Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Luôn Có Người Đợi Anh (Tuyết Ảnh Sương Hồn)

"Thời gian trôi qua thật nhanh, loáng một cái đã năm năm rồi. Em mất tin tức của anh cũng đã năm năm. Anh cứ không chịu gặp em, thậm chí còn không cho em liên lạc với anh. Em cũng biết tâm tư của anh, anh muốn để em quên anh đi. Nhưng Gia Kỳ, thời gian năm năm này, hơn một nghìn tám trăm ngày đêm, không có lúc nào em không nhớ đến anh. Anh có biết không?

“Em muốn anh biết rằng, trên thế giới này, luôn có người đợi anh. Dù anh ở nơi nào, dù là lúc nào, vẫn luôn có một người như thế.” Gia Kỳ, đây là lời Man Trinh nói với Thế Quân trong cuốn tiểu thuyết “Bán sinh duyên”của Trương Ái Linh. Bây giờ, em muốn nói cho anh nghe: Em sẽ luôn đợi anh. Anh không xuất hiện một năm, em đợi anh một năm. Anh không xuất hiện mười năm, em đợi anh mười năm. Anh không xuất hiện cả đời, em đợi anh cả đời. Dù anh ở nơi nào trên thế giới này, xin hãy nhớ rằng, luôn có một người vẫn đang đợi anh...

Gia Kỳ, em đợi anh, đợi đến khi Liên Diệp Điền Điền."***

Lúc trước, cô không hề chú ý quan sát anh ta, chỉ là thoáng thấy cái bóng mặc bộ com lê đen sang trọng trong tầm mắt của mình mà thôi. Lúc này, khi cô quan sát kĩ, khuôn mặt quen thuộc mới dần dần hiện ra. Tay cô bất giác run run. Không sai. Là hắn, chính là hắn. Nhờ một cái tên mà cô nhận ra kẻ thù tám năm trước.

1. Tìm mua: Luôn Có Người Đợi Anh TiKi Lazada Shopee

Bảy giờ tối, tại một câu lạc bộ tư nhân sang trọng, Diệp Điền Điền và hai cô bạn đồng nghiệp xinh đẹp đã đến nơi đúng lúc.

Câu lạc bộ này nằm trên tầng cao nhất của tòa nhà chọc trời ở một đoạn đường phồn hoa nhất trung tâm thành phố G, được trang hoàng vô cùng sang trọng: những chiếc đèn chùm pha lê chiếu sáng rực rỡ, những tấm thảm thủ công dày dặn khiến ai nấy bước chân lên cũng đều êm ru không một tiếng động. Qua sàn kính trong suốt, có thể nhìn thấy ánh đèn thành phố phía dưới lung linh như một dòng sông lửa, ngẩng đầu lên là bầu trời đêm bao la với những vì sao lấp lánh. Khung cảnh thành phố ban đêm đúng là đẹp mê hồn.

Lầu quỳnh gác ngọc như thế này đương nhiên không phải là nơi người bình thường có thể đến. Những người đến đây nói nói cười cười cũng đều thể hiện rõ vẻ quý phái của kẻ có máu mặt. Bên cạnh những nhân vật này luôn có những người đẹp như hoa như ngọc. Sự hiện diện của các người đẹp trong trường hợp này giống như những chiếc đèn pha lê, những chiếc ly thủy tinh, những chiếc tách phỉ thúy, những đôi đũa ngà voi… đều là những đồ trang trí quý giá và đẹp đẽ.

Diệp Điền Điền và đồng nghiệp của mình đến để làm những món đồ trang trí đẹp đẽ ấy. Tối nay, Chủ tịch hội đồng quản trị của một tập đoàn nào mở tiệc đãi khách ở đây. Họ đến để tiếp khách. Đây là công việc của họ. Người trong nghề gọi công việc này là “ăn cơm chùa”. Jack - trung gian mua giới là người hiểu rõ về công việc này nhất. Anh ta quản lý không ít những nữ người mẫu xinh đẹp làm thêm việc này: trang điểm lộng lấy và nổi bật rồi đến cùng ăn cơm một bữa là kiếm được tiền, còn có cơ hội kết giao với những người giàu kếch xù. Như vậy chẳng phải là miếng mồi béo bở hay sao?

Sa Mỹ, một trong những nữ đồng nghiệp xinh đẹp của Điền Điền đã tưng thẳng thắn nói: “Nếu may mắn lọt được vào mắt xanh của một ông chủ lớn nào đó thì hằng ngày tôi cũng chẳng phải khổ sở đi những đôi giày cao gót cả chục phân diễu trên sàn catwalk nữa.”

Họ làm việc cho công ty mỗi giới tầm trung nên đòi hỏi với người mẫu cũng không quá khắt khe, đương nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với việc người mẫu ở đây muốn có cơ hội nở mày nở mặt là điều cực kì mong manh, có khi tàn lụi hết cả tuổi thanh xuân cũng chẳng ăn nhằm gì. Thanh xuân tươi đẹp nhưng cũng rất ngắn ngủi. Vì biết thời gian không chờ đợi ai nên mọi người đều muốn nhân lúc còn trẻ trung, xinh dẹp mà lựa chọn một con đường tốt cho mình. Lấy được một người chồng đại gia dường như là con đường thênh thang sáng sủa mà những người mẫu xinh đẹp đều ao ước. Ở cái thời đại tôn thờ tiền bạc này, có cô gái nào mà không hy vọng bám được một đại gia cơ chứ? Những cô gái càng gặp nhiều thăng trầm trong cuộc sống lại càng tôm thờ chủ nghĩa thực dụng. Dù không lấy được người giàu thì cũng có thể dùng vốn tự có để chiếm ưu thế ở chỗ những người có tiền và cũng cảm nhận được sức mạnh của đồng tiền.

Điền Điền nằm trong số ít những người mẫu có quan niềm đồng tiền không phải là tất cả. Vì cô mới có mười tám, vẫn còn ở cái tuổi tôn thờ tình yêu, tin rằng có tình yêu thì uống nước lã cũng no, luôn coi khinh sự lệ thuộc vào các “Đại gia” như vậy.

Điền Điền vừa mới vào đại học không lâu. Một hôm, sau giờ học, cô lên mạng tìm việc làm thêm thì thấy công ty này đang tuyển người mẫu. Các yêu cầu đều đáp ứng được nên cô đến phỏng vấn thử. Ba hôm sau ngày phỏng vấn, cô nhận được thông báo trúng tuyển. Sau vài tuần huấn luyện, cô đã chính thức nhận việc.

Vừa mới vào làm, kinh nghiệm còn ít, cộng thêm tuổi còn trẻ, da mặt chưa đủ dày nên cô không nhận được những cồn việc như người mẫu lễ khánh thành, biểu diễn thời trang, trình diễn nội y, trình diễn áo tắm… Trước đây, công việc ăn cơm chùa cũng không đến lượt cô. Lầ này vì một người mẫu vốn đã sắp xếp từ trước không cẩn thận bị trẹo chân lúc xuống sàn diễn nên không thể tham gia được, Jack nhất thời không tìm ra người thích hợp, đành phải gọi điện bảo cô đến thay.

Ban đầu, nghe nói công ty sắp xếp đi ăn cơm cũng là công việc, cũng có thu nhaaoj thì Điền Điền chỉ cảm thấy quá khó tin. Nhưng sau khi Jack giải thích cho cô thế nào là “ăn cơm chùa”, cô lại tỏ ra có phần e dè, sợ mình không ứng phó được. Jack bảo cô yên tâm và nói rằng mấy trường hợp này không khó xử lí, chỉ cần cười nhiều, nói ít, cử chỉ nhẹ nhàng, lịch sự là được.

“Khách mà các cô tiếp đều là những người có thân phận, có địa vị, tuyệt đối không ngứa ngáy tay chân mà đụng chạm lung tung đâu. Topoi bảo đàm bọn họ đều là những quý ông lịch thiệp. Cô chỉ cần trang điểm phù hợp là OK. Được rồi! Trước tiên, cô và Sa Mỹ về nhà cô ấy thay trang phục và giày đi đã. Cô có teher mặc vừa đồ của cô ấy đấy. Tôi đã bảo Sa Mỹ cho cô mượn trước một bộ. Sau khi thay xong, cô cùng họ xuất phát nhé!”

Jack lo nghĩ thật chu đáo. Từ ký túc xá trường đại học đến đây, Điền Điền chỉ mặc trên người chiếc áo thun màu hồng, hoàn toàn không phù hợpj để đi dự tiệc. Nhưng khi thay đồ ở nhà Sa Mỹ, chiếc váy dạ hội vai trần màu đen khiến Điền Điền có chút chần chừ, cô cảm thấy quá hở hang thì phải.

Sa Mỹ phì cười: “Tiểu thư à, em làm nghề gì thế? Nghề người mẫu có thể xấu hổ, rụt rè hay sao? KHi nào tham gia trình diền nội y thì em mới biết thế nào là hở hang.”

Nhìn một lượt những bộ đồ khác trong tủ, Điền Điền đành cười thương lượng: “Chị Sa Mỹ, hay là em thay bộ xường xám kia được không?”

“Tùy em. Thật là phiền phức!”

Nhận được cái gật đầu đồng ý, Điền Điền vội treo bộ váy dạ hội màu đen lên rồi mặc bộ xường xám đó vào. Sa Mỹ liên tục giục cô nhanh lên, buổi tiệc này không thể đến muộn được, họ nhất định phải đến trước các vị khách tham gia vào buổi tiệc sang trọng đó. Hớt ha hớt hải, cuối cùng họ cũng đến nơi đúng giờ dự định.

Bước vào câu lạc bộ, sau khi được người ta dẫn đến một phòng VIP sang trọng, Điền Điền lướt nhìn một lượt thì nhìn ra tổng cộng có khoảng bảy, tám cô gái. Dường như họ đều ăn mặc rất mát mẻ, nhìn từ bộ nọ sang bộ kia, vạt áo càng lúc càng khoét cổ sâu hơn. Có một người ăn mặc khá kín đáo, một chiếc váy dài màu đỏ nhưng khi vừa xoay người thì lại lộ ra tấm lưng trần trắng mịn như tuyết đến tận eo.

Trước đây, Điền Điền xem trên ti vi, các ngôi sao bươc lên thẳm đỏ cũng mặc như vậy, nhưng ngoài đời thường thì chưa bao giờ được thấy nên không tránh khỏi ngạc nhiên. Sa Mỹ có chút khinh thường nhếch mép: “Em thật giống cô bé nhà quê, cứ như chưa từng được đi đâu vạy.”

Đến những nơi như thế này, Điền Điền có cảm giác mình như già Lưu (1) đến Đại Quan Viên vậy, mọi thứ nhìn tahays nghe thấy đều là lần đầu tiên. Cô không thể không thận trọng. Cô đi bên Sa Mỹ, hết sức chú ý đến lời nói, cử chỉ của mình.

Sa Mỹ đến câu lạc bộ này ăn cơm chùa không phải lần đầu. Cô ta nói với Điền Điền, Chủ tịch hội đồng quản trị Hoắc, người tổ chức buổi tiệc mời khách hôm nay, rất hào phóng. Mỗi lần như thế này đều phát bao lì xì cho các cô gái đến tiếp khách. Ngoài ra, khoản phí tiếp khách thì gửi trực tiếp về công ty các cô. Khoản tiền đó sẽ được công ty chia ra trả lương cho mọi người, còn lì xì thì người mẫu có thể giữ lại cho bản thân.

Điền Điền nghe xong không khỏi tò mò nhìn xung quanh: “Chủ tịch Hoắc là vị nào thế ạ?”

Sa Mỹ nói: “Bây giờ, Chủ tịch Hoắc không có ở đây. Có thể ông ấy đang ở bên trong phòng chờ kia nói chuyện với khách khứa. Lát nữa, khi ông ấy ra, nếu có cơ hội, chị sẽ giới thiệu em với ông ấy.”

Tám giờ tối, buổi tiệc chính thức bắt đầu. Chủ tịch hội đồng quản trị xuất hiện trong phòng VIP, ông có mái tóc hoa râm nhưng thần thái vẫn rất minh mẫn. Bên cạnh ông còn có hai người trẻ tuổi ăn mặc sang trọng.

Mắt Sa Mỹ lập tức sáng lên, cô thấp giọng nói với Man Lệ, một nữ dồng nghiệp khác: “Oa! Thật không ngờ tối nay còn có cả trai trẻ tuấn tú nữa. Trước đây, ở những buổi tiệc như thế này chỉ toàn các ông già thôi.”

Man Lệ cũng cười phụ họa theo: “Đúng đấy! Em cũng tham gia mấy buổi tiệc của chủ tịch Hoắc rồi, lần nào cũng đều là các bác các chú nói chuyện với nhau. Chắn chết đi được! Xem ra, bữa cơm tối nay không còn nhàm chán như vậy nữa. Ít nhất cũng có trai đẹp để ngắm, không cần phải cau mày với các bác các chú.”

Chính xác! Có vẻ như hai người trẻ tuổi đó nhiều lắm cũng chưa quá ba mươi. Có tất cả tám vị, tương đương với số người đẹp tiếp khách. Khi xếp chỗ, họ ngồi xen kẽ nam nữ, bên cạnh mỗi vị khách nam là một vị khách nữ. Đây là thông lệ của những buổi tiệc như thế này.

Khi nhập tiệc, Điền Điền được xếp ngồi bên chủ tịch Hoắc. bên kia là một trong hai người trẻ tuổi lúc nãy. Anh ta mặc bộ com lê sang trọng rất hợp với mình. Thi thoảng, anh ta lại quay sang gật đầu mỉm cười với cô. Nụ cười nhạt nhẽo, khách sáo, ẩn chứa cả sự ngạo mạn.

Điền Điền cũng mỉm cười đáp lại nhưng không hề có ý định trò chuyện. Cô không có kinh nghiệm trong những buổi tiệc tùng kiểu này. Cô còn nhớ những điều Jack nói: Mỉm cười nhiều, nói ít, cử chỉ nhẹ nhàng lịch sự là được.

Buổi tiệc đã chính thức bắt đầu. Nhân viên phục vụ lần lượt mang từng moins ăn đẹp đẽ như các tác phẩn nghệ thuật lên. Điền Điền chưa từng tham gia buổi tiệc nào cao cấp như thế nên cũng không hiểu rõ về nghi thức bàn tiệc cho lắm. Cô bèn chăm chú theo dõi nhất cử nhất động của Sa Mỹ ngồi đối diện, nhất nhất làm theo cô nàng đến cả việc nhấc đũa hay đặt thìa. Ngồi bên cạnh Sa Mỹ là người trẻ tuổi còn lại. Cô nàng đang nói chuyện với anh ta cực kỳ vui vẻ.

Các vị khách vừa ăn vừa nói chuyện, bàn luận về thị trường cổ phiếu tiền tệ, bất động sản… Điền Điền không hiểu nội dung những mẩu đối thoại của các bậc tinh anh trong giới kinh doanh này. Cô cũng không chắc làm một người đẹp tiếp khách thì phải như thế nào. Có điều, tình huống này cũng không yêu cầu cô phải rành những chuyện đó. Chỉ cần cô giữ thái độ chú ý lắng nghe và liên tục mỉm cười đáp lại là được.

Nghe mãi nghe mãi, Điền Điền dần nhận ra rằng người trẻ tuổi ngồi bên cạnh mình được đánh giá rất cao. Các bác các chú ngồi quanh đều khen ngợi anh ta, nào là tuổi trẻ hứa hẹn, nào là anh tài tuấn tú, vân vân và vân vân. Chủ tịch Hoắc càng đặc biệt đánh giá cao anh ta: “Gia Kỳ, ông Liên có một cậu con trai như cháu thật đúng là ngồi hưởng phúc được rồi đấy. Nếu Khởi Minh có thể bằng một nửa cháu thôi thì chú đã mãn nguyện lắm rồi.”

Lời nói của Chủ tịch Hoắc khiến người trẻ tuổi còn lại có vẻ giận dữ. Anh ta dường như cười ngoài mặt mà hậm hực trong lòng. “Bố, tiếc là Liên Gia Kỳ có tốt hơn nữa cũng chẳng có quan hệ gì với bố cả. Còn con dù có không ra gì thì cũng vẫn là con trai ruột của bố. Bố có cần phải khen ngợi người khác và dìm con trai mình xuống như vậy không?”

Không khí có chút ngưng trọng. Đây chính là lúc các người đẹp phát huy sở trường của mình. Sa Mỹ vội nở nụ cười như hoa thay đổi chủ đề cho không khí bớt căng thẳng. Khi khuôn mặt của Hoắc Khởi Minh đã dần dần dãn ra, chẳng có ai chú ý thấy sắc mặt của Điền Điền bỗng nhiên trắng bệch, lạnh toát. Cô ngoảnh đầu, trân trối nhìn Liên Gia Kỳ, người đang ngồi bên cạnh mình, đôi mắt cô như chiếc đèn pha chiếu rọi anh ta.

Có lẽ là cảm giác được sự chú ý của cô, Liên Gia Kỳ cũng có chút ngạc nhiên, ngoảnh đầu nhìn lại. Lúc trước, cô không hề chú ý đến anh ta, chỉ là thoáng thấy cái bóng mặc bộ com lê đen sang trọng trong tầm mắt của mình mà thôi. Lúc này, khi cô quan sát kĩ, khuôn mặt quen thuộc mới dần dần hiện ra. Tay cô bất giác run run. Không sai. Là hắn, chính là hắn. Nhờ một cái tên mà cô nhận ra kẻ thù tám năm trước.

Điền Điền đột nhiên đứng bật dậy, chẳng nghĩ ngợi gì liền giơ cao tay phải, dòn toàn bộ sức lực tát vào mặt Liên Gia Kỳ một cái.

Bốp! Một cái tắt dứt khoát khiến tất cả mọi người ngồi ở bàn tiệc đều vô cùng sửng sốt. Sự việc quá bất ngờ, mọi người đều tròn mắt kinh ngạc không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Sa Mỹ há hốc miệng như thể có thể nhét cả một quả trứng gà vào. Sau một hồi kinh ngạc, cuối cùng cô nàng là người bừng tỉnh trước tiên, vội vàng chạy đến kéo Điền Điền sang một bên: “Em làm gì thế hả? Em có biế mình đang làm gì không?”

Sau cái tát trời giáng, má Liên Gia Kỳ lập tức hằn lên mấy vết ngón tay. Anh ta không kiềm được giận dữ liền đứng bật dậy nhưng vẫn cố gắng giữ phong độ. Tuy nhiên, từ kẽ răng anh ta phát ra từng tiếng lạnh lùng: “Thưa cô, không biết tôi có chỗ nào thất lễ với cô mà phải chịu một cái tát như vậy?”

Điền Điền trừng mắt, nghiến răng, chậm rãi buông từng chữ một: “Liên Gia Kỳ, anh còn nhớ Diệp Chấn Hùng không? Tôi chính là con gái của ông ấy đây.”

Lời nhắc nhở của cô quả nhiên có tác dụng, Liên Gia Kỳ vừa nghe đã thấy bàng hoàng. Cộng thêm ánh mắt giận dữ của cô, anh ta càng khó thốt lên lời. Mãi sau, anh ta mới lên tiếng, ánh mắt phức tạp lạ thường: “Hóa ra là cô.”

Sa Mỹ nghe mà cứ cảm giác như đang lạc trong sương mù, chẳng hiểu gì cả. Nhưng bây giờ, cô nàng chỉ biết đó không phải là vấn đề quan trọng nhất. Họ là người ăn cơm chùa được công ty cử đến nhưng Điền Điền là ra tay đánh khách quý của chủ nhà ngay tại bàn tiệc. Điều này sao có teher được chứ? Cô vội bảo Điền Điền xin lỗi Liên Gia Kỳ.

Điền Điền quả quyết từ chối lời yêu cầu của Sa Mỹ: “Cái gì? Muốn em xin lỗi ư? Em còn hận không thể cho anh ta thêm vào cái bạt tai nữa ấy.”

Sa Mỹ lo lắng, thấp giọng thì thầm khiển trách cô: “Tiểu thư à, em đừng hành động bồng bột như vậy có được không? Tối nay, em đến đây là vì công việc. thái độ làm việc của em thế này là thế nào? Em có biết hành động này là đắc tội với khách hàng không? Chủ tịch Hoắc là khách hàng lớn của công ty đấy.”

Điền Điền tự biết hành động của mình gây ảnh hưởng đến công ty nhưng thực sự cô không có cách nào khống chế nổi bản thân. Cô không thể xin lỗi Liên Gia Kỳ, cũng không thể làm như không có chuyện gì mà cũng mọi người ăn hết bữa cơm này.

“Tôi xin lỗi, Chủ tịch Hoắc, tôi đã làm hỏng bữa tối nay của ông. Tôi vô cùng lấy làm tiếc. Mong ông thứ lỗi. Có điều, tôi mong ông đừng vì chuyện này mà đánh giá không tốt về công ty của chúng tôi. Đây là hành động của các nhân tôi, không đại diện cho công ty. Ngày mai tôi sẽ nộp đơn xin nghỉ việc. Bây giờ, tôi xin phép cáo từ.” (1) Già Lưu: Một nhân vật trong tiểu thuyết “Hồng Lâu Mộng”, là người nhà quê, lần đầu đến thăm phủ Vinh quốc, già Lưu thấy bỡ ngỡ trước mọi thứ ở Đại Quan Viên.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tuyết Ảnh Sương Hồn":Ai Là Định Mệnh Của AiChàng Trai Năm ẤyCổ Cầm Dị TruyệnGặp Anh Trong Hàng Vạn NgườiHữu Duyên Thiên Niên Lại Tương HộiLuôn Có Người Đợi AnhNhững Tháng Năm Hổ Phách 2Tình Yêu Pha Lê (All About The True Love)

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Luôn Có Người Đợi Anh PDF của tác giả Tuyết Ảnh Sương Hồn nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Kiến Và Chim Bồ Câu (Lev Tolstoy)
Đại văn hào nước Nga Lev Tolstoy sinh ra và sống gần cả cuộc đời tại điền trang của ông ở Yasnaya Polyana. Ông rất yêu mến trẻ em và đã viết nhiều câu chuyện cho con cái nông nô ở điền trang. Lev Tolstoy cho xuất bản các câu chuyện thiếu nhi của ông thành hai tập sách có tựa đề là ABC và Bạn đọc nước Nga. Nhiều trẻ em đã học đọc và viết từ những quyển sách này. Lev Tolstoy còn giới thiệu các truyện cổ tích Hy Lạp và La Mã do chính ông dịch cùng những câu chuyện truyền miệng khác. Ông đặc biệt yêu thích truyện ngụ ngôn của văn hào Aesop, người Hy Lạp. Những Truyện Ngụ Ngôn Hay Nhất của Aesop do Lev Tolstoy dịch đôi khi có dạng một câu tục ngữ ("Nạn đắm tàu") hay một truyện dân gian ("Cáo và gà rừng"), và đôi khi rất giống với một câu chuyện xảy ra hăng ngày ("Hai người bạn"). Ông chuyển các sự kiện xảy ra trong truyện ngụ ngôn thành chuyện xảy ra trên quê hương ông, và tại đây chúng trở thành truyện ngụ ngôn của nước Nga, thành những sáng tác rất riêng của văn hào Nga vĩ đại này. Có đủ loại nhân vật trong cuốn sách này, từ con người, thần thánh cho đến các con thú, những bất kể đó là nhân vật gì, đầu tiên và trên hết, nhà văn đang nói chuyện với trẻ em. Có lẽ đó là lý do tại sao đôi khi các nhân vật của ông dường như giống những trẻ em mang mặt nạ. Chốc chốc, tấm mặt nạ tuột ra và một đôi mắt trẻ thơ long lanh hé lộ.*** Năm 1978 là tròn 150 năm ngày sinh nhà văn Nga vĩ đại Lép Nhi-cô-lai-ê-vích Tôn-xtôi, con người đã để lại cho chúng ta trong sách của mình những kho báu tư tưởng và ngôn từ vô giá. Tôn-xtôi sinh ra, lớn lên và phần lớn cuộc đời mình đã sống ở I-a-xnai-a Pô-li-a-na. Ông rất yêu trẻ nhỏ và đã viết cho trẻ con nông dân I-a-xnai-a Pô-li-a-na nhiều truyện ngắn và truyện đồng thoại. Tìm mua: Kiến Và Chim Bồ Câu TiKi Lazada Shopee Tôn-xtôi đã in những truyện ngắn và chuyện đồng thoại của mình dành cho trẻ nhỏ trong những cuốn sách nhan đề “Sách học vần” và “Những cuốn sách Nga để đọc”. Nhiều em nhỏ đã học đọc và học viết theo những cuốn sách này. Tôn-xtôi đã đưa vào những cuốn sách dành cho trẻ nhỏ nhiều câu chuyện và truyền thuyết lấy từ văn học cổ, từ cuộc sống của các dân tộc khác nhau trên thế giới. Ông đặc biệt thích thú các truyện ngụ ngôn giản dị và ngắn mà nhà thông thái cổ Hy Lạp Ê-dốp đã sáng tác ra. Ê-dốp sống cách đây đã lâu, khoảng hai ngàn rưởi năm, vào thế kỷ IV trước công nguyên. Những truyện ngụ ngôn cổ chính là những bài học nhân hậu. Mà bài học nhân hậu thì không bao giờ bị lãng quên! Ai không nhớ truyện ngụ ngôn về hai người bạn và con gấu? Một anh hoảng sợ leo tót lên cây, còn anh kia ở lại trên đường. Khi gấu bỏ đi, anh thứ nhất hỏi: “Gấu nói gì với cậu thế?” Anh thứ hai đã trả lời: “Nó bảo rằng không được bỏ bạn trong hoạn nạn”... Câu chuyện này có thể đọc trong các sách giáo khoa cấp một ở Liên-xô, cũng như trong những cuốn sách đầu tiên của thiếu nhi. Thậm chí cả những đứa trẻ còn chưa biết đọc cũng đã quen biết nó. Nhưng ít ai biết rằng truyện ngụ ngôn này là do Ê-dốp sáng tác, và Tôn-xtôi đã dịch ra tiếng Nga. Hay một câu chuyện nổi tiếng nữa về thằng bé nông dân chăn cừu nghịch ngợm mấy lần kêu cứu: “Sói! Sói!” đã làm mọi người lo lắng vô ích. Nhưng khi tai họa thực sự đến, nó lên tiếng kêu cứu thì không ai đáp lại, bởi vì mọi người đều nghĩ nó đùa như trước đây... Đó cũng là truyện ngụ ngôn của Ê-dốp do Tôn-xtôi dịch. Nhiều truyện ngụ ngôn cổ độc giả Liên-xô được biết qua các bản dịch của I-van An-đrây-ê-vích Crư-lôp. Thí dụ, những truyện ngụ ngôn như “Chuồn chuồn và Kiến”, “Quạ và Cáo”, “Sói và Sếu”… Crư-lốp là nhà thơ và dịch truyện ngụ ngôn ra bằng thơ. Còn Tôn-xtôi là nhà văn và dịch cũng chính những truyện ngụ ngôn ấy ra bằng văn xuôi. Tôn-xtôi đưa các bản dịch truyện ngụ ngôn của Ê-dốp xích gần lại với cách ngôn, tục ngữ “(Đắm thuyền”) hoặc với truyện cổ dân gian (“Cáo và gà rừng”), hay biến nó thành truyện sinh hoạt “(Hai người bạn”). Ông chuyển sự kiện của truyện ngụ ngôn về môi trường thân quen. Chúng trở thành các truyện ngụ ngôn Nga, những tác phẩm tự tạo của Lép Tôn-xtôi. Thường thì các truyện ngụ ngôn cổ kết thúc bằng một kết luận hoặc một lời giáo huấn. Tôn-xtôi vứt bỏ những đoạn kết ấy, chỉ giữ lại hành động và tính cách của các nhân vật, chắc là tự trẻ em cũng sẽ hiểu bài học nhân hậu nói về điều gì và dạy điều gì. Để dịch được đúng Ê-dốp, Tôn-xtôi đã học tiếng Hy Lạp cổ, đọc rất nhiều sách. Nhiều mẩu chuyện về Ê-dốp còn được giữ lại. Một số người gọi ông là con người sung sướng, bởi vì dường như ông hiểu được tiếng nói của loài vật, tiếng nói của thiên nhiên. Các truyện ngụ ngôn của ông về con sếu rút cái xương hóc trong họng sói, về con cáo không với được chùm nho, đều lý thú đối với trẻ em cũng như người lớn, như các truyện cổ dân gian thần tiên trong đó mọi điều đều hấp dẫn và có tính chất răn dạy. Nhưng truyện ngụ ngôn, khác biệt với truyện cổ dân gian, bao giờ cũng chứa đựng một sự chế giễu sắc nhọn như lông nhím, hay một sự ngăn ngừa dữ tợn như sư tử. Thêm vào đấy, bao giờ nó cùng dễ hiểu và ngắn gọn. Số người khác gọi Ê-dốp là con người bất hạnh bởi vì ông vốn là một nô lệ nghèo nàn của tên nhà giàu Xan-phơ. Người ta còn nói rằng sở dĩ Ê-dốp phải dùng lời bóng gió để giảng giải là bởi vì ông sợ tên chủ của mình và không dám nói thẳng toạc ra. Nhưng Ê-dốp đâu có sợ Xan-phơ. Và ông đã nói hết sự thật. Ông là một con người nghiêm khắc và dũng cảm. Mà chủ yếu, ông là một triết gia thông thái và nhân hậu. Ông bắt mọi người cười vui vẻ những trò tinh nghịch của các nhân vật của mình. Và họ càng cười bao nhiêu, càng trở nên minh mẫn bấy nhiêu, bởi vì, như Pu-skin từng nói, “truyện cổ dân gian là điều không có thực nhưng trong đó có lời bóng gió là bài học cho những người thông minh, nhân hậu”. Nhiều câu chuyện về Ê-dốp còn được giữ gìn trong ký ức của nhân dân. Một trong những câu chuyện như vậy Tôn-xtôi đưa vào cuốn “Sách học vần” của mình. Một lần Xan-phơ sai Ê-dốp đi dò xem đám cưới của người hàng xóm có nhiều người đến dự không. Ê-dốp đến nhà người hàng xóm, ném một súc gỗ xuống ngưỡng cửa nhà ông ta, rồi ngồi bên cạnh chờ khách khứa ra về. Tiệc tan, ai ra khỏi nhà cũng đều vấp phải khúc gỗ những chỉ bực bội nhìn khúc gỗ rồi đi đường mình. Chỉ có một bà cụ già sau khi bị vấp đã quay lại đẩy khúc gỗ dẹp sang bên để người khác không bị cản trở. Ê-dốp hài lòng trở về gặp chủ. - Thế nào, ở đấy có nhiều người không? - Xan-phơ vốn tò mò hỏi. - Tất cả chỉ có một con người, mà đây lại là một bà cụ già, - Ê-dốp trả lời. - Sao lại thế? - người chủ ngạc nhiên. - Tất cả đều vấp phải súc gỗ, - Ê-dốp nói, - mà không ai dẹp nó đi. Thế thì lũ cừu cũng làm như vậy. Riêng bà cụ già dẹp súc gỗ đi để người khác không bị ngã. Chỉ có con người mới làm như vậy. Một mình bà cụ là người. Các nhân vật trong truyện ngụ ngôn của Ê-dốp có đủ loại khác nhau. Ớ đây có cả con người, cả thần thánh, cả loài vật. Nhưng nhà viết ngụ ngôn cổ có kể về ai đi nữa, trước hết ông nhằm nói với trẻ em. Có thể vì thế mà đôi khi dường như các nhân vật của ông chỉ là những đứa bé đeo mặt nạ. Chỗ này, chỗ kia, thỉnh thoảng từ dưới cái mặt nạ bị bật ra bỗng chợt lại lóe sáng những đôi mắt nghịch ngợm và thông minh của trẻ thơ. Điểm đặc biệt này của các truyện ngụ ngôn đã được họa sĩ Mi-kha-in Rô-ma-đin cố gắng giữ được trong các bức vẽ của mình. Tôn-xtôi cho in “Sách học vần” và “Những cuốn sách Nga để đọc” lần đầu vào những năm 1874 - 1875. Nhiều truyện trong những cuốn sách này, các em ở Liên-xô đã quen biết. Đó là “Phi-li-pốc”, là “Ba con gấu”, là “Con cá mập”, là “Người tù Cáp-ca-dơ”, cũng như “Sư tử và con chó con” và những truyện khác. Ngày nay, bên cạnh những cuốn sách mỏng đầu tiên đó, trong sò sách đọc của trẻ em có thêm cả các truyện ngụ ngôn của Lép Tôn-xtôi. Những truyện này được xếp theo thứ tự như Tôn-xtôi xếp đặt để đưa in. Thoạt đầu là những câu chuyện đơn giản nhất, về sau phức tạp dần... Nhưng tất cả những câu chuyện này đều dành cho những người nghe và người đọc bé nhất, những người bắt đầu yêu quý và hiểu biết tiếng nói mẹ đẻ từ vần chữ cái.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Lev Tolstoy":Suy Niệm Mỗi NgàyAnna KareninaBản Sonata KreutzerCái Chết Của Ivan IlichChúa Biết Sự Thật Nhưng Chẳng Nói NgayKiến Và Chim Bồ CâuPhục SinhSau Đêm Vũ HộiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kiến Và Chim Bồ Câu PDF của tác giả Lev Tolstoy nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kí Ức Đông Dương (Tô Hoài)
Bạn đọc đang cầm trên tay bản in mới nhất, đầy đủ và hoàn thiện nhất do chính bố tôi, Nhà văn Tô Hoài đọc và sửa chữa trước lúc đi xa một thời gian. Đã từ lâu từ khi cầm bút bố tôi là người cẩn thận và luôn có trách nhiệm với câu chữ nên mỗi bản in dù là in lại nhưng ông luôn đọc, cắt gọt, chỉnh sửa, “uốn nắn”, tỉ mẩn như người dệt vải. Khi ông trao lại cho tôi để xử lý nhập liệu với một bản thảo chi chít màu mực, chữ, từ, câu mà ông thêm bớt đan xen ngang dọc. Cha tôi là vậy, sự cẩn trọng, kỹ lưỡng trong nghề viết như mối nợ tình với ông. Các tập sách này xuất bản tôi xin ghi nhận và cảm ơn sự nhiệt tình, tâm huyết của các bạn ở Nhà xuất bản Văn học cùng công ty sách Phương Nam như một sự tri ân với cha tôi. Hy vọng bạn đọc sẽ đón nhận và hài lòng khi các tập sách này ra đời. Chân thành cảm ơn độc giả.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tô Hoài":Dế Mèn Phiêu Lưu KýCát Bụi Chân AiGiữ Gìn 36 Phố PhườngKý Ức Phiên LãngChuyện Cũ Hà Nội - Tập 1Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 2Tuổi Trẻ Hoàng Văn ThụBa Người KhácChiếc Áo Xường Xám Màu Hoa ĐàoChuyện Để QuênKhách NợKí Ức Đông DươngKý Ức Phiêu LãngNhà ChửNhững Ngõ PhốTrạng HítMười NămQuê NhàMiền TâyMẹ Mìn Bố MìnKẻ Cướp Bến BỏiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kí Ức Đông Dương PDF của tác giả Tô Hoài nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Khúc Quanh Của Dòng Sông (V. S. Naipaul)
Cuốn sách miêu tả những vết thương lâu năm, khó lành lẫn vết thương mới của một châu Phi ngây thơ và già cỗi, có độc lập rồi vẫn còn nguyên mặc cảm tự ti. Ở một khúc quanh mới trong kỷ nguyên tự trị, cay đắng thay, châu Phi ngơ ngác tìm kiếm những hình bóng cũ châu Âu, nơi đã giam hãm mình trong nhiều thế kỷ nô lệ thuộc địa. Salim từ vùng biển phía Đông châu Phi đi sâu vào lục địa, đến một thành phố nằm bên khúc quanh của một dòng sông lớn, để tìm cách kinh doanh, để tìm kiếm chỗ đứng cho mình trong thế giới và để tìm hiểu bản thân mình. Ở thành phố đó, Salim phải sống trong bầu không khí ngột ngạt của một chế độ hậu thực dân, bàng hoàng trước nền độc lập lạ lẫm, loay hoay không biết phải bắt đầu từ đâu, chủ động hay thụ động trước những biến chuyển, và bạo loạn chắc chắn sẽ xảy ra. Anh tiếp xúc với người dân bản địa, như cô Zabeth và đứa con trai Ferdinand, như cặp vợ chồng Mahesh và Shoba… Anh tìm hiểu thành phố, từ Quảng trường đến trường Trung học, từ khách sạn Van der Wyeden đến bến tàu…Rồi không gian được mở rộng ra với việc xây dựng Khu mới bên ngoài thành phố, sự xuất hiện trở lại của người da trắng, sự thay da đổi thịt của giới trẻ châu Phi, sự biến động chính trị của vị Tổng thống vĩ đại. Không gian được tiếp tục mở rộng khi Indra, người bạn thời thơ ấu của Salim xuất hiện, thoạt tiên trong hào quang của một người học ở Oxford về, sau đó dưới hình dạng thảm hại của một kẻ hoang mang trước tất cả, không chắc chắn về điều gì hết. Không gian còn mở rộng tới châu Âu, nhưng đến đó thì Salim đã hiểu ra mình không thể chạy thoát những ràng buộc vô hình. Thế giới dù rộng lớn vẫn không có chỗ cho anh, anh vẫn phải đóng đinh vào cái thành phố bên khúc quanh của dòng sông.*** Vidiadhar Surajprasad Naipaul mang quốc tịch Anh, sinh năm 1932 ở Chaguanas gần Port of Spain thuộc Trinidad, trong một gia đình di cư từ miền Bắc Ân Độ, song không ít tác phẩm của ông lại lấy bối cảnh Châu Phi. Con người V.S. Nailpaul bao gồm nhiều nền văn hóa, cuộc đời ông trải rộng trên cả bốn châu lục lớn - ông từng du lịch khắp Châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Sự đa dạng đó khiến Naipaul luôn băn khoăn về vị trí, gốc gác của mình. Khi còn trẻ ông đã từng chán nản với sự nghèo nàn về tinh thần ở Trinidad, bỏ sang Anh học đại học, nhưng khi đã định cư tại đó ông lại thấy mình không thể hòa đồng được với lối sống bản địa, trong khi đó dòng máu Án Độ vẫn chảy mạnh trong huyết quản. V.S. Naipaul, với tư cách nhà văn, thường đặt ra những câu hỏi về đa dạng văn hóa, đặc tính tâm lý phức tạp của các nhóm và tộc người, sự hòa trộn và đặc điểm tiêu biểu không thể nhầm lẫn, cả đến những mặc cảm mang tính bộ tộc, dân tộc… tất cả đều được miêu tả kỹ lưỡng và tinh tế trong Khúc quanh của dòng sông. V.S.Naipaul bắt đầu cầm bút từ rất sớm, sau khi học xong Universtity College of Oxford. Cả đời ông gần như không làm công việc nào khác ngoài viết văn. Sau tiểu thuyết đầu tay, The Mystic Masseur (Người thợ mát xa bí ẩn - 1957), Naipaul trở nên nổi tiếng với cuốn A House for Mr. Biswas (ngôi nhà của ngài Biswas - 1961), tiểu thuyết thứ nhất của ông. Những tác phẩm đầu tay này thường lấy bối cảnh vùng Tây Ấn, sau đó Naipaul mở rộng địa lý văn chương của mình, hướng tới chủ đề hậu thuộc địa nóng bỏng, nhất là tại châu Phi. Hai tiểu thuyết của ông về đề tài này là Guerillas và nhất là A bend in the River, một phẫu thuật tài tình trưng bày những ung nhọt, từ các vết thương lâu năm khó lành lẫn các vết thương mới của châu Phi già nua mà ngây thơ, đã giành được độc lập nhưng vẫn còn nguyên vẹn mặc cảm nô lệ - tự ti và thấp kém. Lẫn trong sự miêu tả tinh vi, thấu đáo là một niềm thương cảm kín đáo, một day dứt cho số phận một châu lục đang trong giai đoạn bế tắc. Tìm mua: Khúc Quanh Của Dòng Sông TiKi Lazada Shopee Việc ông giành được giải Nobel văn chương năm 2001 (chưa kể trước đó 30 năm, ông đã đoạt giải Booker 1971) không nằm ngoài dự đoán của các nhà nghiên cứu văn học thế giới. Naipaul đã đóng góp to lớn cho một dòng văn học đau đớn nhưng có ích, dòng văn học nhìn trực diện vào các xã hội lạc lõng giữa thế giới, đứng bên lề sự phát triển chung và còn lâu năm nữa mới thoát được vũng lầy đó.*** Công dân Théotime đến vào buổi sáng, mắt đỏ mọng và trông như bị tra tấn, lơ lửng với ly bia uống vào bữa sáng, với vài quyển truyện cười hoặc tiểu thuyết minh hoạ bằng ảnh để giết thời gian ở văn phòng. Có một hệ thống trao đổi tạp chí không chính thức ở thị trấn. Théo luôn luôn có cái gì mới để xem. Và thật lạ, những truyện cười hoặc tiểu thuyết - ảnh của ông ta, lăn lóc, đã khiến ông ta có cái vẻ bận rộn, giống như những thương gia khi ông ta đến cửa hiệu. Ông ta đi thẳng vào phòng kho, và có thể ở lại đó không hề đi ra suốt cả buổi sáng. Thoạt tiên tôi nghĩ bởi vì ông ta muốn không bị quấy rầy. Nhưng rồi tôi hiểu không phải vậy. Ông ta thích ở trong phòng kho tối tăm chẳng làm việc gì cụ thể, chỉ nhìn vào những quyển tạp chi của mình trong khi tâm trạng say sưa lan toả con người ông ta. Sau đó khi ông ta đã thoải mái và bớt rụt rè hơn với tôi, cuộc sống trong căn phòng kho trở nên phong phú hơn. Ông bắt đầu có đàn bà đến viếng thăm. Ông thích họ nhìn thấy ông thực sự là một directeur - giám đốc - với một nhân viên và một văn phòng, và điều đó cũng làm những người đàn bà thích thú. Một chuyến viếng thăm có thể mất cả một buổi chiều, mà chỉ là Théotime và người đàn bà chuyện gẫu theo cách người ta vẫn chuyện gẫu khi đang trú mưa - với những lần dừng lại rằng lâu và những cái nhìn thôi miên dài theo những hướng khác nhau. Đó là một cuộc sống dễ dàng với Théotime, dễ dàng hơn bất cứ gì ông ta có thể tưởng tượng khi còn là một thợ máy ở sở y tế. Nhưng khi ông ta có được sự tự tin, và không còn sợ hãi việc Tổng thống lại sẽ tước mất cửa hiệu từ tay ông ta, ông ta trở nên khó tính. Ông ta bắt đầu nghĩ rằng là một directeur ( Giám đốc )mà không có xe thì không thể được. Có lẽ một người đàn bà nào đó đã khiến ông ta nghĩ vậy, hoặc có thể là tấm gương từ những người chủ Nhà nước khác, hoặc có thể là điều gì đó ông ta rút được từ những cuốn truyện cười. Tôi có một chiếc xe, ông ta bắt đầu hỏi mượn tôi, và rồi đòi tôi chở ông ta đi đây đó khỏi nhà và về nhà. Tôi có thể từ chối. Nhưng tôi tự nhủ đó là một việc nhỏ để làm ông ta trật tự. Những lần đầu tiên ông ta ngồi hàng ghế trên, rồi ông ta chuỷên xuống ngồi hàng ghế sau. Đó là công việc bốn-lần-một-ngày. Ông ta không im lặng được lâu. Có thể là do tôi tỏ ra thoải mái, chỉ mong muốn không bị làm nhục. Théotime tìm thấy những cách mới để tự thể hiện mình. Giờ đây điều rắc rối là ông ta không biết phải làm gì. Ông ta có thể thích sống bên ngoài vai trò thực của mình - chiếm đoạt sự điều hành của cửa hiệu, hoặc cảm thấy (trong khi vẫn vui thú với cuộc sống trong nhà kho) rằng ông ta đang điều hành cửa hiệu. Dù vậy ông ta cũng biết rằng ông ta chẳng biết gì cả, ông ta biết rằng tôi biết ông ta không biết gì cả, và ông ta giống như một người giận dữ với sự không biết gì của mình. Ông ta lặp đi lặp lại một vài trò. Ông ta say sưa, tức tối và đe doa, và là một kiểu tức tối có tính toán như là một quan chức đã quyết định phải malin. Thật là lạ. Ông ta muốn tôi công nhận ông ta là chủ. Và cùng lúc ông ta lại muốn tôi phải đoái hoài đến ông ta, một người đàn ông không được giáo dục. Ông ta muốn có cả sự kính trọng lẫn sự bao dung của tôi, thậm chí cả lòng thương xót của tôi. Nhất là khi ông ta muốn tôi cư xử như một thuộc hạ và ủng hộ ông ta. Nếu như đáp lại, tôi làm vậy, nếu tôi mang một thứ giấy tờ đơn giản nào đó của cửa hiệu đến cho ông ta, quyền lực của ông ta hẳn là sẽ có thật lắm. Ông ta thêm điều đó vào ý tưởng về vai trò của mình, và ông ta có thể sử dụng quyền lực đó sau này để nặn ra một sự nhượng bộ. Như là ông ta đã làm với chiếc xe. Còn tệ hơn là làm việc với một quan chức malin. Vị quan chức vờ như bị xúc phạm - và gào vào bạn, chẳng hạn, rụt tay khỏi bàn ông ta - chỉ đơn giản là đòi tiền mà thôi. Théotime, nhanh chóng chuỷên từ một sự tự tin đơn giản vào vai trò của mình đến chỗ hiểu ra sự vô dụng của mình, muốn bạn phải vờ coi ông ta là một kiểu người khác. Điều này không có gì đáng buồn cười. Tôi đã giải quyết nó để được yên tĩnh với việc riêng của mình, để đặt đầu óc vào mục tiêu riêng của mình. Nhưng thật không dễ để có thể được yên ổn. Cửa hiệu trở thành một nơi thật đáng ghét với tôi. Còn tệ hơn với Metty. Những công việc nhỏ nhặt nó làm cho Théotime thoạt tiên đã trở thành những việc nó bị đòi hỏi phải làm và bị nhân lên rất nhiều. Théotime bắt đầu bắt Metty đi làm những công việc lặt vặt rất đáng ngán. Buổi tối muộn, khi nó trở về nhà sau khi ở chỗ gia đình nó, Metty vào phòng tôi và nói "Cháu không chịu được nữa rồi, patron. Rồi một ngày cháu sẽ làm điều gì đó khủng khiếp. nếu Théo không chịu dừng lại, cháu sẽ giết lão. Cháu thà cày cuốc ở ngoài đồng còn hơn là làm người hầu cho lão".Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Khúc Quanh Của Dòng Sông PDF của tác giả V. S. Naipaul nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Khúc Ly Biệt 2 (Chu Hạo Huy)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Khúc Ly Biệt 2 PDF của tác giả Chu Hạo Huy nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.