Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Hưng Đạo Vương (Lê Văn Phúc)

Có lẽ lịch sử nước Nam ta, thời Trần, đặc biệt ở thời kỳ đầu, là một trong những thời kỳ hào hùng nhất của dân tộc và cuộc kháng chiến ba lần chống quân Nguyên Mông là cuộc kháng chiến để lại nhiều dấu ấn khó phai nhất trong lòng người Việt. Đây cũng chính là giai đoạn quy tụ nhiều anh hùng, hào kiệt vào bậc nhất, nhì trong suốt chiều dài lịch sử nước nhà. Họ chính là những người đã góp phần tạo nên hào khí Đông A bất diệt ngày nào. Giai đoạn nhiều kịch tính ấy đã được hai tác giả Phan Kế Bính và Lê Văn Phúc, bằng tấm lòng mang nhiều tâm huyết với lịch sử nước nhà, tái hiện một cách trọn vẹn trong tác phẩm Hưng Đạo Vương.

Hai ông đã chọn lối viết theo kiểu chương hồi hấp dẫn nhưng vẫn bám khá sát dữ kiện lịch sử để giúp độc giả hiểu rõ hơn từng con người đã tham gia trong các sự kiện hào hùng của dân tộc thời ấy. Tác phẩm như một câu chuyện lịch sử được kể một cách dung dị, trầm ổn, không đặt nặng sự hư cấu, khoa trương nhưng mỗi vị anh hùng vẫn rõ ràng từng đường nét cá tính, tài năng. Đó là Yết Kiêu dũng lược đục thuyền bắt tướng, Quốc Toản khí khái đi đầu xông pha nguy hiểm, Ngũ Lão hùng cường áp chế tướng giặc… Nổi bật hơn cả là hình tượng người anh hùng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn - người đã đứng ra gánh vác giang sơn, lập nên những chiến công vang dội, mang lại bình yên cho trăm họ.

Hưng Đạo Vương in lần đầu vào năm 1912 và là một trong những cuốn sách viết về lịch sử Việt Nam hiếm hoi với ngồn ngộn chất liệu được kể bằng một giọng văn sinh động của tiểu thuyết chương hồi. Những chi tiết về cuộc đời của Đức ông Trần Hưng Đạo và diễn biến cuộc chiến chống quân Nguyễn Mông đều được tác giả tái hiện một cách chân thật nhưng không kém phần hấp dẫn. ***

Khổ tâm thay! những nhà sốt sắn về sự giáo-dục ở vào cuộc đời chọi nhau bằng óc này, chăm chăm lấy bút thay gươm, rỏ mực ra máu, trên đối với hơn 4000 năm tổ-quốc, dưới đối với hai mươi nhăm triệu đồng-bào, có khi dùng cách trực-tiếp; cũng có khi dùng cách gián-tiếp.

Cách trực-tiếp nên dùng thế nào? Nên soạn pho sử-yếu, chép toàn bằng chữ quốc-văn; để hết thẩy mọi người nhớn, trẻ-con, ai nấy cũng dễ hiểu. Tìm mua: Hưng Đạo Vương TiKi Lazada Shopee

Cách gián-tiếp nên làm thế nào? Nên nhân lối tiểu-thuyết, đại thành ra bộ quốc-chí, để hết thẩy nhà-quê, kẻ-chợ, đâu đấy cũng thích xem.

Bởi vì chữ là chữ nước mình, sử là sử nước mình, truyện là truyện nước mình, hồn vía văn-minh phảng phất ở đó. Nếu muốn lên đàn diễn phép chiêu lấy quốc-hồn, mở xưởng rèn nghề đúc nên dân-trí, chi bằng tập chữ bản-quốc, học sử bản-quốc, xem truyện bản-quốc; nhưng thấy cách gián-tiếp có nhẽ so với cách trực-tiếp lại càng khỏe hơn, tiện hơn và mau hơn.

Nước ta lập quốc đã lâu, khai hóa cũng sớm. Nam-đế sơn-hà, thư giời rọng về, trải bao phen lừng lẫy cõi Á-đông, nước tuy già, nhưng hồn vẫn tỉnh táo, nhẽ đâu ngủ mê mãi, không ai khua thức dậy. Trách vì cớ giáo-dục của dân nước ta, trước kia nhầm lẫn, chữ nước mình chả tập, sử nước mình chả học, truyện nước mình chả xem, đâu là sử Tam-hoàng cho chí Tống, Nguyên, Minh, Thanh, nhớ như văn-sách, đâu là truyện Tam-quốc cho chí Thuyết-đường, Thủy-hử, diễn thành tấn tuồng, chỉ chăm những sự đâu đâu, mà gốc tích nhà mình, loài giống mình, họ đang mình, nào ai là ông khởi-tổ sáng lập ra nước, nào ai là bực anh-hùng cạnh tranh với Tầu, ai là kẻ có công-đức với quốc dân, ai là người đăng kỷ-niệm trong xã-hội, hỏi đến thì mơ hồ không biết, hoặc sao nhãng không nhớ, rõ thật là mồ cha chả khóc, khóc đống mối, mồ mẹ chả khóc, khóc bối bòng bong.

Than ôi! bố rồng, mẹ tiên, con nòi giống cũ, núi xanh nước biếc, vẫn đất cất nhà, cùng chôn rau cắt rốn trong cõi Việt-nam, ai chẳng mong có lúc mở mặt mở mày với trên thế giới. Nhưng trước hết phải lấy phù phép luyện quốc-hồn, làm máy móc khai dân-trí, in hai chữ quốc-gia vào óc, sẽ có thể gánh một quả địa-cầu lên vai.

Quốc-hồn ta ở đâu! Quốc-hồn ta ở đâu! Sau đời vua Ngô-vương Quyền, vua Lý Nam-Đế, trước đời vua Lê Thái-Tổ, vua Nguyễn Quang-Trung, nẩy ra một bực đại anh-hùng ấy là ai? là đức Hưng-đạo đại-vương Trần-quốc-Tuấn đó.

Đương lúc thế lực nhà Nguyên chấn động khắp cả châu Âu, châu Á, ai ngờ trứng chọi với đá; ngoài nước Nhật lại có nước Nam ta. Dẫu cho rằng đất thiêng người giỏi, vua thánh tôi hiền phúc nước đã đành rồi, nhưng rút ra chỉ trông cậy ở lòng người là vững.

Người ta tưởng nhà Trần có ông Hưng-Đạo, cũng như nhà Lý có ông Thường-Kiệt, an nguy hệ ở một tay, không biết rằng cá khỏe vì nước, chim khỏe vì..., có đạo thế rồi mới mong có quyền lực được, trong có một ông Hưng-Đạo, mà ngoài bách quan hết thẩy như anh em ông Hưng-Đạo, trên có một ông Hưng-Đạo, mà dưới cử quốc hết thẩy như con cháu ông Hưng-Đạo. Phỏng chỉ một ông Hưng-Đạo vác thanh thần-kiếm địch sức với lũ Phạm-Nhan, chưa chắc đã thua nào, huống chi hằng-hà sa-số ông Hưng-Đạo đeo chữ “sát thát” thi gan với nòi Mông-cổ, một giọt thiết-huyết rơi đến đâu lở đất long giời, một ngọn nghĩa-kỳ phất đến đâu cuốn mây quét gió, dẫu mười cậu Thoát-Hoan thái-tử, trăm chú Mã-Nhi kiêu tướng, cũng chả vần chi.

Lạ thay! nhà Trần vì đâu gây dựng nên cách dân-đoàn, chỉ vì theo tôn-giáo Phật, biết nghĩa xả-thân cứu thế, thật bác-ái, thật mạo-hiểm, thật nhẫn-nại, tu trọn ba điều công-đức, và mở ra một cách văn-minh; này như vua tôi ăn yến, rắt tay mà hát, có ý bình đẳng; hội-đồng kỳ-lão, bàn sự đánh Nguyên, có ý lập hiến; rất tốt là lý-trưởng, dùng toàn ngũ lục phẩm quan, giao quyền xử đoán, đã phân minh ra cách địa-phương tự-trị rồi. Bởi vậy dân-quyền ngày càng trọng, dân-đức ngày càng tiến, và quốc-hồn ngày càng khỏe mạnh. Tiếc cho trước kia quốc-sử không thể vẽ được hết cái tinh-thần, mà sau này quốc-dân chỉ biết sùng kính những cái hình-thức, nào đâu là lập tĩnh, lập điện, lên cốt, lên đồng, bắt tà, bắt ma, phát bùa, phát dấu, thành ra một thói tin mê, so lấy nghĩa kỷ-niệm công-đức, đã là trái cách văn-minh, luận đến điều tiết-độc thần-minh, lại đáng ghép vào tội lệ. Sao không nghĩ vua quan nhà Trần đều học phật, mà đắc đạo đấy, đối với chúng-sinh cầu sự xá-thí, chớ có mong gì hưởng báo đâu; nếu ta biết sùng kính ông Hưng-Đạo về sự thánh thần, thì cái quốc-hồn ta tỉnh, nếu ta chỉ sùng kính ông Hưng-Đạo về sự ma quỉ, thì cái quốc-hồn ta mê. Mê mê, tỉnh tỉnh, bởi tự lòng ta, hễ có học vấn, thì sẽ có tư tưởng, có tư tưởng thì sẽ có ngôn luận, có ngôn luận thì sẽ có sự thực.

Nay gặp hội nhà-nước, rộng lòng khai hóa, bắt đầu sự học cần bực phổ-thông, muốn dùng cách trực-tiếp chăng, chả gì bằng soạn sử quốc-ngữ; muốn dùng cách gián-tiếp chăng, chả gì bằng soạn truyện quốc-ngữ; lột hết cái tinh-thần quốc-sử ra chữ quốc-văn, thật ích cho đồng-bào ta lắm; tiện cho học-giới ta lắm. Tôi vẫn ước ao dịp này, sau cũng có nhà chước thuật, vì nước tổ Việt ta mở rạp diễn-văn, may sao gặp sở Đông-kinh-ấn-quán đưa bộ sách này, xét thể cách hệt như lối Tam-quốc-chí, vừa có sự thực, vừa có nghị-luận, chắc những người có huyết-tính, xem sách này ai cũng phải kính, cũng phải mến, cũng phải hát, cũng phải khóc, cũng phải đặt quyển mà thở dài. Vậy đốt hương mà viết bài này, trước là ghi cái cảm tình của quốc dân, sau nữa giải cái khổ-tâm của người tác-giả. Thử hỏi nay những nhà sốt-sắn về sự giáo dục nghĩ làm sao đây?Đàn-viên Phạm-Văn-Thụ kính soạn.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hưng Đạo Vương PDF của tác giả Lê Văn Phúc nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Đã Đến Lúc Phải Cứng Rắn Để Khôi Phục Sự Vĩ Đại Của Nước Mỹ (Donald J. Trump)
Tân Tổng thống Mỹ năm 2016 thiết lập một đại kế hoạch giúp nước Mỹ vĩ đại trở lại. Bởi theo Trump, người tiền nhiệm Obama là một thảm họa đối với đất nước này. Ông ta đã phá tung nền kinh tế, mở cửa biên giới cho những tên tội phạm bạo lực bước vào, thòng lên vai con cháu chúng ta gánh nặng nợ nần và đi khắp thế giới xin lỗi cho nước Mỹ như thể đất nước vĩ đại nhất thế giới này cần xin lỗi vì là mảnh đất của cơ hội và tự do như trước khi Obama trở thành Tổng thống. Giờ đây, nước Mỹ trông như một đất nước kiệt quệ. Trong cuốn sách bestseller của New York Times, Trump đưa ra những câu trả lời mà nước Mỹ đang tìm kiếm như: • Làm sao để đảm bảo an ninh biên giới và chặn dòng người nhập cư ồ ạt vào Mỹ. • Làm sao để tạo ra việc làm cho người Mỹ bằng cách buộc Trung Quốc phải tiến hành hoạt động mậu dịch thật sự công bằng. • Làm sao để trả dứt nợ mà không đe dọa các chương trình lâu đời như An sinh Xã hội, Chăm sóc Y tế và Trợ giúp Y tế mà hàng triệu người Mỹ đang phải sống dựa vào. Tìm mua: Đã Đến Lúc Phải Cứng Rắn Để Khôi Phục Sự Vĩ Đại Của Nước Mỹ TiKi Lazada Shopee Thẳng thắn, gay gắt và hấp dẫn từ đầu đến cuối, cuốn sách vạch ra một nghị trình dựa trên hiểu biết thông thường để khôi phục sự thịnh vượng của nước Mỹ và khiến đất nước này trở lại với vị trí dẫn đầu thế giới.***Tôi viết cuốn sách này vì ngay lúc này đây, đất nước tôi yêu đang trải qua một thảm họa kinh tế toàn diện. Khi tôi bắt đầu cầm bút viết cuốn sách này, nợ của chúng ta là 15 nghìn tỷ. Giờ thì khoản nợ này đã vượt qua con số 18 nghìn tỷ, và không bao lâu nữa sẽ cán mức 20 nghìn tỷ. Để tôi giúp bạn đả thông con số này nhé. Nếu nhờ phép màu nào đó, các vị gọi là lãnh đạo ở Washington kia tìm ra cách mỗi ngày tiết kiệm được 1 tỷ đô-la tiền thuế, thì chúng ta vẫn phải mất 38 năm mới trả dứt nợ. Đó là chưa nói đến tiền lãi. Chúng ta chẳng có 38 năm để xoay chuyển tình thế này. Như tôi thấy, ta chỉ có bốn hoặc cùng lắm là tám năm mà thôi. Trong hoạt động kinh doanh, ngày nào tôi cũng thấy nước Mỹ bị cắt cổ và ngược đãi. Chúng ta đã và đang trở thành một trò hề, một kẻ chịu tội thay cho toàn thế giới, bị đổ lỗi tất thảy mọi thứ, chẳng được công nhận công trạng và cũng chẳng nhận được sự tôn trọng nào. Bạn có thể nhìn thấy và cảm nhận thấy điều đó quanh mình, và tôi cũng vậy. Lấy một ví dụ, Trung Quốc đang mắc nợ ta hàng trăm tỷ đô-la bằng cách thao túng và giảm giá trị đồng tiền của họ. Dù Washington nói năng vui vẻ thế nào thì giới lãnh đạo Trung Quốc cũng không phải là bạn. Tôi từng bị lên án vì dám gọi họ là “kẻ thù” của nước Mỹ. Song, liệu bạn có thể gọi những kẻ đang hủy hoại tương lai con cháu mình bằng từ nào khác? Bạn muốn tôi dùng cái mỹ từ nào cho những người đang ra sức đẩy đất nước ta vào nguy cơ phá sản, cướp việc làm của ta, do thám hòng ăn cắp công nghệ của ta, và hủy hoại lối sống của ta đây? Đối với tôi, đó chính là kẻ thù. Nếu muốn phục hồi vị trí số 1 cho nước Mỹ, chúng ta cần phải có một tổng thống biết cách cứng rắn với Trung Quốc, biết cách đàm phán thắng Trung Quốc, và biết làm thế nào để bọn họ đừng giở trò lừa gạt ta hết lần này đến lần khác. Rồi cả vụ khủng hoảng dầu mỏ nữa. Cái ý kiến 85 đô-la cho một thùng dầu từng là điều không tưởng. Vậy mà giờ đây, OPEC đang ngồi ngáp vặt trước con số này, rồi kích giá lên cao hơn nữa, và cười ha hả trên đường đến ngân hàng. Kết quả là: Bạn và gia đình phải trả 3 đô-la/ga-lông(1), 4 đô-la/ga-lông, 5 đô-la/ga-lông và giá cứ ngày càng vọt cao. Nhưng xin lỗi nhé, OPEC - 12 gã đang ngồi quanh bàn tròn ấy - thậm chí còn chẳng thể tồn tại trên đời nếu không nhờ nước Mỹ giải cứu và bảo vệ các quốc gia Trung Đông! Tổng thống của ta ở đâu trong toàn bộ chuyện này? Trách nhiệm giải trình ở đâu? Vai trò lãnh đạo điều hành có nghĩa lý gì khi mà nhà điều hành của ta yếu kém và không dẫn dắt được gì? Có lời biện hộ nào cho một vị tổng thống mà để đáp lại cuộc khủng hoảng dầu khí thì không phải bằng sự cứng rắn với OPEC, không phải bằng việc để các công ty dầu khí nội địa của ta tự do làm phần việc của họ và khoan dầu, mà là xả quỹ dự trữ [dầu mỏ] chiến lược? Đấy không phải là lãnh đạo, mà là từ bỏ quyền lãnh đạo. Bất kể thế nào, dầu mỏ vẫn là trục quay của các nền kinh tế thế giới. Mọi sự là thế đấy. Khi giá dầu tăng, giá của gần như tất cả mọi thứ cũng tăng theo. Hãy nghĩ thử mà xem. Bạn đi mua một ổ bánh mì. Làm sao ổ bánh mì ấy đến được tiệm bánh? Cái gì làm cho xe chở bánh mì chạy được? Nông dân dùng thiết bị gì để gặt ngũ cốc? Thiết bị và xe cộ không tự cung cấp nhiên liệu cho chúng được. Chúng cần dầu. Và khi giá của nhà sản xuất tăng, chúng đẩy chi phí này cho bạn dưới hình thức giá cao hơn. Tôi may mắn được học ở trường kinh doanh tốt nhất thế giới, Trường Kinh doanh Wharton. Song, bạn chẳng cần phải có một tấm bằng kinh doanh ở một trường danh giá thì mới nhận ra chuyện gì đang xảy ra ở đây. Đó chỉ là phép toán cơ bản. Bạn có biết hiện nay cứ bảy người Mỹ thì có một người phải xài phiếu thực phẩm không? Hãy nghĩ về chuyện này đi. Ở Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ, quốc gia thịnh vượng nhất trong lịch sử văn minh nhân loại, người dân đang phải chịu đói chịu khát. Tháng 3 năm 2011, chúng ta đã phải chứng kiến giá thực phẩm tăng vọt chưa từng thấy trong gần bốn thập niên. Kết hợp việc này với chi phí năng lượng tăng vùn vụt, tỷ lệ thất nghiệp ở mức hai con số, sự tiêu xài hoang phí của chính phủ, sự sáp nhập hệ thống chăm sóc sức khỏe của chính quyền liên bang, thì kết quả trở nên rõ ràng đến đau đớn - chúng ta đang cắm đầu vào thảm họa kinh tế. Nếu chúng ta cứ đi con đường này thì nước Mỹ mà chúng ta để lại cho các con, các cháu mình sẽ không còn là nước Mỹ mà chúng ta từng được ban phước sống trong đó. Giấc mơ Mỹ sẽ bị cầm cố. Thành phố tỏa sáng trên đồi sẽ ngày càng giống như khu đổ nát nội ô. Sẽ không còn bình minh ở Mỹ, như lời của Tổng thống Reagan nữa. Đồng đô-la sẽ rớt giá giống như đồng tiền quốc tế của thế giới. Nền kinh tế của ta sẽ lại sụp đổ lần nữa (đây là điều tôi tin có nguy cơ và rủi ro thật sự: Một cuộc suy thoái kép có thể biến thành một cuộc đại suy thoái). Và Trung Quốc sẽ thế chân Mỹ ở vị trí cường quốc kinh tế số 1 thế giới.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Donald J. Trump":Nghệ Thuật Đàm PhánTrump - Đừng Bao Giờ Bỏ CuộcĐã Đến Lúc Phải Cứng Rắn Để Khôi Phục Sự Vĩ Đại Của Nước MỹNghĩ Như Nhà Vô ĐịchĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đã Đến Lúc Phải Cứng Rắn Để Khôi Phục Sự Vĩ Đại Của Nước Mỹ PDF của tác giả Donald J. Trump nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cửu Bình - Chín Bài Bình Luận Về Đảng Cộng Sản - 21.770.599 (Người Đã Thoái Đảng)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cửu Bình - Chín Bài Bình Luận Về Đảng Cộng Sản - 21.770.599 PDF của tác giả Người Đã Thoái Đảng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chính Trị Luận (The Politics) (Aristotle)
Đây là cuốn sách đầu tiên của Aristotle được xuất bản ở Việt Nam, nhưng sức ảnh hưởng từ những tư tưởng, luận điểm cũng như những di bút thông thái khác của ông đã trở thành nền tảng chế ngự tư tưởng Châu Âu suốt hơn 2000 năm qua. “Chính trị luận” của Aristotle là một tác phẩm nổi tiếng nhất nói về các khái niệm mà từ đó các quốc gia và chính phủ định hình. Mặc dù chỉ thảo luận về nhà nước và các định chế thời Hy Lạp cổ đại nhưng tác phẩm này của ông đã đặt nền tảng cho khoa học chính trị hiện đại. Trong tác phẩm, ông viết những suy nghĩ của mình một cách rõ ràng, với độ chính xác siêu phàm. Dịch giả Nông Duy Trường có nhận định: “Theo Aristotle, một người tốt không thôi chưa đủ. Nếu người dân tốt mà không tích cực tham gia vào đời sống chính trị của chế độ thì chế độ đó có cơ nguy trở nên thoái hóa và trở thành một chế độ xấu”. “Chính trị luận” của ông là tác phẩm được xem là căn bản cho Chính trị học Tây Phương.***Thông tin tác giả: Aristotle là một nhà triết học và bác học thời Hy Lạp cổ đại, học trò của Platon và thày dạy của Alexandros Đại đế. Di bút của ông bao gồm nhiều lĩnh vực như vật lý học, siêu hình học, thi văn, kịch nghệ, âm nhạc, luận lý học, tu từ học, ngôn ngữ học, chính trị học, đạo đức học, sinh học, và động vật học. Ông được xem là người đặt nền móng cho môn luận lý học. Ông cũng thiết lập một phương cách tiếp cận với triết học bắt đầu bằng quan sát và trải nghiệm trước khi đi tới tư duy trừu tượng. Cùng với Platon và Socrates, Aristotle là một trong ba cột trụ của văn minh Hy Lạp cổ đại. Tìm mua: Chính Trị Luận (The Politics) TiKi Lazada Shopee ***Là một nhà bác học, Aristotle đã để lại cho hậu thế một kho tàng tư tưởng đồ sộ về nhiều phương diện như triết học, khoa học, toán học, thiên văn học, và chính trị học. Chính Trị Luận là một trong những tác phẩm kinh điển của Aristotle về triết lý và lý thuyết chính trị của Tây phương, và trên nền tảng này những lý thuyết chính trị khác - như của Cicero, St. Augustine, Aquinas (cổ đại), Hobbs, Rousseau, Locke (thời hiện đại và Khai Sáng) - đã được xây dựng và phát triển. Mãi cho tới hôm nay, Chính Trị Luận vẫn còn là một trong những cuốn sách phải đọc của sinh viên ngành khoa học chính trị và được học giả thế giới công nhận là một trong những cuốn sách vĩ đại của nhân loại. Lâu nay, chúng ta vẫn thường hiểu chính trị theo nghĩa xấu là những mưu đồ tranh chấp quyền lực, bất chấp đạo đức nên giữ thái độ “kính nhi viễn chi” với chính trị, nhưng chỉ với câu nói bất hủ “Con người là một sinh vật chính trị,”1 Aristotle đã lý giải là con người không thể tách rời khỏi đời sống chính trị của cộng đồng mà nó sinh sống. Chính trị, tự nó không xấu, chỉ có những mô hình và chế độ chính trị do con người tạo ra mới có tốt và có xấu vì không nhận thức rõ được về bản chất của con người. Điều thú vị khi đọc những vĩ nhân Tây phương là thái độ và tinh thần phê phán khoa học của họ, dù ngay đối với những nhận định của các bậc thầy của mình. Trong Chính Trị Luận, Aristotle đã phê phán cái mô hình chính trị lý tưởng do Plato - thầy của ông - đề ra trong tác phẩm Cộng Hoà. Chính Trị Luận còn miêu tả cho người đọc bối cảnh văn hoá, tập tục, lịch sử và chính trị của Tây phương cổ thời mà Hy Lạp là một thí dụ điển hình, cũng như quan niệm của Tây phương về đời sống xã hội, đạo đức và tâm linh. Được xem là triết gia sáng lập ra trường phái Duy Thực (Realism), Aristotle đã phân tích một cách tỉ mỉ và thực tế những mô hình chính trị, mà ngày nay mặc dù tên gọi có khác, nhưng bản chất vẫn không thay đổi như mô hình quả đầu (tập đoàn cai trị), quý tộc (thành phần ưu tú lãnh đạo), và dân chủ, cùng những biến thể và sự suy vong của những thể chế này và đề nghị một mô hình khả thi nhất, cùng với việc xây dựng một nền giáo dục quốc gia. Trải qua hơn hai nghìn năm, dĩ nhiên một số nhận định cùng lập luận của Aristotle trong Chính Trị Luận không còn hợp thời nữa, nhưng những lý luận cơ bản về chính trị của Aristotle vẫn còn nguyên giá trị ứng dụng trong thời đại hôm nay. Chính Trị Luận đã được nhiều học giả Anh, Mỹ dịch sang Anh ngữ, tiêu biểu như Benjamin Jovett, PeterSimpson, Ernest Barker, W. E. Bolland, và H. Rackam. Dịch phẩm này được thực hiện dựa theo bản dịch củaBenjamin Jovett đăng tải trên website của The Internet Classic Archive2 và tham khảo thêm bản dịch của Ernest Barker do Đại học Oxford ấn hành năm 1958. Nhằm thực hiện một trong những sứ mệnh của Học viện Công Dân là góp phần đóng góp vào kho tàng tri thức và học thuật của nước nhà, nhất là về phương diện các tác phẩm kinh điển của Tây phương, người dịch đã mạo muội tiến hành dịch Chính Trị Luận vào Mùa Xuân 2008 và hoàn tất dịch phẩm này vào ngày cuối năm 2011. Khi chuyển dịch tác phẩm này sang Việt ngữ, người dịch đã cố gắng chuyển dịch thật trung thực và đúng ý của bản dịch Anh ngữ, đồng thời chú giải những dữ kiện lịch sử và điển tích của Tây phương mà tương đối xa lạ với độc giả Việt Nam. Người dịch cũng tránh không đưa ra bình luận của riêng mình và không dịch những nhận định, lập luận của những học giả khác về Aristotle và Chính Trị Luận để cho người đọc không ban hưởng và có định kiến trước khi tìm hiểu về Aristotle và tư tưởng chính trị của ông. Mặc dù đã cố gắng hết sức, người dịch tin rằng vẫn còn những thiếu sót và sai lầm khi thực hiện công trình này, và ước mong được sự chỉ giáo của độc giả và các bậc cao minh.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chính Trị Luận (The Politics) PDF của tác giả Aristotle nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
C. Mác Và Ph. Ăngghen Toàn Tập - Tập 2 (Karl Marx)
Nội dung tập 2 bao gồm những tác phẩm của hai nhà kinh điển viết trong thời gian từ tháng Chín 1844 đến tháng Hai 1846. Đây là thời kỳ hình thành thêm một bước thế giới quan duy vật cách mạng của hai ông. Trong các tác phẩm viết vào thời kỳ này, hai ông đã đứng trên lập trường chủ nghĩa duy vật chiến đấu, phê phán kịch liệt những quan điểm chủ quan của phái Hê-ghen trẻ, cũng như triết học duy tâm của Hê-ghen. Hai ông đánh giá đúng mức cái hợp lý trong phép biện chứng của Hê-ghen, song đã phê phán mạnh mẽ khía cạnh thần bí của phép biện chứng này.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook C. Mác Và Ph. Ăngghen Toàn Tập - Tập 2 PDF của tác giả Karl Marx nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.