Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Kinh Đại Bát Niết Bàn (Thích Trí Tịnh)

Tam Tạng kinh điển của nhà Phật mênh mông như rừng, nhưng tất cả đều có cùng một mục đích là từng bước, chỉ chochúng sinh con đường tháo bỏ gông cùm của vô minh phiền não tham sân si, vượt qua dòng sinh tử luân hồi, đến được bờ hoàn toàn giải thoát, hội nhập lại bản thể chân như giác tánh.

Tùy theo tâm bệnh của chúng sinh, mỗi bộ kinh lại nhấn mạnh về một vấn đề, cũng như tùy bệnh cơ thể mà người lương y lại cho một loại thuốc đặc chế theo loại vi trùng của bệnh đó. Cho nên, cũng có những bộ kinh đặc biệt để trị bệnh chúng sinh ở một giai đoạn nào đó.

Ðại Bát Niết Bàn là tên bộ kinh do Phật Thích Ca thuyết trước khi Ngài Niết Bàn. Có hai bản Kinh Niết Bàn của Phật GiáoNam Tông và Phật Giáo Bắc Tông. Kinh Ðại Bát Niết bàn của Nam Tông, được tìm thấy trong Kinh Trường Bộ, [Kinh Ðại Bát Niết Bàn, (Hệ Pali), Việt dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam ấn hành năm 1991]. Còn Kinh Ðại Bát Niết Bàn của Phật Giáo Bắc Tông bao gồm hai bản: (1) Phật Thuyết Phương Ðẳng Bát Nê Hoàn Kinh, do ngài Dharmaaksa (265-316), đời Tây Tấn dịch và (2) Ðại Bát Nê Hoàn Kinh, do ngài Pháp Hiển và Buddhabadhra đời Ðông Tấn (317-420) dịch. Bản Việt ngữ của Phật Giáo Bắc Tông do Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch từ bản Hán văn, Tịnh Xá Minh Ðăng Quang, Hoa Kỳ tái Xuất Bản năm 1990, dầy 1500 trang gồm tất cả hai mươi chín phẩm (chương), được phân ra làm hai quyển, quyển 1 từ phẩm 1 đến phẩm thứ 21 và quyển hai từ phẩm 22 đến phẩm 29.

Kinh Ðại Bát Niết bàn, vì là lời nói sau cùng của Ðức Phật, trước khi Ngài Niết Bàn, nên bao quát hầu như đủ mọi thắc mắc của chúng sinh. Vì thời gian có hạn nên lời Ngài dạy rất cô đọng, nhưng minh bạch, rõ ràng. Thí dụ như nơi Phẩm Kim Cang Thân thứ năm và Phẩm Như Lai Tánh thứ mười hai, ngài giải thích cặn kẽ về Chân Ngã hay Phật Tánh, đó chính là bản thể thanh tịnh thường hằng bất biến của tất cả mọi loài chúng sinh, mênh mông như hư không, thường trụ bất hoại, tuy vậy bản thể ấy không phải tất cả chúng sinh là một, nhưng cũng không phải là khác, vượt ra khỏi tư tưởng suy nghĩ thông thường của đời sống tương đối hiện tượng, cho nên gọi là bất khả tư nghị, tức không thể nghĩ bàn, nhưng chính là cái chân thật của mọi chúng sinh, không phải là cái "Tôi" ô nhễm tham sân si, đầy vướng mắc khổ vui vô thường này. Bản thể ấy tràn ngập khắp nơi nhưng chúng sinh bị trói buộc vì phiền não, tham sân si nhiễm ô che mờ nên không thấy được. Bản thể ấy luôn luôn sẵn sàng, tịch tĩnh hiện diện, nên gọi là Như Lai.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Trí Tịnh":Kinh Hoa Nghiêm Giản GiảiKinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn NguyệnKinh Đại Bát Niết BànKinh Pháp Hoa

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Đại Bát Niết Bàn PDF của tác giả Thích Trí Tịnh nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Phật Ở Tầng Áp Mái (Julie Otsuka)
Phật ở tầng áp mái là câu chuyện về cuộc sống của những người phụ nữ Nhật di cư sang đất Mĩ vào đầu thế kỉ XX. Các cô gái Nhật với đủ các thành phần từ trí thức đến nông dân, từ những em bé ngây thơ đến phụ nữ quá lứa lỡ thì đều chung một niềm háo hức, ôm giấc mộng sang Mĩ đổi đời. “Giấc mơ Mĩ” đã khiến bao nhiêu thiếu nữ Nhật tràn trề hi vọng vào một sự đổi đời, một cuộc sống hôn nhân viên mãn, để rồi… thất vọng vào ngay giây phút đầu tiên. Những tưởng hạnh phúc sẽ mỉm cười với mình, họ hồi hộp đến với những vị hôn phu trong mộng, vốn được giới thiệu là chủ nhà băng, luật sư, bác sĩ, doanh nhân, quản lí khách sạn nhưng thực ra chỉ là những tá điền, nông dân người Nhật làm thuê cho những ông chủ Mĩ, hoặc là những kẻ vô công rồi nghề. Vừa đặt chân lên đất Mĩ, những người phụ nữ Nhật đã hiểu rằng tất cả chỉ là ảo vọng và khi đó tấn bi kịch của họ mới thực sự bắt đầu. Trước mặt là cuộc sống hôn nhân bị bạo hành, sau lưng đã không có con đường trở lại quê mẹ, những người phụ nữ buộc phải lựa chọn cách đối mặt với thực tại nghiệt ngã và, cũng từ đây, họ dần trở thành những chiếc bóng câm lặng, nhẫn nhục và cam chịu. Họ không có quyền được sống cho bản thân và lựa chọn, phải phục tùng mệnh lệnh của chồng và bị vắt kiệt sức lao động, nhưng đau đớn nhất là họ - những người mẹ - lại bị chính các con coi thường, chối bỏ Tiểu thuyết lấy bối cảnh trước Chiến tranh thế giới thứ hai, khi trào lưu phụ nữ Nhật di cư tìm miền đất hứa đang thịnh hành. Bằng giọng kể khách quan và ngôi kể đặc biệt - “chúng tôi” - tác phẩm đã khắc họa thành công bi kịch “miền đất hứa”- bi kịch không phải chỉ của một cá nhân. Tuy nhiên, điểm sáng của cuốn tiểu thuyết chính là ở chỗ vượt lên những sự vỡ mộng và khổ đau, trải qua rất nhiều biến cố dồn dập liên tiếp, những người phụ nữ Nhật đã cho chúng ta thấy được tinh thần lạc quan, nghị lực và sức sống bền bỉ. Bằng bản năng sống, bản năng của người mẹ, họ đã mạnh mẽ, kiên cường học cách tồn tại. Cuốn tiểu thuyết là một bài ca buồn mà đẹp về sức mạnh và tình yêu cuộc sống của người phụ nữ.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phật Ở Tầng Áp Mái PDF của tác giả Julie Otsuka nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Phật Ở Tầng Áp Mái (Julie Otsuka)
Phật ở tầng áp mái là câu chuyện về cuộc sống của những người phụ nữ Nhật di cư sang đất Mĩ vào đầu thế kỉ XX. Các cô gái Nhật với đủ các thành phần từ trí thức đến nông dân, từ những em bé ngây thơ đến phụ nữ quá lứa lỡ thì đều chung một niềm háo hức, ôm giấc mộng sang Mĩ đổi đời. “Giấc mơ Mĩ” đã khiến bao nhiêu thiếu nữ Nhật tràn trề hi vọng vào một sự đổi đời, một cuộc sống hôn nhân viên mãn, để rồi… thất vọng vào ngay giây phút đầu tiên. Những tưởng hạnh phúc sẽ mỉm cười với mình, họ hồi hộp đến với những vị hôn phu trong mộng, vốn được giới thiệu là chủ nhà băng, luật sư, bác sĩ, doanh nhân, quản lí khách sạn nhưng thực ra chỉ là những tá điền, nông dân người Nhật làm thuê cho những ông chủ Mĩ, hoặc là những kẻ vô công rồi nghề. Vừa đặt chân lên đất Mĩ, những người phụ nữ Nhật đã hiểu rằng tất cả chỉ là ảo vọng và khi đó tấn bi kịch của họ mới thực sự bắt đầu. Trước mặt là cuộc sống hôn nhân bị bạo hành, sau lưng đã không có con đường trở lại quê mẹ, những người phụ nữ buộc phải lựa chọn cách đối mặt với thực tại nghiệt ngã và, cũng từ đây, họ dần trở thành những chiếc bóng câm lặng, nhẫn nhục và cam chịu. Họ không có quyền được sống cho bản thân và lựa chọn, phải phục tùng mệnh lệnh của chồng và bị vắt kiệt sức lao động, nhưng đau đớn nhất là họ - những người mẹ - lại bị chính các con coi thường, chối bỏ Tiểu thuyết lấy bối cảnh trước Chiến tranh thế giới thứ hai, khi trào lưu phụ nữ Nhật di cư tìm miền đất hứa đang thịnh hành. Bằng giọng kể khách quan và ngôi kể đặc biệt - “chúng tôi” - tác phẩm đã khắc họa thành công bi kịch “miền đất hứa”- bi kịch không phải chỉ của một cá nhân. Tuy nhiên, điểm sáng của cuốn tiểu thuyết chính là ở chỗ vượt lên những sự vỡ mộng và khổ đau, trải qua rất nhiều biến cố dồn dập liên tiếp, những người phụ nữ Nhật đã cho chúng ta thấy được tinh thần lạc quan, nghị lực và sức sống bền bỉ. Bằng bản năng sống, bản năng của người mẹ, họ đã mạnh mẽ, kiên cường học cách tồn tại. Cuốn tiểu thuyết là một bài ca buồn mà đẹp về sức mạnh và tình yêu cuộc sống của người phụ nữ.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phật Ở Tầng Áp Mái PDF của tác giả Julie Otsuka nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa (Nguyên Giác)
BÌNH: Khi niệm hơi thở, bạn cũng đang niệm tâm của bạn. Sau đó, bạn sẽ thấy tâm bạn trở thành một với hơi thở. Khi niệm các hành động của thân, như lúc này là ngồi, bạn cũng đang niệm tâm bạn. Rồi bạn sẽ thấy thân và tâm là một. Nhìn vào tâm bạn, bạn thấy các niệm đến rồi đi, hệt như sóng lên rồi xuống. Khi bạn thấy không niệm nào khởi, tâm bạn sẽ an tĩnh như mặt hồ phẳng lặng. BÌNH: Hãy tự thấy vạn pháp là vô thường, và vô ngã. Nhìn vào chính bạn bây giờ, bạn thấy nó khác với hàng triệu con người của bạn hôm qua, và bạn thấy bạn chỉ là một dòng suối chảy xiết, hiển lộ vô tận trong các thân khác nhau, hệt như sóng sinh rồi diệt, như bọt sóng trào lên rồi vỡ tan. Sóng và bọt sóng cứ liên tục xuất hiện, lớn hay nhỏ, cao hay thấp, nóng hay lạnh, sạch hay dơ; nhưng luôn luôn, nước thì không có sắc tướng, bất động, không bị tạo tác. Sau cái trực nhận đó, bạn dễ dàng hành động, nói, và suy nghĩ một cách tỉnh thức, không phân biệt. Hãy thẳng đường tới giải thoát; đừng bám vào thế giới đau khổ này nữa, trong đời này hay đời sau. BÌNH: Pháp thiền niệm hơi thở giúp tịnh tâm dễ dàng; nó cũng là một phần của thiền quán niệm. Có nhiều pháp niệm hơi thở. Vài vị thầy ưa cách đếm hay theo dõi hơi thở. Bạn cũng nên thử cách này: Với mắt mở nửa chừng, đừng đếm, đừng theo dõi, mà hãy cảm nhận hơi thở; Hãy tỉnh táo, và cảm nhận hơi thở. Hãy hệt như một em bé sơ sinh, và cảm nhận hơi thở. Em bé không thể suy nghĩ, không thể đếm, không thể chú tâm vào hơi thở, nhưng em bé sống hầu hết là bằng cảm thức, và bé sẽ khóc khi trong phòng quá nóng, hay khi bé đói bụng. Hãy cảm nhận hơi thở, đừng đếm hay theo dõi nó. Hãy nhớ rằng tất cả phương pháp niệm hơi thở đều tốt, và bạn có thể thử tập nhiều pháp niệm hơi thở khác nhau. Đức Phật nói pháp thiền hơi thở cũng chữa được nhiều bệnh. BÌNH: Thiền tập y hệt như chăn trâu. Làm sao bạn giữ tâm bất động trong khi sống trong cõi này? Hãy sống như nước, chứ đừng như sóng trào hay bọt nổi; nước thì bất động, vô tác, vô vi trong khi các đợt sóng sinh rồi diệt, bọt nổi rồi tan hoài thôi. Hãy nhìn vào tâm bạn - một dòng suối bất tận của các niệm. Hãy cứ nhìn vào tâm hoài, và cứ sống như nước, bình đẳng cuốn trôi hết tất cả những gì ném vào suối.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa PDF của tác giả Nguyên Giác nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa (Nguyên Giác)
BÌNH: Khi niệm hơi thở, bạn cũng đang niệm tâm của bạn. Sau đó, bạn sẽ thấy tâm bạn trở thành một với hơi thở. Khi niệm các hành động của thân, như lúc này là ngồi, bạn cũng đang niệm tâm bạn. Rồi bạn sẽ thấy thân và tâm là một. Nhìn vào tâm bạn, bạn thấy các niệm đến rồi đi, hệt như sóng lên rồi xuống. Khi bạn thấy không niệm nào khởi, tâm bạn sẽ an tĩnh như mặt hồ phẳng lặng. BÌNH: Hãy tự thấy vạn pháp là vô thường, và vô ngã. Nhìn vào chính bạn bây giờ, bạn thấy nó khác với hàng triệu con người của bạn hôm qua, và bạn thấy bạn chỉ là một dòng suối chảy xiết, hiển lộ vô tận trong các thân khác nhau, hệt như sóng sinh rồi diệt, như bọt sóng trào lên rồi vỡ tan. Sóng và bọt sóng cứ liên tục xuất hiện, lớn hay nhỏ, cao hay thấp, nóng hay lạnh, sạch hay dơ; nhưng luôn luôn, nước thì không có sắc tướng, bất động, không bị tạo tác. Sau cái trực nhận đó, bạn dễ dàng hành động, nói, và suy nghĩ một cách tỉnh thức, không phân biệt. Hãy thẳng đường tới giải thoát; đừng bám vào thế giới đau khổ này nữa, trong đời này hay đời sau. BÌNH: Pháp thiền niệm hơi thở giúp tịnh tâm dễ dàng; nó cũng là một phần của thiền quán niệm. Có nhiều pháp niệm hơi thở. Vài vị thầy ưa cách đếm hay theo dõi hơi thở. Bạn cũng nên thử cách này: Với mắt mở nửa chừng, đừng đếm, đừng theo dõi, mà hãy cảm nhận hơi thở; Hãy tỉnh táo, và cảm nhận hơi thở. Hãy hệt như một em bé sơ sinh, và cảm nhận hơi thở. Em bé không thể suy nghĩ, không thể đếm, không thể chú tâm vào hơi thở, nhưng em bé sống hầu hết là bằng cảm thức, và bé sẽ khóc khi trong phòng quá nóng, hay khi bé đói bụng. Hãy cảm nhận hơi thở, đừng đếm hay theo dõi nó. Hãy nhớ rằng tất cả phương pháp niệm hơi thở đều tốt, và bạn có thể thử tập nhiều pháp niệm hơi thở khác nhau. Đức Phật nói pháp thiền hơi thở cũng chữa được nhiều bệnh. BÌNH: Thiền tập y hệt như chăn trâu. Làm sao bạn giữ tâm bất động trong khi sống trong cõi này? Hãy sống như nước, chứ đừng như sóng trào hay bọt nổi; nước thì bất động, vô tác, vô vi trong khi các đợt sóng sinh rồi diệt, bọt nổi rồi tan hoài thôi. Hãy nhìn vào tâm bạn - một dòng suối bất tận của các niệm. Hãy cứ nhìn vào tâm hoài, và cứ sống như nước, bình đẳng cuốn trôi hết tất cả những gì ném vào suối.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa PDF của tác giả Nguyên Giác nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.