Độ của bạn trong tim thôi/Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Namaskar! Xin Chào Ấn Độ PDF của tác giả Hồ Anh Thái nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.