Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tuyển Tập Truyện Ngắn Nguyên Hồng (Nguyên Hồng)

Tiểu Sử Nguyên Hồng (1918-1982)

Nguyên Hồng họ Nguyễn, tên khai sinh đồng thời cũng là bút hiệu duy nhất trong cuộc đời cầm bút của nhà văn. Nguyên Hồng sinh ngày 5-11-1918 tại phố Hàng Cau, thành phố Nam Định trong một gia đình nghèo theo đạo Thiên Chúa. Mười hai tuổi, bố chết vì ho lao, người mẹ trẻ nghèo khổ phải vào Vinh ở vú đầm, rồi mấy năm sau đi bước nữa. Mười lăm tuổi, vừa đậu xong Tiểu học đã bị đày đọa trong các nhà lao Nam Định, Hà Nội rồi bị giải đi Phúc Yên. Mười sáu tuổi, hết hạn tù được tha, Nguyên Hồng phải từ giã thành phố Nam Định và người bà nội ngoan đạo, cùng mẹ và bố dượng ra sinh sống ở xóm Cấm, Hải Phòng. Hơn ba năm, Nguyên Hồng đã dạy học lẩn lút trong các xóm nghèo lao động với hơn hai mươi đứa trẻ lau nhau, rách rưới, con em của những người làm nghề đội than, khuân vác hoặc buôn thúng bán mẹt ở xóm Cấm và xóm chùa Đông Khê. Cũng chính ở Hải Phòng, Nguyên Hồng gặp nhà thơ Thế Lữ (1935), kiện tướng của phong trào Thơ mới, thành viên của Tự lực văn đoàn. Từ đó, người thanh niên thất nghiệp này nuôi khát vọng đi vào con đường văn chương, coi văn chương là lẽ sống cao cả nhất của đời mình. Những trang bản thảo đầu tiên rất trong sáng và say mê của tiểu thuyết Bỉ vỏ và hồi ký Những ngày thơ ấu đã được hình thành dần trong những căn nhà ổ chuột tối tăm, bẩn thỉu của khu phu phen thuyền thợ xóm Cấm, Hải Phòng. Năm 1937, Bỉ vỏ của Nguyên Hồng và Kim tiền của Vi Huyền Đắc được nhận giải thưởng Tự lực văn đoàn và từ năm 1938 báo Ngày nay bắt đầu giới thiệu Những ngày thơ ấu. Mối quan hệ giữa Nguyên Hồng với Thạch Lam bắt đầu từ những ngày đó.

Thời kỳ Mặt trận Dân chủ, Nguyên Hồng đã bắt đầu liên lạc với chính trị phạm ở Sơn La, Côn Lôn trở về như Vũ Thiện Chân, Bùi Vũ Trụ và ở trụ sở chi nhánh báo Thời thế ở đường Cát Dài, Hải Phòng, Nguyên Hồng đã có cơ hội tìm đọc Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, Vấn đề dân cày của Qua Ninh, Vân Đình, Ngục Kon Tum của Lê Văn Hiến và những tiểu thuyết của Marxime Gorki... Năm 1938, Nguyên Hồng gặp Như Phong, sinh hoạt trong Đoàn Thanh niên Dân chủ và viết trên các báo Thế giới, Người mới và Mới cùng với Như Phong, Nguyễn Thường Khanh, Trần Minh Tước, Lưu Quý Kỳ (Thanh Vệ) và Lê Hy (Lã Vĩnh Lợi). Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, ngày 29-9-1939, Nguyên Hồng bị mật thám Pháp bắt bỏ tù ở Hải Phòng về tội tàng trữ và truyền bá sách báo cộng sản. Trong nhà tù Hải Phòng, Nguyên Hồng đã được gặp Tô Hiệu, Bùi Đình Đống, Ngô Minh Loan và tham dự lớp huấn luyện theo Đề cương cách mạng tư sản dân quyền do Bí thư thành ủy Tô Hiệu hướng dẫn. Những vốn sống quý báu đó đã tạo điều kiện cho Nguyên Hồng viết về những chiến sĩ cách mạng trong Lưới sắt, Lò lửa, Sóng gầm...

Năm 1940, Nguên Hồng lại bị bắt giam và bị giải lên trại tập trung Bắc Mê, Hà Giang, đi làm cỏ vê, gánh đá cùng với Xuân Thủy, Đinh Nhu, Trần Các... Tiểu thuyết Xóm Cháy (phác thảo đầu tiên của Sóng gầm) viết được 300 trang thì bị bọn mật thám tịch thu, ông chuyển sang viết những mẩu ngăn ngắn giả làm nhật ký thư (Cuộc sống).

Cuối mùa hè năm 1943, Nguyên Hồng tham gia tổ chức Văn hóa Cứu quốc bí mật (trong Mặt trận Việt minh) cùng với Như Phong, Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng... Chính trong tổ chức này, Nguyên Hồng được đọc Đề cương Văn hóa 1943 của Đảng và những phương châm của Đề cương đã có ảnh hưởng rõ rệt đến những tác phẩm như Hơi thở tàn, Hai dòng sữa, Ngọn lửa, Buổi chiều xám..., những tác phẩm được viết trong thời kỳ Tiền khởi nghĩa. Tìm mua: Tuyển Tập Truyện Ngắn Nguyên Hồng TiKi Lazada Shopee

Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyên Hồng tham gia khởi nghĩa ở Hà Nội, là biên tập viên tạp chí Tiên phong, cơ quan vận động văn hóa mới của Đảng. Sau đợt Nam tiến vào mặt trận Nha Trang, khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, năm 1947, Nguyên Hồng cùng gia đình lên Việt Bắc, sống ở ấp Cầu Đen, Yên Thế cùng với một số văn nghệ sĩ như Ngô Tất Tố, Kim Lân, Nguyễn Huy Tưởng... Nguyên Hồng tham gia hoạt động trong Hội Văn nghệ Việt Nam, là biên tập viên tạp chí Văn nghệ của Hội và phụ trách trường Văn nghệ nhân dân Trung ương. Năm 1948, Nguyên Hồng cùng với Nam Cao được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).

Hòa bình lập lại năm 1954, Nguyên Hồng cùng gia đình về Hà Nội, công tác tại Hội Văn nghệ Việt Nam. Tháng 4 - 1957, Hội Nhà văn Việt Nam thành lập, ông tham gia Ban Chấp hành, làm Thư ký tòa soạn tuần báo Văn của Hội. Năm 1958, Nguyên Hồng về tham gia lao động ở nhà máy Xi măng Hải Phòng, chính thời gian này ông bắt đầu thai nghén tiểu thuyết Cửa biển, bộ tiểu thuyết - sử thi bốn tập đầu tiên ở nước ta. Từ năm 1962, Nguyên Hồng cùng gia đình trở lại ấp Cầu Đen, Yên Thế (nay là xã Quang Tiến, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang). Tháng 1 -1963, tại Đại hội Nhà văn lần thứ II, Nguyên Hồng được bầu vào Ban Chấp hành và năm 1964 được cử làm Chủ tịch Hội Văn nghệ Hải Phòng. Sau Hải Phòng, Yên Thế đã trở thành quê hương thứ hai của Nguyên Hồng, là nơi ông sống lâu nhất và cũng là nơi ông đang xây dựng một bộ tiểu thuyết lịch sử ba tập: Hoàng Hoa Thám và Núi rừng Yên Thế. Tập hai đang hoàn thành thì ông đột ngột từ trần ngày 2-5-1982.

Nhà văn Nguyên Hồng được Chính phủ truy tặng Huân chương Độc lập hạng Ba và giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt đầu tiên (1996). Nguyên Hồng là một nhà văn xuôi lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại, đồng thời cũng là người thầy trực tiếp dìu dắt nhiều thế hệ nhà văn trẻ đi vào con đường sáng tác văn học.

TÁC PHẨM NGUYÊN HỒNG

· Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938)

· Bảy Hựu (tập truyện ngắn, 1940)

· Những ngày thơ ấu (hồi ký, 1940)

· Cuộc sống (tiểu thuyết, 1942)

· Qua những màn tối (truyện vừa, 1942)

· Quán Nải (tiểu thuyết, 1942)

· Hai dòng sữa (tập truyện ngắn, 1943)

· Hơi thở tàn (tiểu thuyết, 1944)

· Vực thẳm (truyện vừa, 1944)

· Ngọn lửa (truyện vừa, 1944)

· Miếng bánh (tập truyện ngắn, 1945)

· Địa ngục và Lò lửa (tập truyện ngắn, 1946)

· Đất nước yêu dấu (ký, 1949)

· Đêm giải phóng (truyện vừa, 1952)

· Giữ thóc (tập truyện ngắn, 1956)

· Trời xanh (thơ, 1960)

· Sóng gầm (trong bộ tiểu thuyết Cửa biển, 1961)

· Sức sống của ngòi bút (tạp văn, 1964)

· Cơn bão đã đến (trong bộ tiểu thuyết Cửa biển, 1965)

· Bước đường viết văn (hồi ký, 1971)

· Thời kỳ đen tối (trong bộ tiểu thuyết Cửa biển, 1973)

· Một tuổi thơ văn (hồi ký, 1973)

· Sông núi quê hương (thơ, 1973)

· Khi đứa con ra đời (trong bộ tiểu thuyết Cửa biển, 1975)

· Những nhân vật ấy đã sống với tôi (hồi ký, 1978)

· Thù nhà nợ nước (tiểu thuyết lịch sử, 1981)

· Tuyển tập Nguyên Hồng (1983 - 1985)

DI CẢO

· Núi rừng Yên Thế (tập I trong bộ tiểu thuyết lịch sử Hoàng Hoa Thám và Núi rừng Yên Thế, 1993)

· Người con gái họ Dương (Dương Hậu) (kịch)

· Hoa trái đất (thơ)

GIẢI THƯỞNG:

- Giải văn chương của Tự lực văn đoàn trao cho Bỉ vỏ (1937)

- Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (Đợt I, 1996).Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyên Hồng":Những Ngày Thơ ẤuNguyên Hồng Toàn Tập 1Nguyên Hồng Toàn Tập 3Nguyên Hồng Toàn Tập 4Nguyên Hồng Tuyển Tập Truyện LẻBỉ VỏTuyển Tập Truyện Ngắn Nguyên Hồng

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tuyển Tập Truyện Ngắn Nguyên Hồng PDF của tác giả Nguyên Hồng nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Lời Anh Muốn Nói (Suzanne Brockmann)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lời Anh Muốn Nói PDF của tác giả Suzanne Brockmann nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Loạn Thế Thịnh Sủng (Phi Cô Nương)
Hắn một thân tử y bạch cừu,sắc mặt tái nhợt,trong mắt có phần hận lại như có phần oán,thanh âm điên cuồng khàn khàn: “Nàng nói đi,có phải một khi người nọ tới tìm nàng,nàng liền đi theo y? Tốt,rất tốt... Lần này nếu nàng còn dám vứt bỏ ta đi theo y,bổn vương thà rằng đích thân chém lên đôi chân này cũng không để mình lại đuổi theo nàng!” Y người mặc áo choàng màu lục,eo buộc ngọc đới đỏ thẩm,quái dị lại có phần khoe khoang.Rõ ràng bản thân còn là một thiếu niên tuổi chừng mười bảy mười tám nhưng lại sai người mang tám đại kiệu hoa,chân thành nói: “Hòa Hòa,nàng có thể làm mẹ con ta được không? Đứa bé này mới tám tuổi đã không còn mẹ,thật đáng thương.” Người nọ tròng mắt như muốn bốc lửa,quát lên như sấm: “Lão Tử vì nàng thiếu chút nữa mạng cũng bị mất,con mẹ nó nàng lại..từ đầu luôn không xem nó không phải chuyện to tát! Còn tên kia chỉ hướng nàng cười một tiếng,nàng liền cam nguyện lên núi đao xuống biển lửa! Ta tại sao lại thích người ngu xuẩn như vậy chứ?” Cô vốn là đội trưởng bộ đội đặc công,suy nghĩ linh hoạt,thân thủ lại mạnh mẽ. Trong một lần thi hành nhiệm vụ vì bị đồng đội phản bội mà chết thảm,xuyên qua đến thời loạn thế xa lạ ai ngờ lại biến thành một cô nương quân kỹ ti tiện đồng thời vướn vào hàng vạn hàng nghìn gút mắt.*** Tìm mua: Loạn Thế Thịnh Sủng TiKi Lazada Shopee LOẠN THẾ THỊNH SỦNGPhi Cô NươngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Loạn Thế Thịnh Sủng PDF của tác giả Phi Cô Nương nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Loạn Thế Anh Hùng - Tập 3 (Tiểu Đoạn)
Giữa những thay đổi mang đặc điểm của thời đại, dòng văn học kiếm hiệp của Trung Quốc phải rất vất vả để tìm lại được đinh cao trước kia của mình. Điều đó trông chờ vào rất nhiều các tác giả trẻ vẫn còn giữ được cái tâm đối với nền văn học truyền thống này. Một trong những cây bút nổi bật trong công cuộc phục hưng này chính là Tiểu Đoạn với tác phẩm nổi tiếng của mình "Loạn thế anh hùng". Có thể nói, chính tác phẩm đầu tay này của Tiểu Đoạn đã mang lại tiếng tăm cho anh, không chỉ chính thức đưa anh trở thành một cái tên đáng chú ý trong giới tác giả tiểu thuyết võ hiệp mới. Không chỉ vậy, tác phẩm còn định hình và giới thiệu phong cách viết của anh tới với công chúng. Câu chuyện bắt đầu với một bối cảnh "thái bình giả tạo" vào đời Tống. Khi mà tất cả chỉ như một khoảng lặng trước khi bão về. Triều đình thi nhau tô vẽ một nền quốc thái dân an trong khi thực chất là thù trong giặc ngoài, quân Kim nhăm nhe bờ cõi, quan lại thối nát, nhũng nhiêu gây tai ương khiến dân đen khốn khổ. Nhưng như một quy luật thần kì của tạo hóa, loạn lạc sẽ sinh ra những anh hùng cái thế đứng ra giúp dân lành. Đó là Thẩm Phóng nghĩa khí, là Tam Nương Tử dù là phận nữ nhi cũng hiểu lễ nghĩa, thông tường đạo lý với tài trí hơn người. Họ đã cùng nhau kháng Kim cứu nước, mới đích thực là những anh hùng xả thân vì nước vì dân. Tiểu Đoạn đã xây dựng nên các hình tượng nhân vật với những cá tính rõ rệt, được khắc họa qua các trường đoạn kịch tính hồi hộp và sâu sắc qua từng trang sách. Với bút pháp thuần thục và lôi cuốn người đọc bằng việc mang lại một không gian Trung Hoa cổ vừa tráng lệ vừa hào hùng, Tiểu Đoạn đã viết nên một bản anh hùng ca đáng nhớ trong tác phẩm này. Cuốn sách xứng đáng với bất cứ lời khen tặng nào và chắc chắn sẽ là một tác phẩm mà những bạn trẻ yêu thích văn học võ hiệp không nên bỏ qua.*** Tìm mua: Loạn Thế Anh Hùng - Tập 3 TiKi Lazada Shopee Tiểu Đoạn, hay còn gọi là Đoạn tử, tên thật là Đoạn Ngân. Tiểu Đoạn là người đắm chìm trong cô độc, tự cho thế là làm hổ thẹn bố mẹ, nên lấy cái bút danh như trên. Tiểu Đoạn sinh năm 1973, sinh ở Tề Tề Cáp Nhĩ - Hắc Long Giang, quê ở Tùy Châu Hồ Bắc, thỉnh thoảng tạm cư ở Thẩm Quyến, hay đi chu du tứ phương. Văn phong của Tiểu Đoạn được mệnh danh là từ thơ hóa thành văn, biểu hiện sự vật ở mức độ nhân tính hóa cao độ. Cách hành văn của Tiểu Đoạn mang phong cách của bậc đại gia, mạch lạc rõ ràng, câu chữ lưu loát trôi chảy, múa bút là như vẽ ra từng đóa hoa, chịu ảnh hưởng thâm sâu của cách hành văn cổ xưa. Quan niệm sáng tác của Tiểu Đoạn rất cao xa bay bổng, thể hiện ẩn bên trong Tác Phẩm Tập Từ của anh. Tác phẩm đại biểu của Tiểu Đoạn có Bôi Tuyết (còn gọi là Loạn Thế Anh Hùng truyện), Lạc Dương nữ nhân hành, Trường an cổ ý, Ma đồng, Thạch Lưu ký, Cung Tiêu duyên, Long thành, Khích Trung câu, Tá hồn đăng…***Triệu Húc cảm thấy chỉ qua một đêm đại thúc gia dường như đã già đi rất nhiều. Mái tóc bạc của Triệu Vô Lượng lưa thưa trong gió, trong lòng có nỗi đau thật không thể kể ra. Trên sông, lửa thuyền chài lác đác, lão cùng Triệu Húc đang ngồi trên thuyền, ánh đèn chiếu nước, ánh sáng không sao nắm bắt. Muôn thứ ảo tưởng trong đời người có phải giống như ánh đèn này, ta chỉ có thể nhìn, nếu muốn đưa tay xuống nước tóm lấy liền tan đi? Nước nhà là mộng, mộng của lão tan rồi. Lão ngưỡng mộ Viên lão đại cùng Lạc Hàn, những người vẫn còn sức lực để giấc mộng của mình không bị tan vỡ. Lão bỗng nhúng cái đầu tóc bạc của mình vào trong dòng nước, bởi vì lão rơi lệ rồi. Lệ hòa vào nước thì không thấy được nữa, lão không muốn người bên cạnh trông thấy lão khóc, sự kiêu ngạo còn sót lại cũng chỉ có thể bảo hộ chút tôn nghiêm cuối cùng này. Nước sông rất lạnh, lão ở đầu thuyền gập lưng, vùi đầu xuống nước. Triệu Húc sợ ngây ra, nỗi đau thương không lời này làm lay động cõi lòng một gã thiếu niên hơn là đau đớn khóc than. Hắn không dám cử động, thậm chí không dám đưa tay vỗ lưng đại thúc gia. Có thể hận một ai đó thật ra còn đỡ, giống hồi đầu Triệu Vô Lượng hận bọn hôn quân gian thần nọ, cảm thấy bọn chúng là đầu sỏ tội lỗi, hại nước nhà, hại nhân gian, nhưng bây giờ, lão hận cũng không biết hận vào đâu, cái lão một mực lưu luyến chẳng qua là một cái nước nhà đã mất, như lời Hoa Trụ, chẳng qua chỉ là hoa trong gương, bọt trong nước thôi. Một lão già tuổi tác đã lớn, giấc mộng cả đời bị phá, còn cái gì có thể an ủi trái tim tan nát đó? Triệu Vô Lượng kêu gào trong dòng nước, chỉ thấy sóng nước bập bềnh, tiếng gào không có tiếng - Thiên thu giấc mộng quốc gia, cuối cùng còn nước ngập đầu mà thôi. Triệu Vô Lượng ca dài thành khóc, khóc không ai nghe. Tuế nguyệt vô tình, núi sông tịch mịch, tòa Kiến Khang cổ thành này từng chứa bao nhiêu mộng vỡ mộng thành của con người ta đây? Nước mất núi sông còn, mộng tan thân này lắm. Triệu Vô Lượng đêm nay mộng nát. Trên thuyền, Triệu Húc gọi khẽ: “Đại thúc gia, đại thúc gia.” Triệu Vô Lượng ở trong nước lại càng nghẹn ngào, mọi thứ lão kỳ vọng đều đã tan tành, tan rồi, xa rồi. Cái lão làm được, đại khái chỉ còn một việc tự mình lẻn vào thành Ngũ Quốc, trộm về hài cốt của chú, của anh thôi. Việc này lão cũng sẽ không cho ai đi cùng, cho dù là người thân như Triệu Húc hay Triệu Vô Cực, bọn họ nên có được phần đời còn lại tự hưởng thú vui chài lưới. Người sống ích gì, sao sống quá cực? Tịch mịch sao đặng, tịch mịch cùng cực? “Tông thất song kỳ”, danh hủy một đêm. Ở Giang Bắc, mùa đông đã đậm lắm, tuyết rơi hạt lớn, tầm tã không ngừng. Trong tuyết có một thiếu niên và một thiếu nữ mười lăm, mười sáu tuổi đang đi trong cảnh đông khiến khuôn mặt đỏ hồng, đó chính là Triệu Húc và Tiểu Anh Tử. Triệu Húc cuối cùng cũng đợi được tới lúc Lạc Hàn đích thân nói chuyện với mình, mà Lạc Hàn vừa mở miệng đã muốn nhờ hắn một chuyện - nhờ hắn đưa Tiểu Anh Tử và lão mù tới Giang Bắc. Triệu Húc gần như đồng ý ngay tức khắc - mấy ngày nay, đại thúc gia bảo có việc cần làm liền đi lên phương Bắc rồi; nhị thúc gia cũng tan hết hứng thú, một mình quay lại Đại Thạch Pha - Cái để lão có hứng gửi gắm phần đời còn lại chỉ còn trận đại thạch trên Đại Thạch Pha nọ. Lúc đi họ đều xoa đầu Triệu Húc, dường như đang nói: Húc Nhi lớn rồi, đã tới lúc nó một mình bay cao.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tiểu Đoạn":Loạn Thế Anh Hùng - Tập 1Loạn Thế Anh Hùng - Tập 2Loạn Thế Anh Hùng - Tập 3Trường An Cổ Ý Tập 1Tuyển Vĩnh ĐaoĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Loạn Thế Anh Hùng - Tập 3 PDF của tác giả Tiểu Đoạn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Loạn Thế Anh Hùng - Tập 2 (Tiểu Đoạn)
Giữa những thay đổi mang đặc điểm của thời đại, dòng văn học kiếm hiệp của Trung Quốc phải rất vất vả để tìm lại được đinh cao trước kia của mình. Điều đó trông chờ vào rất nhiều các tác giả trẻ vẫn còn giữ được cái tâm đối với nền văn học truyền thống này. Một trong những cây bút nổi bật trong công cuộc phục hưng này chính là Tiểu Đoạn với tác phẩm nổi tiếng của mình "Loạn thế anh hùng". Có thể nói, chính tác phẩm đầu tay này của Tiểu Đoạn đã mang lại tiếng tăm cho anh, không chỉ chính thức đưa anh trở thành một cái tên đáng chú ý trong giới tác giả tiểu thuyết võ hiệp mới. Không chỉ vậy, tác phẩm còn định hình và giới thiệu phong cách viết của anh tới với công chúng. Câu chuyện bắt đầu với một bối cảnh "thái bình giả tạo" vào đời Tống. Khi mà tất cả chỉ như một khoảng lặng trước khi bão về. Triều đình thi nhau tô vẽ một nền quốc thái dân an trong khi thực chất là thù trong giặc ngoài, quân Kim nhăm nhe bờ cõi, quan lại thối nát, nhũng nhiêu gây tai ương khiến dân đen khốn khổ. Nhưng như một quy luật thần kì của tạo hóa, loạn lạc sẽ sinh ra những anh hùng cái thế đứng ra giúp dân lành. Đó là Thẩm Phóng nghĩa khí, là Tam Nương Tử dù là phận nữ nhi cũng hiểu lễ nghĩa, thông tường đạo lý với tài trí hơn người. Họ đã cùng nhau kháng Kim cứu nước, mới đích thực là những anh hùng xả thân vì nước vì dân. Tiểu Đoạn đã xây dựng nên các hình tượng nhân vật với những cá tính rõ rệt, được khắc họa qua các trường đoạn kịch tính hồi hộp và sâu sắc qua từng trang sách. Với bút pháp thuần thục và lôi cuốn người đọc bằng việc mang lại một không gian Trung Hoa cổ vừa tráng lệ vừa hào hùng, Tiểu Đoạn đã viết nên một bản anh hùng ca đáng nhớ trong tác phẩm này. Cuốn sách xứng đáng với bất cứ lời khen tặng nào và chắc chắn sẽ là một tác phẩm mà những bạn trẻ yêu thích văn học võ hiệp không nên bỏ qua.*** Tiểu Đoạn, hay còn gọi là Đoạn tử, tên thật là Đoạn Ngân. Tiểu Đoạn là người đắm chìm trong cô độc, tự cho thế là làm hổ thẹn bố mẹ, nên lấy cái bút danh như trên. Tiểu Đoạn sinh năm 1973, sinh ở Tề Tề Cáp Nhĩ - Hắc Long Giang, quê ở Tùy Châu Hồ Bắc, thỉnh thoảng tạm cư ở Thẩm Quyến, hay đi chu du tứ phương. Tìm mua: Loạn Thế Anh Hùng - Tập 2 TiKi Lazada Shopee Văn phong của Tiểu Đoạn được mệnh danh là từ thơ hóa thành văn, biểu hiện sự vật ở mức độ nhân tính hóa cao độ. Cách hành văn của Tiểu Đoạn mang phong cách của bậc đại gia, mạch lạc rõ ràng, câu chữ lưu loát trôi chảy, múa bút là như vẽ ra từng đóa hoa, chịu ảnh hưởng thâm sâu của cách hành văn cổ xưa. Quan niệm sáng tác của Tiểu Đoạn rất cao xa bay bổng, thể hiện ẩn bên trong Tác Phẩm Tập Từ của anh. Tác phẩm đại biểu của Tiểu Đoạn có Bôi Tuyết (còn gọi là Loạn Thế Anh Hùng truyện), Lạc Dương nữ nhân hành, Trường an cổ ý, Ma đồng, Thạch Lưu ký, Cung Tiêu duyên, Long thành, Khích Trung câu, Tá hồn đăng…*** Cảnh Thương Hoài thấy con lạc đà không ngừng kêu xuống mặt nước thì trong lòng lấy làm lạ, hắn nhảy xuống bãi cát, đi tới bên con lạc đà. Con lạc đà nhìn hắn chằm chằm một hồi, tựa như có nhận ra hắn. Cảnh Thương Hoài cũng cảm thấy con vật này rất có linh tính. Bỗng con lạc đà ngậm lấy góc áo hắn, kéo tới trước một bước rồi buông ra, lội xuống nước về phía trước. Cảnh Thương Hoài nôn nóng muốn biết tung tích của Lạc Hàn, chẳng kể ướt áo cũng xuống theo, một tay nắm lấy đuôi lạc đà, theo nó tiến tới. Qua vài bước, con lạc đà bơi tới vách núi. Dòng nước dưới vách núi vốn xiết, người bình thường muốn vượt sông là chuyện khó, nhưng sao làm khó được con lạc đà và Cảnh Thương Hoài đây? Trời rất tối, tới được dưới vách núi nọ, Cảnh Thương Hoài mới phát hiện ra giữa vách núi ấy có một khe đá, khe không lớn, chỉ đủ để một người len qua, một dòng suối từ khe này chảy vào Trường Giang. Cảnh Thương Hoài thầm nghĩ: Không phải là Lạc Hàn cùng Triệu Vô Cực một đường thủy chiến rồi bị Triệu Vô Cực dẫn dụ vào đây đấy chứ? Lúc này con lạc đà không ngừng kêu hí, tựa như có ý muốn Cảnh Thương Hoài tiến vào. Cảnh Thương Hoài nhìn một cái liền hiểu, cái khe đá này quá nhỏ mà ngực trước của lạc đà quá rộng, không vào được, chẳng trách nó cứ đứng trên bãi cát mà lo lắng không thôi. Cảnh Thương Hoài hít vào một hơi, tuy biết bên trong chỉ sợ cũng gập ghềnh, nguy hiểm nhưng hắn xưa nay luôn lo cứu nạn cho người, vỗ vỗ gáy con lạc đà xong vẫn chúi đầu tiến vào. Nước trong khe đá cũng khá sâu, lại lạnh tới bất ngờ, tuy mới đầu tháng Mười một mà đã băng hàn buốt xương. Cảnh Thương Hoài một đường ngược dòng, vách đá hai bên mọc nhiều rêu, trơn tới trượt tay. Lội thẳng vào độ một dặm, trước mặt bỗng có dây lá thực vật, tuy còn đang trong đêm đen, tất tật u ám tối tăm nhưng Cảnh Thương Hoài cũng đoán ra sắp thấy được trời rồi. Quả nhiên, gạt mấy bụi cây lá nọ, Cảnh Thương Hoài liền thấy khe đá này đã tới cuối, trước mắt trải rộng, ra là một sơn cốc. Cảnh Thương Hoài sững sờ, nhận ra chỉ sợ Triệu Vô Cực cố ý dẫn Lạc Hàn tới đây. Mới ra khỏi nước, Cảnh Thương Hoài liền cảm nhận được trong cốc có người. Hắn lập tức nín hơi tĩnh khí, mượn tiếng nước chảy róc rách, âm thầm tiến lên. Trong bóng đêm u tối, chỉ thấy có nhiều khối đá lớn rải rác trong cốc, dòng nước kia chia thành nhiều luồng, len giữa những khối đá, chút ánh trắng điểm xuống khiến mặt nước bập bềnh sáng nhạt, mảnh tựa những sợi chỉ bạc lấp lánh trong đêm khuya. Tiếng nước vỗ đá lạnh lùng. Cảnh Thương Hoài ẩn mình sau một khối đá lớn rồi mới đánh giá tình hình trong cốc, liền thấy cái cốc này rất kỳ quái, trong rộng ngoài hẹp, thành hình quả lê, dường như là một tử cốc. Trong cốc, từng khối đá kề tiếp nhau, khối lớn đường kính tới cả trượng, khối nhỏ chí ít cũng nặng hơn nghìn cân, tất tật rải rác trong cốc này, chẳng có quy tắc, dường như từ trước thời hồng hoang, tiên nhân lập một bàn cờ ở đây, lúc tàn cục, quân cờ tán loạn, tiên nhân giờ đã phiêu diêu, chỉ lưu lại từng khối đá lớn khiến hậu nhân kinh hãi.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tiểu Đoạn":Loạn Thế Anh Hùng - Tập 1Loạn Thế Anh Hùng - Tập 2Loạn Thế Anh Hùng - Tập 3Trường An Cổ Ý Tập 1Tuyển Vĩnh ĐaoĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Loạn Thế Anh Hùng - Tập 2 PDF của tác giả Tiểu Đoạn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.