Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Ái Tình Muôn Mặt 2 Tập - (NXB Lê Cường 1941) - Lê Văn Trương

Tiểu thuyết gia Lê Văn Trương (1906-1964) đã tạo được một "hình tượng“Người hùng” đã được cả một thời chấp nhận và say mê". Nhân vật người hùng của ông "lúc thì là một công tử ăn chơi váng trời, lúc thì là một tay doanh nghiệp đáng ngồi ngang với Bạch Thái Bưởi, lúc thì là một người chồng rất mực, "một người cha" gương mẫu, là đấng trượng phu", nhưng sau cùng, " luôn luôn là tình lang lý tưởng, phàm giai nhân nào cũng mơ ước". Chất người hùng trong nhân vật của Lê Văn Trương "không chỉ để oanh liệt trong những tình huống hiểm nghèo mà còn cao thượng, quân tử trong các quan hệ tình cảm, đặc biệt là trong tình yêu".

Ái Tình Muôn Mặt 2 Tập

NXB Lê Cường 1941

Lê Văn Trương

File PDF-SCAN

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Giai Nhân Di Mặc Sự Tích Và Thơ Từ Xuân Hương Quyển 1,2 (NXB Đông Kinh 1926) - Nguyễn Hữu Tiến
Thơ từ của Xuân-Hương truyền lại cũng nhiều, xem ra nhời nhẽ tài tình, tưởng cũng là một giọng thơ xuất-tính tự nhiên; mà đáng là một bậc tài-nữ ở trong đám thi-xã. Nhưng có khi chỉ nghe đọc câu thơ, mà không hiểu hết sự-tích, thì thơ-từ cũng nhảm nhí; có khi nghe nói truyện sự-tích, mà không thuộc hết bài thơ, thì sự-tích cũng mập-mờ. Thậm chí tam sao thất bản, cũng có bài thì thiếu, cũng có câu thì sai, sự-tích đã mập mờ, nên văn thơ lại càng lẫn lộn, lắm người lại cho là giọng thơ đĩ thõa, thế chẳng an mất tiếng người tài-nữ lắm ru! Nay tôi lục xem các di-cảo, mà xét thấy thơ từ và sự-tích của Xuân-Hương khi trước, phong tình cổ-lục còn truyền sử xanh. Vậy mới diễn ra truyện này, chia làm 8 đoạn, gọi là: Giai-nhân di mặc. để ai xem cũng được hiểu sự-tích, thì lại càng rõ ý thơ hay; trước là làm một truyện kỉ-niệm người tài-nữ nước Nam mình; sau là ghi chép lấy những bài văn thơ hay, để cho biết lối văn-chương nôm nước mình, cũng lắm điệu tài tình xuất sáo.Giai Nhân Di Mặc Sự Tích Và Thơ Từ Xuân Hương Quyển 1 + 2NXB Đông Kinh 1926Nguyễn Hữu Tiến86 TrangFile PDF-SCAN
Hoa Xưa Ong Cũ - Trịnh Như Tấu (NXB Ngô Tử Hạ 1936)
Tôi được cái hân hạnh xem trước vở kịch "Hoa Xưa Ong Cũ" của ông NHẬT NHAM đưa nhờ duyệt chính. Xem đi xem lại, tôi rất lấy làm cảm phục! Lời văn chôi chẩy, ý tứ cao xa, cảnh trí xếp đặt rất chỉnh hạ và nhất là mục đích trong vở kịch đáng nên chú ý! Mục đích cảnh tỉnh người đời, làm cha, làm mẹ, trái duyên, khôn ép, khiến cho con trẻ giảm phần hạnh phúc, vui thú gia đình, là cái công tệ ở Tầu di truyền sang nước ta đã mấy nghìn năm nay, vậy. (Nguyễn Thiện Chính) Hoa Xưa Ong CũNXB Ngô Tử Hạ 1936Trịnh Như Tấu62 TrangFile PDF-SCAN
Hoa Vông Vang - Đỗ Tốn (NXB Đời Nay 1969)
Ngày ấy Đỗ là một chàng trai mười tám, lòng đang tưng bừng mới nở, trông ai cũng đẹp. Suốt ngày vui cười, sẵn sàng yêu đương, chàng thấy tương lai toàn mầu rực rỡ. Đang đầy tin tưởng, một hôm chàng gặp Phượng Trinh, một nữ học sinh tóc còn cặp sau gáy. Tuy không biết nàng bao nhiêu tuổi nhưng Đỗ cứ cho là mười sáu; và chàng nhủ thầm: "Chỉ mười sáu mới có thể có được đôi mắt sáng thế". Hoa Vông VangNXB Đời Nay 1969Đỗ Tốn178 TrangFile DPF-SCAN
Khi Chiếc Yếm Rơi Xuống - Trương Tửu (NXB Minh Phương 1940)
Ông Lê Ta tức Nguyễn Thứ Lễ tức Thế Lữ, thi sĩ đáng kính của phong trào thơ Mới, vào những năm 1938, 1939 đã đăng trên báo Ngày nay – cơ quan của Tự Lực văn đoàn mà ông là thành viên, vài mẩu tin “văn…vắn” rất thú vị. Bằng cái giọng tưng tửng, châm biếm nhẹ nhàng, Lê Ta nêu đích danh một số hiện tượng phổ biến trong làng văn chương sách vở thời đó mà ông đặt câu hỏi là “dấu hiệu của thời đại đó chăng ?” Hiện tượng đầu tiên là việc các nhà văn thi nhau đặt tên sách “phải thực kêu” nhằm hút mắt độc giả. Lê Ta dẫn ra một vài ví dụ: – Người đàn bà trần truồng – Bão táp trong chiếc quần đùi – Mốt áo pardessus – Sự thổn thức của quả tim non – Đùa với ái tình – Khi chiếc yếm rơi xuống. Nhìn qua thì thấy, thời đó, xu hướng đặt tên sách cũng đánh mạnh vào thói háo sexy lắm thay! Xã hội An Nam hẳn đang trải qua cơn bão Âu hóa, thời trang và tình ái là những thiết chế bị/được cái mới nâng lên thành sản phẩm thời thượng, phù hợp với tâm thế của “con nhà tân thời” vui vẻ trẻ trung đang trên đà thắng lợi. Sức hấp dẫn của văn chương, vì vậy, không thể tránh khỏi chuyện yêu đương, áo quần, thể thao… và đặc biệt là cái nhìn mới/khác về cơ thể người nữ. Không phải ngẫu nhiên mà các tác phẩm văn chương thời đó, kể cả xu hướng “tả chân tiểu thuyết” hay “ái tình tiểu thuyết”, đều hướng đến việc xây dựng câu chuyện liên quan đến người nữ với các mã số quen thuộc: vẻ đẹp cơ thể, tình yêu, tình dục, cuộc đấu tranh giữa đức hạnh nề nếp cũ và tinh thần giải phóng tự do… Nếu Lê Ta công bằng hơn thì cũng có thể nêu ra một vài cái tên như Đời mưa gió, Hồn bướm mơ tiên, Gánh hàng hoa của TLVĐ… “kêu” chẳng kém gì Kĩ nghệ lấy Tây hay Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng mà ông khéo léo nhắc tới.Khi Chiếc Yếm Rơi XuốngNXB Minh Phương 1940Trương Tửu54 TrangFile PDF-SCAN