Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Luôn Là Cảm Hứng - Phong Cách Sống Hiện Đại (Tony Schwartz)

Phương thức làm việc hiện tại của chúng ta không mang lại hiệu quả!

Tiêu chuẩn định hình trong môi trường làm việc ngày nay là “Nhiều hơn, lớn hơn, nhanh hơn.” Ngày càng nhiều thông tin luôn sẵn sàng chờ đón chúng ta và tốc độ giao dịch tăng theo cấp số nhân, tạo cảm giác thúc giục không ngừng, quay cuồng vội vã. Để không bị tụt hậu, chúng ta ngày càng phải làm hài lòng nhiều khách hàng hơn, trả lời nhiều e-mail hơn, hồi đáp nhiều cuộc điện thoại hơn, liên tục giải quyết nhiều công việc hơn, tham dự nhiều cuộc họp hơn, di chuyển nhiều hơn và làm việc nhiều giờ hơn.

Công nghệ phát triển trực tiếp giúp thông tin liên lạc trở nên thuận tiện và dễ dàng, gián tiếp đẩy nhanh việc ra quyết định, gặt hái hiệu quả, và tiếp thêm sinh khí cho nền kinh tế thương mại toàn cầu. Nhưng “lợi bất cập hại”. Do không được quản lý và điều chỉnh kịp thời, công nghệ đang có nguy cơ áp đảo chúng ta. Sự thôi thúc không ngừng định hình văn hóa tại hầu hết các doanh nghiệp, làm suy yếu sức sáng tạo, chất lượng, sự tập trung, khả năng cân nhắc thận trọng, và, cuối cùng là năng suất hoạt động.

Bất kể những giá trị ngày nay chúng ta tạo ra lớn lao đến mức nào, dù được tính theo doanh số, đơn vị hàng hóa hay sản phẩm, vẫn không bao giờ đủ. Chúng ta đua tranh quyết liệt hơn, bành trướng quy mô hơn. Chúng ta bận rộn trong guồng quay đó đến nỗi không nhận ra rằng trong cuộc đua này, mình không có cơ hội giành chiến thắng.

Tất cả hoạt động náo nhiệt này buộc ta phải trả giá thầm lặng: khả năng tập trung kém, thời gian dành cho mọi việc đều ít hơn và cơ hội suy nghĩ thấu đáo giảm đi đáng kể. Khi trở về nhà lúc nửa đêm, chúng ta chẳng còn bao nhiêu tâm trí và sức lực dành cho gia đình, chẳng còn bao nhiêu thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và cũng chẳng còn bao nhiêu phút giây để đánh một giấc ngon lành. Rồi sáng ra, chúng ta trở lại công việc với cảm giác uể oải, không đủ sức để cống hiến hết mình và không thể tập trung tối đa. Và vòng quay cứ thế lặp lại. Thậm chí, những ai vẫn duy trì được hiệu suất làm việc cũng sẽ phải trả giá. Tiêu chuẩn “Nhiều hơn, lớn hơn, nhanh hơn” tạo ra những giá trị hẹp, nông cạn và không bền vững. Và có một nghịch lý là tiêu chuẩn ngày càng cao lại dẫn đến kết quả ngày càng thấp. Tìm mua: Luôn Là Cảm Hứng - Phong Cách Sống Hiện Đại TiKi Lazada Shopee

Hãy dành chút thời gian nghĩ đến kinh nghiệm của chính bạn.

Bạn thực sự cống hiến cho công ty ở mức nào? Cách bạn đang làm đem đến những giá trị gì? Những việc bạn đang làm và những gì bạn yêu thích bị ảnh hưởng ra sao?

Cái giá bạn phải trả trong mười năm tới là gì, nếu bạn vẫn tiếp tục lựa chọn này?

Cách chúng ta đang làm hiện nay không mang lại hiệu quả đối với cuộc sống riêng, đối với những người chúng ta dẫn dắt và quản lý, cũng như đối với tổ chức chúng ta đang làm việc. Chúng ta được định hướng bởi một giả định sai lầm rằng cách tốt nhất để làm được nhiều thứ là làm nhiều hơn và làm không ngừng nghỉ. Nhưng càng làm nhiều mà không được tái tạo năng lượng, chúng ta càng dễ mắc sai sót, dẫn đến mất bình tĩnh, thất vọng, căng thẳng và buông xuôi, kéo theo những hành vi làm giảm năng lực của bản thân và gây thiệt hại cho người khác.

Làm sao một phương pháp làm việc phản tác dụng như thế lại tồn tại dai dẳng đến vậy?

Câu trả lời nằm trong một giả định đơn giản, gắn chặt với cuộc sống của tổ chức và trong hệ thống niềm tin của chính chúng ta rằng con người làm việc hiệu quả nhất theo cách thức vận hành một chiều của máy vi tính: tốc độ cao, liên tục trong thời gian dài, cùng lúc chạy nhiều chương trình khác nhau. Nói một cách đơn giản, chúng ta đang cố gắng bắt chước hoạt động của các loại máy móc mà mình điều khiển.

Tuy nhiên, con người không giống máy vi tính ở chỗ có tiềm năng lớn mạnh và phát triển về chiều sâu, sự phức tạp và năng lực theo thời gian. Nhưng để khả thi hóa điều này, chúng ta phải tự quản lý chính mình theo cách khéo léo hơn nhiều so với cách thức đang làm hiện tại.

Nhu cầu tồn tại cơ bản nhất là sử dụng và tái tạo năng lượng. Cơ thể chúng ta hoạt động vào ban ngày, ngơi nghỉ vào ban đêm và có thể làm việc với cường độ cao trong một khoảng thời gian có giới hạn, song cuộc sống của chúng ta ngày càng lặng lẽ và đơn điệu. Do làm việc suốt hàng giờ không nghỉ, chúng ta tiêu tốn quá nhiều năng lượng trí tuệ và cảm xúc mà không có sự tái tạo tương ứng, trong khi điều đó không chỉ giúp chúng ta phục hồi sức lực, mà còn thu được nhiều lợi ích khác, bao gồm khả năng sáng tạo đột phá, tầm nhìn sâu rộng, cơ hội suy nghĩ sâu rộng và có đủ thời gian để thẩm thấu những gì mình trải nghiệm. Ngược lại, khi giữ cuộc sống phẳng lỳ với phần lớn thời gian quanh quẩn sau bàn giấy, chúng ta sẽ chẳng tiêu tốn mấy năng lượng thể chất và dần yếu đi. Tình trạng kém hoạt động không chỉ gây hại đối với cơ thể chúng ta, mà còn tác động xấu đến cách chúng ta cảm nhận và suy nghĩ.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Luôn Là Cảm Hứng - Phong Cách Sống Hiện Đại PDF của tác giả Tony Schwartz nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Hiểu Về Trái Tim
Hiểu Về Trái TimHiểu Về Trái Tim là một cuốn sách do tác giả Minh Niệm ngộ ra từ cuộc sống, suy ngẫm và viết nên những chia sẻ từ trái tim và những câu chuyện bình dị nhất, ý nghĩa nhất sẽ chạm vào được trái tim người đọc, đem đến một cách sống đẹp hơn cho mọi người. Mỗi chúng ta được sinh ra với một trái tim và đều mong muốn trái tim mình khỏe mạnh, an vui. Vậy mà có biết bao trẻ em nghèo bất hạnh với chứng bệnh tim bẩm sinh không tiền chữa trị, còn người khỏe mạnh thì vì những đau khổ của cuộc sống không hạnh phúc mà trái tim cũng bị tổn thương, mỏi mệt… Tác giả Minh Niệm là vị thầy có những trải nghiệm lớn lao trong thiền định và đang là điểm tựa tinh thần cho rất nhiều thiền sinh trên thế giới. Những bài viết của ông giúp chúng ta tìm lại chính mình, nuôi dưỡng những hạt giống tốt trong tâm hồn như lòng bao dung, vị tha, lắng nghe, chia sẻ… đồng thời nhận biết và chuyển hóa những năng lượng tiêu cực của giận hờn, ghen tỵ, che đậy, tham lam, đố kỵ… “Để chữa lành những tổn thương và nổi đau, cách tốt nhứt và hữu hiệu nhất là cần hiểu rõ được trái tim, tâm hồn của mình, và của người khác, cuốn sách Hiểu về Trái Tim chính là cuốn sách giúp bạn đọc làm được điều đó: Hiểu rõ và chữa lành trái tim, tâm hồn của mình và của những người xung quanh, để mọi người cùng được sống trong hạnh phúc và yêu thương. Với cuốn sách này, chúc bạn đọc sẽ luôn hạnh phúc và không bao giờ phải sống với một trái tim tan vỡ hay một tâm hồn tổn thương. Và cuộc sống không phải chỉ là màu hồng mà còn có những hố đen, hãy vững tin bước qua và trải nghiệm để có được hạnh phúc của chính mình!!!
Tâm Lý Học - Phác Họa Chân Dung Kẻ Phạm Tội
Tâm Lý Học – Phác Họa Chân Dung Kẻ Phạm TộiTội phạm, nhất là những vụ án mạng, luôn là một chủ đề thu hút sự quan tâm của công chúng, khơi gợi sự hiếu kỳ của bất cứ ai. Một khi đã bắt đầu theo dõi vụ án, hẳn bạn không thể không quan tâm tới kết cục, đặc biệt là cách thức và động cơ của kẻ sát nhân, từ những vụ án phạm vi hẹp cho đến những vụ án làm rúng động cả thế giới.Lấy 36 vụ án CÓ THẬT kinh điển nhất trong hồ sơ tội phạm của FBI, “Tâm lý học tội phạm – phác họa chân dung kẻ phạm tội” mang đến cái nhìn toàn cảnh của các chuyên gia về chân dung tâm lý tội phạm. Trả lời cho câu hỏi: Làm thế nào phân tích được tâm lý và hành vi tội phạm, từ đó khôi phục sự thật thông qua các manh mối, từ hiện trường vụ án, thời gian, dấu tích,… để tìm ra kẻ sát nhân thực sự.Đằng sau máu và nước mắt là các câu chuyện rợn tóc gáy về tội ác, góc khuất xã hội và những màn đấu trí đầy gay cấn giữa điều tra viên và kẻ phạm tội. Trong số đó có những con quỷ ăn thịt người; những cô gái xinh đẹp nhưng xảo quyệt; và cả cách trả thù đầy man rợ của các nhà khoa học,… Một số đã sa vào lưới pháp luật ngay khi chúng vừa ra tay, nhưng cũng có những kẻ cứ vậy ngủ yên hơn hai mươi năm.Bằng giọng văn sắc bén, “Tâm lý học tội phạm – phác họa chân dung kẻ phạm tội” hứa hẹn dẫn dắt người đọc đi qua các cung bậc cảm xúc từ tò mò, ngạc nhiên đến sợ hãi, hoang mang tận cùng. Chúng ta sẽ lần tìm về quá khứ để từng bước gỡ những nút thắt chưa được giải, khiến ta “ngạt thở” đọc tới tận trang cuối cùng.Hy vọng cuốn sách sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc, rõ ràng hơn về bộ môn tâm lý học tội phạm và có thể rèn luyện thêm sự tư duy, nhạy bén.
Thay Đổi Cuộc Sống Với Nhân Số Học
Thay Đổi Cuộc Sống Với Nhân Số Học Nhân Số Học – Numerology là một môn học nghiên cứu về sự tương quan giữa những con số trong ngày sinh hay cái tên của mỗi người có liên quan đến cuộc sống của người đó, do nhà toán học Pythagoras khởi xướng từ cách đây 2.600 năm, và cho đến bây giờ vẫn có những học trò trung thành nối dài những nghiên cứu để giúp ích cho cuộc sống hiện tại.Nhân số học tin rằng, mỗi con số đều mang những định dạng sóng rung có liên quan mật thiết với một lối đi, lối sống, nghề nghiệp hoặc các hành xử, tính tình… Vì vậy, nếu chúng ta hiểu những “mật mã” nằm ẩn dưới những con số này, chúng ta sẽ có thể kiểm soát cuộc sống của mình, điều chỉnh chúng theo hướng ngày càng tốt đẹp hơn.Thông điệp chính của cuốn sách: Thay Đổi Cuộc Sống Với Nhân Số Học. Khi chuyển thông điệp từ quyển sách gốc của TS. David: The Complete Book of Numerology sang Thay đổi cuộc sống với Nhân số học, Quỳnh Hương mong rằng những thông tin trong sách không chỉ đọc để giải trí hay tham khảo, mà mỗi người có thể trực tiếp hiểu về bản thân và tìm được cách phù hợp để cuộc sống của mình trở nên tích cực hơn mỗi ngày.Những điều mà Thay đổi cuộc sống với nhân số học mang lại, thực chất là những lời khuyên kêu gọi mọi người hành động, chuyển mình về hướng tích cực: Chịu giãi bày bản thân, mở lòng, biết lắng nghe người khác (điều chỉnh số 1); chịu tĩnh tâm, tập yoga, thiền (số 2); đi học một môn phù hợp (số 3); chịu xăng xái làm việc, kg lười nhác, năng giúp đỡ người khác (số 4); kết nối với mọi người xung quanh (số 5); đẩy mình về hướng tích cực và lan toả yêu thương (số 6); biết chấp nhận những bất ý không oán thán (số 7); biết bày tỏ biết ơn và yêu thương tới mọi người mọi việc (số 8); có trách nhiệm, lý tưởng, hoài bão, nhưng biết sống vừa đủ kg xa vời (số 9)…  Và trên tất cả, là luôn biết đẩy mình về hướng tích cực, không để mình u sầu, tức giận, bất thiện.Nhân số học đóng vai trò thúc đẩy con người thay đổi, hoàn thiện bản thân. Bởi với một con người bình thường, nếu không có Nhân số học vạch ra rõ bạn đang có thể gặp trục trặc hoặc bất lợi ở con số nào, thì người ta không thể có hướng và động lực để thay đổi.
Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
Rèn Luyện Tư Duy Phản BiệnNhư bạn có thể thấy, chìa khóa để trở thành một người có tư duy phản biện tốt chính là sự tự nhận thức. Bạn cần phải đánh giá trung thực những điều trước đây bạn nghĩ là đúng, cũng như quá trình suy nghĩ đã dẫn bạn tới những kết luận đó. Nếu bạn không có những lý lẽ hợp lý, hoặc nếu suy nghĩ của bạn bị ảnh hưởng bởi những kinh nghiệm và cảm xúc, thì lúc đó hãy cân nhắc sử dụng tư duy phản biện! Bạn cần phải nhận ra được rằng con người, kể từ khi sinh ra, rất giỏi việc đưa ra những lý do lý giải cho những suy nghĩ khiếm khuyết của mình. Nếu bạn đang có những kết luận sai lệch này thì có một sự thật là những đức tin của bạn thường mâu thuẫn với nhau và đó thường là kết quả của thiên kiến xác nhận, nhưng nếu bạn biết điều này, thì bạn đã tiến gần hơn tới sự thật rồi!Những người tư duy phản biện cũng biết rằng họ cần thu thập những ý tưởng và đức tin của mọi người. Tư duy phản biện không thể tự nhiên mà có.Những người khác có thể đưa ra những góc nhìn khác mà bạn có thể chưa bao giờ nghĩ tới, và họ có thể chỉ ra những lỗ hổng trong logic của bạn mà bạn đã hoàn toàn bỏ qua. Bạn không cần phải hoàn toàn đồng ý với ý kiến của những người khác, bởi vì điều này cũng có thể dẫn tới những vấn đề liên quan đến thiên kiến, nhưng một cuộc thảo luận phản biện là một bài tập tư duy cực kỳ hiệu quả.Việc lắng nghe những ý kiến của người khác cũng có thể giúp bạn nhận ra rằng phạm vi tri thức của bạn không phải là vô hạn. Không ai có thể biết hết tất cả mọi thứ. Nhưng với việc chia sẻ và đánh giá phê bình kiến thức, chúng ta có thể mở rộng tâm trí. Nếu điều này khiến bạn cảm thấy không thoải mái, không sao cả. Trên thực tế, bước ra ngoài vùng an toàn là một điều quan trọng để mở rộng niềm tin và suy nghĩ của bạn. Tư duy phản biện không phải là chỉ biết vài thứ, và chắc chắn không phải việc xác nhận những điều bạn đã biết. Thay vào đó, nó xoay quanh việc tìm kiếm sự thật – và biến chúng trở thành thứ bạn biết.