Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đạo Quân (Dược Thiên Sầu)

Ai đã từng đọc qua tác phẩm Phi Thiên của Dược Thiên Sầu sẽ không thể quên được cốt truyện hấp dẫn, nhân vật có cá tính, tình tiết bất ngờ với những pha tính kế không thể tưởng được. Và giờ chính là tác phẩm mới của Dược lão, Đạo Quân.

Một Tông Sư trộm mộ Thần cấp tại Địa cầu, xâm nhập Tu Chân Giới chuyện xưa...Trong đào hoa nguyên, có tiếng ca.

Sơn ngoại thanh sơn, bạch cốt sơn.

Ngũ hoa mã, thiên kim cầu,

Ỷ thiên kiếm, ứng ta đa tình, Tìm mua: Đạo Quân TiKi Lazada Shopee

Chiêm chiếp quỷ minh, mỹ nhân trách nhẹ.

Thiên địa vô ngần, nhà ai cờ trống,

Cùng trời cuối đất, vạn cổ cao lâu.

Vì nghĩa khí tranh hùng!

***

Tương truyền, Thương Tụng từng luyện chế ra một bộ pháp bảo tổng cộng tám món, có thể phá trời cũng có thể vá trời, mà đứng đầu trong số đó chính là thần khí “Thương Kính”.

Sau khi vợ chồng Thương Tụng biến mất, Vũ triều sụp đổ, tám món bảo vật bị lưu lạc trong thiên hạ, luân chuyển giữa các nước chư hầu. Dần dần, những nước nhỏ không ngừng bị thâu tóm, cuối cùng tạo thành cục diện “Bát cường cát cứ”, tám bảo vật trở thành thần khí trấn quốc của tám quốc gia này.

Như một quy luật tự nhiên, “Thương Kính” đã hấp dẫn toàn bộ tu sĩ trong khắp thiên hạ, cũng vì thế mà dẫn đến sự diệt vong của nước Tần - đất nước từng sở hữu pháp bảo này trong tay. Vào thời khắc khi vương triều nước Tần sụp đổ, “Thương Kính” biến mất, thế lực khắp nơi đều dốc sức tìm kiếm nhưng không ai thấy được bóng dáng nó nữa.

Mấy trăm năm sau, nhờ kỳ ngộ trong ngôi mộ cổ, một đại tông sư trộm mộ ở thời hiện đại bị đưa về thời đại ấy...

Sóng ngầm trong thiên hạ bấy lâu nay lại trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Cảm nhận người đọc 1: Truyện cực hay, mọi tình tiết truyện đều logic, tình tiết chặt chẽ, các bạn dịch rất có tâm,tròn chữ tròn nghĩa, tình tiết truyện ko quá chậm để ru ngủ câu chương cũng ko quá nhanh khiến người đọc choáng váng mà nhịp độ truyện phù hợp đủ để lôi cuốn mình đọc chương này hóng chương khác ko muốn nhảy chương

Cảm nhận người đọc 2: Truyện hay! Đấu trí là chính! Main dùng trí phục người, dùng kế chọc điên người!!! Mà tu tiên tính ra phải như vậy, bởi kể ra mấy bộ khác nhằm khi đọc thấy hầu như mấy "nhân vật làm nền cho main", ai cũng sống hơn cả trăm năm, cả ngàn năm mà trí thông minh, trải nghiệm đời thì lại thua mấy thằng chưa dậy thì...quá là vô lý luôn?!

Sức mạnh của main thì miêu tả bằng 4 chữ "thâm tàng bất lộ", tuy không thuộc dòng truyện con ruột, con cưng của "trời" chuyên vượt cấp trang bức đối thủ mạnh hơn cả đại cấp, nhưng mỗi lần ra tay là mỗi lần đọc thấy ưng ý!

Điểm mới lạ ở truyện này là có tạo ra một đối thủ "như Du như Lượng" khi so sánh với nhân vật chính! Hảo!

PS: Đây là một bộ truyện mang phong cách huyền huyễn, tiên hiệp đan xen với cuộc chiến tranh bá thời loạn. Những ai yêu thích thể loại như Phong Thần Bảng hay những mưu tính như thần của Hạng Thiếu Long trong Tầm Tần Ký thì đừng bỏ lỡ bộ này nhé!!!Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Dược Thiên Sầu":Đạo QuânĐạo Quân - Phần 2Đạo Quân - Phần 3Đạo Quân - Phần 4Đạo Quân - Phần 5

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đạo Quân PDF của tác giả Dược Thiên Sầu nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Xóm Bàu Láng (Sơn Nam)
Đối với các bạn đọc nhiều thế hệ, nhà văn Sơn Nam được biết đến như một cây bút truyện ngắn xuất sắc, một nhà nghiên cứu về đất và người Nam Bộ. Thế nhưng, ít ai ngờ rằng, nhà văn Sơn Nam cũng có viết truyện dài và tiểu thuyết, tuy số lượng không nhiều, nhưng cũng tạo được một nét riêng từ phong cách Sơn Nam. Xóm Bàu Láng là một truyện dài được Sơn Nam viết cách nay gần 40 năm, giữa những ngày chiến tranh ác liệt, câu chuyện như một nhắc nhớ về một thời hoà bình, về một vùng quê, về nghĩa tình trong cuộc sống… giúp người dân vùng đô thị có điều gì đó tin tưởng và hoài vọng ở quê hương. Câu chuyện tưởng xưa cũ nhưng chất chứa nhiều giá trị nhân văn của đời sống thôn dã thuở yên bình không giặc giã, cái nghèo về kinh tế không làm người ta nghèo nghĩa khí, tình thương. “- Bộ mày muốn ăn cướp như tao hả? Vô ích. Xưa nay chưa thằng nào ăn cướp mà làm giàu, ngay tới mấy thằng chúa đảng cũng kiếm nghề khác. - Nghề gì, nhờ bác chỉ dạy. Tìm mua: Xóm Bàu Láng TiKi Lazada Shopee - Nghề giang hồ. Ông cha mày để lại lá quẻ tử vi, lá quẻ đựng trong cái trấp. Đó là khuyên răn kỹ lưỡng, bày con cháu nên lập tức dời chỗ ở.Lão lật ngược cái trấp, sờ vào mặt gỗ. - Dấu hiệu rành rành. Cái trấp này làm ở huyện Triều Dương tức là xứ Triều Châu. Ông bà của mày thời xưa qua đây với cái trấp. Nhờ cái trấp mà xứ Rạch Giá, Cà Mau, xứ Hà Tiên, Sóc Trăng trở nên sung túc.” (Trích Xóm Bàu Láng)Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Xóm Bàu Láng PDF của tác giả Sơn Nam nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hồn Việt Nam Trong Mỗi Chuyến Đi (Nguyễn Thị Huyền Ngân)
Đây không phải là cuốn sách hướng dẫn du lịch, mà là một tập tản văn, viết tản mạn sau mỗi chuyến đi. Chọn phương tiện di chuyển gai góc nhất (đi bộ, xe đạp, xe máy, xe đò, ghe xuồng,...) để thỏa mãn chất "bụi", thâm nhập hoàn hảo với thiên nhiên và con người ở từng nơi đi qua, thay vì chọn cách êm ả hưởng thụ với những điều kiện vật chất tính bằng sao. Nên độc giả cũng đừng thất vọng khi tập sách này không "dừng lại" (viết bài) những địa danh đã quá quen trong chương trình tour phổ biến, những địa điểm mà chỉ cần một cú nhấp chuột đã có thể biết tường tận từng chi tiết (Vịnh Hạ Long, động Phong Nha, cố đô Huế, Nha Trang,...). Trong tập sách có những bài đã đăng các báo, một số khác được viết nháp, hoặc viết chú thích chi chít sau mỗi tấm hình ngay khi vừa trở về, nên có thể có những chi tiết, hình ảnh khác xa với hiện tại (dù sau này có đi lại nhiều lần). Nhưng tác giả xin được giữ nguyên "hồn thu thảo" cái cảm nhận của lần đầu tiên, như là: Cái thuở ban đầu đầy lưu luyến ấy Nghìn năm hồ dễ mấy ai quên (Thế Lữ) Tìm mua: Hồn Việt Nam Trong Mỗi Chuyến Đi TiKi Lazada Shopee Trong tập sách còn vay mượn một vài bài của các thành viên "con", là những người luôn trung thành với loại hình du lịch độc đáo của gia đình. Cũng là một cách giữ lại nguyên vẹn cái cảm xúc trong trẻo, ngây thơ, mà nếu tác giả có viết lại, sẽ không thể hay hơn. Dù cố gắng nhiều, vẫn không thể tránh những thiếu xót, sơ xài về những nơi chốn đã qua. Mà đã là du lịch bụi thì không thể chi tiết. Vì còn mải mê bận "bụi"! Tháng 1 - 2016 Nguyễn Thị Huyền NgânĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồn Việt Nam Trong Mỗi Chuyến Đi PDF của tác giả Nguyễn Thị Huyền Ngân nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thi Nhân Việt Nam (Hoài Thanh)
Lời nhà xuất bản 1941...1967 Hơn một phần tư thế kỷ đã nặng nề, dai dẳng trôi qua, và cũng ngót một phần tư thế kỷ, khói lửa đã bao trùm trên giải đất thân yêu: giải đất của một Dân tộc có một truyền thống lịch sử trên bốn ngàn năm Văn hiến! Khói lửa chiến chinh đã cướp mất bao nhiêu xương máu của giống nòi và khói lửa chiến chinh cùng đã cướp mất bao nhiêu tinh hoa của ‘ kho tàng Văn học" Đất Nước!... Và, chỉ mới có ngần ấy tháng năm thôi, mà bao nhiêu công trình Văn học đã bị mai một... theo tháng ngày!... Tìm mua: Thi Nhân Việt Nam TiKi Lazada Shopee ° Với mục đích sưu tập và bồi dưỡng lại nền Văn học nước nhà, chúng tôi không ngại, tuyển chọn tái bản một số Văn, Thi phẩm Tiền chiến. Trong số những Văn, Thi phẩm được tuyển chọn tái bản, có một số của các Văn, Thi gia mà, hiện thời, họ đang phục vụ cho chính quyền miền Bắc. Bởi, chúng tôi quan niệm rằng, những công trình sáng tác của họ, dù muốn dù không, cũng đã đánh dấu cho một giai đoạn lịch sử nền Văn học nước nhà. Và chính những công trìnnh đóng góp quý báu ấy, đã làm dồi dào thêm và tăng phần giá trị cho "kho tàng Văn học", không ít. Ngoài ra, khi đề cập đến họ, chúng tôi không vì mục đích chính trị hay một tham vọng nào khác. Vả lại, sống dưới sự kềm hãm của chế độ đảng trị, chúng ta không tin rằng họ sẽ sáng tác được những tác phẩm mà, tương đối có một tầm giá trị sâu rộng như những tác phẩm mà họ đã sáng tác trong thời Tiền chiến. SAIGON, 15 tháng 7 năm 1967 *** Thi nhân Việt Nam là tên cuốn sách vừa là hợp tuyển vừa là nghiên cứu, phê bình về phong trào thơ mới Việt Nam, do hai anh em nhà văn Hoài Thanh và Hoài Chân biên soạn. Đây là một hợp tuyển thơ đầu tiên của thời kỳ thơ mới, ghi nhận lại những tên tuổi nhà thơ và những bài thơ giá trị trong khoảng 1932-1941. Cuốn sách bình luận theo phương pháp chủ quan, được nhiều nhà văn đánh giá rất cao về giọng bình và trình độ cảm nhận của tác giả. Thi nhân Việt Nam viết năm 1941, hoàn thành năm 1942, in lần đầu năm 1942 tại nhà in tư nhân Nguyễn Đức Phiên, và cho đến nay (2018) cuốn sách đã được tái bản rất nhiều lần. Cuốn sách ra đời ngay vào thời kỳ đỉnh cao của phong trào thơ mới (1941), khi các thi nhân ưu tú nhất của thời kỳ này, như Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mạc Tử, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Vỹ, Đoàn Phú Tứ v.v. đã xuất bản những tác phẩm hay nhất của mình (như Gửi hương cho gió của Xuân Diệu, Lửa thiêng của Huy Cận, Thơ Hàn Mạc Tử, Thơ say của Vũ Hoàng Chương...), v. Thi nhân Việt Nam là một cuốn sách phê bình mang tính nghệ thuật ấn tượng, trong đó tác giả đã sử dụng óc chủ quan để cảm nhận và ghi lại những điều cảm nhận đó. Trong phần "Nhỏ to...", lời cuối sách, Hoài Thanh và Hoài Chân đã nói rõ: Có lẽ bạn đương chờ tôi phân ngôi thứ trong làng thơ xem ai nhất, ai nhì... Bạn sẽ thất vọng. Tôi chỉ ghi cảm tưởng xem thơ nên bài viết dài ngắn không chừng. Bạn cũng đừng so sánh thơ trích nhiều ít. Ai lại lấy số trang, số dòng mà định giá một nhà thơ? Có lẽ bạn đương chờ những bài nghiên cứu vô tư và khách quan. Bạn cũng sẽ thất vọng. Vô tư thì tôi đã vô tư hết sức, nhưng khách quan thì không. Tôi vẫn có thể vờ bộ khách quan và mặc cho những ý riêng của tôi cái lốt y phục của mọi người. Nhưng việc gì phải khổ thế? Chạy đi đâu cũng không thoát cái tôi thì tôi cứ là tôi vậy. Hay dở tính trời. Trong phần "Nhỏ to...", Hoài Thanh - Hoài Chân đã nói rằng tuy họ đã chọn lựa kỹ càng các tác phẩm, các tên tuổi tiêu biểu để đưa vào nhưng vẫn còn những sai sót. Những sai sót không phải nằm trong sách mà nằm ở ngoài: nhiều nhà thơ, bài thơ có giá trị nhưng vì lý do riêng nên không được đưa vào. Cuốn sách nói về 44 nhà thơ của phong trào thơ mới và thi nhân Tản Đà ở "ghế danh dự": Thế Lữ Vũ Đình Liên Lan Sơn Thanh Tịnh Thúc Tề Huy Thông Nguyễn Vỹ Đoàn Phú Tứ Xuân Diệu Huy Cận Tế Hanh Yến Lan Phạm Hầu Xuân Tâm Thu Hồng Bàng Bá Lân Nam Trân Đoàn Văn Cừ Anh Thơ Hàn Mạc Tử Chế Lan Viên Bích Khê J.Leiba Thái Can Vân Đài Đỗ Huy Nhiệm Lê Khánh Đồng Lưu Kỳ Linh Nguyễn Giang Quách Tấn Phan Khắc Khoan Thâm Tâm Phan Thanh Phước Lưu Trọng Lư Nguyễn Nhược Pháp Phan Văn Dật Đông Hồ Mộng Tuyết Nguyễn Xuân Huy Hằng Phương Nguyễn Bính Vũ Hoàng Chương Mộng Huyền Nguyễn Đình Thư T.T.Kh. Trần Huyền Trân Trong số này, người được đưa nhiều bài thơ lên nhất là Xuân Diệu (15 bài)Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thi Nhân Việt Nam PDF của tác giả Hoài Thanh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thi Nhân Việt Nam (Hoài Thanh)
Lời nhà xuất bản 1941...1967 Hơn một phần tư thế kỷ đã nặng nề, dai dẳng trôi qua, và cũng ngót một phần tư thế kỷ, khói lửa đã bao trùm trên giải đất thân yêu: giải đất của một Dân tộc có một truyền thống lịch sử trên bốn ngàn năm Văn hiến! Khói lửa chiến chinh đã cướp mất bao nhiêu xương máu của giống nòi và khói lửa chiến chinh cùng đã cướp mất bao nhiêu tinh hoa của ‘ kho tàng Văn học" Đất Nước!... Và, chỉ mới có ngần ấy tháng năm thôi, mà bao nhiêu công trình Văn học đã bị mai một... theo tháng ngày!... Tìm mua: Thi Nhân Việt Nam TiKi Lazada Shopee ° Với mục đích sưu tập và bồi dưỡng lại nền Văn học nước nhà, chúng tôi không ngại, tuyển chọn tái bản một số Văn, Thi phẩm Tiền chiến. Trong số những Văn, Thi phẩm được tuyển chọn tái bản, có một số của các Văn, Thi gia mà, hiện thời, họ đang phục vụ cho chính quyền miền Bắc. Bởi, chúng tôi quan niệm rằng, những công trình sáng tác của họ, dù muốn dù không, cũng đã đánh dấu cho một giai đoạn lịch sử nền Văn học nước nhà. Và chính những công trìnnh đóng góp quý báu ấy, đã làm dồi dào thêm và tăng phần giá trị cho "kho tàng Văn học", không ít. Ngoài ra, khi đề cập đến họ, chúng tôi không vì mục đích chính trị hay một tham vọng nào khác. Vả lại, sống dưới sự kềm hãm của chế độ đảng trị, chúng ta không tin rằng họ sẽ sáng tác được những tác phẩm mà, tương đối có một tầm giá trị sâu rộng như những tác phẩm mà họ đã sáng tác trong thời Tiền chiến. SAIGON, 15 tháng 7 năm 1967 *** Thi nhân Việt Nam là tên cuốn sách vừa là hợp tuyển vừa là nghiên cứu, phê bình về phong trào thơ mới Việt Nam, do hai anh em nhà văn Hoài Thanh và Hoài Chân biên soạn. Đây là một hợp tuyển thơ đầu tiên của thời kỳ thơ mới, ghi nhận lại những tên tuổi nhà thơ và những bài thơ giá trị trong khoảng 1932-1941. Cuốn sách bình luận theo phương pháp chủ quan, được nhiều nhà văn đánh giá rất cao về giọng bình và trình độ cảm nhận của tác giả. Thi nhân Việt Nam viết năm 1941, hoàn thành năm 1942, in lần đầu năm 1942 tại nhà in tư nhân Nguyễn Đức Phiên, và cho đến nay (2018) cuốn sách đã được tái bản rất nhiều lần. Cuốn sách ra đời ngay vào thời kỳ đỉnh cao của phong trào thơ mới (1941), khi các thi nhân ưu tú nhất của thời kỳ này, như Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mạc Tử, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Vỹ, Đoàn Phú Tứ v.v. đã xuất bản những tác phẩm hay nhất của mình (như Gửi hương cho gió của Xuân Diệu, Lửa thiêng của Huy Cận, Thơ Hàn Mạc Tử, Thơ say của Vũ Hoàng Chương...), v. Thi nhân Việt Nam là một cuốn sách phê bình mang tính nghệ thuật ấn tượng, trong đó tác giả đã sử dụng óc chủ quan để cảm nhận và ghi lại những điều cảm nhận đó. Trong phần "Nhỏ to...", lời cuối sách, Hoài Thanh và Hoài Chân đã nói rõ: Có lẽ bạn đương chờ tôi phân ngôi thứ trong làng thơ xem ai nhất, ai nhì... Bạn sẽ thất vọng. Tôi chỉ ghi cảm tưởng xem thơ nên bài viết dài ngắn không chừng. Bạn cũng đừng so sánh thơ trích nhiều ít. Ai lại lấy số trang, số dòng mà định giá một nhà thơ? Có lẽ bạn đương chờ những bài nghiên cứu vô tư và khách quan. Bạn cũng sẽ thất vọng. Vô tư thì tôi đã vô tư hết sức, nhưng khách quan thì không. Tôi vẫn có thể vờ bộ khách quan và mặc cho những ý riêng của tôi cái lốt y phục của mọi người. Nhưng việc gì phải khổ thế? Chạy đi đâu cũng không thoát cái tôi thì tôi cứ là tôi vậy. Hay dở tính trời. Trong phần "Nhỏ to...", Hoài Thanh - Hoài Chân đã nói rằng tuy họ đã chọn lựa kỹ càng các tác phẩm, các tên tuổi tiêu biểu để đưa vào nhưng vẫn còn những sai sót. Những sai sót không phải nằm trong sách mà nằm ở ngoài: nhiều nhà thơ, bài thơ có giá trị nhưng vì lý do riêng nên không được đưa vào. Cuốn sách nói về 44 nhà thơ của phong trào thơ mới và thi nhân Tản Đà ở "ghế danh dự": Thế Lữ Vũ Đình Liên Lan Sơn Thanh Tịnh Thúc Tề Huy Thông Nguyễn Vỹ Đoàn Phú Tứ Xuân Diệu Huy Cận Tế Hanh Yến Lan Phạm Hầu Xuân Tâm Thu Hồng Bàng Bá Lân Nam Trân Đoàn Văn Cừ Anh Thơ Hàn Mạc Tử Chế Lan Viên Bích Khê J.Leiba Thái Can Vân Đài Đỗ Huy Nhiệm Lê Khánh Đồng Lưu Kỳ Linh Nguyễn Giang Quách Tấn Phan Khắc Khoan Thâm Tâm Phan Thanh Phước Lưu Trọng Lư Nguyễn Nhược Pháp Phan Văn Dật Đông Hồ Mộng Tuyết Nguyễn Xuân Huy Hằng Phương Nguyễn Bính Vũ Hoàng Chương Mộng Huyền Nguyễn Đình Thư T.T.Kh. Trần Huyền Trân Trong số này, người được đưa nhiều bài thơ lên nhất là Xuân Diệu (15 bài)Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thi Nhân Việt Nam PDF của tác giả Hoài Thanh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.