Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Lịch Sử Nam Tiến Của Dân Tộc Việt (Trúc Khê)

Xét xem lịch sử mở mang bờ cõi của nước ta từ xưa đến nay, có thể gồm vào mà gọi là một cuộc nam tiến; vì trước sau ta chỉ nhằm tiến về một mặt nam mà thôi. Bởi sao mà như thế? Bởi vì địa thế của ta nó khiến như thế. Nước ta ngày xưa phía bắc giáp nước Tàu, phía nam giáp Chiêm, Lạp, phía đông giáp bể lớn, phía tây giáp Ai-lao. Ở giữa cái khoảng núi Tản sông Hồng kia nếu muốn khuếch trương bờ cõi cho rộng lớn thêm có đủ thế lực mà lập nên một nước đứng đắn ở Á-đông, trừ tiến về mặt nam không còn mặt nào hơn nữa. Bởi vì mặt bắc giáp nước Tàu là một nước rất lớn, lo chống chọi với họ để họ khỏi nuốt sống mình còn lo chưa nổi, mong gì khai thác về mặt ấy được; mặt đông thì đã giáp bể; mặt tây giáp với Ai-lao tuy là một nước nhỏ yếu,nhưng vì có nhiều núi cao rừng rậm ngăn cách, thành ra dẫu muốn mở mang về mặt ấy cũng chưa thể được; trừ ra chỉ còn mặt nam giáp với nước Chiêm-thành, nước Chiêm-thành lại giáp với nước Chân-lạp, vì cớ đường thuỷ, đường lục được tiện, vả hai dân ấy đều là dân nhỏ yếu có thể lấn át họ được, vì vậy mà sức bành trướng của dân tộc ta trước sau đều chỉ tràn về mặt nam. Tuy thế mặc lòng, sự khai thác bờ cõi, há có phải là một việc dễ đâu; huống chi dân Chiêm Lạp cũng không phải hoàn toàn là giống hư hèn, cũng là những cái dân đã từng có một nền văn-minh rất sớm, thế mà lấy như một dân tộc nhỏ ở trong mảnh đất Giao-chỉ nọ, ngày lần tháng nữa, đã nghiễm nhiên phá diệt được cả Chiêm-thành lẫn Chân-lạp mà dựng nên một nước lớn Việt-Nam, đủ biết cái công phu huyết hãn của các đứng tiên dân ta xưa, thực đã lớn lao vô cùng vậy.

Cứ như các nhà nhân-chủng-học thì bảo dân tộc ta thuộc giống Mông-cổ, song cỗi gốc từ đâu mà đến thì mỗi sách nói một khác không sao đủ bằng cứ được. Sách thì bảo dân ta là ròng rõi Tây-tạng, sách thì bảo là ròng rõi Giao-chỉ, sách thì bảo là ròng rõi Việt thường, sách thì bảo là ròng rõi nước Việt bên Tàu, tổng chi đều là những nhời ức đoán cả, chứ không lấy gì làm đích xác. Vậy chúng ta chỉ nên biết rằng chúng ta là riêng một dân tộc ở trong thế giới, tức ngày nay gọi là dân tộc Việt-nam.

Xét về cương vực nước ta đời Hùng dựng nước, đồ bản lúc ấy khác hẳn bây giờ; cứ như sử cũ thì nói bấy giờ phía đông giáp bể Nam, phía tây giáp Ba-thục (tỉnh Tứ-xuyên nước Tầu bây giờ) phía bắc hồ Đỗng đình (thuộc tỉnh Hồ-nam) phía nam đến nước Hồ-tôn (sau là Chiêm-thành), quốc hiệu là nước Văn-lang. Cuối đời Hùng-vương (258 trước tây lịch), Thục-Phán diệt nước Văn-lang dựng nước Âu-lạc, tức là Thục An-dương-vương. Năm Đinh Hợi (214 trước T.L) nước Âu-lạc bị nước Tần đem quân sang lấn, lấy đất Lục lương mà đặt ra 3 quận: Nam-hải (Quảng-đông) Quế-lâm (Quảng-tây) Tượng-quận (Quảng-tây) 1. Cuối đời Tần (207 trước T.L) quan Úy quận Nam-hải nhà Tần là Triệu-Đà đêm quân diệt nước Âu-lạc mà dựng nên nước Nam-Việt, xưng là Triệu Vũ-vương, đất cát gồm có 3 quận trên và cả đất của Thục An dương vương. Năm Canh ngọ (111 trước T.L) đời Thuật dương vương nhà Triệu, nước Nam-Việt bị nước Hán diệt mất, thế là từ đó phải nội thuộc về Tầu. Đời Hán Quang-Vũ năm Kiến-vũ thứ 16 (Tây lịch 40) vua Trưng giấy quân đuổi quan Thái-thú nhà Hán là Tô-Định, lấy lại được 65 thành đất Lĩnh-nam. Cứ theo như sách Thoái thực ký văn của cụ Trương Quốc Dụng chép thì nói nước ta sau khi nội thuộc về nhà Tây-Hán, nhà Hán chia đất đặt ra 9 quận là Nam-hải, Uất-lâm, Thương ngô, Hợp-phố, Nhật-nam, Cửu-chân, Giao-chỉ, Đam-nhĩ, Châu-nhai mà gọi chung là bộ Giao-chỉ, sau lại bãi 2 quận Châu-nhai Đam-nhĩ mà hợp vào làm 7 quận, quận Giao-chỉ lĩnh 12 thành, (tức là huyện), quận Cửu-chân lĩnh 5 thành, quận Nhật-Nam lĩnh 5 thành, quận Nam-hải lĩnh 7 thành, quận Thương-ngô lĩnh 11 thành, quận Uất-lâm lĩnh 11 thành, quận Hợp-phố lĩnh 5 thành, cả thẩy là 56 thành; vậy thì Đại-Việt sử ký chép là vua Trưng đánh đuổi Tô-Định lấy được 65 thành, có lẽ là số 56 mà nhầm là 65 chăng? Như thế thì đời vua Trưng cũng có thu phục được cả Quảng-đông Quảng-tây vậy.

Sau khi vua Trưng mất nước, nước ta lại nội thuộc về nhà Đông-Hán. Năm Kiến-an thứ 15 (210) đời Hán Hiến-đế, nhà Hán đổi bộ Giao-chỉ mà đặt làm Giao-châu. Năm Hoàng-vũ thứ 5 (266) nhà Ngô, Ngô-Tôn-Quyền cắt 3 quận Nam hải, Thương-ngô, Uất-lâm lập làm Quảng-châu, còn 4 quận kia vẫn để làm Giao-châu, nhưng không bao lâu lại hợp lại như cũ. Đến năm Vĩnh-an thứ 7 (264) Ngô-Tôn-Hưu lại lấy 3 quận trước mà đặt làm Quảng châu, châu Giao châu Quảng chia hẳn ra bắt đầu từ đấy, mà chính là khởi điểm cho sự mất đi quá nửa phần đất của nước ta vậy. Từ đấy về sau trải qua mấy phen cách mệnh, nhưng người mình cũng chỉ khôi phục được đất châu Giao mà thôi; đến đời Ngô, Đinh độc lập mà đất châu Quảng đã không còn mong gì khôi phục lại được nữa.

Mở xem bản đồ thì nước ta mất đất châu Quảng tức là mất đi quá nửa phần nước, cương vực chỉ còn quanh một xứ Bắc-Kỳ và 3 tỉnh Thanh, Nghệ Tĩnh phía Bắc Trung-kỳ mà thôi. Đất thì nhỏ hẹp mà số dân sinh sản một ngày một nhiều, sự thế không thể không tìm đường bành trướng. Như trên đã nói, ba mặt đông tây bắc không phải là con đường có thể tiến được, tự nhiên là phải tiến xuống mặt nam, huống chi những dân Chiêm-Thành, Chân-Lạp ở mặt nam lại thường hay vào quấy nhiễu nước ta, ta chẳng diệt họ thì họ cũng chẳng để cho ta được yên, nhân thế mà nam tiến là một con đường phải đi của ta, mà sự mở mang bờ cõi của nước ta gồm cả ở trong một cuộc nam tiến vậy. Tìm mua: Lịch Sử Nam Tiến Của Dân Tộc Việt TiKi Lazada Shopee

Nay xin lần lượt chép về cuộc nam tiến ấy. Đời vua Lê Đại-Hành niên hiệu Ứng thiên năm thứ 8 (1000) bấy giờ vì nước Chiêm-Thành bắt giam sứ-giả nước ta là bọn Từ-Mục, Ngô-Tử, vua giận, tự làm tướng đem quân vào đánh chém được tướng Chiêm là Ti-mi-thuế, Chiêm-vương phải bỏ chạy, quân ta lấy được vàng bạc của cải rất nhiều. Vua Đại-Hành lại sai Ngô-Tử-Yên đem 3 vạn quân mở một con đường đi bộ từ cửa bể Nam-giới cho đến châu Đại-lái (đất Chiêm, nay là phủ Quảng ninh thuộc tỉnh Quảng-bình). Lại đào một con sông từ núi Đồng-cổ cho đến con sông Bà-hoà tức là con sông ở xã Đồng-hoà, huyện Ngọc-sơn bây giờ. Ấy tức là khởi đầu cho bước đường nam tiến của dân tộc ta, vì có hai đường thuỷ lục ấy thì quân ta vào đánh Chiêm-Thành mới được tiện đường vận tải vậy.

Nói đến nước Chiêm-Thành tưởng cũng nên thuật về lịch-sử của nước ấy. Nước Chiêm-Thành khi xưa là nước Hồ-Tôn, thuộc về bộ Việt-Thường. Đến nhà Tần đặt làm huyện Lâm-Ấp. Nhà Hán lại đổi làm huyện Tượng-Lâm thuộc về quận Nhật-Nam. Đến thời vua Thuận-Đế nhà Hán năm Vĩnh-Hoà thứ 2 (137) người trong quận ấy tên là Khu-Liên đương làm chức Công-Tào, bèn giết quan huyện lệnh mà giữ lấy đất tự xưng là Lâm-ấp-vương. Truyền được vài đời rồi cháu ngoại là Phạm-Dật kế lập, Dật mất, người tướng là Phạm Văn cướp ngôi 2 rồi đánh lấn lấy đất nước láng giềng. Từ đó nước mới rộng lớn, Đông Tây rộng 700 dặm. Nam Bắc dài 3000 dặm, phía nam gọi là châu Thi Bị, phía tây gọi là châu Thượng Nguyên, phía Bắc gọi là châu Ô lỵ, thống trị cả thẩy 38 châu.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Nam Tiến Của Dân Tộc Việt PDF của tác giả Trúc Khê nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Tôn Tử Binh Pháp (Ngô Văn Triện)
Tôn Tử binh pháp - The Art of War (tạm dịch: Nghệ thuật chiến tranh) và còn được gọi là Binh pháp Ngô Tôn Tử, là sách chiến lược chiến thuật tiếng Hoa do Tôn Vũ soạn thảo vào năm 512 TCN đời Xuân Thu Binh pháp Tôn tử là một tinh hoa trí tuệ của nhân loại chứ không riêng gì dân tộc Trung Hoa. Những tinh hoa trong cuốn binh thư này không chỉ được áp dụng trong quân sự, chiến trận mà còn cả trong thương trường - chiến trường ngày nay. Khác với văn hóa phương Tây, người phương Đông chúng ta vốn rất gần gũi với văn hóa Trung Hoa và nếu áp dụng được Binh pháp Tôn tử vào kinh doanh thì chúng ta sẽ tạo ra lợi thế trước đối thủ của mìnhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tôn Tử Binh Pháp PDF của tác giả Ngô Văn Triện nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tôn Tử Binh Pháp (Ngô Văn Triện)
Tôn Tử binh pháp - The Art of War (tạm dịch: Nghệ thuật chiến tranh) và còn được gọi là Binh pháp Ngô Tôn Tử, là sách chiến lược chiến thuật tiếng Hoa do Tôn Vũ soạn thảo vào năm 512 TCN đời Xuân Thu Binh pháp Tôn tử là một tinh hoa trí tuệ của nhân loại chứ không riêng gì dân tộc Trung Hoa. Những tinh hoa trong cuốn binh thư này không chỉ được áp dụng trong quân sự, chiến trận mà còn cả trong thương trường - chiến trường ngày nay. Khác với văn hóa phương Tây, người phương Đông chúng ta vốn rất gần gũi với văn hóa Trung Hoa và nếu áp dụng được Binh pháp Tôn tử vào kinh doanh thì chúng ta sẽ tạo ra lợi thế trước đối thủ của mìnhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tôn Tử Binh Pháp PDF của tác giả Ngô Văn Triện nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thành Cát Tư Hãn (Trần Thu Phàm)
Cuộc đời của ông là một hình ảnh thu gọn lại mười hai thế kỷ mà dân du mục miền đồng cỏ đã tràn ra bốn phương tàn phá các dân tộc định cư có nền văn minh vững chãi. Trước ông không có nhà chinh phục nào gây được uy vũ làm kinh hoàng cả thiên hạ, đến nỗi khi dân Âu Châu nghe đến tên Thành-Cát-Tư-Hãn đều hãi hùng cho là “ngày tận thế đã tới rồi!”. Ông áp dụng triệt để lối khủng bố để cai trị và thẳng tay tàn sát để ngăn ngừa những cuộc quật khởi chống đối. Những gì mà Âu Châu đã lên án Attila và Ấn Độ đã lên án Mihirakonia thật chẳng thấm vào đâu so với những cuộc tàn phá của Thành-Cát-Tư-Hãn ở những nước bại trận như Trung Quốc, Đại Hồi…Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thành Cát Tư Hãn PDF của tác giả Trần Thu Phàm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sử Ký Tư Mã Thiên (Phạm Hồng)
Sử ký là bộ thông sử đầu tiên của Trung Quốc cổ đại. Bộ Sử ký lưu giữ, chỉnh lí lại các tư liệu lịch sử vô cùng phong phú trong hơn ba ngàn năm từ thời Ngũ đế vốn có trước sử cho tới giữa thời Tây Hán, tạo ra nền móng vững chắc mà hùng vĩ sớm nhất cho lịch sử học Trung Quốc. Sử ký cho chúng ta biết: Trung Quốc là một đất nước có năm nghìn năm văn minh rực rỡ, văn minh Trung Hoa là nền văn minh duy nhất trên thế giới không bị gián đoạn, không chỉ bác đại tinh thâm mà còn thần kỹ mỹ lệ, lâu dài, tươi mới. Sử ký ghi chép lại một cách tường tận, nghiêm cẩn, nhưng rất sinh động về khởi nguồn, quá trình phát triển của văn minh Trung Hoa, ghi lại những câu chuyện lịch sử về quá trình tổ tiên người Trung Quốc gây dựng nền văn minh, khiến người đọc cảm nhận một cách sâu sắc. Đọc Sử Ký, chúng ta thấy kính trọng hơn về lịch sử lâu dài, văn minh lâu và tổ tiên vĩ đại của người Trung Quốc. Sử Ký cho chúng ta biết: lịch sử phát triển theo quy luật, Sử Ký của Tư Mã Thiên, mục đích chính là "thấu suốt chuyện người, thông suốt biến đổi cổ kim, trở thành lời nói của một nhà". Đọc Sử Ký, chúng ta sẽ học được rất nhiều trí huệ, giúp chúng ta hiểu hơn quá trình và đặc điểm của lịch sử Trung Quốc, khiến chúng ta thấy rõ được những diệu kỳ ẩn giấu trong quá trình hưng thịnh, trung suy, phục hưng của triều đại, để chúng ta hiểu rõ văn minh Trung Hoa có sự bao dung và năng lực tái sinh vô bờ. Sử Ký không chỉ là một bộ sử học vĩ đại, mà còn là một tác phẩm văn học vĩ đại. Tư Mã Thiên vận dụng tư tưởng trác việt chuẩn xác, nhìn xa trông rộng, năng lực quan sát sắc bén và thủ pháp nghệ thuật độc đáo, miêu tả sinh động, bừng bừng sức sống, lột tả được phong thái của vô vàn các nhân vật lịch sử khác nhau. Các hình tượng sống động mà vĩnh hằng ấy, gợi mở tư tưởng cho người đọc, bọn họ có người là nhà chính trị, nhà quân sự, nhà kinh tế, nhà triết học, nhà văn học, có quý tộc, công khanh, sách sĩ, ẩn sĩ, thương nhân, y sĩ, cũng có thích khách, du hiệp, chiêm bốc, có thể nói là đề cập đến mọi giai cấp trong xa hội, thậm chí còn cả người nước ngoài. Phẩm chất ưu tú của các nhân vật anh hùng lịch sử, kiệt xuất đó, những anh hùng khí khái của Hạng Vũ, trí tuệ hơn người của Trương Lương, dũng khí cơ trí của Lý Quảng, đều để lại ảnh hưởng sâu sắc cho đời sau. Sử Ký cũng có địa vị quan trọng trong lịch sử học thế giới, vì trong đó là cả một kho sử liệu đồ sộ. Tư Mã Thiên vô cùng coi trọng hoạt động sản xuất, tư tưởng học thuật, đời sống bình dân, ghi chép toàn diện ấy, nếu so với sử Hy Lạp vốn chỉ coi trọng quân sự, rõ ràng là hợp lí và tiến bộ hơn. Sử Ký đã được dịch ra nhiều thứ tiếng Nga, Pháp, Anh, Đức... có ảnh hưởng rất sâu rộng. Tìm mua: Sử Ký Tư Mã Thiên TiKi Lazada Shopee Phương pháp viết Sử ký cũng như văn phong, kỹ xảo dùng ngôn từ, đều là điển phạm được các tác giả nhiều đời học theo. Học giả đời Hán ca ngợi: "đó là bộ sách mà sử quan không làm trái được"; các nhà tản văn đời Đường, Tống, không ai không thông thuộc Sử ký. Cuốn sách này chỉnh lí, chọn ra những thiên có tính chất tiêu biểu nhất của Sử Ký, tổng hợp lại các thành quả học tập của học giả các đời trong nghiên cứu Sử ký, ghi chú tường tận, lý giải rõ ràng, đối chiếu dịch văn để bạn đọc không gặp dù chỉ một chút trở ngại khi đọc Sử ký. Chúng tôi cũng đặc biệt mời họa sĩ minh họa số lượng lớn, giúp bạn đọc hiểu rõ và có hứng thú hơn khi đọc Sử ký.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sử Ký Tư Mã Thiên PDF của tác giả Phạm Hồng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.