Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Giải Quyết Vấn Đề Và Ra Quyết Định - Tập 3 (Phan Dũng)

Quyển một “Giới thiệu: Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới” đã giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về Sáng tạo học và Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (PPLSTVĐM).

Quyển hai “Thế giới bên trong con người sáng tạo” và quyển ba “Tư duy lôgích, biện chứng và hệ thống” có mục đích trình bày các kiến thức, được rút ra một cách chọn lọc từ những khoa học có đối tượng nghiên cứu là tư duy, hoặc liên quan, hỗ trợ hoạt động tư duy. Các kiến thức này đóng vai trò các kiến thức cơ sở của PPLSTVĐM, theo nghĩa, chúng giúp bạn đọc hiểu cơ sở khoa học của PPLSTVĐM và sử dụng các công cụ có trong PPLSTVĐM (sẽ trình bày từ quyển bốn trở đi) một cách chủ động với hiệu quả cao.

Như bạn đọc đã biết, quyển hai dành nói về tâm lý học, lý thuyết thông tin, điều khiển học, nhằm giúp bạn đọc biết, hiểu và sử dụng những hiện tượng phong phú thuộc thế giới bên trong của mình tốt hơn. Từ đó, bạn đọc có thể thấy rằng, cần có những nỗ lực cá nhân hướng đến phát triển khả năng điều khiển thế giới bên trong cũng như các hành động của chính mình, đáp ứng nhu cầu phát triển các nhân cách sáng tạo.

Quyển ba này trình bày các kiến thức lấy từ lôgích học hình thức, phép biện chứng duy vật và khoa học hệ thống. Theo chủ quan của người viết, cùng với quyển hai, đây là những kiến thức cần thiết nhất và phục vụ tốt nhất trong tư cách là các kiến thức cơ sở của PPLSTVĐM.

Giống như trong quyển hai, những gì trình bày trong quyển ba này là kết quả người viết được học, tự học, nghiên cứu và sử dụng chúng. Bạn đọc nên xem những gì viết ở đây chỉ là tối thiểu, mang tính chủ quan, do vậy, cần tự suy xét, đánh giá và tìm hiểu sâu, rộng thêm các kiến thức liên quan thông qua những nguồn khác. Tìm mua: Giải Quyết Vấn Đề Và Ra Quyết Định - Tập 3 TiKi Lazada Shopee

***

Dự kiến, bộ sách “Sáng tạo và đổi mới” sẽ gồm những quyển sách trình bày từ đơn giản đến phức tạp, từ những kiến thức cơ sở đến những kiến thức ứng dụng của PPLSTVĐM với các tên sách sau:

1. Giới thiệu: Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới.

2. Thế giới bên trong con người sáng tạo.

3. Tư duy lôgích, biện chứng và hệ thống.

4. Các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản (1).

5. Các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản (2).

6. Các phương pháp sáng tạo.

7. Các quy luật phát triển hệ thống.

8. Hệ thống các chuẩn dùng để giải các bài toán sáng chế.

9. Algôrit (Algorithm) giải các bài toán sáng chế (ARIZ).

10. Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới: Những điều muốn nói thêm.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, xã hội loài người trong quá trình phát triển trải qua bốn thời đại hay nền văn minh (làn sóng phát triển): Nông nghiệp, công nghiệp, thông tin và tri thức. Nền văn minh nông nghiệp chấm dứt thời kỳ săn bắn, hái lượm, du cư bằng việc định cư, trồng trọt và chăn nuôi, sử dụng các công cụ lao động còn thủ công. Nền văn minh công nghiệp cho thấy, mọi người lao động bằng các máy móc hoạt động bằng năng lượng ngoài cơ bắp, giúp tăng sức mạnh và nối dài đôi tay của con người. Ở thời đại thông tin, máy tính, các mạng lưới thông tin giúp tăng sức mạnh, nối dài các bộ phận thu, phát thông tin trên cơ thể người như các giác quan, tiếng nói, chữ viết... và một số hoạt động lôgích của bộ não. Nhờ công nghệ thông tin, thông tin trở nên truyền, biến đổi nhanh, nhiều, lưu trữ gọn, truy cập dễ dàng. Tuy nhiên, trừ loại thông tin có ích lợi thấy ngay đối với người nhận tin, các loại thông tin khác vẫn phải cần bộ não của người nhận tin xử lý, biến đổi để trở thành thông tin có ý nghĩa và ích lợi (tri thức) cho người có thông tin. Nếu người có thông tin không làm được điều này trong thời đại bùng nổ thông tin thì có thể trở thành bội thực thông tin nhưng đói tri thức, thậm chí ngộ độc vì nhiễu thông tin và chết đuối trong đại dương thông tin mà không khai thác được gì từ đại dương giàu có đó. Thời đại tri thức mà thực chất là thời đại sáng tạo và đổi mới, ở đó đông đảo quần chúng sử dụng PPLSTVĐM được dạy và học đại trà để biến thông tin thành tri thức với các ích lợi toàn diện, không chỉ riêng về mặt kinh tế. Nói cách khác, PPLSTVĐM là hệ thống các công cụ dùng để biến đổi thông tin thành tri thức, tri thức đã biết thành tri thức mới.

Rất tiếc, ở nước ta hiện nay chưa chính thức đào tạo các cán bộ giảng dạy, nghiên cứu Sáng tạo học và PPLSTVĐM với các bằng cấp tương ứng: Cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ như một số nước tiên tiến trên thế giới. Người viết tin rằng sớm hay muộn, những người có trách nhiệm quyết định sẽ phải để tâm đến vấn đề này và “sớm” chắc chắn tốt hơn “muộn”. Hy vọng rằng, PPLSTVĐM nói riêng, Sáng tạo học nói chung sẽ có chỗ đứng xứng đáng, trước hết, trong chương trình giáo dục và đào tạo của nước ta trong tương lai không xa.

***

Vào thế kỷ 17, 18, cơ học cổ điển của Galileo, Newton... đạt được nhiều thành tựu lớn cả trong nhận thức thế giới lẫn giải quyết các bài toán thực tiễn đề ra, tạo nên sự phát triển xã hội mạnh mẽ. Có lẽ vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu khái quát hóa các luận điểm cơ học cổ điển thành thế giới quan (chủ nghĩa) cơ giới: Giải thích sự phát triển của tự nhiên và xã hội bằng các quy luật của hình thức cơ học vận động vật chất. Những quy luật đó được xem là phổ biến và đúng cho tất cả các hình thức vận động vật chất. Theo nghĩa rộng, chủ nghĩa cơ giới là sự đánh đồng một cách trừu tượng hình thức vận động vật chất bậc cao với hình thức vận động vật chất bậc thấp: Ví dụ, hình thức xã hội với sinh học; sinh học với hóa học hoặc/và vật lý... cho đến cơ học.

Tuy có những hạn chế, thế giới quan cơ giới là sự tiến bộ vào thời kỳ đó và đóng vai trò tích cực trong việc phát triển khoa học, triết học. Các kiến thức cơ học giúp người ta hiểu, giải thích được nhiều hiện tượng tự nhiên, thoát khỏi các quan điểm thần bí, tôn giáo giáo điều.

Việc dùng các quy luật cơ học ra ngoài phạm vi áp dụng của chúng (xem mục nhỏ 6.5.4. Tính ì tâm lý do ngoại suy ra ngoài phạm vi áp dụng của quyển hai) và tuyệt đối hóa chúng tạo nên bức tranh cơ giới về thế giới: Toàn bộ vũ trụ (từ nguyên tử đến các hành tinh) là hệ cơ học khép kín, bao gồm những yếu tố không thay đổi mà sự vận động của chúng tuân theo các quy luật của cơ học cổ điển. Tư duy tương ứng với mức phát triển nói trên của khoa học chính là tư duy siêu hình.

Sự phát triển tiếp theo của khoa học cho thấy, các cố gắng dựa trên các quy luật cơ học cổ điển để giải thích các hiện tượng điện-từ, hóa học, sinh học, đặc biệt, các hiện tượng xã hội đã hoàn toàn thất bại. Các thành tựu khoa học tự nhiên, xã hội của thế kỷ 19, 20 đã phá vỡ bức tranh cơ giới về thế giới, cũng như cách tư duy siêu hình.

Thay thế cho cách tiếp cận cơ giới (Mechanistic Approach), được dùng phổ biến từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, là cách tiếp cận hệ thống (Systems Approach). Từ giữa thế kỷ 20, cách tiếp cận hệ thống được dùng rộng rãi trong nghiên cứu các đối tượng phát triển phức tạp như các hệ thống sinh học tự tổ chức, tâm lý, xã hội, các hệ kỹ thuật lớn, hệ thống “người và máy móc”...

Cách tiếp cận hệ thống có các nhiệm vụ: 1) Nghiên cứu các phương tiện mô tả, biểu diễn các đối tượng được nghiên cứu hoặc được thiết kế chế tạo như là các hệ thống; 2) Xây dựng các mô hình khái quát hệ thống, các mô hình về các loại hệ thống và các tính chất của hệ thống; 3) Nghiên cứu cấu trúc của các lý thuyết về hệ thống cùng các quan điểm, phương pháp hệ thống; 4) Là cơ sở lý thuyết và phương pháp luận của phân tích hệ thống.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Giải Quyết Vấn Đề Và Ra Quyết Định - Tập 3 PDF của tác giả Phan Dũng nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Tâm Lý Học Hài Hước (Richard Wiseman)
Lời giới thiệu Khoa học về những điều dị thường là gì, tại sao nó quan trọng, và những nghiên cứu bí mật về việc pha trà, sức mạnh của lời cầu nguyện, tính cách của trái cây, và sự khởi đầu của làn sóng người Mexico. Từ rất lâu, tôi đã bị sự dị thường trong hành vi của con người mê hoặc. Khi còn là sinh viên ngành tâm lý học, tôi từng ngồi hàng giờ ở nhà ga London’s King’s Cross để quan sát mọi người chờ gặp bạn đời của họ xuống tàu. Khoảnh khắc họ ôm ghì lấy nhau, tôi tiến đến, bấm đồng hồ bấm giờ được giấu trong túi áo khoác, và hỏi họ, “Xin lỗi, bạn có phiền không nếu tham gia vào một thí nghiệm tâm lý học? Bao nhiêu giây trôi qua kể từ khi tôi nói từ “Xin lỗi…?”. Kết quả tôi nhận được đã tiết lộ rằng mọi người đa phần đánh giá sai về quãng thời gian khi họ đang yêu, hoặc, như Einstein từng nói: “Ngồi bên một người phụ nữ đẹp thì một giờ chỉ như một phút, còn ngồi trên đống than nóng trong một phút thì tựa như cả một giờ - đó là tính tương đối.” Tôi rất quan tâm đến những khía cạnh bất thường của tâm lý học. Tôi không phải là học giả đầu tiên bị cách tiếp cận nghiên cứu hành vi này thu hút. Mỗi thế hệ các nhà khoa học lại có một vài nhà nghiên cứu tập trung vào những điều kỳ lạ và bất thường. Tìm mua: Tâm Lý Học Hài Hước TiKi Lazada Shopee Nhà khoa học thời Nữ hoàng Victoria, Francis Galton, có thể được xem là cha đẻ của cách tiếp cận này và ông đã dành gần trọn cuộc đời để nghiên cứu về việc những chủ đề kỳ lạ. Ông đã quyết định một cách khách quan về việc những bài giảng của các đồng nghiệp có tẻ nhạt không bằng cách bí mật đo mức độ bồn chồn của người nghe. Ông cũng tạo ra “Bản đồ Sắc đẹp” của nước Anh bằng cách đi dọc các con phố lớn với một chiếc máy đo trong túi, và bí mật ghi lại xem liệu những người đi qua ông có vẻ ngoài đẹp, bình thường hay xấu (London được xếp loại đẹp nhất, còn Aberdeen là xấu nhất). Nghiên cứu của Galton về tác dụng của những lời cầu nguyện còn gây nhiều tranh cãi nhiều hơn. Ông đưa ra một giả thuyết rằng nếu một lời cầu nguyện thực sự có tác dụng, thì những tu sĩ - những người rõ ràng là cầu nguyện lâu hơn và thường xuyên hơn mọi người - hẳn sẽ sống lâu hơn những người khác. Nhưng những phân tích sâu rộng của ông về hàng trăm tiểu sử đã cho thấy các tu sĩ có xu hướng chết trước các luật sư và bác sĩ, vì vậy Galton đã nghi ngờ sức mạnh của lời cầu nguyện. Thậm chí việc pha trà cũng thu hút sự chú ý của ông khi ông dành nhiều tháng để tìm ra kỹ thuật pha trà tuyệt hảo. Việc tạo ra được một nhiệt kế đặc biệt cho phép ông luôn kiểm soát được nhiệt độ của nước trong tách trà, sau khi kiểm tra khắt khe, Galton kết luận: … Trà nở đều, vị bốc đủ, không bị đắng hay nhạt khi nước trong ấm trà duy trì ở nhiệt độ 82 đến 87 độ C, ngập lá trà trong tám phút. Hài lòng với nghiên cứu, Galton tự hào tuyên bố, “Không hề có bí ẩn nào trong việc pha trà cả.” Nhìn bề ngoài, những nghiên cứu của Galton về sự tẻ nhạt, sắc đẹp, lời cầu nguyện và pha trà có vẻ như chỉ là những thứ tầm phào nhưng thực chất chúng đều là những ví dụ tuyệt vời và đầu tiên của phương pháp nghiên cứu hành vi con người mà tôi đã gán cho cái tên: “khoa học nghiên cứu về những điều dị thường”. Nói một cách đơn giản, khoa học nghiên cứu về những điều dị thường sử dụng các phương pháp khoa học để nghiên cứu những khía cạnh kì lạ của cuộc sống thường ngày. Trong ngành tâm lý học, phương pháp này đã được một nhóm nhỏ các nhà nghiên cứu sử dụng từ hơn 100 năm trước, nhưng nó chưa bao giờ được các ngành khoa học xã hội chính thức công nhận. Những nhà nghiên cứu này đã tiếp bước Galton và quyết tâm khám phá những vấn đề mà các nhà khoa học dòng chính thống còn e dè. Các nhà khoa học đã: Thử nghiệm xem cần bao nhiêu người để bắt đầu một sóng người Mexico (1) trong một sân vận động. Lập biểu đồ những giới hạn trên của bộ nhớ hình ảnh trực quan bằng cách để mọi người cố gắng nhớ chính xác 10.000 bức ảnh. Xác định những đặc trưng tính cách của trái cây (chanh được xem là khó ưa, hành là ngớ ngẩn, và nấm là những kẻ bon chen). Bí mật đếm số người đội mũ lưỡi trai quay mũ sang phải hoặc đội ngược đằng sau ra đằng trước. Đứng ngoài siêu thị với một hộp từ thiện để xem những kiểu đề nghị ủng hộ khác nhau tác động đến số tiền được ủng hộ như thế nào (câu nói đơn giản “xin hãy giúp dù chỉ một xu” gần như làm tăng gấp đôi số tiền ủng hộ). Khám phá ra rằng kích thước bức vẽ ông già Noel của trẻ em to hơn khi đến gần ngày Giáng sinh, và nhỏ dần vào tháng Một. Hơn 20 năm qua, tôi đã tiến hành những nghiên cứu kỳ lạ tương tự về hành vi của con người. Tôi đã nghiên cứu những dấu hiệu tiết lộ một người nói dối, tôi đã khám phá xem tính cách con người được hình thành bởi tháng sinh như thế nào, tôi đã vén bức màn khoa học bí mật đằng sau việc hẹn hò tốc độ và quảng bá hình ảnh cá nhân, và nghiên cứu xem óc hài hước của một người tiết lộ điều gì về những hoạt động nội tâm của họ. Công trình nghiên cứu này bao gồm cả việc bí mật theo dõi mọi người khi họ đi làm hàng ngày, tiến hành những nghiên cứu đặc biệt ở các triển lãm nghệ thuật và các buổi hòa nhạc, và thậm chí là ở cả những lễ cầu hồn được dàn dựng ở những tòa nhà được cho là bị ma ám. Những nghiên cứu này thu hút hàng nghìn người trên thế giới tham gia. Cuốn sách này trình bày chi tiết về những cuộc mạo hiểm và thí nghiệm của tôi, đồng thời bày tỏ lòng tôn kính với nghiên cứu đặc biệt được một nhóm nhỏ các nhà nghiên cứu tận tâm tiến hành, những người đã giữ cho lá cờ dị thường luôn tung bay suốt hơn một thế kỷ qua. Mỗi chương hé lộ một mảng tâm lý học bí mật nằm dưới những khía cạnh khác nhau trong cuộc sống của chúng ta, từ sự lừa dối cho đến việc ra quyết định, từ tính ích kỉ cho đến sự mê tín. Trong quá trình này, chúng ta sẽ bắt gặp một vài mảnh ghép ưa thích về sự kỳ lạ nhưng hấp dẫn. Những thí nghiệm bao gồm, chẳng hạn như việc đột ngột dừng xe tại cột đèn giao thông và đo âm lượng còi xe sau đó; nghiên cứu tại sao lại có tỷ lệ không cân đối của những nhà sinh học biển được gọi là Bác sĩ Cá (Doctor Fish); bí mật phân tích những kiểu người lấy hơn 10 mặt hàng thông qua đường gửi chuyển phát nhanh ở siêu thị; đề nghị mọi người chém đầu chuột sống bằng dao làm bếp; khám phá xem liệu tỷ lệ tự tử có liên quan đến lượng nhạc đồng quê được phát trên đài quốc gia không; và chứng minh vượt xa tất cả những nghi ngờ có cơ sở rằng thứ Sáu ngày 13 là không tốt cho sức khỏe của bạn. Phần chính của nghiên cứu mà bạn sẽ đọc trong cuốn sách này, cho đến giờ, vẫn bị các tạp chí nghiên cứu che giấu. Đây là công trình khoa học quan trọng, và nó mang những hàm ý quan trọng đối với cách sống và cấu trúc xã hội của chúng ta. Tuy nhiên, không giống như phần lớn nghiên cứu tâm lý học, những nghiên cứu này có điều gì đó kỳ lạ. Một vài nghiên cứu sử dụng các phương pháp thông thường để nghiên cứu về những chủ đề lạ thường. Trong khi những nghiên cứu khác sử dụng những phương pháp lạ thường để nghiên cứu những chủ đề phổ biến. Tất cả những nghiên cứu đó là kết quả của các nhà khoa học nghiên cứu hành vi kỳ lạ. Hãy để khoa học nghiên cứu về những điều dị thường bắt đầu.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tâm Lý Học Hài Hước PDF của tác giả Richard Wiseman nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tâm Lý Học Hài Hước (Richard Wiseman)
Lời giới thiệu Khoa học về những điều dị thường là gì, tại sao nó quan trọng, và những nghiên cứu bí mật về việc pha trà, sức mạnh của lời cầu nguyện, tính cách của trái cây, và sự khởi đầu của làn sóng người Mexico. Từ rất lâu, tôi đã bị sự dị thường trong hành vi của con người mê hoặc. Khi còn là sinh viên ngành tâm lý học, tôi từng ngồi hàng giờ ở nhà ga London’s King’s Cross để quan sát mọi người chờ gặp bạn đời của họ xuống tàu. Khoảnh khắc họ ôm ghì lấy nhau, tôi tiến đến, bấm đồng hồ bấm giờ được giấu trong túi áo khoác, và hỏi họ, “Xin lỗi, bạn có phiền không nếu tham gia vào một thí nghiệm tâm lý học? Bao nhiêu giây trôi qua kể từ khi tôi nói từ “Xin lỗi…?”. Kết quả tôi nhận được đã tiết lộ rằng mọi người đa phần đánh giá sai về quãng thời gian khi họ đang yêu, hoặc, như Einstein từng nói: “Ngồi bên một người phụ nữ đẹp thì một giờ chỉ như một phút, còn ngồi trên đống than nóng trong một phút thì tựa như cả một giờ - đó là tính tương đối.” Tôi rất quan tâm đến những khía cạnh bất thường của tâm lý học. Tôi không phải là học giả đầu tiên bị cách tiếp cận nghiên cứu hành vi này thu hút. Mỗi thế hệ các nhà khoa học lại có một vài nhà nghiên cứu tập trung vào những điều kỳ lạ và bất thường. Tìm mua: Tâm Lý Học Hài Hước TiKi Lazada Shopee Nhà khoa học thời Nữ hoàng Victoria, Francis Galton, có thể được xem là cha đẻ của cách tiếp cận này và ông đã dành gần trọn cuộc đời để nghiên cứu về việc những chủ đề kỳ lạ. Ông đã quyết định một cách khách quan về việc những bài giảng của các đồng nghiệp có tẻ nhạt không bằng cách bí mật đo mức độ bồn chồn của người nghe. Ông cũng tạo ra “Bản đồ Sắc đẹp” của nước Anh bằng cách đi dọc các con phố lớn với một chiếc máy đo trong túi, và bí mật ghi lại xem liệu những người đi qua ông có vẻ ngoài đẹp, bình thường hay xấu (London được xếp loại đẹp nhất, còn Aberdeen là xấu nhất). Nghiên cứu của Galton về tác dụng của những lời cầu nguyện còn gây nhiều tranh cãi nhiều hơn. Ông đưa ra một giả thuyết rằng nếu một lời cầu nguyện thực sự có tác dụng, thì những tu sĩ - những người rõ ràng là cầu nguyện lâu hơn và thường xuyên hơn mọi người - hẳn sẽ sống lâu hơn những người khác. Nhưng những phân tích sâu rộng của ông về hàng trăm tiểu sử đã cho thấy các tu sĩ có xu hướng chết trước các luật sư và bác sĩ, vì vậy Galton đã nghi ngờ sức mạnh của lời cầu nguyện. Thậm chí việc pha trà cũng thu hút sự chú ý của ông khi ông dành nhiều tháng để tìm ra kỹ thuật pha trà tuyệt hảo. Việc tạo ra được một nhiệt kế đặc biệt cho phép ông luôn kiểm soát được nhiệt độ của nước trong tách trà, sau khi kiểm tra khắt khe, Galton kết luận: … Trà nở đều, vị bốc đủ, không bị đắng hay nhạt khi nước trong ấm trà duy trì ở nhiệt độ 82 đến 87 độ C, ngập lá trà trong tám phút. Hài lòng với nghiên cứu, Galton tự hào tuyên bố, “Không hề có bí ẩn nào trong việc pha trà cả.” Nhìn bề ngoài, những nghiên cứu của Galton về sự tẻ nhạt, sắc đẹp, lời cầu nguyện và pha trà có vẻ như chỉ là những thứ tầm phào nhưng thực chất chúng đều là những ví dụ tuyệt vời và đầu tiên của phương pháp nghiên cứu hành vi con người mà tôi đã gán cho cái tên: “khoa học nghiên cứu về những điều dị thường”. Nói một cách đơn giản, khoa học nghiên cứu về những điều dị thường sử dụng các phương pháp khoa học để nghiên cứu những khía cạnh kì lạ của cuộc sống thường ngày. Trong ngành tâm lý học, phương pháp này đã được một nhóm nhỏ các nhà nghiên cứu sử dụng từ hơn 100 năm trước, nhưng nó chưa bao giờ được các ngành khoa học xã hội chính thức công nhận. Những nhà nghiên cứu này đã tiếp bước Galton và quyết tâm khám phá những vấn đề mà các nhà khoa học dòng chính thống còn e dè. Các nhà khoa học đã: Thử nghiệm xem cần bao nhiêu người để bắt đầu một sóng người Mexico (1) trong một sân vận động. Lập biểu đồ những giới hạn trên của bộ nhớ hình ảnh trực quan bằng cách để mọi người cố gắng nhớ chính xác 10.000 bức ảnh. Xác định những đặc trưng tính cách của trái cây (chanh được xem là khó ưa, hành là ngớ ngẩn, và nấm là những kẻ bon chen). Bí mật đếm số người đội mũ lưỡi trai quay mũ sang phải hoặc đội ngược đằng sau ra đằng trước. Đứng ngoài siêu thị với một hộp từ thiện để xem những kiểu đề nghị ủng hộ khác nhau tác động đến số tiền được ủng hộ như thế nào (câu nói đơn giản “xin hãy giúp dù chỉ một xu” gần như làm tăng gấp đôi số tiền ủng hộ). Khám phá ra rằng kích thước bức vẽ ông già Noel của trẻ em to hơn khi đến gần ngày Giáng sinh, và nhỏ dần vào tháng Một. Hơn 20 năm qua, tôi đã tiến hành những nghiên cứu kỳ lạ tương tự về hành vi của con người. Tôi đã nghiên cứu những dấu hiệu tiết lộ một người nói dối, tôi đã khám phá xem tính cách con người được hình thành bởi tháng sinh như thế nào, tôi đã vén bức màn khoa học bí mật đằng sau việc hẹn hò tốc độ và quảng bá hình ảnh cá nhân, và nghiên cứu xem óc hài hước của một người tiết lộ điều gì về những hoạt động nội tâm của họ. Công trình nghiên cứu này bao gồm cả việc bí mật theo dõi mọi người khi họ đi làm hàng ngày, tiến hành những nghiên cứu đặc biệt ở các triển lãm nghệ thuật và các buổi hòa nhạc, và thậm chí là ở cả những lễ cầu hồn được dàn dựng ở những tòa nhà được cho là bị ma ám. Những nghiên cứu này thu hút hàng nghìn người trên thế giới tham gia. Cuốn sách này trình bày chi tiết về những cuộc mạo hiểm và thí nghiệm của tôi, đồng thời bày tỏ lòng tôn kính với nghiên cứu đặc biệt được một nhóm nhỏ các nhà nghiên cứu tận tâm tiến hành, những người đã giữ cho lá cờ dị thường luôn tung bay suốt hơn một thế kỷ qua. Mỗi chương hé lộ một mảng tâm lý học bí mật nằm dưới những khía cạnh khác nhau trong cuộc sống của chúng ta, từ sự lừa dối cho đến việc ra quyết định, từ tính ích kỉ cho đến sự mê tín. Trong quá trình này, chúng ta sẽ bắt gặp một vài mảnh ghép ưa thích về sự kỳ lạ nhưng hấp dẫn. Những thí nghiệm bao gồm, chẳng hạn như việc đột ngột dừng xe tại cột đèn giao thông và đo âm lượng còi xe sau đó; nghiên cứu tại sao lại có tỷ lệ không cân đối của những nhà sinh học biển được gọi là Bác sĩ Cá (Doctor Fish); bí mật phân tích những kiểu người lấy hơn 10 mặt hàng thông qua đường gửi chuyển phát nhanh ở siêu thị; đề nghị mọi người chém đầu chuột sống bằng dao làm bếp; khám phá xem liệu tỷ lệ tự tử có liên quan đến lượng nhạc đồng quê được phát trên đài quốc gia không; và chứng minh vượt xa tất cả những nghi ngờ có cơ sở rằng thứ Sáu ngày 13 là không tốt cho sức khỏe của bạn. Phần chính của nghiên cứu mà bạn sẽ đọc trong cuốn sách này, cho đến giờ, vẫn bị các tạp chí nghiên cứu che giấu. Đây là công trình khoa học quan trọng, và nó mang những hàm ý quan trọng đối với cách sống và cấu trúc xã hội của chúng ta. Tuy nhiên, không giống như phần lớn nghiên cứu tâm lý học, những nghiên cứu này có điều gì đó kỳ lạ. Một vài nghiên cứu sử dụng các phương pháp thông thường để nghiên cứu về những chủ đề lạ thường. Trong khi những nghiên cứu khác sử dụng những phương pháp lạ thường để nghiên cứu những chủ đề phổ biến. Tất cả những nghiên cứu đó là kết quả của các nhà khoa học nghiên cứu hành vi kỳ lạ. Hãy để khoa học nghiên cứu về những điều dị thường bắt đầu.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tâm Lý Học Hài Hước PDF của tác giả Richard Wiseman nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tâm Lý Học Chuyên Sâu: Ý Thức Và Những Tầng Sâu Vô Thức (Lưu Hồng Khanh)
Lời nói đầu Cho lần xuất bản thứ ba (2017) Tập sách Tâm lý học Chuyên sâu in lần thứ ba này là một nghĩa cử của niềm vui và lòng biết ơn của soạn giả đối với quý bạn đọc đã ưu ái đón nhận tập sách này qua hai lần xuất bản trước đây (2005 và 2006). Một bạn đọc từng sinh sống trong một truyền thống văn hóa bảo căn, sau khi tiếp cận được những nội dung của tập sách này, đã thân tình gửi cho tác giả một bức thư diễn tả niềm vui và sự biết ơn, bởi nhờ tập sách này mà đã thấy được con người thật của mình, nhìn ra được nơi mình những năng lực đen tối khuynh đảo, nhưng đồng thời cả những năng lực tích cực đầy tính nhân văn, trung thực và tâm cảm giúp giải phóng bản thân và sáng tạo nhìn về một tương lai chung hòa đồng. Trong lần tái bản này, chúng tôi bổ sung và chỉnh sửa một số từ ngữ, nhưng những phần nội dung lý thuyết và thực hành thì vẫn giữ nguyên như trong dịp xuất bản lần thứ hai. Cũng vì thế, Lời nói đầu trong lần tái bản này có phần “phi chính thống”, bằng cách mở rộng tầm nhìn từ hệ thống tâm lý cá nhân đến hệ thống tâm lý đoàn thể và xã hội, cùng với những niên kỷ song song với niên kỷ 2017 của lần tái bản này. Công việc mở rộng như thế cũng mong ước có được sự cộng tác của quý bạn đọc qua suy nghĩ, kinh nghiệm và góp ý. 2017 quả là một niên kỷ đáng ghi nhớ trong một phần lịch sử xã hội của chúng ta. Chúng tôi xin gợi ý đến chỉ một vài sự kiện ít nhiều có thể phần nào liên quan đến nội dung của tập sách Tâm lý học Chuyên sâu này. Tìm mua: Tâm Lý Học Chuyên Sâu: Ý Thức Và Những Tầng Sâu Vô Thức TiKi Lazada Shopee • Biến cố “thệ phản” (“protestant”: tên gọi đầu tiên của người Tin Lành): Năm 1517, Martin Luther (1483 - 1546), một tu sĩ Công giáo, với 95 luận điểm về ân xá và sám hối, đã phản kháng Giáo hội Công giáo Roma về những điều ông cho là sai lầm trong đức tin và trong đạo đức thực hành. Điểm tích cực cơ bản của Luther là phải trở về với nguồn Kinh thánh, đón nhận Thượng đế như một vị thẩm phán tối cao, nhưng đồng thời cũng là một vị Chúa muôn vàn nhân hậu. Về đạo đức xã hội, Luther còn có một số nhược điểm, như việc ông lên án phong trào giải phóng nông dân hay lên án dân Do Thái đã giết chết Đức Jesus. Nhưng tựu trung, trong một thời đại và một xã hội trung cổ, Martin Luther đã can đảm biểu dương sự phản kháng và nêu cao sự tự do của người tin Chúa. Tinh thần “phản kháng” và sự yêu chuộng “tự do” là những năng lực cơ bản đầu tiên của Tư trào khai minh, của sự Tự xác định chính mình, của sự Thành toàn Tự ngã. Năm 2017, các tôn giáo và các xã hội công dân, cách riêng ở châu Âu, trong đó có cả sự hiện diện của Đức Giáo chủ Franziscus của Giáo hội Công giáo toàn cầu, đã cùng nhau mừng kỷ niệm 500 năm biến cố “thệ phản” (1517 - 2017) của con người vươn lên vóc dạng trưởng thành, trong hân hoan và trong khiêm hạ, trong tự lập tự chủ và trong bao dung đồng cảm với mọi người trong mọi nền văn minh, văn hóa và tôn giáo. • Phong trào sinh viên “phản kháng” thập niên 60 với phát súng mào đầu năm 1967: Phong trào “phản kháng” của giới sinh viên dậy sóng nổi lên trên rất nhiều thành phố và thủ đô trên thế giới: Berlin, Frankfurt, München, Paris, New York, Washington, London, Tokyo, Praha… Phát súng mào đầu xảy ra tại Berlin năm 1967 do viên cảnh sát Karl-Heinz Kurras bắn chết sinh viên Benno Ohnesorg trong một cuộc biểu tình của sinh viên nhân cuộc thăm viếng của vua Reza Pahlawi nước Ba Tư (Persia, Iran) tại Berlin ngày 02-06-1967 và được thành phố đón tiếp vô cùng trọng thị. Reza Pahlawi là một ông vua chuyên chế, độc tài, khét tiếng với chế độ mật vụ Savak và các sắc luật đặc thù tiêu diệt mọi phần tử đối kháng, chủ trương bóp nghẹt trong trứng nước mọi ý kiến và chủ trương khác chiều. Cái chết của sinh viên Ohnesorg và việc viên cảnh sát Kurras bắn chết người không bị hề hấn gì, đó là sự kiện mào đầu cho phong trào phản kháng của sinh viên lập tức tràn khắp cả nước Đức và việc thành lập nhóm đối lập ngoài quốc hội. Các sự kiện, nguyên do và biểu hiện của phong trào sinh viên phản kháng này từ đây được kết hợp, đào sâu, mở rộng: chiến tranh ở Việt Nam gia tăng, cuộc chiến 6 ngày ở Israel khốc liệt, chính sách vũ trang và quân sự hóa với bom nguyên tử ở Đức được đề xướng… Phản kháng lan vào những lĩnh vực văn hóa, giáo dục, xã hội: chống đối các xu hướng chuyên quyền, bảo căn, duy truyền thống, nặng quy ước, ức chế tình dục… Phản kháng cũng đi tìm những mẫu hình xã hội mới, những nhân vật trí thức gương mẫu mới, nhưng ở đây và trong thời kỳ truyền thông thế giới còn hãn hẹp này, phong trào phản kháng cũng đã gặp phải những giới hạn lịch sử của nó… Năm mươi năm sau thời kỳ nổi dậy của phong trào sinh viên phản kháng (1967 - 2017), báo chí và công luận đã rất kiệm lời về sự kiện này. Một độc giả tờ nhật báo Frankfurter Rundschau (13-06-2017) tự đặt câu hỏi: “Cảm xúc sinh động của phong trào phản kháng thập niên 60 trước đây còn để lại gì nơi tôi trong thời kỳ điên dại ngày nay này làm cho tôi còn khả năng chống đối? […] Có lẽ những mẫu gương xưa kia có thể giúp ích gì chăng?”. Tâm lý học Chuyên sâu có đề cập đến những năng lực điều động, tạo hình, khuynh đảo, phối kết, sáng tạo… Có thể chăng tổ chức được những buổi hội luận, với sự đóng góp bằng kinh nghiệm và kiến thức của những người hoạt động xã hội và những người chuyên khoa tâm lý học, để trao đổi thêm về những vấn đề này? • Hai vị tổng thống tân cử đầu năm 2017: Tổng thống Donald Trump (USA) và Tổng thống Emmanuel Macron (Pháp). Chúng tôi nghĩ phần lớn, nếu không phải là tất cả quý độc giả, trong thời gian qua đã nhận định được những năng lực điều động và tạo tác con người, tính tình, nhân cách và chương trình hành động của hai vị tân tổng thổng này. Bên cạnh con người doanh nghiệp tỉ phú đầy cá tính của Tổng thống Trump cho một America First, là Tổng thống Macron, con người nhân văn đầy giao cảm, cùng với những dự án xây dựng lớn cho một Liên hiệp châu Âu, Liên hiệp các nước trên thế giới, trong một môi trường Tự nhiên trong sạch và hòa đồng. Nhiều bài thông tin và nghiên cứu cho biết bối cảnh giáo dục và đào tạo về văn học, chính trị và quản trị quốc gia của Tổng thống Macron. Một số nguồn tin cho biết thêm: Tổng thống Macron còn thừa hưởng được cả một ngành triết học đương đại: Nhiều năm học Triết ở Đại học Paris-Vincennes trong thời gian Paul Ricoeur giảng dạy nơi đây, Macron còn là trợ lý biên tập cho tác phẩm lớn Ký ức, Lịch sử, Bỏ quên (La mémoire, l’histoire, l’oubli) của Ricoeur. Một số bài viết trên các thông tấn gần đây còn mang đề từ: Một triết gia tại điện Élysée?, Emmanuel Macron - Tổng thống triết gia?. Một số cảm hứng triết học chính trị Macron nhận được từ Paul Ricoeur, như: kết nối đạo đức và chính trị, đối thoại và hành động, khống chế tàn bạo và bảo trợ người yếu kém, thực tiễn và viễn tượng, utopie [ảo tưởng, huyền tưởng] không phải là một thoát ly, nhưng là là một chân trời… Có một tác phẩm lớn viết về người thầy triết học Paul Ricoeur giúp ta thấy rõ thêm ảnh hưởng triết học của Paul Ricoeur trên tư tưởng và hành động của Tổng thống Macron: Một nền “Nhân học triết học theo Paul Ricoeur - Từ con người có thể lỗi lầm đến con người năng lực”. Những năng lực điều động, khuynh đảo, phối kết, tác tạo con người như được diễn tả thông qua trường hợp tiêu biểu của hai vị tân Tổng thống Trump và Macron trên đây cũng đã được trình bày trong tập sách Tâm lý học Chuyên sâu này. Tác phẩm Nhân học triết học theo Paul Ricoeur nói trên là do Jean Greisch, một học trò, một người bạn, một đồng nghiệp giáo sư triết học của Ricoeur biên soạn, và chúng tôi hân hạnh là người biên dịch sang tiếng Việt. Công trình biên dịch sẽ được ra mắt bạn đọc trong thời gian tới. Chúng tôi kết thúc Lời nói đầu ở đây và cầu chúc quý bạn đọc thật nhiều niềm vui với tác phẩm tái bản Tâm lý học Chuyên sâu bạn đọc đang cầm trên tay. Lưu Hồng KhanhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tâm Lý Học Chuyên Sâu: Ý Thức Và Những Tầng Sâu Vô Thức PDF của tác giả Lưu Hồng Khanh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tâm Lý Học Chuyên Sâu: Ý Thức Và Những Tầng Sâu Vô Thức (Lưu Hồng Khanh)
Lời nói đầu Cho lần xuất bản thứ ba (2017) Tập sách Tâm lý học Chuyên sâu in lần thứ ba này là một nghĩa cử của niềm vui và lòng biết ơn của soạn giả đối với quý bạn đọc đã ưu ái đón nhận tập sách này qua hai lần xuất bản trước đây (2005 và 2006). Một bạn đọc từng sinh sống trong một truyền thống văn hóa bảo căn, sau khi tiếp cận được những nội dung của tập sách này, đã thân tình gửi cho tác giả một bức thư diễn tả niềm vui và sự biết ơn, bởi nhờ tập sách này mà đã thấy được con người thật của mình, nhìn ra được nơi mình những năng lực đen tối khuynh đảo, nhưng đồng thời cả những năng lực tích cực đầy tính nhân văn, trung thực và tâm cảm giúp giải phóng bản thân và sáng tạo nhìn về một tương lai chung hòa đồng. Trong lần tái bản này, chúng tôi bổ sung và chỉnh sửa một số từ ngữ, nhưng những phần nội dung lý thuyết và thực hành thì vẫn giữ nguyên như trong dịp xuất bản lần thứ hai. Cũng vì thế, Lời nói đầu trong lần tái bản này có phần “phi chính thống”, bằng cách mở rộng tầm nhìn từ hệ thống tâm lý cá nhân đến hệ thống tâm lý đoàn thể và xã hội, cùng với những niên kỷ song song với niên kỷ 2017 của lần tái bản này. Công việc mở rộng như thế cũng mong ước có được sự cộng tác của quý bạn đọc qua suy nghĩ, kinh nghiệm và góp ý. 2017 quả là một niên kỷ đáng ghi nhớ trong một phần lịch sử xã hội của chúng ta. Chúng tôi xin gợi ý đến chỉ một vài sự kiện ít nhiều có thể phần nào liên quan đến nội dung của tập sách Tâm lý học Chuyên sâu này. Tìm mua: Tâm Lý Học Chuyên Sâu: Ý Thức Và Những Tầng Sâu Vô Thức TiKi Lazada Shopee • Biến cố “thệ phản” (“protestant”: tên gọi đầu tiên của người Tin Lành): Năm 1517, Martin Luther (1483 - 1546), một tu sĩ Công giáo, với 95 luận điểm về ân xá và sám hối, đã phản kháng Giáo hội Công giáo Roma về những điều ông cho là sai lầm trong đức tin và trong đạo đức thực hành. Điểm tích cực cơ bản của Luther là phải trở về với nguồn Kinh thánh, đón nhận Thượng đế như một vị thẩm phán tối cao, nhưng đồng thời cũng là một vị Chúa muôn vàn nhân hậu. Về đạo đức xã hội, Luther còn có một số nhược điểm, như việc ông lên án phong trào giải phóng nông dân hay lên án dân Do Thái đã giết chết Đức Jesus. Nhưng tựu trung, trong một thời đại và một xã hội trung cổ, Martin Luther đã can đảm biểu dương sự phản kháng và nêu cao sự tự do của người tin Chúa. Tinh thần “phản kháng” và sự yêu chuộng “tự do” là những năng lực cơ bản đầu tiên của Tư trào khai minh, của sự Tự xác định chính mình, của sự Thành toàn Tự ngã. Năm 2017, các tôn giáo và các xã hội công dân, cách riêng ở châu Âu, trong đó có cả sự hiện diện của Đức Giáo chủ Franziscus của Giáo hội Công giáo toàn cầu, đã cùng nhau mừng kỷ niệm 500 năm biến cố “thệ phản” (1517 - 2017) của con người vươn lên vóc dạng trưởng thành, trong hân hoan và trong khiêm hạ, trong tự lập tự chủ và trong bao dung đồng cảm với mọi người trong mọi nền văn minh, văn hóa và tôn giáo. • Phong trào sinh viên “phản kháng” thập niên 60 với phát súng mào đầu năm 1967: Phong trào “phản kháng” của giới sinh viên dậy sóng nổi lên trên rất nhiều thành phố và thủ đô trên thế giới: Berlin, Frankfurt, München, Paris, New York, Washington, London, Tokyo, Praha… Phát súng mào đầu xảy ra tại Berlin năm 1967 do viên cảnh sát Karl-Heinz Kurras bắn chết sinh viên Benno Ohnesorg trong một cuộc biểu tình của sinh viên nhân cuộc thăm viếng của vua Reza Pahlawi nước Ba Tư (Persia, Iran) tại Berlin ngày 02-06-1967 và được thành phố đón tiếp vô cùng trọng thị. Reza Pahlawi là một ông vua chuyên chế, độc tài, khét tiếng với chế độ mật vụ Savak và các sắc luật đặc thù tiêu diệt mọi phần tử đối kháng, chủ trương bóp nghẹt trong trứng nước mọi ý kiến và chủ trương khác chiều. Cái chết của sinh viên Ohnesorg và việc viên cảnh sát Kurras bắn chết người không bị hề hấn gì, đó là sự kiện mào đầu cho phong trào phản kháng của sinh viên lập tức tràn khắp cả nước Đức và việc thành lập nhóm đối lập ngoài quốc hội. Các sự kiện, nguyên do và biểu hiện của phong trào sinh viên phản kháng này từ đây được kết hợp, đào sâu, mở rộng: chiến tranh ở Việt Nam gia tăng, cuộc chiến 6 ngày ở Israel khốc liệt, chính sách vũ trang và quân sự hóa với bom nguyên tử ở Đức được đề xướng… Phản kháng lan vào những lĩnh vực văn hóa, giáo dục, xã hội: chống đối các xu hướng chuyên quyền, bảo căn, duy truyền thống, nặng quy ước, ức chế tình dục… Phản kháng cũng đi tìm những mẫu hình xã hội mới, những nhân vật trí thức gương mẫu mới, nhưng ở đây và trong thời kỳ truyền thông thế giới còn hãn hẹp này, phong trào phản kháng cũng đã gặp phải những giới hạn lịch sử của nó… Năm mươi năm sau thời kỳ nổi dậy của phong trào sinh viên phản kháng (1967 - 2017), báo chí và công luận đã rất kiệm lời về sự kiện này. Một độc giả tờ nhật báo Frankfurter Rundschau (13-06-2017) tự đặt câu hỏi: “Cảm xúc sinh động của phong trào phản kháng thập niên 60 trước đây còn để lại gì nơi tôi trong thời kỳ điên dại ngày nay này làm cho tôi còn khả năng chống đối? […] Có lẽ những mẫu gương xưa kia có thể giúp ích gì chăng?”. Tâm lý học Chuyên sâu có đề cập đến những năng lực điều động, tạo hình, khuynh đảo, phối kết, sáng tạo… Có thể chăng tổ chức được những buổi hội luận, với sự đóng góp bằng kinh nghiệm và kiến thức của những người hoạt động xã hội và những người chuyên khoa tâm lý học, để trao đổi thêm về những vấn đề này? • Hai vị tổng thống tân cử đầu năm 2017: Tổng thống Donald Trump (USA) và Tổng thống Emmanuel Macron (Pháp). Chúng tôi nghĩ phần lớn, nếu không phải là tất cả quý độc giả, trong thời gian qua đã nhận định được những năng lực điều động và tạo tác con người, tính tình, nhân cách và chương trình hành động của hai vị tân tổng thổng này. Bên cạnh con người doanh nghiệp tỉ phú đầy cá tính của Tổng thống Trump cho một America First, là Tổng thống Macron, con người nhân văn đầy giao cảm, cùng với những dự án xây dựng lớn cho một Liên hiệp châu Âu, Liên hiệp các nước trên thế giới, trong một môi trường Tự nhiên trong sạch và hòa đồng. Nhiều bài thông tin và nghiên cứu cho biết bối cảnh giáo dục và đào tạo về văn học, chính trị và quản trị quốc gia của Tổng thống Macron. Một số nguồn tin cho biết thêm: Tổng thống Macron còn thừa hưởng được cả một ngành triết học đương đại: Nhiều năm học Triết ở Đại học Paris-Vincennes trong thời gian Paul Ricoeur giảng dạy nơi đây, Macron còn là trợ lý biên tập cho tác phẩm lớn Ký ức, Lịch sử, Bỏ quên (La mémoire, l’histoire, l’oubli) của Ricoeur. Một số bài viết trên các thông tấn gần đây còn mang đề từ: Một triết gia tại điện Élysée?, Emmanuel Macron - Tổng thống triết gia?. Một số cảm hứng triết học chính trị Macron nhận được từ Paul Ricoeur, như: kết nối đạo đức và chính trị, đối thoại và hành động, khống chế tàn bạo và bảo trợ người yếu kém, thực tiễn và viễn tượng, utopie [ảo tưởng, huyền tưởng] không phải là một thoát ly, nhưng là là một chân trời… Có một tác phẩm lớn viết về người thầy triết học Paul Ricoeur giúp ta thấy rõ thêm ảnh hưởng triết học của Paul Ricoeur trên tư tưởng và hành động của Tổng thống Macron: Một nền “Nhân học triết học theo Paul Ricoeur - Từ con người có thể lỗi lầm đến con người năng lực”. Những năng lực điều động, khuynh đảo, phối kết, tác tạo con người như được diễn tả thông qua trường hợp tiêu biểu của hai vị tân Tổng thống Trump và Macron trên đây cũng đã được trình bày trong tập sách Tâm lý học Chuyên sâu này. Tác phẩm Nhân học triết học theo Paul Ricoeur nói trên là do Jean Greisch, một học trò, một người bạn, một đồng nghiệp giáo sư triết học của Ricoeur biên soạn, và chúng tôi hân hạnh là người biên dịch sang tiếng Việt. Công trình biên dịch sẽ được ra mắt bạn đọc trong thời gian tới. Chúng tôi kết thúc Lời nói đầu ở đây và cầu chúc quý bạn đọc thật nhiều niềm vui với tác phẩm tái bản Tâm lý học Chuyên sâu bạn đọc đang cầm trên tay. Lưu Hồng KhanhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tâm Lý Học Chuyên Sâu: Ý Thức Và Những Tầng Sâu Vô Thức PDF của tác giả Lưu Hồng Khanh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.