Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Lời Thú Nhận Muộn Mằn (Marcel Bigeard)

Marcel Bigeard giải ngũ năm 1975 với quân hàm tướng ba sao, được đề cao là viên tướng huyền thoại và đã từng được tổng thống Pháp bổ nhiệm làm quốc vụ khanh Bộ Quốc phòng. Trong suốt bốn mươi năm binh nghiệp của mình, Bigeard đã ba lần sang tham chiến ở Đông Dương từ 10/45 đến 10/54. “Pour une parcelle de gloire” - Vì một mảnh của vinh quang - là cuốn hồi ký kể từ những ngày đầu nhập ngũ (1936) cho đến ngày giải ngũ (1975) của M. Bigeard.

“Lời thú nhận muộn mằn” là đoạn trích hai phần quan trọng trong cuốn hồi ký này, tác giả thuật lại quãng đời trong chín năm với ba lần sang tham chiến ở Đông Dương. Quá nửa cuốn sách, tác giả viết về thời kỳ phục vụ ở Đông Dương lần thứ ba với cương vị chỉ huy tiểu đoàn dù số 6 (10/52 - 5/54). Tiểu đoàn dù số 6 dưới sự dẫn dắt của thiếu tá Bigeard, nổi tiếng về kỷ luật nghiêm, tinh thần cao, ý thức tốt. Nhưng qua năm mươi hai ngày (16/3 - 7/5) nhẩy dù xuống ứng cứu cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, từ gần một ngàn quân - sau rất nhiều lần bổ sung - tiểu đoàn 6 còn lại hai mươi lăm người. Bigeard thú nhận đây là những ngày bi thảm nhất trong cuộc đời binh nghiệp của mình. Đó cũng là trang sử bi thảm nhất của đạo quân viễn chinh Pháp - là kết cục tất yếu cho những kẻ xâm lược Việt Nam.

Mặc dù ngoài ý muốn của mình, Bigeard vẫn phê phán gay gắt chủ trương chiến lược của Navarre và Cogny. Bên cạnh đó ca ngợi tài thao lược của đại tướng Võ Nguyên Giáp, ca ngợi ý chí, lòng quả cảm của các chiến sĩ bộ binh ta. Lẽ tất nhiên, với danh dự và ý chí của một sĩ quan dù, M. Bigeard có sự huênh hoang, đề cao mình và quân dù trong cuốn sách. Một số trận đánh được Bigeard miêu tả như là chiến thắng của tiểu đoàn dù số 6, cũng như những con số thương vong của quân đội Việt Nam rõ ràng là có sự thổi phồng, phóng đại, chỉ có thể coi như những tư liệu để tham khảo, không có cơ sở để khẳng định là chính xác. Tìm mua: Lời Thú Nhận Muộn Mằn TiKi Lazada Shopee

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 chiến thắng Điện Biên Phủ, Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu cuốn sách “Lời thú nhận muộn mằn”, góp thêm một cái nhìn từ phía bên kia về chiến thắng lịch sử này với đông đảo bạn đọc xa gần.

Tháng mười 1945, Sài Gòn, những bước chân đầu tiên trên giải đất Đông Dương này. Lúc này, tôi vẫn còn chưa biết rằng sẽ còn có rất nhiều những bước chân khác nữa, nhiều nghìn kilômét đi qua… trong suốt những năm dài và rằng cũng như rất nhiều người khác, cái xứ sở hấp dẫn này đã để lại dấu ấn trong tôi đến trọn đời.

Tiểu đoàn, hàng ngũ tề chỉnh không chê vào đâu được, diễu hành trên đường phố, trước tiếng hoan hô của những cư dân người Âu. Chúng tôi tiếp bước hành tiến cho tới tận Gia Định, nằm ở phía Bắc cách Sài Gòn vài kilômét, ở đó chúng tôi sẽ đóng quân, hình thành điểm tựa. Hình như, quân Việt có mặt ít nhiều ở mọi nơi, nếu như tôi hiểu đúng thì việc chúng tôi tới đây là đúng lúc.

Các đại đội được phân bố ở nội ô cái thị trấn nhỏ bé này. Một nghìn con người để trấn giữ cái vùng hẻo lánh này là quá đủ. Được sắp xếp ở tầng một và tầng hai trong những căn nhà nhỏ xây gạch, tôi thấy ngạt thở khi nằm trong chiếc màn dã chiến… Một vài tiếng súng nổ trong đêm vắng, những chàng lính gác của chúng tôi nổi đóa.

Trạng thái ít hoạt động trên tầu thủy làm cho tôi khó ngủ. Tôi thử điểm lại tình hình: trong khuôn khổ cứng nhắc của cái diễn đàn này, tôi cảm thấy không thoải mái. Tôi vốn ưa thích được tự do hành động, thấy luyến tiếc cái nhiệm vụ của tôi ở Ariège[1], trường học quân sự của tôi, các phân đội bao gồm những đồng ngũ thẳng thắn và kể cả những thú tiêu khiển của tôi. Ở đây, có cảm tưởng như mình là một con rôốt. Và tại sao tôi lại có mặt ở đây nhỉ? Vì tư tưởng thích phiêu lưu ư? Không, vì lý tưởng, nhưng không được giam hãm tôi quá nhiều trong một môi trường thiếu tính hiện thực. Rút cục, tôi có binh lính của tôi, các sĩ quan của tôi, ngày mai trời sẽ sáng.

Buổi tập thể dục đi bộ kéo dài lúc tảng sáng. Tôi tới thăm hỏi đại úy Pascal, một sĩ quan đẹp trai, rắn rỏi, từng bị trọng thương ở đảo Elbe[2]. Anh ấy chỉ huy đại đội láng giềng và đang lau chùi khẩu tiểu liên của mình, đạn trong hộp đã lên nòng, một loạt đạn bay vèo quanh người tôi. Pascal, mặt tái mét còn hơn tôi, quát to: “Đồ ngốc, suýt nữa thì tớ đã hạ gục cậu rồi”. Chuyến viễn chinh của tôi ở Đông Dương, chút nữa đã bị rút ngắn lại.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lời Thú Nhận Muộn Mằn PDF của tác giả Marcel Bigeard nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Hành Trình Qua Cánh Đồng Chết (Chanrithy Him)
Lần đầu tiên tôi gặp Chanrithy Him là sau khi mời cô đến nói chuyện tại trường Đại học của tôi về những kinh nghiệm cô đã trải qua với tư cách là một đứa trẻ sống sót dưới chế độ Khmer Đỏ, đã được cô miêu tả lại trong cuốn hồi ký được giải thưởng, Hành trình qua cánh đồng chết - Lớn lên dưới chế độ Khmer Đỏ. Kể từ đó Chanrithy và tôi đã trở thành bạn thân, cô cũng gắn bó với tổ chức phi lợi nhuận của tôi, Quỹ giáo dục Đông Dương của Mỹ (U.S. - Indochina Educational Foundation, www.usief.org mà một trong những sứ mạng của nó là giúp người Mỹ hiểu biết về Đông Nam Á, bao gồm Cambodia, Lào và Việt Nam). Chanrithy là một con người nồng ấm, dịu dàng và thiết tha với đầu óc tinh nghịch, hài hước. Cô yêu thương cuộc sống và có một tấm lòng bao dung hầu như ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Và điều đó thật thích hợp khi nhan đề cuốn sách sắp tới của cô, tiếp theo Hành trình qua cánh đồng chết, có tên là Linh hồn không tan vỡ. Vào tháng tư năm 1970, lần đầu tiên người Mỹ mới chính thức biết rằng chính quyền của họ đã mở rộng quy mô chiến tranh ở Việt Nam bằng cách xâm nhập vào nước láng giềng trung lập Cambodia. Đối với phần lớn người Mỹ, Cambodia là một “màn phụ” tăm tối của một cuộc chiến tranh không được ai tán đồng. Tuy nhiên đối với người Cambodia, cuộc leo thang xung đột bên trong lãnh thổ của họ đã đánh dấu cho buổi bắt đầu của sự kết thúc bất cứ cái gì tương tự như một xã hội công dân. Trong năm năm tiếp theo đó, Khmer Đỏ củng cố thế lực ở các tỉnh, rồi đưa hoạt động khủng bố vào thủ đô Phnom Penh và cuối cùng lật đổ chế độ thối nát một thời là đồng minh của Hoa Kỳ. Hành trình qua cánh đồng chết là một bài học lịch sử được kể lại từ một cái nhìn của kẻ sống sót, một kẻ chân thật với khát vọng của mình, và với lời hứa phải sống xứng đáng với những khổ đau mà mình phải chịu đựng khi còn là một đứa bé. Hồi ức của Chanrithy là một câu chuyện về lòng ngây thơ bị đánh mất, một cuộc đời bị vỡ nát, về sự huỷ diệt của một nền văn hoá và cũng là câu chuyện buồn đau, thương tâm, phẫn nộ, để giác ngộ, cảm hứng và, rất có thể, để biến đổi. Cuốn sách cũng còn là một lời nhắc nhở đau đớn và tỉnh táo về cái di hoạ mà nước Mỹ để lại ở Đông Nam Á, một món nợ sẽ không bao giờ trả được. Chanrithy Him nhớ lại “Suốt cả một thời thơ ấu bị chiến tranh chế ngự, tôi đã học cách để sống sót. Trong một xứ sở đối diện với đổi thay dữ dội, cốt lõi của tâm hồn tôi quyết định không bao giờ để cho những hoàn cảnh khủng khiếp lấy đi phần tốt đẹp trong tôi. Về mặt tinh thần, tôi cưỡng chống lại những sức mạnh mà tôi xem là những cái ác bằng cách làm người ghi chép, lặng lẽ quan sát người chung quanh, ghi chú trong tâm trí về những chuyện chung quanh mình. Rồi sẽ có một ngày nào đó tôi sẽ chia xẻ những ký ức đó, cất tiếng nói của tôi nói thay cho những đứa bé không thể tự nói cho chúng được. Tôi cũng cất tiếng nói cho cha mẹ, chị em, anh em và những thành viên khác trong gia đình đã chết, và cho những người mà những gì còn lại nằm trong các nấm mồ tập thể vô danh rải rác khăp Cambodia, mảnh đất vốn thật dịu hiền”. Cho đến khi người Việt Nam giúp giải phóng Cambodia vào năm 1979, đã có gần hai triệu người Cambodia đã chết vì bị Khmer Đỏ giết, vì đói, vì bệnh tật và vì làm việc quá độ. Từ một gia đình 12 người, chỉ còn năm đứa trẻ nhà Him sống sót. Chanrithy chỉ mới được mười sáu tuổi khi cô và các anh chị em cô di cư sang Hoa Kỳ để bắt đầu cuộc đời mới dưới sự bảo trợ của một người chú ở Portland, bang Oregon. Tôi có vinh dự được đóng một vai trò nhỏ trong việc mang câu chuyện của Chanrithy đến với độc giả Việt Nam, thông qua cầu nối là nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh và công ty văn hóa Phương Nam. Tôi hiểu rằng Chanrithy biết ơn sâu sắc vì có cơ hội nói chuyện với các bạn, các độc giả Việt Nam của cô, nhân danh những đồng bào còn sống sót của mình và những người đã chết trong cuộc diệt chủng ở Cambodia. Nói cho cùng, chính Việt Nam đã nhanh chóng chấm dứt cuộc tàn sát man rợ của kỷ nguyên Khmer Đỏ trong khi phần còn lại của thế giới đang che mặt làm ngơ..Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hành Trình Qua Cánh Đồng Chết PDF của tác giả Chanrithy Him nếu chưa có điều kiện. Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Truyền Thuyết Việt Nam (Nhiều Tác Giả)
Cái Chết Của Hitler (Georges Blond)
Cái Chết Của Hitler (Georges Blond)