Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tiền Của Gia Đình - Các gia đình tiêu tiền như thế nào và tại sao?

Tiền Của Gia Đình – Các gia đình tiêu tiền như thế nào và tại sao?

Nói chuyện về tiền

Đã bao nhiêu lần bố mẹ bạn thốt lên “Không đủ tiền” và phải lắc đầu khi bạn xin xỏ gì đó rồi? Chủ đề tiền bạc và cách tiêu tiền cứ liên tục được nhắc đến, vì tiền chính là thứ trả cho mọi nhu cầu của gia đình bạn. Và bạn cũng bị ảnh hưởng nữa, kể từ cái nhỏ nhất là tiền bố mẹ cho bạn tiêu vặt!

TẠI SAO CÁC GIA ĐÌNH CỨ SUỐT NGÀY NÓI VỀ TIỀN?

Rất đơn giản – chính tiền quyết định tiện nghi và cách sống của bạn. Tiền bạc được nhắc đến rất nhiều, vì dù có đủ tiền hay không thì cả nhà dường như ai cũng cần một ít.

Nói chuyện về tiền giúp mọi người hiểu mình có thể và không thể có những gì – và biết rằng mình thật may mắn, vì vẫn có thể mua những thứ mình muốn.

TIỀN VÀO Bố hay mẹ bạn đi làm, hoặc có thể là cả hai. Tối thiểu mỗi tuần mấy chục giờ, họ làm một công việc đặc biệt ở văn phòng, cửa hàng hay ở nơi khác. Cũng có khi họ làm việc tại nhà.

Thời gian làm việc được trả công theo thỏa thuận từ trước, số tiền đó được gọi là lương. Mỗi tháng một lần, bố mẹ bạn sẽ nhận được khoản tiền đó. Nếu gia đình có tài khoản chung ở ngân hàng, tiền sẽ đi thẳng vào đây. TIỀN RA Số tiền này được tiêu vào các nhu cầu – những thứ mà gia đình cần, như là ăn, mặc và sưởi ấm, và cả các mong muốn. Tiền ấy dùng trả cho thực phẩm bạn mua và xăng để chạy xe, tiền điện, tiền gas… hay để đi ăn nhà hàng hay xem phim, thậm chí để dành đi chơi xa hoặc nghỉ mát.

VẬY CHÍNH XÁC THÌ TIỀN ĐI ĐÂU?

Chia ra Bố mẹ bạn làm cách nào biết được mình đủ tiền mua được hay không mua được những gì? Làm sao biết tiêu tiền vào thứ gì là cần thiết? Hầu hết các bậc bố mẹ đều lập kế hoạch chi tiêu, để tính xem cần bỏ ra bao nhiêu tiền mỗi tuần hoặc mỗi tháng mua các thứ thiết yếu cho gia đình. Danh sách những món cực kỳ cần thiết này, kèm theo giá tiền từng món, được gọi là ngân sách.

AI CHỈ ĐẠO? Bố mẹ bạn biết nếu dành quá nhiều tiền cho món này thì sẽ phải tiêu ít hơn cho món khác. Vì vậy, rất cần phải theo dõi ngân sách gia đình.

Bạn sẽ phải hỏi bố hoặc mẹ mình, ai là “tay hòm chìa khóa”. Cũng có thể là cả hai. Nhiều bậc bố mẹ cùng làm công việc đó- và cả hai phải cố mà đồng ý với nhau!

ĐỦ KHÔNG NHỈ? Có thể nhà bạn không có kế hoạch chi tiêu gì cả. Có lẽ cả nhà đều thích gì tiêu nấy và hy vọng sẽ có đủ tiền. Nhưng làm thế có phải là khôn ngoan không?

Có thể trong một thời gian vẫn không sao, nhưng rồi sẽ có những bất ngờ. Xe bị hỏng hoặc mái nhà bị dột. Hay bố mẹ bạn bị ốm nên không đi làm được. Lúc này ngân sách sẽ bị thắt chặt và tất cả mọi người trong nhà – bao gồm cả bạn – cần phải hiểu tình hình.

THIẾT YẾU VÀ XA XỈ

Những khoản chi hằng tháng giúp bạn có cơm ăn, áo mặc, nhà ở là những món thiết yếu. Đấy là những món chủ chốt trong ngân sách. Số tiền còn lại trong quỹ gia đình có thể được chi vào những thứ bạn thích nhưng không quá cần thiết, được gọi là những món xa xỉ.

KHÔNG CÓ NGÂN SÁCH, TA RẤT DỄ TIÊU QUÁ ĐÀ. CÓ NGHĨA LÀ MẮC NỢ!

Nguồn: sachhaymienphi.com

Đọc Sách

Công Thức Kỳ Diệu Chinh Phục Thị Trường Chứng Khoán
Công Thức Kỳ Diệu Chinh Phục Thị Trường Chứng KhoánCông Thức Kỳ Diệu Chinh Phục Thị Trường Chứng Khoán sẽ cung cấp cho người đọc hầu hết các tri thức căn bản, quan trọng nhất là để hiểu được thị trường chứng khoán, quy tắc vận hành và đánh giá giá trị của cổ phiếu trong thị trường và đưa ra những quyết định sáng suốt, đem lại lợi nhuận cao. Đặc biệt, không như nhiều cuốn sách về lĩnh vực này – vốn đầy rẫy những thuật ngữ, khái niệm chuyên ngành, cao siêu và có phần khó hiểu – cuốn sách – với nhã ý của tác giả là để dành tặng cho những đứa trẻ, nhằm giúp chúng có thể tự kiếm được tiền từ kinh doanh chứng khoán rất sinh động hấp dẫn và dễ hiểu.Công Thức Kỳ Diệu Chinh Phục Thị Trường Chứng Khoán có thể được coi như một cuốn cẩm nang, mà nếu làm theo những lời khuyên của nó các bạn có thể chiến thắng được nhiều nhà đầu tư khác và thu được lợi nhuận.
Những Cuộc Phiêu Lưu Trong Kinh Doanh
Những Cuộc Phiêu Lưu Trong Kinh Doanh“Không lâu sau lần đầu gặp Warren Buffet vào năm 1991, tôi có hỏi về cuốn sách quản trị kinh doanh yêu thích nhất của ông. Không mất đến nửa giây suy nghĩ, ông trả lời: ‘Đó là Những cuộc phiêu lưu trong kinh doanh của John Brooks, tôi sẽ gửi cho cậu cuốn của mình.’Đến nay đã hơn hai mươi năm kể từ ngày Warren cho tôi mượn cuốn sách đó ‒ và hơn bốn mươi năm kể từ khi nó được xuất bản lần đầu tiên ‒ Những cuộc phiêu lưu trong kinh doanh vẫn là cuốn sách quản trị kinh doanh hay nhất mà tôi từng đọc.”  Bill GatesNhững cuộc phiêu lưu trong kinh doanh với 12 câu chuyện thú vị và không kém phần kịch tính về những sự kiện nổi tiếng tại Phố Wall này sẽ vén màn những âm mưu cũng như bộc lộ bản chất thất thường của thế giới tài chính. Xuyên suốt cuốn sách là những báo cáo chi tiết và sắc sảo của John Brooks, dù đó là sự kiện thị trường chứng khoán sụp đổ năm 1962, thất bại của một công ty môi giới danh tiếng, hay nỗ lực táo bạo của các ngân hàng Mỹ nhằm cứu vãn đồng bảng Anh. Sau tất cả, những câu chuyện này vẫn còn nguyên giá trị và tính thời sự để giúp chúng ta nắm bắt được tính phức tạp của đời sống kinh doanh.Những cuộc phiêu lưu trong kinh doanh thực sự là những phân tích tài chính sống động và xuất sắc nhất từ trước đến nay.
5 Điểm Mấu Chốt Cho Đầu Tư Chứng Khoán
5 Điểm Mấu Chốt Cho Đầu Tư Chứng Khoán5 Điểm Mấu Chốt Cho Đầu Tư Chứng Khoán là một cuốn sách rất thực tế. Cuốn sách này tập trung vào việc thu thập và áp dụng đúng các công cụ chuyên môn để đưa ra những quyết định đầu tư tốt nhất và hợp lý nhất.Cuốn sách tiếp tục mô tả công cụ khác nhau để giúp bạn hiểu một cơ hội đầu tư nhất định liệu có phải là một công ty tốt để sở hữu hay không. Mục đích là tạo ra sự phán quyết của bạn, xác định xem bạn sẽ sử dụng công cụ nào để đánh giá công ty này. Cuốn sách này giúp bạn quyết định giá cổ phiếu hiện tại dựa trên cái gì và công ty thật sự có giá trị là bao nhiêu. Sau đó nó rút ngắn khoảng cách giữa giá và giá trị.Năm bí quyết để đầu tư giá trị kết luận bằng cách đưa ra một số đề xuất về cách tạo ra những ý tưởng đầu tư giá trị của riêng bạn bằng cách tập trung vào những phương pháp cụ thể. Nó đề cập tới việc xây dựng danh mục đầu tư giá trị độc lập của riêng bạn bao gồm một số trong những ý tưởng tốt nhất của bạn. Tóm lại, bạn sẽ đạt được bốn kỹ năng sau đây giúp bạn trở nên giàu có khi là một nhà đầu tư: 1. Bạn sẽ có một khung đánh giá cụ thể giúp bạn đưa ra các quyết định đầu tư. 2. Bạn sẽ biết cách tìm sự cân bằng giữa giá và giá trị và cách “mua đúng”.3. Bạn sẽ biết cách nhận biết những sự kiện có thể đẩy giá cổ phiếu. 4. Bạn sẽ có thể tạo ra những mục tiêu đầu tư của chính mình và tự xây dựng danh sách đầu tư của bạn.
24 Bài Học Sống Còn Để Đầu Tư Thành Công Trên Thị Trường Chứng Khoán
24 Bài Học Sống Còn Để Đầu Tư Thành Công Trên Thị Trường Chứng KhoánTrong 24 bài học sống còn để đầu tư thành công trên thị trường chứng khoán, tác giả đã đúc kết 40 năm kinh nghiệm, nghiên cứu và phân tích thị trường chứng khoán của mình thành các bài học về cách mua – bán cổ phiếu. Cuốn sách bao gồm tất cả mọi thứ, từ bảo vệ tài khoản đầu tư (luôn cắt lỗ ở mức 8% của giá mua) và cách thức đọc biểu đồ cơ bản (xác định đầu và đáy của thị trường) để hiểu được sức mạnh giá cả tương đối… và các lười khuyên về xây dựng một danh mục đầu tư tập trung.24 bài học sống còn để đầu tư thành công trên thị trường chứng khoán chính là những hướng dẫn dễ hiểu và dễ thực hành cho việc lựa chọn cổ phiếu mà cả người mới làm quen lẫn các nhà đầu tư dày dặn đều cảm thấy hữu ích.