Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Sức Mạnh Của Thói Quen (Charles Duhigg)

Phần mở đầu

Cải tạo thói quen

Cô là đối tượng tham gia yêu thích của các nhà khoa học.

Theo hồ sơ, Lisa Allen, 34 tuổi, đã bắt đầu hút thuốc lá và uống rượu từ năm 16 tuổi và đấu tranh chống lại bệnh béo phì suốt cuộc đời. Khi cô ở độ tuổi hai mươi, có lúc các công ty thu hồi nợ đã tìm kiếm ráo riết cô để đòi khoản nợ 10.000 đô-la. Một bản sơ yếu lý lịch cũ cho thấy công việc lâu nhất cô làm là gần một năm.

Tuy nhiên, người phụ nữ trước mặt các nhà nghiên cứu hôm nay thanh mảnh và tràn đầy sức sống, với đôi chân rắn chắc của một vận động viên điền kinh. Trông cô trẻ hơn đến mười tuổi so với bức ảnh trong hồ sơ và chừng như cô có thể luyện tập tốt hơn bất kỳ ai trong phòng. Tìm mua: Sức Mạnh Của Thói Quen TiKi Lazada Shopee

Theo báo cáo gần đây nhất trong hồ sơ, hiện cô không còn khoản nợ nào, không uống rượu và đã làm việc ở một công ty thiết kế đồ họa được 3 năm 3 tháng.

“Lần cuối cùng cô hút thuốc là khi nào?” một bác sĩ trị liệu hỏi, bắt đầu cho một chuỗi câu hỏi mà Lisa trả lời mỗi lần cô đến phòng thí nghiệm bên ngoài Bethesda thuộc Maryland.

“Gần 4 năm trước, tôi đã sụt 27kg và bắt đầu chạy ma-ra-tông từ đó,” cô trả lời. Cô cũng bắt đầu tham gia khóa học lấy bằng thạc sĩ và mua nhà. Đó là quãng thời gian có rất nhiều sự kiện xảy ra.

Trong phòng gồm nhà chuyên khoa thần kinh, nhà tâm lý học, nhà di truyền học và một nhà xã hội học. Ba năm qua, với nguồn tài trợ từ Viện Y tế Quốc gia, đội ngũ này đã tìm hiểu về Lisa và hơn 24 người khác là những người đã từng hút thuốc lá, ăn uống vô độ, người say xỉn có vấn đề, người bị ám ảnh mua sắm và người có thói quen không tốt. Tất cả những người tham gia đều có một điểm chung, họ đã làm lại cuộc đời trong khoảng thời gian rất ngắn. Vì thế, các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu xem điều đó đã xảy ra như thế nào. Để làm điều này, họ xem xét những biểu hiệu quan trọng của các đối tượng, lắp đặt camera quan sát trong nhà để ghi lại hoạt động hàng ngày, xem xét một phần chuỗi AND được sắp xếp trình tự, quan sát bên trong não đối tượng nhờ vào công nghệ hiện đại, quan sát xung lực máu và điện từ trong não khi người tham gia chịu tác động do sự cám dỗ của khói thuốc lá và những bữa ăn thịnh soạn. Mục đích của các nhà khoa học là tìm ra thói quen tác động thế nào đến thần kinh và làm gì để thay đổi thói quen.

“Tôi biết cô đã kể chuyện này hàng chục lần, nhưng vài đồng nghiệp của tôi chỉ được nghe kể lại. Cô có thể mô tả lại mình đã bỏ thuốc lá thế nào không?” người bác sĩ đề nghị Lisa.

“Chắc chắn rồi,” Lisa đáp, “Mọi chuyện bắt đầu ở Cairo.” Kỳ nghỉ đó là một quyết định vội vàng, cô khẳng định. Vài tháng trước đó, chồng cô trở về sau khi hoàn thành công việc và thông báo anh ta sẽ đi vì yêu một cô gái khác. Lisa mất một thời gian để giải quyết chuyện phản bội và cuốn vào cuộc ly hôn. Khoảng thời gian đó thật sự đau đớn, cô bị ám ảnh việc bí mật theo dõi chồng mình và người phụ nữ đó, cô đã gọi điện thoại cho cô ta sau nửa đêm và gác máy. Sau đó, vào một buổi chiều nọ, Lisa đến nhà người phụ nữ ấy, say xỉn, đập cửa và la hét giận dữ rằng cô sẽ đốt căn nhà.

“Đó chẳng phải là quãng thời gian tốt đẹp gì, lúc nào tôi cũng muốn xem kim tự tháp và vì thẻ tín dụng của tôi cũng chưa đến giới hạn nợ, thế nên…” Lisa tiếp tục.

Buổi sáng đầu tiên ở Cairo, Lisa thức dậy từ sớm tinh mơ khi nghe thấy tiếng kinh cầu nguyện cất lên từ một nhà thờ gần đó. Phòng khách sạn vẫn tối đen như mực. Vẫn còn ngái ngủ và mệt mỏi sau chuyến bay dài, cô châm một điếu thuốc.

Cô không nhận ra mình đang cố châm lửa một cây bút chứ không phải một điếu Marlboro cho đến khi có mùi nhựa cháy bốc lên. Bốn tháng trước, cô chỉ biết khóc lóc, ăn uống bất thường, mất ngủ và cảm thấy xấu hổ, vô vọng, chán nản và giận dữ. Nằm trên giường, cô thấy mình đang dần kiệt sức. “Giống như lớp lớp nỗi buồn kéo đến, mọi thứ tôi từng mong muốn đã hoàn toàn sụp đổ trước mắt. Thậm chí, tôi còn không thể hút thuốc sao cho đúng.”

“Rồi tôi bắt đầu nghĩ về người-chồng-cũ, về việc sẽ khó khăn thế nào để tìm một công việc mới khi về nhà, viêc tôi ghét cay ghét đắng công việc đó, và tôi thấy không khỏe ra sao. Tôi đứng dậy, đập vỡ một bình nước khiến nó vương vãi khắp sàn nhà và bắt đầu khóc nhiều hơn.

Tôi cảm thấy tuyệt vọng, có lẽ phải thay đổi điều gì đó, ít nhất là điều tôi có thể kiểm soát được.”

Cô tắm táp và rời khách sạn. Cô lái xe dọc những con đường mòn của Cairo, những con đường lầy lội dẫn đến kim tự tháp Sphinx ở khu lăng mộ Giza và sa mạc rộng lớn, bất tận bao quanh nó, trong một khoảnh khắc, cảm giác thương hại bản thân tan biến. Cô thầm nghĩ, mình phải có một mục tiêu cho cuộc đời, một cái gì đó để hướng đến.

Vì thế khi trong xe taxi, cô đã quyết định trở về Ai Cập và thực hiện một chuyến đi bộ qua sa mạc.

Lisa biết đó là một ý tưởng điên rồ. Cô đang thừa cân, sức khỏe không tốt và không còn tiền trong ngân hàng. Cô không biết tên sa mạc mình đang tìm kiếm hay chuyến đi đó có thể hay không. Nhưng dù thế nào, đó cũng không phải là vấn đề. Cô cần điều gì đó để tập trung vào.

Lisa quyết định sẽ dành một năm để chuẩn bị cho điều đó. Để vượt qua hành trình, cô biết mình phải hy sinh điều gì.

Cụ thể hơn, cô cần phải bỏ thuốc lá.

11 tháng sau, cuối cùng Lisa cũng băng qua sa mạc với 6 người khác trên một chiếc xe có máy lạnh. Đoàn lữ hành mang theo rất nhiều nước, thức ăn, lều, bản đồ, hệ thống định vị toàn cầu, radio thu phát hai chiều, nếu có ném thêm một thùng thuốc lá thì cũng chẳng có gì khác biệt.

Nhưng khi trong xe taxi, Lisa không biết điều đó. Theo các nhà khoa học ở phòng thí nghiệm, chi tiết của chuyến đi vất vả đó không hề liên quan. Vì họ bắt đầu nhận thấy, sự thay đổi nhỏ trong nhận thức của Lisa ngày ở Cairo, rằng cô tin chắc bỏ thuốc lá để đạt được mục tiêu của mình, đã tạo ra một chuỗi những thay đổi ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của cô. Sáu tháng sau, cô đã thay thế thuốc lá bằng chạy bộ và lần lượt thay đổi cách ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi, lên lịch làm việc, dự tính tương lai, v.v… Cô bắt đầu chạy ma-ra-tông, trở lại trường học, mua nhà và kết hôn. Cuối cùng, cô được tuyển dụng vào làm nghiên cứu khoa học và khi các nhà nghiên cứu bắt đầu xem xét hình ảnh não bộ của Lisa, họ tìm thấy vài thứ khác lạ, một cấu trúc thần kinh - thói quen cũ của cô - đã được thay thế bằng cấu trúc mới. Họ vẫn có thể nhìn thấy hoạt động thần kinh của những thói quen cũ nhưng những xung lực đó đã bị đẩy ra bằng sự thúc đẩy mới. Vì thói quen của Lisa thay đổi, não của cô cũng thế.

Các nhà khoa học tin rằng chuyến đi đến Cairo, cũng như cuộc ly hôn hay chuyến đi qua sa mạc không phải là nguyên nhân của sự thay đổi. Nguyên nhân là Lisa đã tập trung thay đổi chỉ một thói quen duy nhất: hút thuốc lá. Những người tham gia vào quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học cũng trải qua quy trình tương tự. Bằng việc tập trung vào một dạng duy nhất được gọi là “thói quen cơ bản”, Lisa đã tự dạy mình cách sửa lại những hoạt động khác trong cuộc sống.

Không phải chỉ cá nhân mới có thể thay đổi. Khi công ty thay đổi thói quen, toàn bộ tổ chức sẽ chuyển đổi theo. Các công ty như Procter & Gamble, Starbucks, Alcoa và Target tận dụng được sự hiểu biết sâu sắc này để tác động đến việc hoàn thành công việc, cách mọi người giao tiếp và cách khách hàng mua sắm mà họ không hề nhận ra.

“Tôi muốn cho cô xem một bản chụp cắt lớp gần đây,” một nhà nghiên cứu nói với cô khi sắp kết thúc bài kiểm tra. Ông đặt tấm hình có hình ảnh bên trong đầu cô lên màn hình máy vi tính.

“Khi cô nhìn thấy thức ăn, những khu vực này”, ông chỉ vào một chỗ gần trung tâm não của cô, “liên quan đến cơn đói vẫn sẽ hoạt động. Não cô sẽ tạo ra chất kích thích làm cô ăn nhiều hơn.”

“Tuy nhiên, có hoạt động mới ở khu vực này” - ông chỉ vào khu vực gần với trán nhất - “nơi mà sự kiềm chế và tự kiểm soát bắt đầu. Hoạt động đó sẽ mạnh hơn mỗi lần cô ăn.”

Lisa là đối tượng tham gia yêu thích của các nhà khoa học vì bản chụp cắt lớp não của cô rất thuyết phục và có ích để tạo ra một bản đồ về nơi có cấu trúc lề thói - thói quen - trong tâm trí con người. “Cô đã giúp chúng tôi hiểu được một quyết định trở thành lề thói tự động thế nào”, người bác sĩ nói với cô.

Mọi người trong phòng cảm thấy họ đang bên bờ vực của điều gì đó quan trọng. Và thực sự như vậy.

* * *

Khi thức dậy vào buổi sáng, bạn sẽ làm gì đầu tiên? Có phải bạn sẽ tắm vội, kiểm tra email hay lấy một cái bánh nướng từ quầy bếp? Bạn đánh răng trước hay sau khi lau khô mình? Bạn buộc dây giày trái hay phải trước? Bạn nói gì với các con khi đi ra cửa? Bạn chọn đường nào để lái xe đi làm? Khi đến bàn làm việc, bạn sẽ giải quyết mail, chat với đồng nghiệp hay vội vàng lên kế hoạch làm việc trước? Bữa trưa bạn ăn rau trộn hay bánh hăm-bơ-gơ? Khi về nhà, bạn sẽ thay giày đế mềm và đi bộ hay ăn tối, xem ti vi và uống một cốc rượu?

Năm 1892, William James viết: “Toàn bộ cuộc sống chúng ta là một tổng thể các thói quen, dù trong chừng mực nào đó nó có một hình thái nhất định.” Hầu hết những lựa chọn hàng ngày có vẻ là kết quả của sự quyết định đã được xem xét kỹ càng nhưng thật sự không phải vậy. Đó là thói quen. Và mặc dù mỗi thói quen có tác dộng không lớn, theo thời gian, món ăn chúng ta gọi, lời chúng ta nói với con cái mỗi đêm, chúng ta tiêu xài hay tiết kiệm, chúng ta tập thể dục thường xuyên thế nào và cách chúng ta tổ chức suy nghĩ, công việc hàng ngày có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, năng suất lao động, an toàn tài chính và hạnh phúc của ta. Bài báo của một nhà nghiên cứu ở trường Đại học Duke năm 2006 đã kết luận rằng hơn 40% lề thói hàng ngày của con người không phải là quyết định thực sự mà là thói quen.

William James cũng như nhiều người khác, từ Aristotle đến Oprah, dành hầu hết cuộc đời để tìm hiểu thói quen tồn tại thế nào. Nhưng chỉ trong hai thập kỷ vừa qua, các nhà khoa học và nhà tiếp thị mới bắt đầu hiểu được thói quen hoạt động như thế nào và quan trọng hơn, nó thay đổi thế nào.

Cuốn sách này được chia làm ba phần. Phần một nói về cách thức hình thành thói quen trong cuộc sống mỗi người. Chúng tôi nghiên cứu cấu trúc thần kinh của việc hình thành thói quen, làm thế nào để tạo thói quen mới và thay đổi cái cũ và những phương pháp, ví dụ như một nhân vật quảng cáo đẩy bàn chải đánh răng một cách khó hiểu đã trở thành nỗi ám ảnh lớn lao.

Nó giải thích Procter & Gamble đã hóa một ống xịt Febreze thành một vụ kinh doanh trị giá hàng tỉ đô-la nhờ vào sự thúc đẩy theo thói quen của khách hàng như thế nào, Alcoholics Anonymous thay đổi cuộc sống bằng cách khắc phục thói quen quyết định của thói nghiện như thế nào và trọng tài Tony Dungy đã đảo ngược vận mệnh của đội bóng yếu nhất trong Liên đoàn Bóng đá Quốc gia bằng cách tập trung vào những phản ứng tự nhiên của các cầu thủ trước những gợi ý tinh vi đang diễn ra trong trận đấu như thế nào.

Phần hai xem xét những thói quen của các công ty và tổ chức đã thành công. Cụ thể, nó giải thích việc nhà lãnh đạo Paul O’Neill trước khi trở thành thư ký bộ tài chính đã biến một nhà sản xuất nhôm đang vật lộn thành nhà sản xuất hàng đầu ở khu công nghiệp Dow Jones bằng cách tập trung vào thói quen quyết định như thế nào; và làm thế nào Starbucks đưa một người bỏ học trung học giữa chừng thành nhà quản lý hàng đầu bằng cách truyền dẫn những thói quen giúp nâng cao ý chí. Nó cũng giải thích tại sao một bác sĩ phẫu thuật tài năng có thể mắc những lỗi thảm khốc khi thói quen tổ chức của bệnh viện không như ý muốn.

Phần ba nói về các thói quen xã hội. Nó kể lại chi tiết việc Martin Luther King và cuộc vận động quyền dân chủ thành công một phần bằng cách thay đổi thói quen cố hữu của xã hội

Montgomery, Alabama và tại sao Rick Warren, một vị mục sư lại xây dựng được nhà thờ lớn nhất nước ở thung lũng Saddleback thuộc bang Carlifornia. Cuối cùng, nó lý giải những vấn đề đạo đức hóc búa như một tên sát nhân ở Anh có nên được thả tự do không nếu hắn có thể thuyết phục rằng thói quen của hắn dẫn đến việc giết người.

Mỗi chương suy xét xung quanh một lý lẽ quan trọng: Thói quen có thể thay đổi được nếu chúng ta hiểu được cách thức nó hoạt động.

Cuốn sách này dẫn đến hàng trăm nghiên cứu học thuật, bài phỏng vấn trên 300 nhà khoa học và lãnh đạo, nghiên cứu tiến hành tại nhiều công ty. (Để biết thêm về số liệu các nguồn, xin tham khảo ghi chú của cuốn sách và trang http://www.thepowerofhabit.com.) Nó tập trung vào những thói quen được định nghĩa chính xác: những lựa chọn mà tất cả chúng ta quyết định theo chủ ý tại thời điểm nào đó và sau đó dù không tiếp tục suy nghĩ nhưng vẫn còn thực hiện thường xuyên mỗi ngày. Vào một thời điểm, chúng ta quyết định nên ăn uống bao nhiêu, tập trung vào điều gì khi đến văn phòng, nên uống rượu hay đi bộ thường xuyên thế nào. Sau đó chúng ta ngừng quyết định và lề thói đó tiếp tục xảy ra. Đó là kết quả hiển nhiên của hệ thần kinh. Và khi hiểu được cách nó xảy ra, bạn có thể xây dựng lại cấu trúc đó theo cách bạn lựa chọn.

* * *

Tôi bắt đầu quan tâm đến khoa học về thói quen lần đầu tiên khi đọc được một bài báo cáo trên một tờ báo ở Baghdad cách đây 8 năm. Theo quan sát của tôi, quân đội Mỹ là một trong những thí nghiệm lớn nhất về sự hình thành thói quen trong lịch sử. Huấn luyện cơ bản dạy cho các binh lính cách tạo thói quen kỹ lưỡng để biết cách bắn, suy nghĩ và giao tiếp khi có hỏa hoạn. Trên chiến trường, mọi mệnh lệnh được giao đều dựa trên những lề thói được luyện tập để trở nên nhuần nhuyễn. Toàn bộ tổ chức dựa trên những thói quen luyện tập không ngừng để xây dựng căn cứ, đặt định trọng điểm chiến lược và quyết định xem nên đáp trả sự tấn công của đối phương như thế nào. Trong những ngày đầu nổ ra chiến tranh, sự nổi loạn ở khắp nơi và chết chóc gia tăng không ngừng, các vị chỉ huy tìm kiếm những thói quen mà họ có thể truyền dẫn cho binh lính và nhờ thế người Iraq có thể tạo được hòa bình lâu dài.

Tôi đã ở Iraq được hai tháng khi nghe tin một viên sĩ quan quân đội đang tiến hành chương trình điều chỉnh thói quen ứng khẩu ở Kufa, một thành phố nhỏ nằm cách thủ đô 90 dặm về phía nam. Anh ta là một thiếu tá quân đội đã phân tích những đoạn băng ghi hình các cuộc náo loạn gần đây và tìm ra cấu trúc: Bạo lực thường mở đầu từ một đám đông người Iraq tụ tập ở trung tâm mua sắm hay những không gian mở khác, rồi tăng dần về kích cỡ qua vài giờ. Những người bán thức ăn dạo cũng như người xem sẽ xuất hiện. Rồi có ai đó ném đá hay ném một cái chai và ồn ào sẽ bũng nổ quá sức tưởng tượng.

Khi viên thiếu tá gặp thị trưởng của Kufa, anh ta đã có một yêu cầu kỳ lạ: có thể giữ những người bán thức ăn dạo ngoài trung tâm mua sắm được không? Chắc chắn rồi, ngài thị trưởng trả lời. Vài tuần sau đó, có một đám đông nhỏ tập trung gần Masjid al-Kufa, hay nhà thờ Great Mosque of Kufa. Đến buổi chiều, đám đông lớn dần. Vài người bắt đầu hô những khẩu hiệu giận dữ. Cảnh sát Iraq vì cảm thấy rắc rối đã đánh điện qua radio cho căn cứ nhờ quân đội Mỹ chuẩn bị hành động. Đến chạng vạng, đám đông bắt đầu đói và lo lắng. Mọi người tìm kiếm những người bán thịt xiên nướng thường ở khắp trung tâm mua sắm nhưng lúc đó chẳng tìm thấy ai.

Người xem bỏ đi. Những người hò hét cũng bắt đầu chán nản. Đến 8 giờ tối, tất cả đều rời đi.

Khi tôi đến căn cứ quân sự gần Kufa, tôi đã có cuộc nói chuyện với ngài thị trưởng. Ngài thị trưởng bảo tôi: “Ông không cần phải xem động lực của đám đông là theo thói quen”. Nhưng ông ấy đã dành toàn bộ sự nghiệp vào nghiên cứu tâm lý học của sự hình thành thói quen.

Tại doanh trại quân đội, ông rèn luyện thói quen nạp đạn vũ khí, ngủ ở vùng chiến sự, duy trì sự tập trung giữa chiến trường hỗn loạn, ra quyết định khi đang kiệt sức và choáng váng. Ông tham gia các lớp dạy thói quen tiết kiệm, tập thể dục hàng ngày và giao tiếp với bạn ngủ chung giường tầng. Khi được thăng chức, ông tìm hiểu tầm quan trọng của thói quen tổ chức trong việc bảo đảm cấp dưới có thể ra quyết định mà không phải lúc nào cũng hỏi ý kiến cấp trên và làm sao lề thói đúng đắn hàng ngày có thể giúp ông làm việc dễ dàng hơn cùng với những người ông không ưa. Giờ đây, với vai trò một nhà xây dựng đất nước bằng ứng khẩu, ông đang xem xét làm thế nào đám đông và văn hóa tiếp tục tồn tại bằng những quy định giống nhau.

Trong suy nghĩ của mình, ông cho rằng cộng đồng là một tập hợp lớn những thói quen của hàng ngàn người, cách thức nó bị tác động có thể dẫn đến bạo lực hay hòa bình. Bên cạnh việc ngăn cản những người bán thức ăn dạo, ông đã tiến hành rất nhiều thí nghiệm khác ở Kufa để tác động đến những thói quen của dân cư. Kể từ khi ông đến chưa từng có cuộc bạo động nào.

“Am hiểu thói quen là điều quan trọng nhất tôi học được trong quân đội”, ngài thị trưởng kể với tôi. “Nó thay đổi cách tôi nhìn thế giới. Bạn muốn ngủ thật nhanh và thức dậy trong trạng thái tốt nhất ư? Hãy chú ý đến những việc bạn làm ban đêm và những gì bạn hay làm khi thức dậy. Bạn muốn chạy dễ dàng hơn? Hãy tạo ra động lực để biến nó trở thành công việc hàng ngày. Tôi luyện cho con tôi những công việc nhỏ như thế. Tôi cùng vợ tôi viết ra kế hoạch thói quen trong đời sống vợ chồng. Đó là tất cả những gì chúng tôi nói trong các buổi gặp mặt.

Không một ai ở Kufa nói với tôi rằng chúng ta có thể tác động đến đám đông bằng cách dẹp bỏ những gian hàng bán thịt xiên nướng, nhưng một khi bạn nhìn mọi thứ là những thói quen, bạn cảm thấy ai đó đã cho bạn một tín hiệu hay cần gạt để làm việc đó.”

Ngài thị trưởng là một người nghèo khổ đến từ Georgia. Ông không ngừng phun hạt hướng dương hay sợi thuốc đã nhai rồi vào một cái tách. Ông nói với tôi, trước khi vào quân đội, lựa chọn nghề nghiệp tốt nhất của ông là sửa đường dây điện thoại, hoặc một người bán chất kích thích, con đường mà vài người bạn phổ thông của ông đã chọn. Bây giờ, ông là người giám sát 800 quân lính ở một trong những tổ chức chiến đấu phức tạp nhất thế giới.

“Tôi đang nói với anh, nếu một kẻ quê mùa như tôi có thể hiểu được những điều như thế thì bất kỳ ai cũng có thể. Lúc nào tôi cũng nói với các binh lính của tôi rằng không gì bạn không thể làm được nếu bạn có thói quen đúng.”

Vào những thập kỷ trước, chúng ta đã mở mang hiểu biết về thần kinh học, tâm lý học thói quen và cách những cấu trúc đó hoạt động trong cuộc sống, xã hội và các tổ chức theo cách mà chúng ta đã không tưởng tượng đến 50 năm trước. Bây giờ chúng ta biết được tại sao thói quen hình thành, nó thay đổi như thế nào và khoa học đằng sau những quy trình đó. Chúng ta biết cách chia chúng thành từng thành phần và xây dựng nó lại theo cách của chúng ta. Chúng ta hiểu làm thế nào để mọi người ăn ít hơn, tập thể dục nhều hơn, làm việc hiệu quả hơn và sống khỏe mạnh hơn. Thay đổi một thói quen không dễ dàng hay nhanh chóng. Nó chẳng bao giờ đơn giản.

Nhưng hoàn toàn có thể. Và giờ đây, chúng ta biết cách làm thế nào

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sức Mạnh Của Thói Quen PDF của tác giả Charles Duhigg nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Kỹ Năng Ra Quyết Định Hiệu Quả (Michael Nicolas)
Về phương pháp, có lẽ có một triệu hoặc thậm chí hơn, nhưng các nguyên tắc thì rất ít. Người nắm bắt được các nguyên tắc có thể thành công trong việc tìm ra phương pháp cho riêng mình. Người thử các phương pháp, nhưng lại bỏ qua các nguyên tắc, thì chắc chắn sẽ gặp rắc rối."— RALPH WALDO EMERSON Các quyết định có tầm quan trọng đáng kể trong hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống. Về mặt chuyên môn, chúng được cho là một thứ tạo ra sự khác biệt đối với mức độ thành công mà chúng ta đạt được, bởi vì chúng quyết định cách mà chúng ta áp dụng những kỹ năng của mình. Kỹ năng ra quyết định cũng chứng minh quy mô và thể loại vấn đề chúng ta có thể giải quyết, do đó có liên quan chặt chẽ tới việc chúng ta có thể tiến bao xa và phát triển bao nhiêu. Không có lý do gì để nghĩ rằng tầm quan trọng của việc ra quyết định sẽ bị giảm đi trong thời gian tới. Khi tôi đang viết cuốn sách này, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã tiết lộ danh sách 10 kỹ năng hàng đầu mà họ tin là chúng ta cần có ở nơi làm việc đến năm 20201. Ba kỹ năng đầu tiên là “giải quyết vấn đề phức tạp”, “tư duy phản biện”, “sáng tạo”, tất cả đều là những yếu tố quan trọng để ra các quyết định hiệu quả (đừng lo, nếu bạn không nhận ra sự sáng tạo là một khía cạnh cơ bản của ra quyết định, bạn sẽ nhận ra ở cuối Phần 1 của cuốn sách này). Trong khi đó, “sự suy xét và quyết định” được liệt kê ở vị trí thứ sáu, và “linh hoạt trong nhận thức”, nếu thiếu nó thì không có được sự sáng tạo thì lại nằm ở vị trí số 10. Bởi vậy, nếu muốn thành công, bạn nên đảm bảo rằng mình là một người ra quyết định tốt. Hãy xem nhanh những nội dung liên quan. Mặc dù việc ra quyết định xảy ra ở một thời điểm cụ thể, nhưng để hiểu rõ hơn về những thách thức có liên quan, chúng ta cần xem xét toàn bộ quá trình. Đây là một cách tiếp cận khá chuẩn xác: 1. Hiểu vấn đề Tìm mua: Kỹ Năng Ra Quyết Định Hiệu Quả TiKi Lazada Shopee 2. Tập hợp thông tin liên quan 3. Phân tích các thông tin đó 4. Rút ra điều gợi ý từ kết quả 5. Xác định các phương án 6. Quyết định phương án thực hiện 7. Hành động Theo lịch sử, các chuyên gia tìm ra được kỹ năng thực hiện quá trình này một cách nhanh chóng và chắc chắn. Kinh nghiệm trước đây cho phép họ hoàn thành một cách hiệu quả ba nhiệm vụ đầu tiên, bởi vì họ biết những gì cần tìm kiếm. Họ sẽ hiểu được những thông tin và có thể áp dụng trong những tình huống khác nhau mà vẫn không vượt ra ngoài khuôn khổ. Đó là bản chất của sự hiểu biết “cách làm tốt nhất”, và nó được đánh giá cao, vì lí do chính đáng. Họ có sự đánh giá sâu sắc về cách thực hiện kế hoạch. Kỹ năng ra quyết định có vai trò quan trọng đối với tất cả các ngành nghề như luật sư, kỹ sư, nhà khoa học, bác sỹ, kiến trúc sư, tư vấn viên, doanh nhân hay những nhà lãnh đạo trong kinh doanh. Đây là con đường đến với sự công nhận và tôn trọng, và là yếu tố to lớn trong việc chứng minh giá trị của một người trong thương trường. Hiện tại, chúng ta đang đứng giữa ranh giới của sự chuyển đổi. Tôi biết rằng, cụm từ “chuyển đổi” đã bị quá lạm dụng khi dùng để mô tả về sự thay đổi nhỏ của các công ty. Chuyển đổi thực sự là khi một tờ giấy được đặt trên một ngọn lửa - không thể quay trở lại như ban đầu. Tôi sử dụng từ “chuyển đổi” một cách có chủ ý, bởi vì sẽ không có đường lùi cho những gì đang diễn ra. Nó đã bắt đầu, và đến khi nó thực sự kết thúc, về cơ bản nó sẽ thay đổi cách chúng ta tạo nên giá trị. Câu hỏi đặt ra là, bạn sẽ theo kịp chứ? Năm 1987, với vai trò là một sỹ quan mới tốt nghiệp ở Lực lượng Không quân Hoàng gia, chịu trách nhiệm liên lạc và trợ giúp điều hướng trong một căn cứ không quân, tôi từng cập nhật các kế hoạch dự phòng để giải quyết thiệt hại có thể gây ra bởi cuộc không kích của địch. Khi hoàn thành từng phần, nó sẽ được gửi tới cho văn phòng đánh máy; sau đó, khi nó được trả lại, tôi đọc để tìm lỗi và gửi lại trang nào có lỗi để đánh máy lại một lần nữa. Việc đó tốn nhiều thời gian, không hiệu quả và khá tẻ nhạt, nhưng tôi đã không nhận ra rằng, sau đó - tôi chỉ đang làm công việc của mình thôi. Đó là khoảng thời gian tôi nhận được chiếc máy tính đầu tiên của mình, khi đó tôi đã nghĩ, “Mình cần làm gì với nó?” Tôi am hiểu tương đối về công nghệ khi có một tấm bằng kỹ sư, với đồ án tốt nghiệp liên quan đến việc viết mã máy tính, để tôi có thể kiểm soát một phần của hệ thống sản xuất, nhưng tôi vẫn không thể dự tính được mình sẽ sử dụng một chiếc máy tính trong công việc như thế nào, chưa kể đến việc công suất tính toán có thể thay đổi thế giới công việc ra sao (tôi sẽ nói về thách thức này đối với việc ra quyết định của chúng ta, điều được gọi là Nhận thức bị giới hạn (sẽ được đề cập ở phần sau của cuốn sách). Nhưng sự thiếu nhận thức trong những trường hợp như thế này sẽ ảnh hưởng tới kết quả làm việc, và chúng ta, đặc biệt là những nhân viên đánh máy kia, đều buộc phải thay đổi. Sau này, khi máy tính cách mạng hóa quy trình sản xuất, sử dụng rô-bốt thay thế trong nhiều khâu, thì đối với nhiều chuyên gia và những người trong ngành công nghiệp dịch vụ, tác động của nó lại tương đối nhỏ. Không có nhiều người bị mất việc làm hay phải thay đổi bản chất công việc - họ chỉ làm việc nhanh hơn thông qua giao diện máy tính. Hiện tại với sự hỗ trợ của máy tính, chúng ta sẽ tiếp cận được với nhiều dữ liệu hơn. Tuy nhiên nếu dự đoán sai, sự thay đổi sẽ chỉ giống như một gợn sóng trên đại dương, bởi Trí tuệ nhân tạo (AI) đang đến, và với sự xuất hiện của nó, nhiều công việc sẽ nhanh chóng mất đi. Chỉ cần nghĩ xem một cái máy thông minh sẽ làm gì để đưa ra quyết định. Chúng có thể sẽ vượt trội hơn cả những chuyên gia thuộc giai đoạn hai và ba của quá trình ra quyết định, 2 giai đoạn mà có nhiều chuyên gia có kỹ năng nhất. Chúng có thể tiếp thu nhanh hơn và chính xác hơn, không cạn kiệt năng lượng, chúng có khả năng ghi nhớ hoàn hảo, thậm chí, chúng còn có tư duy thông minh hơn cả con người trong những tình huống nguy cấp như chẩn đoán y khoa. Hơn nữa, chúng không chịu sự tác động của những vấn đề có thể ảnh hưởng đến con người. (tôi sẽ giới thiệu với bạn trong cuốn sách này). Còn bao lâu nữa trước khi các vấn đề kinh doanh phức tạp được phát hiện, các hành động được đề xuất, bởi một bộ máy. Nếu đó là toàn bộ câu chuyện, thì chúng ta sẽ gặp rắc rối lớn. Sự suy giảm trong khả năng tạo ra giá trị của chúng ta hầu như hoàn toàn không thể tránh khỏi - câu hỏi là “khi nào”, chứ không phải “nếu”. Tuy nhiên, có những thứ mà chỉ con người mới có khả năng làm; các kỹ năng mà máy móc không có khả năng thực hiện trong một thời điểm cụ thể, hoặc là vô thời hạn. Chúng bao gồm khả năng hiểu những khái niệm và tình huống mới, khả năng kết nối với con người ở mức độ tình cảm, và khả năng sáng tạo, đổi mới và phát minh. Chúng ta cần nắm được những thế mạnh này, và điều thú vị là vì nhịp độ thay đổi của thế giới đang tăng, dẫn đầu bởi các công nghệ tiên tiến như là các hệ thống AI, cho nên yêu cầu về những khả năng này của con người cũng tăng. Điều này đặc biệt đúng trong việc ra quyết định ở các lĩnh vực khác nhau, nơi mà việc đáp ứng được những nhu cầu và thách thức của thế giới mới sẽ không chỉ giới hạn trong những vấn đề bạn có thể xử lý mà còn nhiều hơn thế. Những biến động phức tạp và mơ hồ này, đã trở thành chủ đề phổ biến cho các bài báo về lãnh đạo và kinh doanh trong những năm qua. Trong cuốn sách này, tôi sẽ chỉ cho bạn biết tại sao những thách thức tạo ra bởi một môi trường khó lường thì không thể được đáp ứng bởi hình thức ra quyết định như đã nói ở trên, và điều mà bạn cần làm để thay thế. Chúng ta sẽ xem xét một vài khả năng mà bạn có thể làm gia tăng giá trị, cho dù công nghệ có mang tới bất cứ điều gì. Điều mà tôi hy vọng thể hiện một điều rằng khả năng nhận thức và tư duy khác biệt nằm trong tầm tay của chúng ta đang dần trở nên quan trọng trong việc ra quyết định hơn bất cứ sự hiểu biết nào của bạn từ trước tới nay. Đó là tin vui. Tin không vui là không có nhiều cố gắng phát triển khả năng cần có trong thế giới mới này, hoặc thậm chí biết cách để bắt đầu làm như vậy. Để thành công, bạn sẽ cần sự tập trung khác biệt vào những điều bạn được dạy từ khi còn ngồi ở ghế nhà trường, và những điều đã được xã hội công nhận và tưởng thưởng. Bạn cũng sẽ cần đến một cách tiếp cận khác với những điều chúng ta vẫn luôn được dạy. Nó không thực sự là “phương pháp” hay “kỹ thuật” - cách tiếp cận này cần một cuốn bách khoa toàn thư bao gồm tất cả các khía cạnh. Nó là sự tổng hợp của các nguyên tắc, dựa trên những kiến thức đáng tin cậy về cách trí não chúng ta hoạt động, cho bạn biết những gì đang diễn ra và những gì sẽ tới. Tôi sẽ tìm cách giải quyết vấn đề đó trong cuốn sách này. Mỗi chương sẽ giới thiệu một nguyên tắc, tôi tin mỗi nguyên tắc đều quan trọng cho việc phát triển các kỹ năng ra quyết định cần có trong tương lai. Chúng được trình bày theo một cấu trúc khuôn khổ sẽ giúp bạn thấu hiểu sâu sắc về mối liên hệ của chúng. Với những hiểu biết ngày càng tăng cao, bạn sẽ biết phải làm gì, tại sao, còn việc thực hiện chúng “như thế nào” để dễ dàng hơn sẽ được tôi mô tả trong Phần 3. Tôi hi vọng bạn sẽ thích cuốn sách này, thấy nó thú vị và rằng nó sẽ thách thức một số niềm tin đã hình thành trong bạn, bởi là cách hữu hiệu để thúc đẩy sự học hỏi. Quan trọng hơn, đây là thời đại chỉ biết không thôi là chưa đủ - chúng ta phải hành động - nên tôi mong cuốn sách sẽ truyền cảm hứng cho bạn thực hiện các công việc cá nhân cần thiết để đưa ra các nguyên tắc mà bạn sẽ áp dụng vào thực tế. Hãy biết rằng nếu bạn không làm gì cả, thì đó cũng vẫn là một quyết định - một quyết định ủng hộ nguyên trạng. Đó là một quyết định đặt sự thoải mái lên trước cơ hội. Và sau này bạn sẽ nhận ra rằng, đó là một quyết định sẽ đặt bạn vào nguy cơ thức dậy vào một ngày và nhận ra rằng thế giới đã và đang thay đổi, rằng bạn không tận dụng được nó. Hoặc, thay vào đó, bạn có thể quyết định đón đầu, từ đó bắt đầu tích lũy lợi ích và sẵn sàng lực lượng khi sự biến đổi sắp tới “va” vào chúng ta.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kỹ Năng Ra Quyết Định Hiệu Quả PDF của tác giả Michael Nicolas nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tâm Lý Vợ Chồng (Dale Carnegie)
Từ khi lịch sử loài người chính thức phát sinh, con người đã biết kết hợp đời sống với nhau thành một nhóm gọi là bộ lạc. Sau khi kết hợp thành bộ lạc, mọi người phải cùng lo đến một giềng mối để tiếp nối đời sống gia tộc, người đàn ông đã tìm đến người đàn bà, và tiếp nối công cuộc di truyền nòi giống với nhau. Cứ như thế tiếp tục từ đời này sang đời khác, từng thế hệ này nối tiếp thế hệ khác, con người vẫn cùng nhau tiếp tục duy trì nòi giống cho đến ngày nay. Công việc kết hợp giòng giống ấy được gọi thành danh từ nôm na: VỢ CHỒNG Trong cuộc đời khi người đàn ông và đàn bà cùng gặp nhau trên một khía cạnh tinh thần để rồi thỏa thuận với nhau họ cùng làm bạn để nối tiếp những cuộc lưu truyền nòi giống cho nhau, họ cùng hiểu nhau và sống chung với nhau để chia sẻ cho nhau những niềm vui nỗi buồn, họ cùng gánh chịu những khổ đau mà trên đường đời sẽ đến với họ, cả hai người đàn ông và đàn bà đều liên đới cùng nhau nhận thức trách nhiệm trong giềng mối bảo vệ gia đình. Tất cả những đôi vợ chồng chung sống với nhau ai cũng ai cũng đều mang một niềm hoài vọng duy nhất là thành thật mong muốn gia đình trong ấm ngoài êm, trên thuận dưới hòa để rồi cả hai cùng gánh chịu những gian lao hay sung sướng khi mà cuộc đời mang đến cho họ trong những ngày chung sống cùng nhau. Nếu phân chia trách nhiệm giữa hai người chồng và vợ thì chúng ta thấy rằng không ai trách nhiệm nặng nề hơn ai, nếu người ta cho rằng trách nhiệm của người đàn ông là nặng vì phải lo những vấn đề cần yếu cho gia đình như tiền bạc chẳng hạn, người đàn ông phải chịu những nỗi cắn rứt của lương tâm vì vợ con mình không hoàn toàn như lòng mình mong muốn. Trái lại, người đàn bà không gánh chịu những nỗi cắn rứt về tài chánh mặc dù trách nhiệm của người vợ không vì thế mà nhẹ nhàng. Tìm mua: Tâm Lý Vợ Chồng TiKi Lazada Shopee Người đàn bà nếu không bận tâm về tiền bạc lại phải bận bịu với công việc hàng ngày từ miếng ăn giấc ngủ của chồng của con, một tay người đàn bà phải gánh chịu trước hết. Trong một gia đình sự sung túc nếu có hay không đều do tay người vợ. Chính vì những lý do đó chúng ta thấy cả hai vợ chồng đều không có ai nặng và nhẹ, mà nếu có chỉ có trên một vài khía cạnh nào đó. Trong công cuộc bảo vệ gia đình như đã trình bày ở phần trên thì cả hai vợ chồng cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm và bảo vệ lẫn nhau, chỉ có thể nền tảng gia đình mới mong đứng vững, ngược lại gia đình phải đi đến chỗ tiêu tan. Hàng ngày chúng ta nhận thấy không biết bao nhiêu thảm cảnh gia đình nối tiếp xảy ra mà nguyên nhân chỉ vì một trong hai người bạn đường coi thường trách nhiệm của mình. Tuy nói rằng đời sống vợ chồng là hai những một, người chồng cũng như vợ phải hiểu vai trò của mình như một con cờ trong một bàn cờ quyết định, không nên vì một lý do này hay một lý do khác biến mình trở nên nhu nhược, chịu khuất phục trước những áp lực từ bên trong hay bên ngoài đưa đẩy khiến phải thối thoát. Trong đời sống lứa đôi, nếu có một trong hai người lùy bước hai quên trách nhiệm nhất định gia đình sẽ suy vong. Một gia đình êm ấm là một gia đình chồng vợ hiểu nhau, biết thương yêu nhau, biết tha thứ cho nhau và nhường nhịn lẫn nhau. Giá trị gia đình là ở chỗ đó.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Dale Carnegie":Quẳng Đi Gánh Lo Và Vui SốngBậc Thầy Của Nghệ Thuật Giao TiếpTâm Lý Vợ ChồngChiến Thắng Nỗi Lo Và Sự Căng ThẳngBằng Hữu Chi GiaoTrở Thành Người Lãnh Đạo Hiệu QuảNghệ Thuật Nói Trước Công ChúngQuẳng Gánh Lo Đi Và Vui SốngThay Đổi Để Thành CôngĐứng Dậy Lần NữaLợi Thế Bán HàngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tâm Lý Vợ Chồng PDF của tác giả Dale Carnegie nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tâm Lý Vợ Chồng (Dale Carnegie)
Từ khi lịch sử loài người chính thức phát sinh, con người đã biết kết hợp đời sống với nhau thành một nhóm gọi là bộ lạc. Sau khi kết hợp thành bộ lạc, mọi người phải cùng lo đến một giềng mối để tiếp nối đời sống gia tộc, người đàn ông đã tìm đến người đàn bà, và tiếp nối công cuộc di truyền nòi giống với nhau. Cứ như thế tiếp tục từ đời này sang đời khác, từng thế hệ này nối tiếp thế hệ khác, con người vẫn cùng nhau tiếp tục duy trì nòi giống cho đến ngày nay. Công việc kết hợp giòng giống ấy được gọi thành danh từ nôm na: VỢ CHỒNG Trong cuộc đời khi người đàn ông và đàn bà cùng gặp nhau trên một khía cạnh tinh thần để rồi thỏa thuận với nhau họ cùng làm bạn để nối tiếp những cuộc lưu truyền nòi giống cho nhau, họ cùng hiểu nhau và sống chung với nhau để chia sẻ cho nhau những niềm vui nỗi buồn, họ cùng gánh chịu những khổ đau mà trên đường đời sẽ đến với họ, cả hai người đàn ông và đàn bà đều liên đới cùng nhau nhận thức trách nhiệm trong giềng mối bảo vệ gia đình. Tất cả những đôi vợ chồng chung sống với nhau ai cũng ai cũng đều mang một niềm hoài vọng duy nhất là thành thật mong muốn gia đình trong ấm ngoài êm, trên thuận dưới hòa để rồi cả hai cùng gánh chịu những gian lao hay sung sướng khi mà cuộc đời mang đến cho họ trong những ngày chung sống cùng nhau. Nếu phân chia trách nhiệm giữa hai người chồng và vợ thì chúng ta thấy rằng không ai trách nhiệm nặng nề hơn ai, nếu người ta cho rằng trách nhiệm của người đàn ông là nặng vì phải lo những vấn đề cần yếu cho gia đình như tiền bạc chẳng hạn, người đàn ông phải chịu những nỗi cắn rứt của lương tâm vì vợ con mình không hoàn toàn như lòng mình mong muốn. Trái lại, người đàn bà không gánh chịu những nỗi cắn rứt về tài chánh mặc dù trách nhiệm của người vợ không vì thế mà nhẹ nhàng. Tìm mua: Tâm Lý Vợ Chồng TiKi Lazada Shopee Người đàn bà nếu không bận tâm về tiền bạc lại phải bận bịu với công việc hàng ngày từ miếng ăn giấc ngủ của chồng của con, một tay người đàn bà phải gánh chịu trước hết. Trong một gia đình sự sung túc nếu có hay không đều do tay người vợ. Chính vì những lý do đó chúng ta thấy cả hai vợ chồng đều không có ai nặng và nhẹ, mà nếu có chỉ có trên một vài khía cạnh nào đó. Trong công cuộc bảo vệ gia đình như đã trình bày ở phần trên thì cả hai vợ chồng cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm và bảo vệ lẫn nhau, chỉ có thể nền tảng gia đình mới mong đứng vững, ngược lại gia đình phải đi đến chỗ tiêu tan. Hàng ngày chúng ta nhận thấy không biết bao nhiêu thảm cảnh gia đình nối tiếp xảy ra mà nguyên nhân chỉ vì một trong hai người bạn đường coi thường trách nhiệm của mình. Tuy nói rằng đời sống vợ chồng là hai những một, người chồng cũng như vợ phải hiểu vai trò của mình như một con cờ trong một bàn cờ quyết định, không nên vì một lý do này hay một lý do khác biến mình trở nên nhu nhược, chịu khuất phục trước những áp lực từ bên trong hay bên ngoài đưa đẩy khiến phải thối thoát. Trong đời sống lứa đôi, nếu có một trong hai người lùy bước hai quên trách nhiệm nhất định gia đình sẽ suy vong. Một gia đình êm ấm là một gia đình chồng vợ hiểu nhau, biết thương yêu nhau, biết tha thứ cho nhau và nhường nhịn lẫn nhau. Giá trị gia đình là ở chỗ đó.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Dale Carnegie":Quẳng Đi Gánh Lo Và Vui SốngBậc Thầy Của Nghệ Thuật Giao TiếpTâm Lý Vợ ChồngChiến Thắng Nỗi Lo Và Sự Căng ThẳngBằng Hữu Chi GiaoTrở Thành Người Lãnh Đạo Hiệu QuảNghệ Thuật Nói Trước Công ChúngQuẳng Gánh Lo Đi Và Vui SốngThay Đổi Để Thành CôngĐứng Dậy Lần NữaLợi Thế Bán HàngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tâm Lý Vợ Chồng PDF của tác giả Dale Carnegie nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tâm Lý Dân Tộc An Nam (Paul Giran)
Công trình nghiên cứu "Tâm lý dân tộc An Nam" (Psychologie du Peuple annamite) được Paul Giran - một quan chức cai trị thuộc địa Pháp, xuất bản vào năm 1904 sau hơn ba năm thu thập và tích lũy quan sát ở Đông Dương, để phục vụ công cuộc thực dân của nước Pháp trên đất An Nam. Tác phẩm ra mắt người đọc Pháp quốc năm 1904, vào thời điểm những cuộc chinh phục bằng sức mạnh quân sự của người Pháp trên Vương quốc An Nam và bán đảo Đông Dương đã bước vào hồi kết, và công cuộc thuộc địa hóa xứ sở này dần chuyển sang một giai đoạn mới. Những kinh nghiệm ở Bắc Phi (Algérie, Tunisie, Maroc…) cho người Pháp hiểu rằng để duy trì sự hiện diện của họ ở An Nam nói riêng và xứ Đông Dương nói chung, họ cần đến một quá trình lâu dài. Đó là phải tìm cách làm sao cho sự phân ly mẫu quốc-thuộc địa không trở thành một sự đứt gãy thảm khốc về nhiều mặt. Và để tìm ra con đường, trước hết những người Pháp cần phải hiểu về tâm lý dân tộc An Nam, mà công trình nghiên cứu này của Paul Giran chính là một trong những tài liệu tham khảo cho các chính khách ở mẫu quốc lúc bấy giờ. Trong công trình của mình, Paul Giran đề xuất một nghiên cứu về dân tộc An Nam; “để khám phá những sức mạnh sâu kín của đời sống cộng đồng hoặc riêng tư; rút ra các nguyên tắc tối thượng chi phối việc thành lập các thiết chế xã hội hoặc chính trị; phân tích mọi ảnh hưởng mạnh mẽ đã định hình nên lịch sử và sự tiến hóa của nó.” Hai nguyên nhân chính, theo Paul Giran, đã góp phần vào sự hình thành bản sắc dân tộc An Nam: chủng tộc và môi trường, đó cũng là đối tượng mà công trình này tập trung khảo sát. Để hiểu thấu đáo “tâm hồn và thần minh” của người An Nam, Paul Giran, cũng như nhiều đồng nghiệp của ông, đã thâm nhập và sinh sống để học ngôn ngữ và hiểu người bản xứ. Qua đó, khắc họa nên đặc điểm quốc gia, sự tiến hóa lịch sử, trí thông minh, xã hội và chính trị An Nam; tất cả nhằm phục vụ cho công cuộc thực dân của nước Pháp. Tìm mua: Tâm Lý Dân Tộc An Nam TiKi Lazada Shopee Như vậy, 115 năm (1904-2019) đã qua đi kể từ thời điểm tác phẩm được xuất bản. Một thế kỷ, với rất nhiều sự kiện, trở thành một quãng độ thích hợp cho sự nhìn nhận của người Việt Nam hiện đại về quá khứ của chính dân tộc mình, để cố gắng hiểu hơn về ông cha mình và những gì đã xảy ra trong quá khứ. Sự thấu hiểu có được không chỉ thông qua tài liệu của người Việt mà còn qua “lăng kính” nhìn nhận của người Pháp đương thời, mà dù muốn hay không, đã gắn kết, trên một số phương diện, vào số phận Việt Nam thế kỷ XX. Giới thiệu "Tâm lý dân tộc An Nam" trong “Tủ sách Pháp ngữ - Góc nhìn sử Việt”, chúng tôi mong muốn gửi đến độc giả một tài liệu tham khảo khả tín, góp thêm một tài liệu có ích để tìm hiểu về "Tâm lý dân tộc An Nam: đặc điểm quốc gia; sự tiến hóa lịch sử, trí tuệ, xã hội và chính trị", hòng truy nguyên căn tính của một số hiện tượng tâm lý xã hội có thể còn gây nhức nhối cho chúng ta ngày hôm nay.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tâm Lý Dân Tộc An Nam PDF của tác giả Paul Giran nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.