Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

PHONG HÓA ĐIỀU HÀNH - CỜ BẠC NHA PHIẾN (1898) - TRƯƠNG VĨNH KÝ

 

Chính quyền Pháp muốn « mượn tay » những công chức Pháp hóa để tách rời dân chúng khỏi ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Còn Trương Vĩnh Ký thì hoàn toàn tin vào chính sách khai hóa của nước Pháp. Và, theo ông, công cụ duy nhất để có thể đạt tới trình độ « Học thuật Châu Âu » là chữ quốc ngữ. Chính vì thế, ông tìm mọi cách để loại chữ viết La tinh này được phổ biến rộng rãi tới các tầng lớp dân chúng.

Từ khi chữ quốc ngữ trở thành văn tự chính thức tại Nam Kỳ vào năm 1882, ông chuyển ngữ ngay nền văn chương truyền khẩu bình dân, gồm những áng văn vần và chuyện dân gian rất được ưa chuộng, như : Phép lịch sự Annam (1881), Thơ dạy làm dâu (1882), Thơ mẹ dạy con (1882), Nữ tắc (1882), Thạnh suy bỉ thới phú (1883), Cờ bạc nha phiến (1884), Ngư tiều trường điệu (1884)… Trong cuốn Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã nhận định rất đúng khi viết : « Hồi đó, ông (Trương Vĩnh Ký) cần phải xuất bản như thế, cốt dùng những chuyện phổ thông làm cái lợi khí cho chữ quốc ngữ được lan rộng trong nhân gian... »

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

LƯƠNG NGỌC QUYẾN VÀ CUỘC KHỞI NGHĨA THÁI NGUYÊN NĂM 1917
LƯƠNG NGỌC QUYẾN VÀ CUỘC KHỞI NGHĨA THÁI NGUYÊN 1917 của nhà văn Đào Trinh Nhất (1900-1951) viết về Lương Ngọc Quyến (1885-1917). Ông có tên hiệu là Lương Lập Nham, một chí sĩ yêu nước. Ông là con thứ của nhà yêu nước Lương Văn Can. Vào những năm 1905-1907, phong trào Đông Du phát triển mạnh mẽ do Phan Bội Châu khởi xướng và tổ chức, Lương Ngọc Quyến là một trong những thanh niên ưu tú được chọn đưa sang Nhật học tập. Trong thời gian đầu ở Nhật, cũng như các lưu học sinh khác, Lương Ngọc Quyến trải qua một cuộc sống nghèo khổ, nhưng vẫn khổ công học tập. Sau khi học tiếng Nhật, ông vào học và tốt nghiệp trường Chấn Võ Quân Sự Học Hiệu. Bị trục xuất khỏi Nhật Bản, Lương Ngọc Quyến sang học tại trường Quân Nhu ở Quảng Châu rồi học trường Sĩ Quan Bắc Kinh.Ông bị mật thám Anh bắt tại Hồng Kông trao cho thực dân Pháp giam ở Hà Nội, Phú Thọ, Thái Nguyên. Tại Thái Nguyên ông cùng Trịnh Văn Cấn (Đội Cấn) lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên. Quân Pháp phản công, ông đã anh dũng hy sinh để không rơi vào tay giặc.
LÝ THƯỜNG KIỆT - LỊCH SỬ, NGOẠI GIAO & TÔNG GIÁO TRIỀU LÝ HOÀNG XUÂN HÃN
Cuốn sách "Lý Thường Kiệt – Lịch Sử Ngoại Giao Và Tông Giáo Triều Lý" sẽ mang đến cho độc giả bức tranh về cuộc đời và sự nghiệp của vị Tướng tài Lý Thường Kiệt. Ở cuốn sách này độc giả sẽ thấy, cách đây ngót nghìn năm, cha ông ta đã đủ tài năng, nghị lực để gây dựng, tổ chức và gìn giữ khoảnh đất gốc cỗi của tổ quốc ta ngày nay; độc giả sẽ nhận thấy huyết quản của chiến sĩ bây giờ vẫn chan hòa máu nóng của tổ tiên, máu nóng mà không lẽ có người không mang một giọt. Dẫu trong nhất thời, có kẻ lỡ lầm làm hại nước, hoặc con dân một nước có ý tưởng dị đồng, trước nạn bại vong, giọt máu ấy cũng đủ gây nên chí quật cường, lòng tương ái. Cuốn sách "Lý Thường Kiệt – Lịch Sử Ngoại Giao Và Tông Giáo Triều Lý" sẽ mang đến cho độc giả bức tranh về cuộc đời và sự nghiệp của vị Tướng tài Lý Thường Kiệt. Ở cuốn sách này độc giả sẽ thấy, cách đây ngót nghìn năm, cha ông ta đã đủ tài năng, nghị lực để gây dựng, tổ chức và gìn giữ khoảnh đất gốc cỗi của tổ quốc ta ngày nay; độc giả sẽ nhận thấy huyết quản của chiến sĩ bây giờ vẫn chan hòa máu nóng của tổ tiên, máu nóng mà không lẽ có người không mang một giọt. Dẫu trong nhất thời, có kẻ lỡ lầm làm hại nước, hoặc con dân một nước có ý tưởng dị đồng, trước nạn bại vong, giọt máu ấy cũng đủ gây nên chí quật cường, lòng tương ái. Từ đời Tần, mỗi lúc có một họ thống nhất Trung Hoa, họ ấy liền nghĩ đến việc chiếm các nước nhỏ xung quanh. Tần có Nhâm Hiêu, Triệu Đà; Hán có Lộ Bác Đức đều đã đạt mục đích là diệt họ đang cầm quyền ở đất Việt. Sau, trong khoảng độc lập hoàn toàn trở lại ở nước ta, những cuộc xâm lăng bắt đầu từ đời Tống, dưới triều Tống Thái Tông, tướng Tống tưởng lấy nước ta dễ, đã khinh cử, nên thất bại hoàn toàn bởi tay Lê Hoàn. Lần thứ hai, dưới triều Tống Thần Tông, thế vua Tống và Tể tướng Vương An Thạch rất to, nên sự xuất quân được dự bị một cách cẩn thận và đầy đủ: quân hơn mười vạn, sửa soạn một năm, tướng tá tinh nhuệ, kế hoạch định rõ từng chi tiết. Đáng lẽ nước ta lúc ấy bị đổi thành châu quận của Tống. May! đương thời, có một vĩ nhân cầm quyền, có đủ óc chính trị, biết kết thúc nhân tâm, có cao tài lợi dụng thời cơ, có kinh nghiệm điều binh, khiển tướng, "Bậc ấy là Lý Thường Kiệt". Từ đời Tần, mỗi lúc có một họ thống nhất Trung Hoa, họ ấy liền nghĩ đến việc chiếm các nước nhỏ xung quanh. Tần có Nhâm Hiêu, Triệu Đà; Hán có Lộ Bác Đức đều đã đạt mục đích là diệt họ đang cầm quyền ở đất Việt.Sau, trong khoảng độc lập hoàn toàn trở lại ở nước ta, những cuộc xâm lăng bắt đầu từ đời Tống, dưới triều Tống Thái Tông, tướng Tống tưởng lấy nước ta dễ, đã khinh cử, nên thất bại hoàn toàn bởi tay Lê Hoàn.Lần thứ hai, dưới triều Tống Thần Tông, thế vua Tống và Tể tướng Vương An Thạch rất to, nên sự xuất quân được dự bị một cách cẩn thận và đầy đủ: quân hơn mười vạn, sửa soạn một năm, tướng tá tinh nhuệ, kế hoạch định rõ từng chi tiết.Đáng lẽ nước ta lúc ấy bị đổi thành châu quận của Tống. May! đương thời, có một vĩ nhân cầm quyền, có đủ óc chính trị, biết kết thúc nhân tâm, có cao tài lợi dụng thời cơ, có kinh nghiệm điều binh, khiển tướng, "Bậc ấy là Lý Thường Kiệt".
NAM VIỆT LƯỢC SỬ (1919) - NGUYỄN VĂN MAI
Nam Việt Lược Sử   tác phẩm do nhà sử học Nguyễn Văn Mai biên soạn năm 1919. Xin đừng nhầm lẫn với cuốn Việt Nam sử lược của cụ Trần Trọng Kim xuất bản cùng năm. Nam Việt Lược Sử tác phẩm do nhà sử học Nguyễn Văn Mai biên soạn năm 1919. Xin đừng nhầm lẫn với cuốn Việt Nam sử lược của cụ Trần Trọng Kim xuất bản cùng năm.Nam Việt Lược Sử  là một trong những sách lịch sử đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ, hệ thống lại toàn bộ lịch sử nước Việt và được đánh giá là một trong những cuốn sách sử Việt Nam có phong cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. Sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1919 và được tái bản rất nhiều lần. Nam Việt Lược SửTrong sách có nhiều nội dung “nâng bi” Langsa (Pháp), gọi Quang Trung là giặc cỏ… Tuy nhiên nên hiểu cho thời điểm tác giả viết cuốn sách là thời kỳ Pháp đô hộ và chế độ phong kiến nhà Nguyễn vẫn còn.Sử nước Nam, đời sơ nguyên chép rằng: nhà Hồng bang là dòng dõi Thần nông. Vậy thì lúc xưa ta cũng giữ đạo thời Trời đất và ông bà. Sau nước nam bị Trung quốc chiếm trị, thì người Nam cũng theo Tam giáo như người Tầu vậy, duy lấy sự phụng tự nhiên làm gốc.Sử Nam cũng như sử Tầu còn sơ lược, chỉ chép giặc giã nhắc chuyện nhà vua, còn sự văn minh lấn hóa, việc nông cơ, kỹ nghệ, đạo đức, cách ăn thói ở của dân và đều quí trọng hơn hết là sự học hành thì phớt qua mà thôi, cũng có khi không nói đến. Muốn hiểu rõ sự tích nước mình thì phải xem mấy pho sử của người Lãng sa soạn ra, ngặt phần nhiều dân Nam không thông chữ Pháp.Bổn sử tôi soạn ra đây dẫn giải tuy là đại lược nhưng mà do theo chương trình mới về bậc Sơ học thì cũng đủ cho con nhà Nam đọc lấy cho rõ cội nguồn rễ xứ mình. Những sự tích đem vào sách nầy, nhất là từ nhà Nguyễn tới sau, đã có tra sát trước trong mấy quyển sử chữ Tây.
NGÔ VƯƠNG QUYỀN - TRẦN THANH MẠI
Ngô Quyền sinh năm 897, quê Đường Lâm. Ngay từ nhỏ, ông sớm tỏ rõ ý chí phi thường, trí óc thông minh, thân thể cường tráng. Sau này, cha con Ngô Quyền theo về dưới trướng Dương Đình Nghệ, đánh đuổi quân Nam Hán. Cha mất, Ngô Quyền được uỷ làm Thứ sử ái Châu. Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ rồi thông mưu với giặc Nam Hán. Hơn một năm sau, Ngô Quyền tiến quân chiếm thành Đại La, giết chết Kiều Công Tiễn. Năm 938, Vua Nam Hán cho Hoằng Tháo dẫn quân xâm lược nước ta. Dưới sự chỉ huy tài tình, mưu lược hơn người của Ngô Quyền, quân và dân nước Việt đã làm nên một chiến thắng Bạch Đằng vĩ đại, chôn vùi âm mưu thôn tính nước ta của bọn xâm lược phương Bắc.   sinh năm 897, quê Đường Lâm. Ngay từ nhỏ, ông sớm tỏ rõ ý chí phi thường, trí óc thông minh, thân thể cường tráng. Sau này, cha con Ngô Quyền theo về dưới trướng Dương Đình Nghệ, đánh đuổi quân Nam Hán. Cha mất, Ngô Quyền được uỷ làm Thứ sử ái Châu. Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ rồi thông mưu với giặc Nam Hán. Hơn một năm sau, Ngô Quyền tiến quân chiếm thành Đại La, giết chết Kiều Công Tiễn. Năm 938, Vua Nam Hán cho Hoằng Tháo dẫn quân xâm lược nước ta. Dưới sự chỉ huy tài tình, mưu lược hơn người của Ngô Quyền, quân và dân nước Việt đã làm nên một chiến thắng Bạch Đằng vĩ đại, chôn vùi âm mưu thôn tính nước ta của bọn xâm lược phương Bắc.