Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

CA NHẠC CỔ ĐIỂN - ĐIỆU BẠC LIÊU - TRỊNH THIÊN TƯ

Với sự kinh-nghiệm thâm-niên, tôi không tiếc lời khen-ngọt nhóm văn-nghệ giàu khả-năng, lành điệu nghiệp như các nghệ sĩ đàn em là: nhac-sĩ Ba Chột (con của nhạc-sự tôi: hậu-tổ Hai Khị) nhạc-sĩ Ba Khi, Tư Bình, nổi tiếng ngón đờn căn bản, nhạc-sĩ Đỗ-Hữu-Trí, Năm Nhỏ, là cặp « lục-huyền-cầm » lanh mướt, đều có tâm hồn phụng-sự nghệ-thuật, đã góp công với ông Trịnh-Thiên-Tư là một nhà văn cao-niên, sở trường về sân-khấu, chung sức soạn nên quyền « CA-NHẠC-CỔ-ĐIỀN » này, làm cho tôi thỏa-mãn nguyện-vọng trước khi nhắm mắt theo « Thầy ». Nhứt là đáng ca-ngợi 3 điểm mới-mẻ chưa ai làm được từ lâu, nhưng 3 điềm ấy đã được thực-hiện trong quyển sách nầy:

1.- Nhạc-lý rành-mạch về phương-pháp thực-hành; chưa chắc vài em biết nhạc (còn kém văn-học) giải thích được sự so-sánh cách thức lên dây đờn như trong sách này.

2.- Từ xưa, các bản Vọng cổ nhịp 32, hoặc 64 chỉ được truyền-giáo bằng cách sang ngón mà thôi, vì chưa ai hoạch-định hằn được chữ nhạc. Thế nhưng trong sách này, chẳng những trình bày bản Vọng-cổ với chữ nhạc rõ-ràng, mà còn đánh dấu các phím nhạc dành riêng mỗi loại « dây » rành-mạch.

3.– Soạn-giả Tịnh-Thiên-Tư sáng-chế ra nhạc-ký mới bằng (chữ cái) như : Ò, Ự, A, Ê, Ố, Í ( hò, sự, xang, xê, cống, líu), phân thì, ngăn nhịp, giúp ta có thể vừa đọc vừa đờn như tân-nhạc. Chẳng kém phần quan-trọng, nhạc-sĩ Ba Khi sáng-chế « chữ-số » qui-định ( chữ-nhạc) theo thứ tự các phím đàn, giúp người mới học khỏi thắc-mắc khi mò phím, nhứt là các phím trùng 1 chữ nhạc.

Đề hưởng-ứng với đồng nghiệp, tôi nể tình ông bạn Trịnh-Thiên-Tư, cho đăng bản nhạc Vọng-cổ, và lời ca của tôi trong sách này, là nhạc-phẩm căn bản nhịp tư, mà chư nhạc-sĩ tứ phương dần-dần mở lơi ra nhịp 16 (bắt đà lời ca "văng vẳng tiếng chuông chùa" của kịch- sĩ Năm Nghĩa) đến nhịp 32 và 64.

Nhạc-sĩ SÁU LẦU 

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

CUNG OÁN NGÂM KHÚC (1905) - NGÔ ĐÊ MÂN nối dài thêm...
Khúc Cung-oán-ngâm này là của ông Ôn-như-hầu làm ra, đâu là người cuối đời nhà Lê. Ý khổ ông ấy là người thông-minh chí-thức, chước thời vua yêu-dùng, sau thời vua hay nghe người này người khác, rồi chán, bỏ ông ấy. Khúc Cung-oán-ngâm này là của ông Ôn-như-hầu làm ra, đâu là người cuối đời nhà Lê. Ý khổ ông ấy là người thông-minh chí-thức, chước thời vua yêu-dùng, sau thời vua hay nghe người này người khác, rồi chán, bỏ ông ấy.Ông ấy nhân xem thấy đời xưa bên Tầu có nàng Cung-phi có tài-đức có nhan-sắc mà cũng lỗi thời như mình, mới mượn ý ấy làm ra khúc ngâm này. Nhời tuy ai-oán, mà ý thời cao, học thời rộng, dùng nhiều sự-tích điển-cố, thật là hay déo-dắt, nên xem.Này tựa. Này tựa.Ngô Đê Mân Ngô Đê Mân
TUỒNG LỤC VÂN TIÊN - (1915) HUỲNH VĂN NGÀ (LONG ẨN)
Ý SÁCHChư vị khán quan,Tôi học hành không bao nhiêu mà thông chữ nghĩa. Song thấy thơ Vân-Tiên hay lắm, nên dịch ra một bổn tuồng cho chư-tôn nhàn lãm.Tôi dùng tiếng thường mọi người đều hiểu đặng (ấy là tùy theo sức mọn của tôi) chớ ít có lời cao kỳ và câu chữ mắc mớ.Ước được Quân-tử Lục-châu chỉ biểu thêm, tôi lấy làm may mắn lắm.Huỳnh Văn Ngà đốn thủ.
LAO TRUNG LÃNH VẬN - TRẦN VĂN HƯƠNG -TẢI SÁCH PDF MIỄN PHÍ
Ông Tù Trần Văn Hương kể chuyện về người Tù Hà Minh Trí, người dùng súng bắn Tổng Thống Ngô Đình Diệm ở Hội Chợ Ban Mê Thuột năm 1957 trong tập Thơ  Lao Trung Lãnh Vận —  Thơ Lạnh Trong Tù.  Lao Trung Lãnh Vận cho tôi nhớ lại chuyện năm 1957, Tổng Thống Ngô Đình Diệm bay lên Ban Mê Thuột khánh thành Hội Chợ tại thị xã. Chuyện xẩy ra đã 50 năm xưa, đây là vụ ám sát chính trị thứ nhất của Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà, một người dùng súng tiểu liên bắn Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong Hội Chợ. Súng chỉ nổ được mấy viên đạn là bị kẹt đạn. TT. Ngô Đình Diệm không hề hấn gì, một ông Bộ Trưởng đứng bên TT. trúng đạn, bị thương. Người bắn súng bị bắt sống tại chỗ. Ông Tù Trần Văn Hương kể chuyện về người Tù Hà Minh Trí, người dùng súng bắn Tổng Thống Ngô Đình Diệm ở Hội Chợ Ban Mê Thuột năm 1957 trong tập Thơ  — .  cho tôi nhớ lại chuyện năm 1957, Tổng Thống Ngô Đình Diệm bay lên Ban Mê Thuột khánh thành Hội Chợ tại thị xã. Chuyện xẩy ra đã 50 năm xưa, đây là vụ ám sát chính trị thứ nhất của Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà, một người dùng súng tiểu liên bắn Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong Hội Chợ. Súng chỉ nổ được mấy viên đạn là bị kẹt đạn. TT. Ngô Đình Diệm không hề hấn gì, một ông Bộ Trưởng đứng bên TT. trúng đạn, bị thương. Người bắn súng bị bắt sống tại chỗ. Thời gian qua. 50 năm sau ngày xẩy ra vụ ám sát hụt ấy, ở xứ người, qua Lao Trung Lãnh Vận của Thi sĩ Trần Văn Hương, tôi được biết người dùng súng bắn TT Ngô Đình Diệm ở Ban Mê Thuột năm 1957 tên là Hà Minh Trí. Không bị đưa ra toà xử nhưng bị giam kín mãi, sau ngày TT Ngô Đình Diệm bị bắn chết, tất nhiên Hà Minh Trí được ra tù, chỉ không biết đương sự lưu lạc về đâu trong cuộc biển dâu! (Hoàng Hải Thụy).  của Thi sĩ Trần Văn Hương, tôi được biết người dùng súng bắn TT Ngô Đình Diệm ở Ban Mê Thuột năm 1957 tên là Hà Minh Trí. Không bị đưa ra toà xử nhưng bị giam kín mãi, sau ngày TT Ngô Đình Diệm bị bắn chết, tất nhiên Hà Minh Trí được ra tù, chỉ không biết đương sự lưu lạc về đâu trong cuộc biển dâu! (Hoàng Hải Thụy).
Lịch sử âm nhạc Việt Nam (Từ thời Hùng Vương đến Lý Nam Đế) - Lê Mạnh Thát
LỜI GIỚI THIỆU Tập sách này là một tái bản của Lịch sử âm nhạc Việt Nam I in lần thứ nhất vào năm 1970 dưới nhan đề Vài tư liệu mới cho việc nghiên cứu âm nhạc Việt Nam trước năm 939. Từ đó đến nay, gần một phần ba thế kỷ trôi qua, công tác nghiên cứu lịch sử dân tộc ta, trong đó có lịch sử âm nhạc Việt Nam, đã có một số tiến bộ đáng kể. Đặc biệt có một số phát hiện khảo cổ học mới liên hệ tới âm nhạc Việt Nam, cụ thể là việc phát hiện chiếc chuông Thanh Mai đúc vào năm Mậu Dần Đường Trinh Nguyên 14 (798) tại làng Thanh Mai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, nằm ven sông Đáy cùng với bài kệ thỉnh chuông khắc trên thân chuông vào năm 1986. Việc phát hiện chiếc chuông này là một đóng góp đáng kể không những cho việc nghiên cứu lễ nhạc Phật giáo, mà còn cho cả âm nhạc dân tộc. Tuy nhiên, đối với những giai đoạn âm nhạc, mà tập sách này đề cập tới thì về cơ bản vẫn chưa có những phát hiện khảo cổ học gì mới, có thể làm thay đổi những nhận định đã công bố trước đây của chúng tôi. Vì thế, Tập I này không có những bổ sung sửa chữa gì nhiều so với lần xuất bản cách đây hơn 30 năm. Chỉ một số thư tịch trích dẫn, chúng tôi cho ghi những lần in gần đây nhất, nếu có thể, những văn bản nghiên cứu xuất hiện từ lâu, để bạn đọc có thể tìm tham khảo một cách dễ dàng. LỜI GIỚI THIỆUTập sách này là một tái bản của Lịch sử âm nhạc Việt Nam I in lần thứ nhất vào năm 1970 dưới nhan đề Vài tư liệu mới cho việc nghiên cứu âm nhạc Việt Nam trước năm 939. Từ đó đến nay, gần một phần ba thế kỷ trôi qua, công tác nghiên cứu lịch sử dân tộc ta, trong đó có lịch sử âm nhạc Việt Nam, đã có một số tiến bộ đáng kể. Đặc biệt có một số phát hiện khảo cổ học mới liên hệ tới âm nhạc Việt Nam, cụ thể là việc phát hiện chiếc chuông Thanh Mai đúc vào năm Mậu Dần Đường Trinh Nguyên 14 (798) tại làng Thanh Mai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, nằm ven sông Đáy cùng với bài kệ thỉnh chuông khắc trên thân chuông vào năm 1986. Việc phát hiện chiếc chuông này là một đóng góp đáng kể không những cho việc nghiên cứu lễ nhạc Phật giáo, mà còn cho cả âm nhạc dân tộc. Tuy nhiên, đối với những giai đoạn âm nhạc, mà tập sách này đề cập tới thì về cơ bản vẫn chưa có những phát hiện khảo cổ học gì mới, có thể làm thay đổi những nhận định đã công bố trước đây của chúng tôi. Vì thế, Tập I này không có những bổ sung sửa chữa gì nhiều so với lần xuất bản cách đây hơn 30 năm. Chỉ một số thư tịch trích dẫn, chúng tôi cho ghi những lần in gần đây nhất, nếu có thể, những văn bản nghiên cứu xuất hiện từ lâu, để bạn đọc có thể tìm tham khảo một cách dễ dàng. Vạn Hạnh Đầu xuân năm Tân Tỵ (2001) Lê Mạnh Thát Vạn HạnhĐầu xuân năm Tân Tỵ (2001)Lê Mạnh Thát